Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra đặc điểm của các tác phẩm thuộc loại truyện thời chống Pháp về nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở đó xác định được định hướng về phương pháp dạy và học các tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp theo thể loại. Từ đó đề ra một phương án dạy học có hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ THỊ PHỤNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN VỀ THỜI CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2015 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ THỊ PHỤNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN VỀ THỜI CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HỮU BỘI THÁI NGUYÊN - 2015 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Thị Phụng Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em đã được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực, những chỉ dẫn khoa học quí báu của TS. Hoàng Hữu Bội. Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình, vô tư về điều kiện vật chất, tinh thần và những kinh nghiệm làm khoa học giúp em hoàn thành luận văn này. Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân có hạn nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em kính mong sự lượng thứ và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Thị Phụng Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ii ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 8 6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 8 Chƣơng 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC .................. 9 1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 9 1.1.1. Một số khái niệm mở đầu ................................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp ............................ 12 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 30 1.2.1. Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học ..................................................... 30 1.2.2. Giáo viên với việc dạy học truyện thời kì kháng chiến chống Pháp ..... 31 1.2.3. Học sinh với việc học truyện thời kì kháng chiến chống Pháp ........ 33 Chƣơng 2: ĐỊNH HƢỚNG VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC................. 35 2.1. Định hướng chung về phương pháp dạy học các tác phẩm truyện theo thể loại .................................................................................................... 35 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –iii ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.1.1. Ý kiến của tác giả Trần Thanh Đạm ................................................. 35 2.1.2. Ý kiến của tác giả Nguyễn Viết Chữ ................................................ 39 2.1.3. Ý kiến của tác giả luận văn ............................................................... 41 2.2. Định hướng riêng cho từng tác phẩm...................................................... 55 2.2.1. Định hướng dạy học truyện ngắn Làng của Kim Lân ...................... 55 2.2.2. Định hướng dạy học truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài .... 65 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................... 81 3.1. Thiết kế dạy học tác phẩm truyện “Vợ chồng A Phủ” ........................... 81 3.2. Dạy thực nghiệm ..................................................................................... 90 3.2.1. Mục đích ........................................................................................... 90 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 90 3.3.3. Kế hoạch thực nghiệm ...................................................................... 90 3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................... 91 3.3.5. Kết luận chung về thực nghiệm ........................................................ 95 KẾT LUẬN....................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 99 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – iv ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Lí do lí thuyết Truyện viết về thời kì kháng chiến chống Pháp đã được lựa chọn vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn từ lâu và được sắp xếp ở các cấp học: Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Từ lâu nhiều người dạy văn ở trường phổ thông và ở bậc đại học đã có những đề xuất về phương pháp dạy học truyện viết về thời kháng chiến chống Pháp nhưng cũng chỉ là phương pháp dạy học chung cho từng thể loại chứ chưa có nhiều công trình nghiên cứu viết về truyện thời kháng chiến chống Pháp trong nhà trường phổ thông để đưa ra một định hướng về phương pháp dạy học cụ thể. