Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất một số biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỷ luật cho SV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG LA DUY GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG LA DUY GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngành: Giáo dục học Mã số: 8.14.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH THÁI NGUYÊN, 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh. Các số liệu và luận cứ nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào./. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 TÁC GIẢ Nông La Duy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đang công tác tại Đại Học sư phạm Thái Nguyên, Khoa Tâm lý - Giáo dục đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo Phòng, Khoa và tập thể đội ngũ giảng viên trong Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và triển khai đề tài. Cảm ơn gia đình và tập thể lớp Cao học Giáo dục học K25A đã gắn bó, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 TÁC GIẢ Nông La Duy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 7. Cấu trúc đề tài. .......................................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ....................... 5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 5 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................... 5 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ....................................................................... 8 1.2.1. Kỷ luật................................................................................................................. 8 1.2.2. Giáo dục .............................................................................................................. 9 1.2.3. Giáo dục kỷ luật ................................................................................................ 10 1.2.4. Giáo dục kỷ luật cho sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ....... 10 1.3. Một số lý luận cơ bản về kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ......................................................................................................... 11 1.3.1. Đặc điểm sinh viên học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ....... 11 1.3.2. Biểu hiện tính kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh .................................................................................................................... 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.3.3. Các giai đoạn hình thành kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ................................................................................................ 14 1.4. Giáo dục kỷ luật cho sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ..... 16 1.4.1. Yêu cầu giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ......................................................................................................... 16 1.4.2. Mục tiêu giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ......................................................................................................... 16 1.4.3. Nội dung giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ......................................................................................................... 18 1.4.4. Các phương pháp giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ................................................................................................ 19 1.4.5. Các hình thức giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ......................................................................................................... 25 1.4.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ................................................................................ 27 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ......................................................................... 29 1.5.1. Những yếu tố chủ quan ..................................................................................... 29 1.5.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 33 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ........................................................................................................ 34 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 34 2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát ........................................................................... 34 2.1.2. Mục tiêu khảo sát .............................................................................................. 37 2.1.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 37 2.1.4. Đối tượng, địa bàn khảo sát .............................................................................. 37 2.1.5. Phương pháp điều tra, khảo sát ......................................................................... 38 2.1.6. Thời gian khảo sát............................................................................................. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................... 38 2.2.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên ........................................ 38 2.2.2. Đánh giá của giảng viên và sinh viên về thái độ học tập và rèn luyện của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên .... 44 2.2.3. Thực trạng giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ................................................................................................ 48 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên hiện nay..................... 60 2.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ........................................... 64 2.3.1. Những ưu điểm ................................................................................................. 64 2.3.2. Những hạn chế .................................................................................................. 65 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................................... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 67 Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ........................................................................................................ 68 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái nguyên ........................................... 68 3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ và tính hệ thống ............................................................ 68 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 68 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát huy .................................................................... 69 3.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ................................................... 70 3.2.1. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ........... 70 3.2.2. Tổ chức thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày theo nếp sống quân sự cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ....... 71 3.2.3. Đổi mới nội dung rèn luyện kỷ luật quân đội cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên .......................................... 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.2.4. Tổ chức mô hình trung đội (lớp) SV tự quản trong Giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ........... 76 3.2.5. Thực hiện các hình thức hoạt động ngoại khóa nhằm Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên .... 80 3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ................................... 84 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 90 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp ............................ 91 3.4.1. Các bước khảo nghiệm ..................................................................................... 91 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 98 1. Kết luận ................................................................................................................... 98 2. Kiến nghị................................................................................................................. 98 2.1. Đối với các trường thuộc Đại học Thái Nguyên.................................................. 98 2.2. Đối với giảng viên, cán bộ quản lý sinh viên và công tác Đoàn tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. .................................. 99 2.3. Đối với sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ............................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 100 PHẦN PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 AN An ninh 2 GV Giảng viên 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GDQP&AN Giáo dục quốc phòng và an ninh 5 Nxb Nhà xuất bản 6 QP Quốc phòng 7 SGK Sách giáo khoa 8 SV Sinh viên 9 TB Thứ bậc 10 Tr Trang 11 XHCN Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nhận thức của Cán bộ, GV và SV tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên về tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật............................... 39 Bảng 2.2. Đánh giá của GV về các biểu hiện tính kỷ luật của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên ......................................................... 41 Bảng 2.3. Đánh giá của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên về biểu hiện tính kỷ luật của bản thân ............................................................ 43 Bảng 2.4: Đánh giá của GV về những biểu hiện vi phạm kỷ luật của SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay ................................... 44 Bảng 2.5: Đánh giá của sinh viên về các biểu hiện vi phạm kỷ luật của SV tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh ........................................... 46 Bảng 2.6. Ý kiến của GV về mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên .. 49 Bảng 2.7. Đánh giá của GV về việc thực hiện nội dung giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay. ................... 51 Bảng 2.8. Đánh giá của GV về phương pháp giáo dục tính kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh ............................................. 53 Bảng 2.9. Đánh giá của giảng viên về việc sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay ..................................................................................................... 56 Bảng 2.10. Đánh giá của GV về các hình thức kiểm tra, đánh giá giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay. ...... 59 Bảng 2.11. Đánh giá của giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay. ...... 60 Bảng 2.12. Đánh giá của SV về các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay.................... 62 Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ............................... 92 Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất .................................. 94 Bảng 3.3 .Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............. 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1.Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...........96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cho học sinh, sinh viên (SV) là một trong những nội dung của chiến lược đào tạo con người, nhằm đào tạo ra những con người mới có đủ trình độ năng lực để thực hiện tốt hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Chính vì vậy, ngay sau khi nước nhà thống nhất, ngày 28/4/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 107- CT/TW về “Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng nhân dân, chuẩn bị cho thể hệ trẻ sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”.[7]. Để thực hiện tốt nhiệm vụ GDQP&AN trong tình hình mới, ngày 3/5/2007 Bộ chính trị ra Chỉ thị số 12-CT/TW về “tăng cường công tác quốc phòng toàn dân”. Ngày 19/ 6/2013, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật GDQP&AN số 30 quy định nguyên tắc, chính sách, nội dung cơ bản, hình thức GDQP&AN, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và trách nhiệm của công dân về GDQP&AN. Khẳng định sự nhất quán trong thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước với GDQP&AN trong việc luật hóa môn học, tạo hành lang pháp lý cho cả hệ thống chính trị, nhân dân, học sinh, SV thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân trong tình hình mới. Nhiệm vụ GDQP&AN với mục tiêu tổng quát của chiến lược quốc phòng nước ta là xây dựng nền quốc phòng toàn dân có lực lượng ngày càng vững mạnh, thế trận ngày càng vững chắc, đủ sức ngăn chặn, đẩy lùi, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của của kẻ thù, do vậy cần thiết phải đổi mới công tác GDQP&AN nói chung và giáo dục kỷ luật quân đội cho SV học GDQP&AN nói riêng trong tình hình hiện nay. Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay đang đảm nhiệm nhiệm vụ GDQP&AN cho SV các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp thuộc Đại học Thái Nguyên. Khi SV tham gia học tập, rèn luyện tại Trung tâm thì phải ăn ở tập trung, học tập và rèn luyện trong môi trường quân sự với nội dung chương trình một khóa học với thời gian 5 tuần. Do vậy, việc duy trì kỷ luật, tác phong đối với SV là hết sức quan trọng. Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tổ chức, quản lý, giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP&AN nói chung, nâng cao chất lượng giáo dục kỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- luật cho SV học GDQP&AN nói riêng, những năm qua Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ việc học tập cũng như duy trì kỷ luật quân đội, tác phong quân nhân đối với SV khi đến học tập trung. Nhờ đó, mà chất lượng dạy học ở Trung tâm đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt, phong trào học tập sôi nổi, từng bước được nâng lên, việc duy trì các chế độ nền nếp, giáo dục kỷ luật cho SV đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục kỷ luật cho SV học GDQP&AN nói riêng có những nội dung còn hạn chế, bất cập. Đáng quan tâm là chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục kỷ luật cho SV học GDQP&AN còn chưa thực sự được chú trọng, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tự giác, kỹ năng sống của SV còn hạn chế, vẫn còn không ít SV trượt các học phần và tỷ lệ SV vi phạm kỷ luật ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do nhận thức của bộ phận không nhỏ cán bộ, GV (giảng viên), nhân viên và SV trong Trung tâm về giáo dục kỷ luật chưa sâu sắc; sự phối hợp giữa các phòng, khoa, và các bộ phận chức năng trong Trung tâm có lúc còn chưa chủ động, hệ thống các văn bản, quy định về quản lý SV chưa đồng bộ; Các hoạt động tổ chức đoàn thể có lúc còn đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo SV tham gia, vai trò của cán bộ, GV trong công tác giáo dục chưa thực sự quan tâm và sâu sát trong việc rèn luyện nền nếp, tác phong trong học tập và sinh hoạt của SV... Thực trạng trên đòi hỏi công tác giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên cần được quan tâm đúng mức; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật nhằm giáo dục cho SV tính tự giác, tích cực trong học tập, tự tu dưỡng rèn luyện, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, phẩm chất đạo đức; tác phong nghề nghiệp để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên” làm đề tài luận văn cao học, chuyên ngành Giáo dục học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất một số biện pháp giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- kỷ luật cho SV nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỷ luật cho SV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN. - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên - Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục kỷ luật cho cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo GDQP&AN cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó giáo dục kỷ luật cho SV có vai trò quan trọng. Nếu phân tích đánh giá đúng thực trạng công tác giáo dục kỷ luật cho SV hiện nay, tìm ra được nguyên nhân tồn tại thì sẽ đề xuất được một số biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên phù hợp, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo môn học GDQP&AN, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong tình hình hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thông qua thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến giáo dục kỷ luật cho SV. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: quan sát quá trình giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay. Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi để khảo sát các đối tượng SV, cán bộ quản lý và GV. Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp phỏng vấn với SV, cán bộ quản lý, GV về giáo dục kỷ luật cho cho SV. Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các nhà khoa học, các nhà sư phạm. 6.3. Phương pháp thống kê Tác giả sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu và tính toán các tham số đặc trưng mang tính khách quan. 7. Cấu trúc đề tài. Chương 1: Cơ sở lý luận giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh. Chương 2: Thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Kỷ luật là vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, nên trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các bình diện khác nhau. Ở góc độ Triết học, C.Mác và Ph.Ănghen cho rằng: Kỷ luật là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là điều kiện đảm bảo cho mọi hoạt động của bất kỳ cộng đồng, tổ chức nào diễn ra thành công [34]. V.I. Lênin cũng khẳng định: “Sự sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sự sản xuất vật chất, những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị sử dụng kỷ luật như một thứ vũ khí, một công cụ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình”[35]. “Tổ chức lao động xã hội của chế độ phong kiến dựa vào kỷ luật roi vọt, vào tình trạng ngu muội và khiếp nhược đến cùng cực của người lao động. Tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa tư bản dựa vào kỷ luật đói khát. Tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa cộng sản mà bước đầu là chủ nghĩa xã hội thì dựa vào sự tự giác, tự nguyện của những người lao động”[36]. Trong lĩnh vực giáo dục kỷ luật cho học sinh A.X.Macarenco khẳng định: “Sự rèn luyện tính kỷ luật là một quá trình phức tạp, là kết quả chung của toàn bộ quá trình giáo dục” và kỷ luật tạo ra: “Vẻ đẹp cho bộ mặt văn hóa của nhà trường, trường học mà thiếu kỷ luật thì giống như cái cối xay nước mà không có nước” và nhiệm vụ của trường học là phải tìm ra những biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh, bởi vì “Kỷ luật làm cho quá trình giáo dục tiến hành có kết quả và ngược lại kỷ luật là kết quả nỗ lực của cả tập thể học sinh trong các hoạt động hàng ngày…” [37] Trong lĩnh vực quân sự Ph.Ăngghen đã quan niệm rằng kỷ luật quân sự như một phương tiện, biện pháp tất yếu của việc tổ chức các quân đội, là một nhân tố cực kỳ quan trọng của sẵn sàng chiến đấu. Thiếu kỷ luật thì không thể có một quân đội nào thắng trận được. Trong các tác phẩm của mình Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Toàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- bộ cuộc sống và hoạt động của quân đội được quy định một cách nghiêm khắc bởi điều lệnh, mệnh lệnh của người chỉ huy. Do vậy, hoạt động quân sự ấy phải được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật đặc biệt nghiêm minh”. Ông cho rằng, khi một đội quân được quan tâm huấn luyện cẩn thận, chu đáo mọi người lính sống có kỷ luật, thì “Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là giáo dục cho con người một thái độ đúng, mà còn giáo dục những thói quen hành vi đúng, đó là tính kỷ luật. Việc giáo dục những thói quen đó là một công việc khó khăn” [22]. Từ những quan niệm trên, cho thấy giáo dục kỷ luật có vai trò hết sức quan trọng trong các nhà trường và đời sống xã hội. Nhờ có kỷ luật thì người lao động đoàn kết thống nhất thành một khối, chấp hành mọi nội quy, quy chế, tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện các công việc được giao. Kỷ luật còn là thước đo giá trị và chất lượng cuộc sống, và công cụ đảm bảo quyền lợi chính đáng của con người. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, giáo dục giáo dục kỷ luật, tính kỷ luật đã có nhiều công trình nghiên cứu cho các đối tượng học sinh phổ thông, SV và học viên các trường quân sự có thể kể đến các công trình sau: Năm 1991 trên tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục” có bài viết của tác giả Nghiêm Thị Phiến: “Hình thành tính kỷ luật trong hoạt động học tập của học sinh cấp II [24] và năm 1996 có bài: “Hình thành tính kỷ luật trong hoạt động học tập cho học sinh lớp 1” [25]. Trong hai công trình này, tác giả đã làm rõ đặc điểm và những biểu hiện tính kỷ luật của học sinh và từ đó đã đề xuất các biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh ở các lứa tuổi này. Năm 2005 Phạm Minh Hùng [17] có công trình nghiên cứu về “Biện pháp giáo dục tính kỷ luật trong hoạt động học tập trên lớp cho học sinh đầu bậc tiểu học”, tác giả cho rằng tính kỷ luật học tập như là một thành tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động giáo dục. Đồng thời, tác giả đã cho thấy các yếu tố cơ bản của tính kỷ luật học tập và con đường hình thành phẩm chất này. Năm 2013 Vũ Thị Hương Lý [20] nghiên cứu về “Giáo dục tính kỷ luật học tập cho SV Cao đẳng Sư phạm trong đào tạo học chế tín chỉ”, tác giả cho rằng: trong điều kiện SV học tập theo hình thức tín chỉ thì kỷ luật học tập đóng vai trò hết sức quan trọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Trong các nhà trường quân đội, việc giáo dục kỷ luật cho học viên là một tất yếu, vì đó là yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh của quân đội. Là người khai sinh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bác luôn dày công chăm lo, rèn luyện và giáo dục quân nhân trong mọi lĩnh vực, nhất là tính kỷ luật. Kế thừa một cách khoa học, sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, trong quá trình giáo dục, rèn luyện Quân đội ta, Bác chỉ rõ: “Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua”[16]; và Người dạy: “Muốn nâng cao chí khí chiến đấu, cố nhiên là phải học tập chính trị và quân sự, phải giữ thật nghiêm kỷ luật. Kỷ luật là sức mạnh của quân đội” hay “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm. Vì vậy, kỷ luật phải nghiêm minh”[15]. Trong nội dung xây dựng kỷ luật quân đội, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ phải chăm lo xây dựng kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Người yêu cầu phải giáo dục toàn diện về chính trị, đạo đức, kỷ luật và tinh đoàn kết quân nhân - quân nhân, quân nhân - nhân dân. Kỷ luật ấy phải xuất phát từ tính tự giác, tự nguyện của từng cá nhân và của cả tập thể. Kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục kỷ luật cho học viên các trường quân sự đã được nhiều tác giả nghiên cứu, có thể kể đến những các công trình sau đây: Luận án tiến sĩ giáo dục học của tác giả Phạm Đình Hòe với đề tài:“Hệ thống biện pháp giáo dục kỷ luật cho học viên văn hóa nghệ thuật quân đội” [14]; Luận án tiến sĩ giáo dục học: “Nghiên cứu quy trình tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường quân đội” của tác giả Vũ Quang Hải [12], và “Sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục thói quen hành vi kỷ luật cho học viên sĩ quan ở các trường đại học quân sự”, luận án tiến sĩ giáo dục học của tác giả Phạm Minh Thụ [32]. Các nghiên cứu trên đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của kỷ luật trong hoạt động vũ trang và nhấn mạnh: Việc luyện tập thói quen hành vi kỷ luật của học viên luôn luôn gắn liền với rèn luyện kỷ luật, ý chí, rèn luyện bản lĩnh, ý thức kỷ luật của người sĩ quan tương lai. Đồng thời, các tác giả cũng đã đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật cho học viên trong học tập ở các nhà trường thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Đặc biệt, đã làm rõ tác dụng, hiệu quả của các biện pháp giáo dục như nêu gương, thuyết phục, khen thưởng, trách phạt đối với việc giáo dục kỷ luật cho học viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Như vậy, những nghiên cứu về kỷ luật của các tác giả trong nước cũng đã xác định được các thành phần cấu trúc của kỷ luật và đề ra được các biện pháp giáo dục kỷ luật cho học sinh. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là SV Trung tâm GDQP&AN còn đang khuyết, chưa có những nghiên cứu cụ thể. Thực tiễn đó cho thấy, việc cần thiết phải có những nghiên cứu về giáo dục kỷ luật cho đối tượng là SV Trung tâm GDQP&AN. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Kỷ luật Theo A. X. Macarenkô cho rằng: “Kỷ luật là tập hợp những quy tắc hành vi, những thói quen đã được hình thành ở con người thông qua quá trình giáo dục; nó là sản phẩm của toàn bộ quá trình giáo dục, bao gồm cả quá trình giảng dạy, giáo dục chính trị, quá trình hình thành tính cách, cọ xát và giải quyết xung đột trong tập thể…”[1]. Các từ điển ở trong và ngoài nước đã viết: - Kỷ luật: “Hình thức nhất định của hành vi con người phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được hình thành trong xã hội, cũng như với các quy tắc và nguyên tắc của một tổ chức nào đó. Kỷ luật mang tính chất bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội…” [29]. - Kỷ luật: Trật tự nhất định trong hành vi của con người theo những chuẩn mực do luật pháp, đạo đức quy định trong từng thời kì lịch sử, vì lợi ích của toàn xã hội hay giai cấp, tập đoàn xã hội riêng rẽ hay của một cộng đồng. Kỷ luật là phương tiện để thống nhất hành động trong cộng đồng. Theo nghĩa rộng, kỷ luật là phương thức để thực hiện một trật tự xã hội nhất định (kỷ cương).” [28]. Các định nghĩa trên đây tuy được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, song khi nói đến kỷ luật các tác giả đều đã đề cập đến kỷ luật là trật tự nhất định trong hành vi, tập hợp những quy tắc hành vi, những thói quen đã được hình thành,… nói đến kỷ luật là nói đến sự tuân thủ những quy tắc, quy định bắt buộc mọi người trong tổ chức phải thực hiện. Kỷ luật chính là sự chấp hành của con người về những quy định, luật lệ cụ thể nào đó, từ đó hình thành một phẩm chất tâm lý rất quan trọng của con người đó là sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- nhận thức chấp hành, năng lực chấp hành nghiêm, đúng về một yêu cầu nào đó. Đấy là tính kỷ luật, chính sự chấp hành ấy mới tạo ra “trật tự nhất định trong hành vi”, những thói quen đã được hình thành. Mỗi người hoạt động có kỷ luật mới có thể tạo ra cho mình một chất mới, năng lực mới bảo đảm cho tập thể và mỗi thành viên phát huy sức mạnh, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng: Kỷ luật là sự chấp hành nghiêm minh của con người đối với các trật tự, quy tắc, mệnh lệnh được quy định bởi luật pháp Nhà nước, luật lệ của cộng đồng người vì sự tồn tại và phát triển của chính mình, đó chính là kết quả của toàn bộ quá trình giáo dục, tự giáo dục, hình thành nhân cách của mỗi người. Tổng hợp các nhiên cứu cho thấy, trong xã hội luôn tồn tại ba loại hình kỷ luật: kỷ luật chung mang tính nhân loại, do nhu cầu tồn tại của loài người; kỷ luật riêng của một cộng đồng, một tổ chức, một nghề nghiệp có tính đặc thù như: kỷ luật Đảng, kỷ luật quân sự, kỷ luật trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật… và kỷ luật của mỗi cá nhân con người do nhu cầu tồn tại, phát triển, sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần của cá nhân trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội loài người và cộng đồng, tổ chức, nghề nghiệp mà mình đang tồn tại, hoạt động trong đó. Ba loại kỷ luật đó tồn tại trong thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau nhằm phát huy tối đa khả năng vốn có của con người vì những giá trị, lợi ích của cộng đồng, của tổ chức và của mỗi con người trong những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể. 1.2.2. Giáo dục Theo các nhà lý luận giáo dục Trần Thị Tuyết Oanh; Phạm Viết Vượng; Vũ Công Hoàn quan niệm giáo dục được hiểu ở 2 mức độ: Giáo dục theo nghĩa rộng và giáo dục theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu đó là quá trình tổng thể của các tác động sư phạm, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm đào tạo con người có phẩm chất, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội. Theo nghĩa hẹp, giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm hình thành thế giới quan, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, những nét tính cách và những phẩm chất nhân cách cần thiết khác của mỗi cá nhân. [33]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 408 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 540 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 515 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 298 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 213 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 189 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn