Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm tại các trường tiểu học Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết kế một số hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục học sinh kĩ năng ứng xử với môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba. Làm rõ hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm và giúp giáo viên có thêm lựa chọn về hình thức và phương pháp dạy học phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm tại các trường tiểu học Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thúy Hà GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thúy Hà GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục tiểu học) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Thúy Hà, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu của tác giả, cơ quan tổ chức khác được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn, chú thích nguồn gốc và được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ PHẠM THÚY HÀ
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Cán bộ quản lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; - Quý thầy cô Phòng Sau đại học, khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; - Tất cả quý thầy cô đã trực tiếp tham gia quản lí, hướng dẫn và giảng dạy trong suốt khoá học. - Đặc biệt, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp, người thầy đã hướng dẫn đề tài và tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn đến cán bộ quản lí cấp tiểu học trên địa bàn Quận 4, tập thể giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Tiểu học Tăng Bạt Hổ B, Tiểu học Nguyễn Thái Bình đã giúp tôi thu thập thông tin và xử lí số liệu để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, quý đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lí và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn TÁC GIẢ PHẠM THÚY HÀ
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM ........................................................................ 8 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................. 8 1.1.1. Các nghiên cứu về học tập trải nghiệm trên thế giới ............................... 8 1.1.2. Nghiên cứu học tập dựa vào trải nghiệm ở Việt Nam ........................... 13 1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 16 1.2.1. Môi trường ............................................................................................. 16 1.2.2. Ứng xử với môi trường .......................................................................... 17 1.2.3. Giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường ............................................... 18 1.2.4. Học tập theo phương thức trải nghiệm................................................... 19 1.3. Cơ sở lí luận về việc học tập theo phương thức trải nghiệm......................... 20 1.3.1. Mục tiêu của hoạt động học tập theo phương thức trải nghiệm............ 20 1.3.2. Vai trò của hoạt động học tập theo phương thức trải nghiệm trong dạy học .................................................................................................. 20 1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động học tập theo phương thức trải nghiệm ............................................................................................ 22 1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo phương thức trải nghiệm ............................................................................................ 23 1.3.5. Dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm ........ 28 1.4. Cơ sở tâm lí học để thực hiện giáo dục kĩ năng ứng xử ................................ 28 1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp Ba .............................................. 28 1.4.2. Đặc điểm học tập kĩ năng của học sinh lớp Ba ...................................... 31
- 1.5. Cơ sở lí luận về việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường theo phương thức trải nghiêm qua môn Tự nhiên và Xã hội............................... 33 1.5.1. Mối quan hệ giữa kĩ năng ứng xử và dạy học môn Tự nhiên và xã hội theo phương thức trải nghiệm ......................................................... 33 1.5.2. Các điều kiện để thực hiện giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên xã hội theo phương thức trải nghiệm ............................................................... 33 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 35 Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG QUA DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ...................................................................... 36 2.1. Khái quát về Giáo dục tiểu học tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh .......... 36 2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng................................................................... 37 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................. 37 2.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................... 37 2.2.3. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát ................................................. 37 2.2.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 38 2.3. Kết quả khảo sát ............................................................................................ 38 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về công tác giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường cho học sinh tại các trường tiểu học ở Quận 4. ..................................................................... 38 2.3.3. Thực trạng tổ chức giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm tại các trường tiểu học ở Quận 4 ........................................ 50 2.4. Đánh giá chung thực trạng giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường cho học sinh tại các trường tiểu học Quận 4 ........................................................ 54 2.4.1. Những mặt mạnh và thuận lợi ................................................................ 54 2.4.2. Những tồn tại.......................................................................................... 55 2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................. 56 2.5. Thực trạng về chương trình và sách giáo khoa hiện hành ............................. 56 2.6. Chương trình GDPT 2018 (Thông tư 32/2018/TT-BGD ngày 26 tháng 12/2018) ......................................................................................................... 58
- Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 62 Chương 3. THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP BA................................ 64 3.1. Mục đích và nguyên tắc thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên theo phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba ............................................................................. 64 3.1.1. Mục đích thiết kế .................................................................................... 64 3.1.2. Nguyên tắc thiết kế................................................................................. 64 3.2. Thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên theo phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba ............................................................................................................. 68 3.2.1. Các tiêu chí lựa chọn nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba và hình thức hoạt động theo phương thức trải nghiệm để thiết kế ............ 68 3.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường theo phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.................................................................................... 69 3.2.3. Một số hoạt động ứng xử với môi trường theo phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba ........................ 73 3.3. Thử nghiệm một số ứng xử với môi trường theo phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba ................................ 81 3.3.1. Mục đích thử nghiệm ............................................................................. 81 3.3.2. Nội dung thử nghiệm ............................................................................. 82 3.3.3. Đối tượng, thời gian và địa bàn thử nghiệm .......................................... 82 3.3.4. Cách thức triển khai thử nghiệm ............................................................ 82 3.3.5. Lựa chọn và bồi dưỡng giáo viên tham gia thử nghiệm ........................ 84 3.3.6. Chuẩn và thang đánh giá kết quả thử nghiệm ........................................ 84 3.3.7. Kết quả thử nghiệm và bình luận ........................................................... 85 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Chữ nguyên CBQL Cán bộ quản lí CSVC Cơ sở vật chất GV Giáo viên GDPT Giáo dục phổ thông HS Học sinh TN&XH Tự nhiên và Xã hội SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên VD Ví dụ
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Những hoạt động phù hợp để tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm ................................................... 46 Bảng 2.2. Các hình thức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội được học sinh yêu thích ................................................................................................ 49 Bảng 2.3. Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba ..................................... 52 Bảng 3.1. Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba được lựa chọn để thiết kế theo phương thức trải nghiệm. ......................................................... 68 Bảng 3.2. Một số hoạt động ứng xử với môi trường theo phương thức trải nghiệm trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba đã thiết kế.................... 73 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá bài kiểm tra về kiến thức của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng ................................................................................ 89 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá bài kiểm tra về thái độ của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng..................................................................................... 90 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá bài kiểm tra về hành vi của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng..................................................................................... 91
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Mô hình học tập qua trải nghiệm của David Kolb Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học .......................................... 11 Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về khái niệm học tập theo phương thức trải nghiệm ..................................................... 38 Biểu đồ 2.2. Tầm quan trọng của việc dạy học theo phương thức trải nghiệm .... 39 Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên trong dạy học ...................................................................... 40 Biểu đồ 2.4. Các mối quan hệ xoay quanh nội dung hoạt động trải nghiệm ở tiểu học.............................................................................................. 41 Biểu đồ 2.5. Ai là người thực hiện hoạt động trải nghiệm .................................... 42 Biểu đồ 2.6. Những đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội ................................. 43 Biểu đồ 2.7. Những chủ đề trong chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp Ba có thể thực hiện việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên theo phương thức trải nghiệm. ................................................ 44 Biểu đồ 2.8. Các hình thức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ............................. 47 Biểu đồ 2.9. Mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi nội dung bài học.................. 48 Biểu đồ 2.10. Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.......................................................................................... 49 Biểu đồ 2.11. Mức độ cần thiết của việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội................................................................................................ 51 Biểu đồ 3.1. Đánh giá của giáo viên về mức độ khả thi của hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên qua hoạt động trải nghiệm đã thử nghiệm. ..................................................................... 87 Biểu đồ 3.2. Đánh giá của giáo viên về mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên qua hoạt động trải nghiệm đã thử nghiệm. ..................................................................... 88 Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá bài kiểm tra về kiến thức của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng .............................................................. 89
- Biểu đồ 3.4. Kết quả đánh giá bài kiểm tra về thái độ của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng ........................................................................... 90 Biểu đồ 3.5. Kết quả đánh giá bài kiểm tra về hành vi của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng ........................................................................... 92
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài Giáo dục đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu vì “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” (Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung phát triển năm 2011). Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân được ví như nền móng của ngôi nhà, móng có vững thì nhà mới chắc chắn. Trẻ được giáo dục tốt từ nhỏ thì lớn lên mới có thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy bậc tiểu học cần được quan tâm đúng mức. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học đòi hỏi Chương trình giáo dục tiểu học cần phải hướng đến bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO đề xướng: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Trong chương trình giáo dục tiểu học, bên cạnh những môn học như Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,…môn Tự nhiên và Xã hội cũng góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; kĩ năng ứng xử, tinh thần trách nhiệm và thái độ tôn trọng môi trường, Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và
- 2 xã hội, phù hợp với lứa tuổi. Đây cũng là môn học có nội dung giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường được lồng ghép, tích hợp nhiều nhất. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã có sự xuất hiện của một môn học mới, đó là Hoạt động trải nghiệm. Đồng thời, trong Chương trình chi tiết của từng môn học, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, phương pháp giáo dục đã đề cập đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học cho học sinh. Những điều này đã yêu cầu và tạo cơ hội thuận lợi để giáo viên tiểu học tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học nhằm hướng đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Học tập dựa vào trải nghiệm tạo cơ hội để học sinh được tiếp xúc trực tiếp và được trải nghiệm thực tế với môi trường xung quanh bằng các giác quan khác nhau, giúp phát huy cao độ vai trò tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện các nét tính cách tích cực cho bản thân học sinh. Giáo viên là người đóng vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh trải nghiệm và tự lực chiếm lĩnh nội dung tri thức, chủ động đạt các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình. Mục tiêu và chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có những điểm phù hợp để dạy học theo phương thức trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm chú trọng đến những kinh nghiệm sẵn có của người học, nó là nguyên liệu đầu vào, là công cụ để người học giải quyết những vấn đề cần lĩnh hội, đi tìm và hình thành kinh nghiệm mới. Với tự nhiên và xã hội, học sinh có nhiều vốn kiến thức và kinh nghiệm, bởi vì đối tượng học tập trực tiếp của môn học này là các sự vật, hiện tượng cụ thể và mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh. Đối tượng này rất gần gũi với học sinh, các em được tiếp xúc trực tiếp bằng các giác quan (nghe, nhìn, nếm, sờ,...) trước khi học tập môn học này. Mặt khác, hoạt động trải nghiệm khuyến khích học sinh sử dụng
- 3 nhiều giác quan để cảm nhận và có xúc cảm đối với sự vật, hiện tượng xung quanh. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, từ lớp Một đến lớp Ba: tri giác mang tính đại thể và thường gắn với hoạt động thực tiễn, tri giác về không gian còn hạn chế, tư duy mang tính cụ thể và trực quan. Do vậy, để hình thành kiến thức mới, kinh nghiệm mới và tăng sự chú ý, nhớ nhanh, nhớ lâu kiến thức, cần tạo cơ hội cho học sinh huy động tất cả vốn kinh nghiệm và sử dụng tất cả các giác quan trong học tập. Riêng đối với học sinh lớp Ba, đặc điểm nhận thức của các em bắt đầu chuyển từ giai đoạn tư duy trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng thì việc dạy học theo phương thức trải nghiệm là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội là quan sát; nó yêu cầu học sinh tiếp cận, khai thác thông tin bằng tất cả giác quan để tìm hiểu sự vật, hiện tượng. Điều này phù hợp với đặc điểm của hoạt động trải nghiệm (Trần Thanh Dư, 2018). Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tập trung nhiều về môi trường tự nhiên nên việc giáo dục, rèn kĩ năng ứng xử với môi trường là cần thiết. Trên thực tế, các trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới tiếp cận với hoạt động trải nghiệm trong thời gian gần đây, hầu hết giáo viên chưa chủ động thiết kế các hoạt động trải nghiệm một cách khoa học, hiệu quả. Việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên còn mờ nhạt, thiên về lí thuyết, chưa tạo điểm nhấn trong chuỗi hoạt động trải nghiệm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm tại các trường tiểu học Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu với hi vọng nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục học sinh kĩ năng ứng xử với môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.
- 4 Làm rõ hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm và giúp giáo viên có thêm lựa chọn về hình thức và phương pháp dạy học phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba . 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba theo phương thức trải nghiệm. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên trong môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm tại các trường tiểu học trên Quận 4 hiện tại còn khá mới mẻ nên việc thiết kế các hoạt động trong môn học này còn nhiều khó khăn đối với giáo viên. Do đó, nếu xác định được những biện pháp phù hợp trên cơ sở nhận thức đúng đắn về đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học và vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội thì kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đối với việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh lớp Ba qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm. 5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh lớp Ba qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm tại các trường tiểu học Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Thiết kế và thử nghiệm một số hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh lớp Ba qua dạy học môn Tự nhiên và