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn có được một đóng góp nhỏ bé vào định hướng việc dạy học các tác phẩm truyện thời chống Pháp theo đặc trưng thể loại. 1.2. Lí do thực tiễn Truyện về thời chống Pháp phản ánh hiện thực cuộc sống kháng chiến của nhân dân tộc ta trong 9 năm trường kỳ kháng chiến (1946 - 1954). Tuy nhiên trong quá trình dạy học cả giáo viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn, trở ngại bởi vì tuy thời kì kháng chiến chống Pháp là một giai đoạn lịch sử chưa xa nhưng với một số giáo viên và học sinh ngày nay chưa có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc nên có nhiều khó khăn, sai sót trong việc tiếp cận tác phẩm. Các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp đã được đưa vào sách giáo khoa trung học. Tuy nhiên trong quá trình dạy học cả giáo viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn, trở ngại trong việc thực thi đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này với hi vọng khắc phục những khó khăn, trở ngại trong dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy trong nhà trường. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – 1 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu truyện viết về thời chống Pháp Truyện về thời chống Pháp là một trong những chặng đường phát triển mới của truyện Việt Nam hiện đại. Chặng đường này, truyện đã kịp ghi lại hình ảnh cả dân tộc đang trỗi dậy trong không khí sôi sục của những ngày toàn dân kháng chiến. Bởi vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại quan tâm tới truyện thời kì này. * Cuốn “Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II, từ sau Cách mạng tháng Tám 1945” (Do Nguyễn Văn Long chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2010) là một cuốn chuyên luận để dạy phần lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại ở các trường Đại học. Ở chương VI, phần nói về thời kì đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, tác giả Nguyễn Văn Long đã viết những nội dung sau: 1. Tình hình sáng tác các thể truyện, kí 2. Những đặc điểm Phản ánh đời sống xã hội- lịch sử và hướng vào thể hiện quần chúng nhân dân đã đưa tới những biến đổi đáng kể trong xây dưng nhân vật và thi pháp thể loại của truyện kí kháng chiến. a. Con người được thể hiện trước hết ở tư cách công dân, ở phương diện con người chính trị, được đặt giữa dòng chảy lịch sử và những biến cố của đời sống xã hội...Con người của gia đình, gia tộc, của làng xóm đã trở thành con người của cách mạng, của kháng chiến [21, tr.158- 159] b. Văn xuôi kháng chiến cũng đã có những biến đổi khá rõ về hình thức, thể loại, về phương thức trần thuật, về giọng điệu và ngôn ngữ, tạo nên những đặc điểm của thi pháp thể loại tự sự trong giai đoạn văn học này [21, tr.159-160]. . Quan điểm trần thuật: Đó là sự xích gần lại và tiến tới hòa nhập giữa quan điểm trần thuật của tác giả - người trần thuật và nhân vật quần chúng . Các tác phẩm truyện và tiểu thuyết đậm đặc các chi tiết, sự kiện của đời sống xã hội và được trình bày theo tiến trình thời gian. Phương thức trần thuật thiên về thuật, kể sự kiện. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – 2 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- . Nhân vật được thể hiện ra chủ yếu ở hành động, việc làm chứ chưa đi sâu thể hiện thế giới bên trong. . Cốt truyện ít cốt truyện tâm lí mà nếu có chỉ khai thác những nét tâm lí gắn với cộng đồng. Như vậy, tác giả Nguyễn Văn Long đã khái quát những đặc điểm về giá trị nội dung của truyện viết về thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954): về tâm tư thời đại “những tình cảm cộng đồng rộng lớn và những biến cố của đời sống lịch sử”, về nhân vật trung tâm trong tác phẩm truyện “con người của cách mạng, của kháng chiến, họ sống cùng một nhịp với cả dân tộc”. Về giá trị nghệ thuật, tác giả nhấn mạnh vào những biến đổi khá rõ về hình thức thể loại, về phương thức trần thuật về giọng điệu và ngôn ngữ. * Cuốn “Văn học Việt Nam (1945-1954)” (Tác giả Mã Giang Lân, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998) là một cuốn sách chuyên nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954. Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Văn học Việt Nam đầu cách mạng, phần II: Văn học Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Trong phần II, chương 2: Truyện và ký, tác giả Mã Giang Lân viết về các nội dung sau: I. Xu hướng tiếp cận cuộc sống Nhà văn chỉ có thể tiếp cận cuộc sống và khám phá hiện thực mới, khi đã thay đổi “đôi mắt’, có đôi mắt của nhân dân; và từ đó nhìn vào kháng chiến sẽ nhận ra bao điều mới mẻ. Quả thật truyện những năm kháng chiến đã phát hiện ra vẻ đẹp của nhiều gương mặt bộ đội, cán bộ, người nông dân, công nhân ở khắp nơi, trên mọi mặt trận. [19, tr.114] II. Nhân vật trung tâm của truyện ký Nhân vật trung tâm của truyện ký giai đoạn 1946- 1954 là con người mới, là con người cầm vũ khí trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm...Con người mới phát triển kết hợp được hai mặt: hành động và suy nghĩ. Họ quan niệm được hạnh phúc và nghĩa vụ, cái mất và cái còn, sự hi sinh và thắng lợi. [19, tr.129]. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – 3 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- III. Thể loại Song song với sự phát triển và thành công của ký là truyện ngắn...Ở đây chúng ta gặp một hiện tượng là có truyện ngắn còn lẫn nhiều chất ký, chất chủ quan, ghi chép, miêu tả; việc khắc họa nhân vật, độ sâu tâm lí nhân vật chưa được chú ý...đội ngũ viết truyện ngắn được bổ xung có thêm Hồ Phương, Nguyễn Khải, Minh Lộc, Nguyễn Đình Thi...Tiểu thuyết so với ký và truyện ngắn xuất hiện dè dặt hơn...tiểu thuyết kháng chiến chống Pháp chỉ nên coi là những khúc dạo đầu, những phác thảo cần thiết để tạo đà phát triển cho tiểu thuyết đích thực sau này. [19, tr.145] * Cuốn “Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” (Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1986) là một cuốn sách nghiên cứu khá sâu về Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Cuốn sách gồm bốn phần: phần 1: Lý luận, phê bình văn học; phần 2: Văn xuôi; phần 3: Thơ ca; phần 4: Các thể loại sân khấu. Trong phần 2 đề cập tới ba vấn đề lớn: Chương I: Bối cảnh và tiến trình. Tác giả- tác phẩm. “Thời kì 1945-1954 gắn với hai sự kiện vĩ đại: Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp mười năm....Do vậy nhìn trên toàn cục, mười năm mở đầu của văn xuôi, chủ đề Cách mạng và Kháng chiến trở thành một nội dung chung, chan hòa, xen cài...Diễn ra cuộc tập hợp đội ngũ rất nhanh trước hết là những tác giả hiện thực như Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân...Bước vào buổi đầu những năm 50, văn xuôi dần dần xuất hiện những sáng tác có bề rộng bao quát và chiều sâu khái quát nhất định đời sống kháng chiến của dân tộc...Xung kích (1951) của Nguyễn Đình Thi là thiên truyện kí đầu tiên thành công về anh bộ đội trong các chiến dịch lớn- chiến dịch Trung du, đánh về đồng bằng...Trong các sáng tác về nông thôn chiến đấu, Con trâu (1953) của Nguyễn Văn Bổng viết từ chiến trường Liên khu Năm, có một vị trí nhất định...Làm nghề thợ, sống và viết cùng người thợ, qua Vùng mỏ, Võ Huy Tâm đã góp cho ta hình dung về giai cấp công nhân Việt Nam trong một hoàn cảnh đặc thù...” [22, tr.73-74] Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – 4 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chương II: Nhân vật trung tâm của văn xuôi: con đường tìm kiếm và nhận diện. “Người nông dân vẫn là một đối tượng quan trọng, đứng ở hàng đầu sự chú ý của văn xuôi sau 1954 [22, tr.102] .Không phải đến 1945, gương mặt người cán bộ cách mạng, người chiến sĩ cộng sản mới xuất hiện trong văn xuôi. Nhưng phải đến 1945, văn xuôi mới có hoàn cảnh khắc họa trên diện rộng hình ảnh người cách mạng [22, tr.105].Bức tranh kháng chiến, với nhân vật trung tâm là người lính, từ sau 1950, dần dần đậm nét hơn. Cùng với sự mở rộng diện phản ánh: các vùng nông thôn tự do và địch hậu, các vùng giáp ranh của ta và địch xen cài, miền núi Việt Bắc, Tây Bắc,vùng mỏ...thế giới nhân vật văn xuôi dần dần đông đảo. Đó là hình ảnh một cuộc kháng chiến toàn dân, một cuộc chiến tranh nhân dân” [22, tr.115-116] Chương III: Ngôn ngữ - Thể loại “Trở lại phong cách đại chúng của ngôn ngữ đã nói ở phần trên, nhằm sao cho câu văn thật giản dị, dễ hiểu, cần bổ xung thêm ở đây, về một phía khác, là phong cách hiện thực, nhằm sao câu văn áp sát, ôm khít, lột tả được sự sinh động, chuyển động của đời thực...Có điều cần lưu ý hoàn cảnh kháng chiến căng thẳng, thiếu thốn nhiều mặt, trình độ của công chúng không có yêu cầu viết dài, những giá trị mà văn xuôi đã giành được trước hết là thuộc về văn báo chí, và các thể văn ngắn, trong đó truyện ngắn sớm dành được ưu thế trội” [22, tr.132]. * Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập I- Bộ cơ bản (Nhà xuất bản Giáo dục, 2008), đã có những nhận định về văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung như sau: “Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp. Kí sự Một lần đến thủ đô, Trận Phố Ràng của Trần Đăng, truyện ngắn Đôi mắt và Nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – 5 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương...là những tác phẩm tiêu biểu. Từ năm 1950, đã bắt đầu xuất hiện những tập truyện , kí dày dặn. Đáng chú ý là các tác phẩm được tặng giải thưởng truyện- kí của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1951-1952: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng và các tác phẩm được tặng giải nhất trong giải thưởng truyện - kí năm 1954-1955: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.” [3, tr.5]. Văn xuôi nói chung và truyện nói riêng viết về thời kì kháng chiến chống Pháp đã được nhiều nhà nghiên cứu trăn trở, tìm hiểu để khẳng định giá trị. Các công trình nghiên cứu đó đã đóng góp những kiến thức bổ ích, quý báu giúp người thực hiện luận văn về truyện viết về thời kì kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học. 2.2. Những tài liệu nghiên cứu về dạy truyện thời chống Pháp * Sách giáo viên: - Bộ sách giáo viên Ngữ văn bậc THCS (Tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006) - Sách giáo viên Ngữ Văn 12, tập II - Bộ cơ bản (Tác giả Phan Trọng Luận tổng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008) - Sách giáo viên Ngữ Văn 12, tập II - Bộ nâng cao (Tác giả Trần Đình Sử tổng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008) * Sách tham khảo: - Bộ sách “Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp” (Tác giả Hoàng Hữu Bội, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004) - Bộ sách “Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn” (Tác giả Trần Đình Chung, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006) - Bộ sách “Thiết kế dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp” (Tác giả Trương Dĩnh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005) - “Thiết kế dạy học Ngữ văn 12” - Nâng cao (Tác giả Hoàng Hữu Bội, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008) Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – 6 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - “Thiết kế dạy học Ngữ văn ” (Tác giả Phan Trọng Luận, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008) - “Thiết kế bài giảng Ngữ văn ” (Tác giả Nguyễn Văn Đường, Nhà xuất bản Hà Nội, 2008) - Bộ sách “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn” 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Mỗi cuốn sách, mỗi tác giả có cách nhìn khác nhau, thành công khác nhau khi khai thác các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp. Mỗi vấn đề được các tác giả đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vấn đề dạy học văn ở bậc Trung học hiện nay. Các công trình nghiên cứu trên đã là những gợi dẫn rất quý báu cho chúng tôi trong quá trình làm đề tài. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn có cái nhìn tổng quát hơn về truyện viết về thời chống Pháp trong nhà trường để tìm ra được phương án dạy học phù hợp với đặc điểm truyện viết về thời chống Pháp và tầm tiếp nhận của thế hệ trẻ ngày nay. Bởi thế, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Nghiên cứu các tác phẩm truyện về thời chống Pháp được lựa chọn vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học. 2. Hoạt động dạy học của thầy và trò về các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Đề tài nghiên cứu “Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại” nhằm mục đích: Tìm ra đặc điểm của các tác phẩm thuộc loại truyện thời chống Pháp về nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở đó xác định được định hướng về phương Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – 7 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- pháp dạy và học các tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp theo thể loại. Từ đó đề ra một phương án dạy học có hiệu quả. 4.2. Nhiệm vụ Đề tài “Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại”, có nhiệm vụ: - Nghiên cứu trên bình diện lí thuyết: Các công trình nghiên cứu về văn học thời kháng chiến chống Pháp; Lí thuyết về phương pháp giảng dạy các tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại; - Nghiên cứu thực tiễn: Vị trí của các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp trong chương trình Ngữ văn bậc trung học; Hoạt động dạy học của giáo viên về các tác phẩm này: (họ đang dạy học như thế nào?); Học sinh với các tác phẩm truyện này: (hứng thú, hiểu biết, năng lực cảm thụ của các em về các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp). - Đề xuất phương án dạy học qua thiết kế một tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp trong chương trình Ngữ văn bậc trung học. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lí luận - So sánh, đối chiếu 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại - Thực nghiệm sư phạm (Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm) 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần “mở đầu” và “kết luận”, luận văn này gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học truyện thời kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học. Chương 2: Định hướng về phương pháp dạy học các tác phẩm truyện thời kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – 8 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chƣơng 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm mở đầu 1.1.1.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp Trong lịch sử Việt Nam, thực dân Pháp đã hai lần xâm lược nước ta. Nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp. * Cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ nhất từ năm 1858 đến năm 1945. Cuộc kháng chiến đó có những sự kiện lịch sử trọng đại như sau: *) Từ năm 1858 - 1884: Rạng sáng 1.9.1958, Pháp nổ súng ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Vua Tự Đức của danh tướng Nguyễn Tri Phương ra Đà Nẵng chặn giặc. - Gặp khó khăn ở Đà Nẵng, giặc Pháp chuyển hướng tấn công vào Nam Kỳ: Ngày 9.2.91859, giặc Pháp tấn công vào sông Cần Giờ, vào Gia Định và lần lượt đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ. Nhân dân Nam Kỳ đánh giặc quyết liệt, tiêu biểu nhất là các anh hùng Trương Định, Nguyễn Trung Trực... - Sau đó, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Phong trào kháng chiến lan rộng ra khắp cả nước. *) Phong trào Cần Vương (1885- 1896) với các sự kiện: - Đêm ngày mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá (Huế). - Ngày 13.7.1885 Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. - Cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Phạm Đình Bành và Đinh Công Tráng (1887). - Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1885). - Cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1890- 1895). *) Phong trào Đông Du (1904 - 1908) của Phan Bội Châu. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – 9 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- *) Phong trào Duy Tân (1906 - 1908) của Phan Châu Trinh. *) Phong trào nông dân ở Yên Thế (1883 - 1913) của cụ Đề Thám. - Nhưng tất cả đều bị thực dân Pháp đánh bại. Mãi đến khi các tổ chức cách mạng ra đời gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thì phong trào cách mạng Việt Nam mới phát triển và kết thúc thắng lợi với cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta giành lại nền độc lập sau 80 năm nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Nhưng thực dân Pháp lại không để cho dân tộc ta yên, chúng quay trở lại đánh chiếm lần thứ hai. * Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 (9 năm). Cuộc kháng chiến này xảy ra ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. Mọi người dân nước Việt Nam từ những người nô lệ trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau đây là những sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra trong 9 năm kháng chiến trường kì: *) Chưa đầy một tháng khi nhân dân ta giành chính quyền, thực dân Pháp được quân Anh giúp đỡ đã gây hấn ở Nam Bộ ngày 23-8-1945. Nhân dân Nam Bộ đã chiến đấu kiên cường, bảo vệ quê hương và đồng bào cả nước lập tức chi viện cho Nam Bộ. Các đơn vị “Nam Tiến” được thành lập, khẩn trương lên đường vào “chia lửa” với quân dân Nam Bộ. *) Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách nhân nhượng “nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Chúng mở rộng chiến tranh ra khắp cả nước. Cho nên, 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền đi khắp cả nước. Ngay từ tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, vệ quốc đoàn và tự vệ ở Thủ đô đã tấn công Pháp, nhân dân Thủ đô xây dựng chiến lũy trên đường phố. Từ đó lực lượng vũ trang của nhân dân ta lớn mạnh dần lên, đã mở liên tiếp các chiến dịch tấn công Pháp và chiến thắng: Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –10 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - Chiến dịch Việt Bắc - Chiến dịch Biên Giới năm 1950 - Chiến dịch Hòa Bình năm 1951 - Chiến dịch Tây Bắc năm 1952 - Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 *) Một ngày sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương họp ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) và hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được kí kết. Hòa bình được lập lại nhưng nước ta tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp chấm dứt. 1.1.1.2. Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp * Khái niệm về truyện Có nhiều định nghĩa khác nhau về truyện, nhưng trong luận văn chúng tôi chọn định nghĩa trong Cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999 định nghĩa về truyện như sau: “Là tác phẩm tự sự...Ở văn học trung đại Việt Nam, truyện là thuật ngữ mà văn học vay mượn từ sử học (truyện là thể loại trước thuật của sử gia, chép tiểu sử, hành trạng, công tích của các nhân vật lịch sử). Ở văn học hiện đại, “truyện” là khái niệm không thật xác định. Một mặt nó vẫn được dùng để trỏ mọi loại tác phẩm tự sự có cốt truyện nói chung (bao gồm cả truyện, tiểu thuyết), mặt khác lại có lối dùng nó như thuật ngữ trỏ dung lượng tác phẩm tự sự (“truyện dài”, “truyện vừa”, “truyện ngắn”) [1, tr.349]. * Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp .Thời gian sáng tác: là những tác phẩm được viết trong và sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta (1945-1954). . Đội ngũ nhà văn: khá đông đảo và thuộc nhiều tầng lớp, các nhà văn Tiền chiến (các tác giả có sáng tác từ những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), không phân biệt xu hướng giờ đây đã tập hợp thành một đội ngũ. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –11 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Các nhà văn thuộc dòng văn học Cách mạng vẫn tiếp tục hướng đi cũ, sáng tác các tác phẩm kịp thời phục vụ kháng chiến, họ trở thành những cây bút chủ lực. Các nhà văn thuộc dòng văn học Lãng mạn và Hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giác ngộ cách mạng và hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp cùng với toàn bộ dân tộc: Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao... Cùng với lớp nhà văn đó là đội ngũ các nhà văn trưởng thành lên từ trong kháng chiến: Nguyễn Đình Thi, Võ Huy Tâm, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Trần Đăng...). Họ sinh ra và được nuôi dưỡng từ phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng. Họ trưởng thành mau chóng và xông xáo trên mọi lĩnh vực. Vì vậy xuất hiện kiểu nhà văn - chiến sĩ, những người vừa trực tiếp chiến đấu vừa dùng ngòi bút như một thứ vũ khí để đấu tranh với kẻ thù và động viên, cổ vũ quần chúng kháng chiến. Những tác phẩm truyện đặc sắc thời kì kháng chiến chống Pháp: Truyện ngắn mở đầu cho truyện kháng chiến chống thực dân Pháp - “Một lần đến thủ đô” của Trần Đăng (1946) - “Đôi mắt” của Nam Cao (1948) - “Làng” của Kim Lân (in 1948) - “Thư nhà” của Hồ Phương (1949)...-- Từ những năm 1950, đã bắt đầu xuất hiện những tập truyện khá dày dặn: - “Vùng mỏ” Võ Huy Tâm (1951) - “Con trâu” Nguyễn Văn Bổng (1953) - “Xung kích” Nguyễn Đình Thi (1951) - “Đất nước đứng lên” Nguyên Ngọc (1971) - Tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài (1953)... 1.1.2. Đặc điểm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp Qua việc đọc trực tiếp các tác phẩm truyện thời kháng chiến chống Pháp và qua các công trình nghiên cứu về truyện kháng chiến chống Pháp (cuốn Văn Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –12 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- học Việt Nam 1945 - 1954 của Mã Giang Lân, NXB Giáo dục, 1998; cuốn Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, Phong Lê (chủ biên), Vũ Anh Tuấn, Vũ Đức Phúc, NXB Khoa học xã hội, 1986; cuốn Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại(từ sau 1945), NXB Khoa học xã hội, 1997; Giáo trình “Văn học Việt Nam hiện đại tập II - Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 chủ biên Nguyễn Văn Long, NXB Đại học sư phạm, 2010...), chúng tôi đã có được những hiểu biết về đặc điểm của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp. A. Đặc điểm về nội dung của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp Trong cuốn sách Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) Phong Lê (chủ biên), Vũ Anh Tuấn, Vũ Đức Phúc, NXB Khoa học xã hội, 1986, ở phần hai Văn xuôi, chương I: Bối cảnh và tiến trình, tác giả - tác phẩm, tác giả viết: “Ở giai đoạn nhận đường... những trang văn ánh lên được hơi thở đời sống kháng chiến hòa được vào mạch đập của dân tộc, biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng đích thực của quần chúng đông đảo [22, tr.81]... bước vào buổi đầu những năm 50, văn xuôi dần dần xuất hiện những sáng tác có bề rộng bao quát và chiều sâu khái quát nhất định đời sống kháng chiến của dân tộc [22, tr.85-86]...Nhưng trên diện nhân vật được mở rộng và trên các mối quan hệ của nhân vật được triển khai, bức tranh đời sống kháng chiến từ sau năm 1950, mới thật sự khơi được vào dòng chảy chính, để qua đó mà làm rõ lên được hình ảnh một cuộc chiến tranh nhân dân, trong những gian khổ, khốc liệt của nó, nhưng không mờ khuất những nét lạc quan và khí thế trưởng thành...” [22, tr.89]. Từ nhận định trên có thể khái quát nội dung truyện thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) như sau: Truyện thời kì kháng chiến phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống kháng chiến và con ngƣời kháng chiến 1. Hình ảnh cuộc sống kháng chiến trong truyện thời kì kháng chiến chống Pháp Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, truyện đã phát huy được ưu thế của thể loại, bám sát các sự kiện và diễn biến của cuộc kháng chiến, dựng lại bức tranh nhiều vẻ về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ở mọi miền đất nước. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –13 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- * Đó là cuộc sống đau thương, đầy mất mát ở những vùng quê bị giặc tàn phá, giày xéo Các nhà văn thời kì chống Pháp đã nhìn thẳng vào hiện thực đau thương để phản ánh một cách chân thực và sinh động. Những vùng quê yên ả, thanh bình nay bị giặc tàn phá. Qua câu chuyện giản dị của một người lính về thăm nhà ở vùng Đông Triều (Quảng Ninh) trong truyện ngắn Thư nhà, nhà văn Hồ Phương đã không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh “Đông Triều tan tác, điêu linh lắm, giặc tàn phá không còn một búi cỏ... Chúng nó đốt làng ta bốn lần. Bốn lần bị đốt, đốt lần nào làng làm lại, chúng lại đốt. Cứ thế giằng co mãi...”[8, tr.285]. Truyện ngắn Tây đầu đỏ của nhà văn Sơn Nam đã tái hiện sinh động bức tranh làng quê Nam Bộ khi Tây đầu đỏ xuất hiện. Nó cậy quyền, ỷ thế “vận động khẩn phần, quản hạt mà giựt tuốt đất của dân. Người dân bị cướp hết ruộng đất trở thành tá điền, con nợ của Tây đầu đỏ tưởng như trọn đời, mãn kiếp, đến nỗi con cá dưới kênh, con tôm trong đìa họ cũng không dám bắt ăn, vì sợ đòn roi của cặp rằng, sợ gông cùm của chủ” [26, tr.7] Tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc đã phản ánh sinh động hiện thực đau thương và bộ mặt tàn ác của kẻ thù. Thực dân Pháp đi đến đâu chúng gieo giắc tội ác, tàn phá xóm làng của ta. Giữa lúc đang đói nặng Pháp đốt làng Bông - pra, lấy tất cả rìu, rựa, giáo mác, nó muốn cho người Ba- na chết hết. Đau thương hơn“từng người họ đi lại chỗ cái nhà mình bị đốt cháy ngồi xuống, hốt đầy một gùi tro tranh. Núp nhìn những bàn tay hốt tro đó: đầy một gùi tro này có thể ăn thay muối được hai năm đấy”. Người Ba- na phải ăn tro thay muối. Nhưng người Ba- na vẫn hát theo điệu Pe trong Luai (Điệu hát hái cà) để tự động viên mình: “Không phải đâu, thằng Pháp ơi Mày lầm rồi! Mầy lầm rồi Mày lấy hết lúa của tao Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –14 ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn