Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, đề xuất biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo trường mầm non góp phần nâng cao kết quả đánh giá tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, qua đó góp phần nâng cao kết quả tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHU THỊ BÍCH THỦY ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHU THỊ BÍCH THỦY ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Tác giả luận văn Chu Thị Bích Thủy i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Uẩn người đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo phòng sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo khoa Tâm lý - giáo dục trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện, giúp tôi triển khai nghiên cứu luận văn. Dù đã có rất nhiều những cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân chắc chắn luận văn của tôi không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Thái Nguyên, ngày tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Chu Thị Bích Thủy ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... iv DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ...................................................................................... v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON ....................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ................................................................ 5 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................................... 5 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 6 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................ 7 1.2.1. Khái niệm TCĐVTCĐ ........................................................................................ 8 1.2.2. Bản chất của TCĐVTCĐ .................................................................................... 8 1.2.3. Cấu trúc TCĐVTCĐ ........................................................................................... 9 1.2.4. TCĐVTCĐ đối với sự phát triển của trẻ .......................................................... 11 1.3. Tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ ........................................................................... 12 1.3.1. Khái niệm tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ ........................................................ 12 1.3.2. Các nội dung của tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ............................................................................................................. 14 1.4. Đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .............................................................................................. 21 1.4.1. Khái niệm đánh giá ........................................................................................... 21 1.4.2. Khái niệm đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ......................................................................... 22 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1.4.3. Các nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề .................................................................................. 22 1.4.4. Biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ............................................................................................................. 24 1.5. Hiệu trưởng trường mầm non với việc chỉ đạo đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ................................................. 28 1.5.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non công lập .............. 28 1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non tư thục ................. 29 1.5.2. Vai trò chỉ đạo của hiệu trưởng các trường mầm non trong đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ............................................................ 29 1.5.3. Mối quan hệ chỉ đạo của hiệu trưởng với các bộ phận chức năng trong đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ......................................... 30 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ......................................................................................................... 31 1.6.1. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 31 1.6.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 33 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 35 Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀCHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................................. 36 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 36 2.1.1. Quá trình thành lập, bộ máy, cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất,một số thành tựu .... 36 2.1.2. Về đội ngũ giáo viên của 6 trường ................................................................... 39 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề và thực trạng đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Thành phố Việt Trì .............................................................. 40 2.2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các mục tiêu tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ........................................ 40 2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ..................................................................................... 42 2.2.3. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ ..................................................................................................... 44 2.2.4. Đánh giá các phương pháp tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề .......... 45 2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................................................................................................. 47 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ................................................................................................... 49 2.3. Thực trạng đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ............................................................................................................. 50 2.3.1. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................... 50 2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề .......................................................................................... 51 2.3.3. Thực trạng tổ chức các ban đánh giá và tiến hành các khâu đánh giá .............. 53 2.3.4. Thực trạng chỉ đạo đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề....... 54 2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ................................................. 56 2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ................................................................................................. 57 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ......................................................................................................... 58 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ ................... 62 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 62 3.1.1. Nguyên tắ c đảm bảo tính mu ̣c tiêu ................................................................... 62 3.1.2. Nguyên tắc kế thừa ........................................................................................... 62 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diê ̣n .................................................................. 62 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 64 3.2. Đề xuất các biện pháp .......................................................................................... 64 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về tầm quan trong của việc xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo cụ thể sát thực ở mỗi trường. .............................. 64 3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đánh giá tổ hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở các loại hình trường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá .............................. 66 3.2.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của một người quản lý trong việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở mỗi trường.................................................................................................................. 69 3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời trong tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ................................ 71 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác xã hội hóa để đầu tư kinh phí, trang thiết bị, môi trường tạo điều kiện tốt nhất cho việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo .............................................................. 74 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 77 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ....... 78 3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm ....................................................................................... 78 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ......................................................................................... 79 3.5. Thực nghiệm biện pháp đề xuất........................................................................... 81 3.5.1. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................ 81 3.5.2. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................... 84 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 87 1. Kết luận ................................................................................................................... 87 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 93 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT CÁC CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN CÁC CHỮ 1. CBQL - Cán bộ quản lý 2. CĐ - Cao đẳng 3. CSVC - Cơ sở vật chất 4. ĐG - Đánh giá 5. ĐH - Đại học 6. GD&ĐT - Giáo dục và Đào tạo 7. GDMN - Giáo dục mầm non 8. GV - Giáo viên 9. HT - Hiệu trưởng 10. LLCT - Lý luận chính trị 11. MG - Mẫu giáo 12. MN - Mầm non 13. PHT - Phó hiệu trưởng 14. QLGD - Quản lý giáo dục 15. QLNN - Quản lý nhà nước 16. TC - Trung cấp 17. TCĐVTCĐ - Trò chơi đóng vai theo chủ đề iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng: Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng và trình độ đội ngũ giáo viên ................................. 39 Bảng 2.2. Nhận thức của các khách thể về tầm quan trọng của các mục tiêu tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ...................................................... 40 Bảng 2.3. Kết quả thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ ................................................................................ 42 Bảng 2.4. Các hình thức tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ .......................................................................................................... 44 Bảng 2.5. Kết quả tiến hành các phương pháp tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................... 46 Bảng 2.6. Nội dung kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ...................................................................................... 47 Bảng 2.7. Kết quả thực hiện các nguyên tắc và yêu cầu chung của việc đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................ 50 Bảng 2.8. Kết quả xây dựng kế hoạch đánh giá việc tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................................. 52 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá việc thành lập các ban đánh giá và tổ chức thực hiện các khâu đánh giá .......................................................................... 53 Bảng 2.10. Kết quả chỉ đạo đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề .................................................................................................... 55 Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ ......................................................... 56 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của các khách thể về ảnh hưởng các yếu tố đến đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề ................... 59 Bảng 3.1. Nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ ................................... 80 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Kết quả thực nghiệm đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi “Bác sỹ” ....................................................... 84 Sơ đồ: Sơ đồ 3.1: Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ................................ 78 Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa các nội dung thực nghiệm đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi “Bác sỹ” ................... 85 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và tình cảm thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một” [4]. Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo. 1.2. Thực tiễn đã có rất nhiều nghiên cứu về giáo dục mầm non, về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ em lứa tuổi mầm non, trẻ được làm quen với thế giới xung quanh thông qua các trò chơi, trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi tiêu biểu, đặc trưng nhất, có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. Điều đó càng khẳng định cho vai trò của trẻ em với sự phát triển tương lai của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.Tuy nhiên, nghiên cứu về đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non luôn là vấn đề thời sự cấp thiết, không chỉ đối với các nhà khoa học thế giới mà cả với nhà khoa học Việt Nam. 1.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một trong những cách qua đó ngôn ngữ có thể được dạy và học, là một hoạt động tự nhiên dành cho trẻ thích thú với môi trường xung quanh mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Các chuyên gia đều có sự nhất trí chung rằng việc chơi trò đóng vai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Chuyên gia Angela Uchoa Branco, trường đại học Brasilia, Brazil nói rằng, “Tầm quan trọng của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển của trẻ là một điều rất đáng ghi nhận” nhà nghiên cứu Arve Gunnestad, đã mô tả việc chơi trò đóng vai giống như là một “lộ trình quý giá để học tập”. Chính vì lẽ đó, nhiều nhà giáo dục đã gọi “trò chơi là trường học của cuộc sống” trẻ cần chơi như cần ăn no cần mặc ấm và cần được yêu thương. Trò chơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ mà không gì có thể thay thế được. 1
- 1.4. Đánh giá hoạt động tổ chức TCĐVTCĐ là một trong những yêu cầu quan trọng trong hoạt động quản lý nhà trường mầm non, việc đánh giá nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế phát huy những kết quả đạt được, khắc phục và điều chỉnh những mặt chưa làm được, điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc tổ chức TCĐVTCĐ một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện này giáo dục mầm non còn rất ít nghiên cứu về vấn đề này, do vậy giáo dục mầm non còn thiếu những phương pháp, biện pháp để có thể quản lý tốt TCĐVTCĐ, nhằm làm cho trẻ phát triển một cách toàn diện về nhân cách. Chính vì vậy phải có những nghiên cứu sâu về đánh giá hoạt động tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài: “Đánh giátổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm nonThành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, đề xuất biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐcho trẻ mẫu giáo trường mầm non góp phần nâng cao kết quả đánh giátổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, qua đó góp phần nâng cao kết quả tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ trong trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo trường mầm non thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, việc tổ chức và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo của hiệu trưởng một số trường mầm non công lập và tư thục - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại. Nếu đề xuất và vận dụng một cách đồng bộ các biện pháp đánh giá phù hợp thì có thể nâng cao kết quả đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ và qua đó nâng cao kết quả tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. 2
- 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ và cơ sở lý luận của đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo trường mầm non. 5.2. Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ và thực trạng đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu ở 2 trường mầm non công lập và 4 trường mầm non tư thục tại thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo trường mầm non - Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu tổ chức và đánh giá tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề với tính chất là một loại trò chơi của trẻ trong hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, đề xuất một số biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu Trường mầm non công lập: 86 cán bộ giáo viên Trường mầm non tư thục: 68 cán bộ giáo viên 6.3. Giới hạn địa bàn Trường mầm non công lập: Hoa Hồng; Dữu Lâu. Trường mầm non tư thục: Hướng Dương; Ban Mai Xanh, Sóc Nâu,Hải Hà. 6.4. Giới hạn thời gian: Hai năm học 2014-2016. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Nguyên tắc tiếp cận hoạt động 7.1.2. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống 7.1.3. Nguyên tắc tiếp cận phát triển 7.2. Các phương pháp cụ thể 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản, các công trình nghiên cứu khoa học về tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 3
- 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến các đồng chí chuyên viên phòng giáo dục, các đồng chí cán bộ quản lí, đội ngũ các thầy cô giáo giảng dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm ở các trường về biện pháp đánh giá tổ chức hoa ̣t đô ̣ng TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo. - Phương pháp điểu tra bằng bảng hỏi. + Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý,giáo viên hai nhóm trường mầm non công lập và tư thục về thực trạng tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo và những biện pháp đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở hai loại hình trường mầm non. - Phương pháp quan sát:Quan sát giáo viên tổ chức thực hiện hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo, quan sát hoạt động chơi của trẻ và đánh giá tổ chức thực hiện hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo tại 2 loại hình trường mầm non trên địa bàn thành phố Việt Trì. - Phương pháp phỏng vấn: + Phỏng vấn GV và CBQL đế làm rõ thực trạng QL tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo trường mầm non. + Phỏng vấn cha mẹ trẻ để làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo trường mầm non. - Phương pháp nghiên cứu phân tích sản phẩm hoạt động: Xây dựng, tổ chức hoạt động của giáo viên cho trẻ mẫu giáo chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề theo 2 cách khác nhau sau đó nghiên cứu và phân tích sản phẩm chơi của trẻ. - Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động và đánh giá tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Một số biện pháp đánh giátổ chức hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Vấn đề quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo, nhất là trò chơi đóng vai theo chủ đề đã thu hút, lôi cuốn sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như: sinh học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học… Trong nghiên cứu “Trẻ em chơi và học”, tác giả người Mỹ chuyên nghiên cứu về giáo dục trẻ mầm non là Penny Warner đã xây dựng 150 trò chơi cho trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi, trong đó có các trò chơi đóng vai cho trẻ mẫu giáo nhỏ, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn, đồng thời chỉ ra những cách hữu hiệu để quản lý, đánh giá việc tổ chức các hoạt động TCĐVTCĐ nhằm kích thích trẻ mẫu giáo của bạn học tập và phát triển [27]. Năm 2008, một nhóm các nhà khoa học người Anh đã xuất bản công trình “Phát triển và Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo”, trong chương 6 với tiêu đề “Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ em, tình cảm và vấn đề học tập”, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của vấn đề, và xây dựng chiến lược quản lý hoạt động vui chơi của trẻ em một cách khá chi tiết và cụ thể [28]. Trong nghiên cứu của các giả Derek Hughes về “Chiến lược Quản lý lớp học Mẫu giáo” (2011), tác giả đã đưa ra một số cách hữu ích để quản lý các hoạt động của trẻ trong lớp học mẫu giáo, kiểm soát hoạt động vui chơi của trẻ với các chiến lược quản lý hữu ích [33]. Tác giả người Mỹ Kim Peterson (2012), qua việc khảo sát hoạt động vui chơi của trẻ ở nhiều nơi và qua thu thập dữ liệu từ các trang các trang web, blog,... ông nhận thấy hoạt động vui chơi của trẻ có thể đối mặt với những nguy hiểm, từ đó ông đi đến xuất bản công trình “50 hoạt động và trò chơi ứng phó với sự rủi ro”.Tác giả đã chỉ ra 5
- những cách thức quản lý trẻ trong 50 hoạt động vui chơi, đảm bảo sự an toàn, tránh được các rủi do trong quá trình chơi của trẻ [34]. Gần đây, một số tác giả người nước ngoài đã xây dựng một trang web với tiêu đề “Quản lý các hoạt động vui chơi cho trẻ em”. Các tác giả đã đưa ra những lời khuyên về việc các hoạt động của trẻ em đều là những trò chơi, trẻ được mô phỏng cuộc sống của người lớn, do vậy hãy hướng dẫn trẻ, quản lý các hoạt động này để trẻ có thể có được những kinh nghiệm quý báu trước khi trẻ trở thành người lớn [35]. Tóm lại, những nghiên cứu trên đều khẳng định TCĐVTCĐ mang bản chất xã hội rõ rệt, các tác giả đã chỉ ra tính phức tạp và đầy mâu thuẫn trong hoạt động vui chơi của trẻ. Trong TCĐVTCĐ, trẻ tác động lại thế giới bên ngoài nhằm lĩnh hội cho được những năng lực của con người chứa trong thế giới đó. Trẻ luyện tập được năng lực vận động, cảm giác và những năng lực trí tuệ, luyện tập những chức năng và các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, điểm chung có thể thấy các nghiên cứu này đều chưa đề cập đến nguyên tắc, việc xây dựng kế hoạch cũng như việc đánh giá trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ để có thể quản lý các trò chơi đóng vai theo chủ đề một cách hiệu quả. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về quản lý TCĐVTCĐ, tuy nhiên có thể nêu lên một số nghiên cứu sau: Trong đề tài “Giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn” [31], các tác giả đã đưa ra các giải pháp: Quản lý việc thực hiện các khâu trong tiến trình tổ chức HĐVC cho trẻ. Quản lý về các biện pháp tổ chức HĐVC cho trẻ, Quản lý về kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC của GV dạy lớp MG lớn.Quản lý về bồi dưỡng chuyên môn cho GV về việc tổ chức HĐVC cho trẻ.Quản lý về cơ sở vật chất cho việc tổ chức HĐVC cho trẻ MG lớn. Lê Thị Diệu (2008) trong đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong thành phố Cà Mau”, tác giả đã nêu lên khá toàn diện về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hoạt động vui chơi, cần có sự chủ động hơn nữa của đội ngũ cán bộ quản lý, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục trẻ [9]. 6
- Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy đã công bố nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” [21]. Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng hiệu quả quản lý tổ chức hoạt động trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ còn bộc lộ một số hạn chế, như chưa chú trọng vào quản lý hứng thú chơi, quản lý sự hình thành kỹ năng chơi cho trẻ. Nguyễn Hồng Yến Phương trong nghiên cứu “Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo của giáo viên ở một số trường mầm non ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” [17], tác giả đã chỉ ra các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo của GV. Về Các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo của GV như nhiệm vụ giáo dục trẻ các kĩ năng như tự phục vụ, nề nếp sinh hoạt, lao động phù hợp với sức của trẻ hoặc kĩ năng làm việc nhóm được GV thực hiện rất tốt, tuy nhiên một số hoạt động như ghép hình, đóng kịch, các trò chơi học tập chưa được tổ chức thường xuyên. Về hình thức tổ chức giáo dục được thực hiện khá tốt, Về phương pháp giáo dục, đa số các phương pháp được sử dụng khá hiệu quả, nhưng việc sử dụng phương pháp nêu gương của GV chưa được tốt. Về cơ sở vật chất phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục trẻ [17]. Cùng với những tác giả nghiên cứu thực tiễn về TCĐVTCĐ và quản lý hoạt động TCĐVTCĐ, có một số tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận tâm lý học, giáo dục học về tổ chức hoạt động TCĐVTCĐ như tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh, Nguyễn Thị Như Mai, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi... và đi đến nhận xét chung để tổ chức tốt hoạt động TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo, cần quản lý tốt các hoạt động chơi của trẻ theo đúng quy trình. Tóm lại, trò chơi ĐVTCĐ và tổ chức trò chơi ĐVTCĐ rất được chú trọng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chưa có hệ thống. Đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu kỹ về đánh giá tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo. Chính vì thế việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi của giáo viên, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ em từ lứa tuổi mầm non. 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về trò chơi đóng vai theo chủ đề 7
- 1.2.1. Khái niệm TCĐVTCĐ Có nhiều quan niệm khác nhau về TCĐVTCĐ: Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: “Trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo có thể phản ánh cuộc sống xung quanh khá đa dạng với các mảng hiện thực hết sức phong phú. Các mảng hiện thực được phản ánh vào trong trò chơi được coi là chủ đề của trò chơi” [23]. Nhóm các tác giả của Trường CĐSP Gia Lai cho rằng: “TCĐVTCĐ là trò chơi tiêu biểu, đặc trưng của trẻ mẫu giáo, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn bắt chước người lớn và khả năng chưa cho phép của trẻ, tạo động lực phát triển các mặt tâm lý, xã hội của trẻ mẫu giáo” [28]. Trong cuốn “Giáo dục học mầm non” của nhóm tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thi Sinh (2008) cho rằng:“Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi trong đó trẻ đóng một vai chơi cụ thể tái tạo lại những ấn tượng,những xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ một môi trường xã hội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng” [7]. Trong giới hạn nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn khái niệm của nhóm tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thi Sinh làm khái niệm công cụ để tiến hành nghiên cứu về quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. Như vậy, có thể thấy TCĐVTCĐ có những đặc điểm: - Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi đặc trưng, tiêu biểu cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, nhập vai nhân cách của một chủ thể hoạt động thể hiện ở trò chơi. - Trò chơi này trẻ có thể tự nghĩ ra hoặc do người lớn giới thiệu (trẻ tự nghĩ ra chủ đề chơi, tìm bạn chơi, phân vai chơi, tìm đồ chơi thay thế để tiến hành chơi) -Trò chơi mang tính tự nguyện,tính sáng tạo,tính tự giác cao hơn - thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mầm non. 1.2.2. Bản chất của TCĐVTCĐ TCĐVTCĐ với những bản chất đặc thù của loại trò chơi này. Đây là một loại trò chơi diễn ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển hoạt động chơi của trẻ. Mầm non. TCĐVTCĐ của trẻ mầm non có một số bản chất sau: 8
- Bản chất của TCĐVCCĐ thể hiện trong nội dung của trò chơi, mang tính mô phỏng, tượng trưng một cách sinh động đa dạng, sáng tạo một số hoạt động của con người, phản ánh cách thức lao động, hoạt động của người lớn. Chẳng hạn như trò chơi bán hàng, trò chơi bác sỹ với bệnh nhân, qua đó trẻ “chơi mà học, học mà chơi”... Bản chất TCĐVCCĐ ở tuổi mầm non giúp trẻ tập sắm vai nhân cách - chủ thể của các hoạt động chơi mô phỏng hoạt động thực của người lớn, có tính tượng trưng chơi mà học để thỏa mãn các nhu cầu chơi, qua đó giúp trẻ hình thành các cấu trúc tâm lý mới phù hợp với tuổi mầm non. Khi tham gia vào TCĐVCCĐ, trẻ phải biết chơi cùng nhau, phải biết hợp tác với nhau trong quan hệ thực và quan hệ chơi trong một “xã hội trẻ em”. Thông qua đó các kỹ năng xã hội được hình thành và phát triển.ở TCĐVCCĐ, hành động của trẻ chủ yếu thể hiện mối quan hệ xã hội giữa các vai chơi. Vì thế TCĐVTCĐ có tính xã hội cao. Từ những phân tích trên cho thấy, bản chất của TCĐVCCĐ là sự mô phỏng một số hoạt động của người lớn trong cuộc sống. Mối quan hệ xã hội của người lớn được trẻ được trẻ thể hiện, mô phỏng trong trò chơi, nhằm thỏa mãn nhu cầu được tham gia vào các hoạt động sống như người lớn của trẻ mẫu giáo. Việc khẳng định bản chất của TCĐVCCĐ có ý nghĩa quan trọng trong khi xác định vai trò của người lớn (giáo viên mầm non) trong việc tổ chức cho trẻ chơi nói chung cũng như tổ chức cho trẻ chơi TCĐVCCĐ. 1.2.3. Cấu trúc TCĐVTCĐ Cấu trúc của TCĐVCCĐ bao gồm các thành tố sau: Chủ đề chơi; nội dung chơi; vai chơi; hành động chơi; luật chơi; đồ chơi, vật liệu, trang thiết bị chơi; địa điểm chơi; tình huống tưởng tượng; mối quan hệ của trẻ trong khi chơi. - Chủ đề chơi: Đó là “mảng hiện thực được phản ánh vào các trò chơi trẻ em” [7, tr.5]. Phạm vi hiện thực mà trẻ được tiếp xúc càng rộng thì các chủ đề của trò chơi càng nhiều hình nhiều vẻ. Trong khi chơi, mọi hành động của trẻ đều xoay quanh chủ đề. - Nội dung chơi: Là những hành động, hành vi ứng xử, các mối quan hệ xã hội mà đứa trẻ nhận thức được và phản ánh vào trò chơi, nhận thức, kinh nghiệm của trẻ càng rộng thì nội dung chơi của trẻ càng phong phú. - Vai chơi: Xác định cách thức, đặc điểm hành động của đứa trẻ trong trò chơi. Kết quả của trò chơi là sự thực hiện vai chơi mà đứa trẻ nhận cho mình. 9
- - Hành động chơi: Là hành động của vai chơi mà trẻ thực hiện trong quá trình chơi. Hành động chơi xuất phát từ những hành động của người lớn trong thực tế mà trẻ biết. Trong TCĐVCCĐ, vai chơi không tồn tại nếu trẻ không thực hiện hành động chơi tương ứng với vai mà trẻ nhận. Ngược lại, hành động chơi và thao tác chơi của trẻ phụ thuộc vào vai chơi mà trẻ đóng và đồ chơi, đồ dùng mà trẻ sử dụng trong trò chơi. - Luật chơi: Là quy tắc, quy định luật lệ của hành động chơi buộc trẻ phải tuân theo trong quá trình chơi. Trong TCĐVCCĐ, luật chơi không được xác định trước mà ẩn trong các vai chơi, gắn trực tiếp với vai mà trẻ nhận. Luật chơi được xác định bởi những chuẩn mực, những quy tắc xã hội được quy định cho các vai. Mặt khác, luật chơi được nảy sinh từ những mối quan hệ được xác lập giữa những trẻ tham gia vào các trò chơi. - Đồ chơi, vật liệu, trang thiết bị chơi, giúp trẻ thực hiện các hành động chơi cũng như thao tác chơi, gợi cho trẻ những ý tưởng chơi sáng tạo, làm cho trẻ say mê, hứng thú chơi. Đồ chơi gồm hai loại sau [23]: + Loại thứ nhất: Là những đồ chơi do người lớn làm ra cho trẻ chơi, mô phỏng lại. + Loại thứ hai: Là những vật thay thế. Trong TCĐVCCĐ còn có thể có những vật thật của người lớn được trẻ sử dụng trong khi chơi. Thực tế cho thấy, trẻ rất thích sử dụng những đồ dùng của người lớn khi chơi, tạo cho trẻ cảm giác thích thú. Đồ chơi càng linh hoạt càng tốt cho sự phát triển nội dung trò chơi của trẻ. - Địa điểm chơi: Có thể ở trong lớp hoặc ở ngoài trời, tùy theo trò chơi mà cô và trẻ lựa chọn. - Hoàn cảnh chơi: Đó là hoàn cảnh không có thực, do trẻ hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh đó khi chơi. Thực ra, không chỉ thao tác chơi không trùng khớp với hành động chơi sinh ra hoàn cảnh tưởng tượng mà cả tính chất khái quát của hành động chơi cũng quy định hoàn cảnh tưởng tượng. Tuy nhiên, trong quá trình chơi, trẻ không hành động đúng như hành động của người lớn mà chúng hành động một cách rút gọn, khái quát. Các thành tố này có liên hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau trong đó vai chơi và hoàn cảnh tưởng tượng là hai thành tố đặc biệt quan trọng. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 409 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn