intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tìm hiểu về đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái, đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUANG LANH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUANG LANH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: LL&PPDH bộ môn Lý luận Chính trị Mã ngành: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Khương THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Trong luận văn này, toàn bộ tài liệu tham khảo được đưa ra hoàn toàn có cơ sở xác thực. Trước tôi chưa có công trình nghiên cứu nào cùng đề tài này được công bố. Tôi xin đảm bảo luận văn này là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Thái Nguyên, ngày 17 tháng 4 năm 2018 Tác giả Nguyễn Quang Lanh i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, các cô giáo, các nhà khoa học, khoa Giáo dục chính trị, phòng đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Khương, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này! Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, đồng nghiệp, các em học sinh các trường THPT ở thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên đã tạo cho tôi mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt luận văn! Thái Nguyên, ngày 17 tháng 04 năm 2018 Tác giả Nguyễn Quang Lanh ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................... iv Danh mục các bảng.............................................................................................. v Danh mục các hình ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................. 4 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 4 7. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 5 8. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 5 NỘI DUNG ......................................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài ................ 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài ................. 8 1.1.3. Những nội dung luận văn tiếp tục nghiên cứu ........................................ 13 1.2. Lý luận chung về giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh Trung học phổ thông ........................................................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm đạo đức, đạo đức sinh thái ..................................................... 13 1.2.2. Khái niệm, nội dung, hình thức giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT .......................................................................................................... 21 1.2.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh Trung học phổ thông.......................................................................................... 31 iii
  6. 1.3. Những yếu tố tác động đến giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh trường THPT...................................................................................................... 35 1.3.1. Những yếu tố khách quan ........................................................................ 35 1.3.2. Những nhân tố chủ quan .......................................................................... 37 Kết luận chương 1.............................................................................................. 38 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Khái quát chung về môi trường sinh thái và đặc điểm các trường THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 39 2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 39 2.1.2. Đặc điểm học sinh và công tác giáo dục học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 45 2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh trung học phổ thông ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 49 2.2.1. Nhận thức của giáo viên THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về tầm quan trọng của môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái ........ 50 2.2.2. Nhận thức của học sinh THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về tầm quan trọng của môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái ........ 55 2.2.3. Công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 60 2.2.4. Những ưu điểm và hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .............. 63 Kết luận chương 2.............................................................................................. 68 Chương 3: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO HỌC SINH THPT Ở THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................... 69 iv
  7. 3.1. Một số nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ................... 69 3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ........................................................... 69 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .......................................................... 70 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ............................................................. 72 3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả .......................................................... 73 3.2. Một số giải pháp chủ yếu góp phân nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên . 74 3.2.1. Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục đạo đức sinh thái vào các môn học khác để dạy học cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên ...................... 74 3.2.2. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên ................................... 78 3.2.3. Tích cực hóa vai trò của học sinh THPT thị xã Phổ Yên trong học tập, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái ................................... 81 3.3. Thực nghiệm sư phạm giải pháp “Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục đạo đức sinh thái vào các môn học khác để dạy học cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên”............................................................................................... 82 3.3.1. Mục đích và giả thuyết thực nghiệm ....................................................... 82 3.3.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm ........................................................... 83 3.3.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 83 3.3.4. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm .......................................................... 84 Kết luận chương 3.............................................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 89 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .............. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 94 PHỤ LỤC v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GDCD : Giáo dục công dân GV : Giáo viên HS : Học sinh MTST : Môi trường sinh thái THPT : Trung học phổ thông UNEP : United Nations Environment Programme - Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc iv
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên cấp THPT ở thị xã Phổ Yên về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức sinh thái trong nhà trường............ 50 Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về mục tiêu của công tác giáo dục đạo đức sinh thái ở trường trung học phổ thông ...................................... 51 Bảng 2.3: Ý kiến của giáo viên THPT thị xã Phổ Yên về nội dung giáo dục đạo đức sinh thái ở nhà trường trung học phổ thông ........................ 53 Bảng 2.4: Ý kiến của giáo viên THPT ở thị xã Phổ Yên về hình thức giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh ................................................... 54 Bảng 2.5: Đánh giá sự quan tâm của học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên về môi trường sinh thái ........................................................ 56 Bảng 2.6: Mức độ hiểu biết của học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên về vai trò của môi trường sinh thái ...................................... 56 Bảng 2.7: Nhận thức của học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về đạo đức sinh thái ............................................................. 57 Bảng 2.8: Sự hiểu biết của học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên Thái Nguyên về ý thức đạo đức sinh thái ................................................................ 58 Bảng 2.9: Nhận thức của học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên về quan hệ đạo đức sinh thái .................................................................. 58 Bảng 2.10: Nhận thức của học sinh THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên về những hành vi bảo vệ môi trường ................................... 60 Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh (Lớp thực nghiệm) .......... 84 Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh (Lớp đối chứng) .............. 85 v
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Các bước biên soạn giáo án tích hợp ................................................. 76 Hình 3.2: Hoạt động của GV và HS trong từng tiểu kỹ năng ........................... 78 vi
  11. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Con người và môi trường tự nhiên luôn có sự tác động qua lại với nhau. Môi trường tự nhiên không chỉ là ngôi nhà rộng lớn, nâng đỡ con người từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành, già và mất đi, mà còn là nơi cung cấp cho con người các giá trị vật chất và tinh thần để cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn so với các giống loài động - thực vật khác. Còn con người, với tư cách là loài động vật cao cấp nhất được sản sinh ra từ tự nhiên, ở một phương thức sản xuất nhất định của mình, con người đã tác động mạnh mẽ đến tự nhiên theo hai hướng hoặc là bảo vệ tự nhiên, hoặc gây hại cho tự nhiên, làm biến dạng tự nhiên. Trong một thời kỳ khá dài, loài người đã phải trả giá cho phương thức phát triển lấy mục tiêu kinh tế làm trung tâm. Những thảm họa môi trường kép, vấn đề cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên… là những bài học đắt giá mà con người đã nhận được. Những bài học này đã đưa con người quay trở lại với nhận thức “sống hài hòa với tự nhiên”. Đã đến lúc con người phải nhận thức lại rằng trái đất không phải là nguồn tài nguyên vô tận để con người có thể khai thác một cách vô độ. Nếu con người cứ tìm cách khai thác mãi giá trị từ tự nhiên thì đến một lúc nào đó tự nhiên sẽ quay lại và tìm cách trả thù con người. Cái mà con người gọi là những thành tựu trong tiến trình chinh phục tự nhiên rồi có lúc sẽ “chống lại” con người. Thừa nhận các giới hạn của tự nhiên, thừa nhận con người phải sống hòa hợp với tự nhiên không chỉ là cơ sở để con người tiến đến cách tiếp cận nhân văn mà còn là một nền tảng đạo đức mới với tự nhiên - đạo đức sinh thái. Khi nói về đạo đức sinh thái, Ph. Ăngghen đã viết “Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác... Chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là 1
  12. chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” [11, tr 655]. Đất nước Việt Nam hiện nay đang bước vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn cùng một lúc tiến hành đồng loạt các quá trình quan trọng như đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tất cả các quá trình đó không chỉ có tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc tới các mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn tác động tới các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ở cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Đáng tiếc hơn cả, mối quan hệ đó đã làm biến đổi nhanh chóng môi trường sống theo chiều hướng ngày càng xấu dần, điều đó đã dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được cho cả tự nhiên, xã hội và con người. Nhận thức được thực trạng đó, trong những năm gần đây, toàn thể xã hội đã hướng hoạt động của mình đến môi trường và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cách tiếp cận đó lại chủ yếu quan tâm đến các khía cạnh: Kỹ thuật, công nghệ, y học, luật pháp. Còn, những yếu tố nhân văn, đặc biệt là các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc, đạo đức lối sống với môi trường thì hầu như lại chưa được xã hội chú ý đến. Đặc biệt, cái làm nên nền tảng để con người sống hòa hợp với tự nhiên, đó là vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho mọi công dân thì lại bị bỏ ngỏ, hầu như không có ai quan tâm tới. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời của người học sinh. Ở lứa tuổi này, nếu được giáo dục một cách toàn diện, có hệ thống thì các em sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội. Với nghĩa đó, việc giáo dục đạo đức nói chung trong đó có đạo đức sinh thái cho học sinh THPT cần phải được chú trọng và đầu tư xứng đáng. Nhưng, tiếc rằng, hiện nay, những nội dung, kiến thức về môi trường nói chung, đạo đức sinh thái nói riêng vẫn chưa được đề cập sâu sắc và có hệ thống trong chương trình dạy học ở các nhà trường phổ thông. 2
  13. Thị xã Phổ Yên là một trong những đô thị phát triển năng động của tỉnh Thái Nguyên. Cùng với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, đô thị hóa, nền kinh tế có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực, là sự thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu dần của môi trường sinh thái. Tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… từ lâu là nỗi bức xúc của nhân dân nơi đây. Các cấp chính quyền, đoàn thể đã và đang đưa ra nhiều cách khác nhau để giải quyết triệt để vấn nạn này. Với quan điểm bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó có trường học, nên các nhà trường THPT tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã rất chú trọng việc giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những lỗ hổng trong các câu hỏi đầy tinh thần trách nhiệm đối với môi trường sinh thái: Các em học sinh có những suy nghĩ gì về giá trị của đạo đức môi trường sinh thái? Các em có những đóng góp gì cho sự phát triển bền vững của đất nước? Liệu các em có phải là những công dân tương lai đầy nhiệt huyết, có trách nhiệm với môi trường sinh thái? Các nhà trường THPT đã giáo dục cho học sinh của mình như thế nào về tình yêu với thiên nhiên?... Với những lý do trên, có thể khẳng định rằng: Vấn đề đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT nói chung và học sinh THPT thị xã Phổ Yên nói riêng là một vấn đề cần được xem xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc, toàn diện và sâu sắc cả trên bình diện lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do này, tôi quyết định chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu về đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái, đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 3
  14. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Đề tài phân tích, làm rõ lý luận về đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái. - Phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên từ năm 2010 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức sinh thái. 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp lôgic - lịch sử - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh, đối chiếu… 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp điều tra - Phương pháp phỏng vấn 6. Đóng góp của đề tài Sau khi hoàn tất, đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong các nhà trường THPT ở Thị xã Phổ Yên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và đạo đức sinh thái cho học sinh. 4
  15. Ngoài ra, đề tài còn có thể là nguồn tư liệu dạy học cho giáo viên các môn học có liên quan đến môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái ở các trường Đại học, THPT. Đồng thời, đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị, chuyên ngành Sinh học và sinh viên các chuyên ngành khác trong các trường đại học, cao đẳng. 7. Giả thuyết khoa học Sau khi phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, đề tài đề xuất được một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh THPT ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay với giả thuyết các giải pháp đưa ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức sinh thái ở các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương và 08 tiết. 5
  16. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài Trong lịch sử cổ đại, vấn đề yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái - một biểu hiện đặc thù của đạo đức sinh thái - đã được đề cập đến trong triết lý của các nhà triết học; trong các tác phẩm văn thơ, thi ca, nhạc họa... ở cả phương Đông và phương Tây. Cố nhiên, lúc bấy giờ người ta không biết đến và không gọi thành tên cụm từ “Đạo đức sinh thái”. Trong triết học phương Đông, nếp nghĩ, lối sống: “Thiên - Nhân cảm ứng”, “Thiên - Địa nhân hòa”, “Thiên - nhân hợp nhất”... đã ăn sâu trong tiềm thức của các nhà triết học. Các trường phái triết học Nho giáo, Đạo gia... ở Trung Quốc, Phật giáo ở Ấn Độ cổ đại đã đặt nền móng cho vấn đề đạo đức sinh thái ngày nay. Còn trong triết học Tây Âu thời cổ đại, các nhà triết học của Hi Lạp cũng đã đề cập nhiều tới mối quan hệ giao hòa giữa con người với thiên nhiên. Trải qua các thời kỳ khác nhau, vấn đề quan hệ giữa con người với tự nhiên đã dần được nghiên cứu một cách cẩn trọng. Đến thời hiện đại các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin mới là những học giả tiêu biểu nhất cho việc đặt nền tảng để nghiên cứu và giải quyết đúng đắn vấn đề đạo đức sinh thái. Trong một tác phẩm của mình Ăngghen viết: “chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các loài sinh vật khác, là 6
  17. chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” [11, tr.655]. Trong câu nói này, Ăngghen đã gửi gắm niềm tin vào các thế hệ sau: hãy đối xử một cách có văn hóa và đạo đức với môi trường tự nhiên. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác cũng cho rằng, nếu loài người chúng ta tìm cách huỷ hoại tự nhiên, phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên thì điều đó cũng chính là chúng ta đang tàn sát chính mình. Nhận thức rõ vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống của con người, cuối thế kỷ XX, lần đầu tiên trên thế giới, Hội nghị lần đầu tiên của Liên hợp quốc về Môi trường đã được tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) với sự tham gia của hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Hội nghị đã đưa ra Tuyên bố chung về bảo vệ thiên nhiên và môi trường, coi đó là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh). Để nhấn mạnh trách nhiệm quan trọng của con người trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, Hội nghị Stockholm đã đưa ra kiến nghị cần phải quan tâm đến giáo dục môi trường trong nhà trường. Hội nghị nhấn mạnh rằng không có một quốc gia nào có thể phớt lờ sự cần thiết để tạo ra những cố gắng có suy nghĩ nhằm dẫn đến sự quan tâm đến môi trường của học sinh trong nhà trường. Thực hiện những nguyên tắc và quy định đưa ra trong Hội nghị Stockholm, nhiều chương trình và hội nghị về môi trường đã được thành lập và triển khai rộng khắp trên thế giới, như: Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường; Hội nghị thượng đỉnh của thế giới về Môi trường và Phát triển, Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21)... Đặc biệt, vào năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã tổ chức Hội nghị bàn tròn về đạo đức môi trường tại Seoul. Các bên tham gia Hội nghị đã ký bản “Tuyên bố Seoul về đạo đức môi trường”. Ngoài ra, trong nhiều Hội nghị quốc tế khác như Hội nghị Kiôto, Cancul, Thượng Hải... những vấn đề sinh thái và đạo đức sinh thái, giáo dục đạo đức sinh thái cũng đã được đề cập ở mức độ nhất định. Điểm chung nhất trong các bản Tuyên bố, Công ước, Nghị định thư của các 7
  18. hội nghị nêu trên là đều đưa việc nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường lên hàng đầu, trước khi đưa ra những nguyên tắc hành động cụ thể trong từng lĩnh vực của hoạt động bảo vệ môi trường. Thời hiện đại, những hiểm họa của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã và đang trực tiếp tác động đến cuộc sống thường nhật của mỗi con người. Đối diện với hiểm họa đó, ở phương Tây, sinh thái học từ một lĩnh vực triết lý trở thành một phong trào xã hội có mục đích tái lập cuộc đối thoại giữa con người, giữa xã hội với thiên nhiên. Người ta lập luận rằng con người, thiên nhiên và các sinh vật chỉ là những hình thái sống khác nhau. Michel Serres cho rằng: “Ta đánh mất vũ trụ (...). Ta biến tất cả sự vật thành hàng hóa...Vũ trụ (...) tự cống hiến nó cho chúng ta. Sẽ có sự bất công, sẽ có sự bất quân bình nếu ta nhận sự cống hiến đó một cách miễn phí, không trả lại cái gì cả. Sự công bằng buộc chung ta phải trả, ít nhất là ngang mức ta nhận, nghĩa là vừa đủ” [dẫn theo 24]. Tiến thêm một bước nữa, Aldo Leopold đưa ra một quan điểm đạo đức “Một việc là tốt, là thiện, nếu có khuynh hướng bảo tồn sự toàn vẹn, sự vững chắc và vẻ đẹp của cộng đồng sinh thái. Một việc là xấu, là ác, nếu trái lại”. [dẫn theo 24]. Mặc dù còn có nhiều ý kiến chưa hoàn toàn đồng nhất với nhau, nhưng các nghiên cứu trên thế giới về đạo đức môi trường đã khẳng định những vấn đề đạo đức môi trường, văn hóa sinh thái rõ ràng là những vấn đề hệ trọng; chúng vừa có tầm bao quát, vừa có chiều sâu xã hội rất phức tạp. Những nghịch lý và mâu thuẫn giữa con người với môi trường luôn đặt ra cho chúng ta nhiều điều phải suy nghĩ, đối phó và giải quyết. Và thế giới đã chọn văn hóa sinh thái, đạo đức môi trường để giải quyết ổn thỏa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhất là những năm gần đây, việc phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách ồ ạt và không có những toan tính cẩn trọng; khai thác, vay mượn quá mức nguồn 8
  19. lực thiên nhiên đã làm cho mâu thuẫn giữa phát triển xã hội và bảo tồn cân bằng sinh thái ngày càng tăng lên. Đây thực sự là thách thức lớn trên con đường phát triển của đất nước. Để giải quyết triệt để những thách thức này, các nhà khoa học tìm đến nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có giải pháp đạo đức sinh thái với sự đa dạng của các công trình nghiên cứu khác nhau. Theo hướng giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh THPT có các công trình nghiên cứu theo các hướng sau: - Các công trình viết dưới dạng các loại sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình gồm có một số công trình tiêu biểu sau: Trong cuốn sách “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái”, tác giả Vũ Trọng Dung đã khẳng định môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể, của con người, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm MTST phải bằng công tác giáo dục đạo đức sinh thái, tức là giáo dục thái độ, ý thức, hành vi tôn trọng và yêu quý thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ MTST cho mọi chủ thể. Tác giả cũng cho rằng sự thống nhất giữa nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lý trong việc giữ gìn và bảo vệ MTST là đòi hỏi cấp bách đối với mỗi người và đó cũng là giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề ô nhiễm MTST ở Việt Nam hiện nay [17]. Lê Văn Khoa (Chủ biên) (2009), Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội: Theo tác giả, công tác giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh trong và ngoài nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau như các hoạt động thực tế: tham quan, thực nghiệm, thực địa; các hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật như thơ, chuyện, tranh...; các hoạt động thực tế bảo vệ môi trường như thu gom rác thải, trồng cây, dọn vệ sinh. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng việc thành lập các câu lạc bộ (bảo vệ cây xanh...), các cuộc thi (vẽ, hát, múa, báo tường...) cũng có tác dụng tốt tới công tác giáo dục đạo đức sinh thái và bảo vệ môi trường cho học sinh [27]. 9
  20. Nguyễn Thị Khương (Chủ biên) (2015) trong sách tham khảo Quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên ở các tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam đã đưa ra nhiều vấn đề về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở miền núi phía Bắc nước ta. Cuốn sách đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm kết hợp đúng đắn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở miền núi phía Bắc nước ta. Ở giải pháp thứ tư, tác giả nhấn mạnh: Trường học và gia đình là những nơi thuận tiện nhất cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế. Do vậy, các cấp chính quyền các tỉnh miền núi Đông Bắc phải tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục quốc dân đưa nội dung kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường vào giảng dạy trong nhà trường ở các cấp học. Cần thiết phải giúp cho các cơ sở giáo dục thông qua giáo dục các kiến thức chính sẽ từng bước hình thành và giáo dục cho học sinh chú trọng tình yêu đối với thiên nhiên, có nếp sống gần gũi, thân thiện với môi trường. Mặt khác, các cấp chính quyền còn phải tạo điều kiện để mỗi gia đình sẽ là một cơ sở giáo dục nhỏ về bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế [34]. - Các công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn, luận án, đề tài gồm có các công trình tiêu biểu sau: Luận văn thạc sĩ Triết học “Vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay”, của tác giả Nguyễn Văn Hiếu. Ở đó, tác giả đã tập trung phân tích tầm quan trọng, thực trạng của việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng ở Bắc Ninh. Trong đề tài, tác giả Nguyễn Văn Hiếu cũng phân tích một số giải pháp về giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên ở tỉnh Bắc Ninh. Các giải pháp mà tác giả hướng vào là: giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy về đạo đức sinh thái; giải pháp giáo dục đạo đức sinh thái thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; giải pháp xây dựng cơ sở vật chất cho công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên và giải pháp gắn việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên với việc tham quan thực tế tại các 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0