- 5 Xã hội tại các trường tiểu học Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh theo phương thức trải nghiệm. 6. Giới hạn đề tài 6.1. Không gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Về nội dung nghiên cứu Khảo sát thực trạng về hoạt động trải nghiệm trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba. Thiết kế một số hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh tiểu học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba theo phương thức trải nghiệm. Tiến hành khảo sát từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2019 và thử nghiệm sản phẩm từ tháng 3/2019 đến tháng 5/2019 ở một số trường tiểu học trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài: các nghiên cứu về việc dạy học theo hoạt động học tập theo phương thức trải nghiệm trải nghiệm trong và ngoài nước, đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp Ba, đọc và thống kê nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên,....... 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp này được dùng để thu thập ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh để có những minh chứng cụ thể từ thực tế tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tại các trường học trong địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
- 6 7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát sư phạm là phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin đối tượng học sinh trong các hoạt động giáo dục kĩ năng cho học sinh tại trường tiểu học. Việc quan sát nhằm tìm hiểu, đánh giá các hoạt động dạy học của giáo viên; thái độ, kĩ năng và hành vi ứng xử với môi trường của học sinh. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn là phương pháp đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thêm thông tin việc nghiên cứu. Trong đề tài này, phương pháp phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường theo phương thức trải nghiệm trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba. 7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Đây là phương pháp quan trọng trong đề tài. Tiến hành thực nghiệm để có những dữ liệu so sánh, đối chứng, đánh giá mức độ hiệu quả và chứng minh giải thuyết, tính khách quan của kết quả việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh theo phương thức trải nghiệm trong môn Tự nhiên và xã hội lớp Ba. 7.3. Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được để đánh giá thực trạng, phân tích và rút ra kết luận. 8. Đóng góp mới của luận văn - Cung cấp bổ sung cơ sở lí luận của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba. - Đánh giá về thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba theo phương thức trải nghiệm. - Đề xuất quy trình và thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên theo phương thức trải nghiệm trong dạy học 19 bài thuộc chủ đề tự nhiên, 4 bài thuộc chủ đề xã hội của môn Tự nhiên và Xã hội lớp
- 7 Ba; tạo nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Chương 3: Thiết kế và thử nghiệm một số hoạt động theo phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.
- 8 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về học tập trải nghiệm trên thế giới Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Cùng thời gian đó, ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp - Xôcrát (470 - 399 TCN) cũng nêu lên quan điểm: “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”. Đây được coi là những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của “Giáo dục trải nghiệm”. Ở phương Tây, Aristotle (384 - 332 TCN) cho rằng: "Những điều chúng ta phải học trước rồi mới làm, chúng ta học qua làm việc đó". Trong rất nhiều quan điểm, triết lí khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Bác sĩ - nhà giáo dục Montessori khẳng định: "Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường", có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải "qua hoàn cảnh sống bên ngoài", qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Một trong những tư tưởng triết lí của Montessori là "không nên coi trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với đôi tay tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành" [4, tr59]. Montessori gọi đôi tay là công cụ của trí tuệ và nhận định "đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh của trẻ". Như vậy, "trải nghiệm" theo quan điểm Montessori nhấn mạnh
- 9 việc học được thực hiện qua tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lí tính (sự phối hợp của đôi tay và trí óc) và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hoàn thiện. Vai trò của trẻ trong quá trình trải nghiệm không chỉ là người tham gia mà chính là chủ thể thực hiện tương tác với đối tượng để kiến tạo những kiến thức mới trở thành kinh nghiệm của bản thân. “Giáo dục trải nghiệm” được thực sự đưa vào giáo dục hiện đại từ những năm đầu của thế kỉ 20. Tại Mĩ, năm 1902, “Câu lạc bộ trồng ngô” đầu tiên dành cho trẻ em được thành lập, câu lạc bộ có mục đích dạy các học sinh thực hành trồng ngô, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp qua các công việc nhà nông thực tế. Hơn 100 năm sau, hệ thống các câu lạc bộ này trở thành hoạt động cốt lõi của tổ chức 4-H, tổ chức phát triển thanh thiếu niên lớn nhất của Mĩ, tiên phong trong ứng dụng học tập qua lao động, trải nghiệm. John Dewey (1859-1952), một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Hoa Kì vào thế kỉ 20, là người đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại của Hoa Kì. Năm 1896, John Dewey bắt đầu ý tưởng về giáo dục dựa trên kinh nghiệm (experiential education). Ông cho rằng mỗi đứa trẻ, mỗi người học với học tập, chính là học qua trải nghiệm, qua nguyên lí giáo dục: “Nếu bạn nói, tôi sẽ quên. Nếu bạn chỉ dẫn, tôi sẽ nhớ một nửa. Và nếu bạn để tôi làm, tôi sẽ không thể quên” Dewey tin rằng học tập cần thiết thực và việc đến trường không cần thiết phải dài lâu và bị hạn chế. Ý tưởng của ông là trẻ con tới trường để thực hành và sống trong một cộng đồng mang lại cho chúng những trải nghiệm thực, được hướng dẫn, tập trung vào khả năng đóng góp cho xã hội. Ông tin rằng giáo dục nên được dựa trên nguyên tắc học tập qua thực hành. Vào những năm 1970, nhà tâm lí học người Mĩ David Kolb cùng với Roger Fry đã phát triển mô hình Học tập qua trải nghiệm (Experiential
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn