intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục học: Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu việc xây dựng hệ thống bài tập và phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn bản miêu tả. Giúp cho quá trình dạy và học cũng như khả năng khả năng viết văn miêu tả của HS tốt hơn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục học: Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 6 Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng THÁI NGUYÊN - 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong công trình nào khác. Tác giả luận văn TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG Xác nhận Xác nhận của Trưởng khoa chuyên môn của Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Thu Hằng i
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện, luận văn: “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6” của tôi đã hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và khả năng có hạn, luận văn của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Đầu tiên, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Thu Hằng - người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tiếp đó, tôi xin cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ văn, các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Thư viện trường và Trung tâm học liệu về tài liệu tham khảo để tôi hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các thầy cô giáo cùng các em học sinh ba trường THCS Cao Xanh, THCS Trại Cau và THCS Lam Hạ đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này đúng thời gian quy định. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện luận văn Trần Thị Hương Giang ii
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................. iv Danh mục các bảng ........................................................................................................ v Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ........................................................................................ vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................7 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 8 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................................8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PTNL TLVB MIÊU TẢ CHO HS LỚP 6 ............................................................................................................................ 9 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................9 1.1.1. Văn miêu tả - khái niệm và một số đặc trưng cơ bản ..........................................9 1.1.2. Năng lực tạo lập văn bản miêu tả ......................................................................14 1.1.3. Bài tập và hệ thống bài tập ................................................................................21 1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của HS lớp 6..............................................25 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................26 1.2.1. Nội dung chương trình SGK, tài liệu tham khảo,... về văn miêu tả lớp 6 ................26 1.2.2. Thực trạng dạy - học văn miêu tả ở lớp 6 .......................................................... 28 Kết luận chương 1 ........................................................................................................33 Chương 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 6 ............................................34 iii
  5. 2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả ...................................................................................................................34 2.1.1. Phù hợp với mục tiêu của môn học ...................................................................34 2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng và tính phong phú ...................................34 2.1.3. Phù hợp với thực tiễn dạy học Ngữ văn ............................................................ 34 2.1.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS............................................35 2.2. Giới thiệu mô hình hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả.......................................................................................................................... 35 2.3. Hệ thống bài tập nhằm PTNL quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả........................................................................................... 37 2.3.1. Hệ thống bài tập PTNL quan sát cho HS khi làm văn miêu tả .......................... 37 2.3.2. Hệ thống bài tập PTNL liên tưởng, tưởng tượng cho HS khi làm văn miêu tả...................................................................................................................................43 2.3.3. Hệ thống bài tập PTNL so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ........................47 2.4. Hệ thống bài tập nhằm PTNL tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả.......................................................................................................................... 50 2.4.1. Hệ thống bài tập PTNL phân tích, nhân diện, tìm hiểu đề ................................ 50 2.4.2. Hệ thống bài tập PTNL tìm ý ............................................................................52 2.4.3. Hệ thống bài tập PTNL lập dàn ý ....................................................................544 2.5. Hệ thống bài tập nhằm PTNL diễn đạt trong bài văn miêu tả .............................. 56 2.5.1. Hệ thống bài tập nhằm PTNL viết mở đoạn ......................................................56 2.5.2. Hệ thống bài tập nhằm PTNL viết thân đoạn ....................................................59 2.5.3. Hệ thống bài tập nhằm PTNL viết kết đoạn ......................................................64 2.5.4. Hệ thống bài tập PTNL liên kết đoạn trong bài văn miêu tả ............................. 65 2.6. Hệ thống bài tập nhằm PTNL phát hiện và sửa lỗi trong bài văn miêu tả ..................69 2.6.1. Hệ thống bài tập nhằm PTNL phát hiện và sửa chữa lỗi về bố cục ..................69 2.6.2. Hệ thống bài tập nhằm PTNL phát hiện và sửa chữa lỗi về nội dung ...............69 2.6.3. Hệ thống bài tập nhằm PTNL phát hiện và sửa chữa lỗi về diễn đạt ................70 2.7. Phương hướng vận dụng hệ thống bài tập nhằm PTNL TLVB miêu tả ...............70 2.7.1.Vận dụng hệ thống bài tập trong dạy - học văn miêu tả ở phân môn TLV ...............70 iv
  6. 2.7.2. Vận dụng hệ thống bài tập nhằm PTNL TLVB miêu tả vào các phân môn khác của môn Ngữ văn ................................................................................................ 71 Kết luận chương 2 ........................................................................................................72 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................73 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................... 73 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .......................................................................73 3.3. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................................74 3.4. Nội dung thực nghiệm .......................................................................................... 76 3.4.1. Thực nghiệm thăm dò ........................................................................................76 3.4.2. Thực nghiệm dạy học (kiểm tra đánh giá) .........................................................79 3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................. 91 3.5.1. Kết quả thực nghiệm thăm dò ............................................................................92 3.5.2. Kết quả thực nghiệm dạy học ............................................................................95 3.6. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................................86 3.6.1. Về thực nghiệm thăm dò ....................................................................................86 3.6.2. Về thực nghiệm dạy học ....................................................................................86 KẾT LUẬN .................................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100 v
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ, cụm từ Viết tắt 1 Giáo viên GV 2 Học sinh HS 3 Làm văn LV 4 Tiếng Việt TV 5 Tạo lập văn bản TLVB 6 Trung học cơ sở THCS 7 Trung học phổ thông THPT 8 Phát triển năng lực PTNL 9 Sách giáo khoa SGK 10 Sách giáo viên SGV iv
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả khảo phỏng vấn GV về năng lực TLVB của HS lớp 6 ..................29 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát bài kiểm tra TLVB miêu tả của HS lớp 6....................30 Bảng 3.1. Kết quả các bài tập: Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý. .................................................92 Bảng 3.2. Kết quả các bài tập: Diễn đạt ......................................................................93 Bảng 3.3. Kết quả các bài tập: Phát hiện và sửa chữa lỗi ............................................93 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng .................95 Bảng 3.5. Kết quả điểm bài làm văn ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. ............... 96 v
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm PTNL TLVB miêu tả cho HS lớp 6 .................... 36 Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. ........................ 95 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả bài làm văn của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng..................... 96 vi
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong cuộc sống có vô vàn sự vật hiện tượng mà không phải lúc nào ta cũng được tiếp xúc trực tiếp với chúng, nhưng chúng ta vẫn có thể hình dung ra sự vật, hiện tượng đó bằng cách miêu tả. Miêu tả càng sinh động, chân thực thì người đọc, người nghe càng dễ hình dung ra đối tượng. Văn miêu tả được dạy từ Tiểu học nhằm bước đầu hình thành kĩ năng miêu tả các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, đến bậc THCS việc dạy và học văn miêu tả được nâng cao giúp ta hình thành khái niệm và cách TLVB miêu tả. Văn miêu tả không chỉ chiếm vị trí quan trong trong phân môn Làm văn mà yếu tố miêu tả còn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống. 1.2. Khi dạy học văn miêu tả việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm PTNL TLVB miêu tả là hết sức quan trọng. Nghị quyết số 29 NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đặc biệt chú trọng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Khi tiến hành xây dựng lại nội dung chương trình môn Ngữ văn thì phần Làm văn cũng đã điều chỉnh về phương pháp cho phù hợp. Một trong những nội dung mới và những phương pháp phù hợp để phát huy năng lực - đặc biệt là năng lực TLVB cho HS đã được triển khai trong phần Làm văn được quan tâm để đáp ứng được nhu cầu giáo dục đề ra. 1.3. Về mặt phương pháp dạy học, đã từ lâu các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý tới vấn đề xây dựng hệ thống bài tập. Các bài tập được tổ chức một cách hệ thống, có cơ sở khoa học, nhằm mục tiêu hình thành những năng lực, phẩm chất nhất định cho HS. Với phần văn miêu tả, lâu nay việc xây dựng hệ thống bài tập cho HS cũng đang được quan tâm. Nhưng những bài tập ấy một mặt chưa có tính hệ thống, mặt khác chưa tập trung rèn luyện phát triển đầy đủ các năng lực cần có để TLVB miêu tả. Dẫn đến chất lượng dạy và học văn miêu tả còn nhiều hạn chế. 1.4. Thực tế các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở bậc Tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và ít có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh bây giờ quả là ít ỏi, 1
  11. hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là dịch vụ mạng tràn lan cuốn hút lòng trẻ. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh. Để dạy và học Làm văn hiệu quả đòi hỏi yêu cầu rất lớn đối với người dạy. Trong đó GV trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 6 còn rất lúng túng trong việc hướng dẫn HS TLVB, hơn thế nữa hệ thống bài tập để các em PTNL TLVB còn tương đối ít và chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Làm sao để một giờ học đảm bảo định hướng tích hợp, vừa không khô khan cứng nhắc mà vẫn cung cấp đủ những kiến thức đồng thời hình thành và phát triển năng lực tạo lập văn bản cho HS. Đó là vấn đề tương đối khó đặt ra cho người dạy. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6”, nhằm nâng cao quá trình dạy - học văn miêu tả được tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1.Tình hình nghiên cứu về văn miêu tả và dạy học văn miêu tả 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về văn miêu tả đã có rất nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài đề cập đến. Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi, khám phá, đề xuất một số nội dung cơ bản về văn miêu tả và dạy học văn miêu tả ở trường phổ thông. Một số công trình nghiên cứu có tính chất liên quan đến đề tài : - Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiên (1999), “Phương pháp dạy học tiếng Việt”, tập 1, NXB GD. Tài liệu này cung cấp những phương pháp dạy TV nói chung và phân môn LV nói riêng. Do vậy, tác giả chỉ đề cập nhiều đến những mảng nội dung lớn chứ chưa đi sâu vào những vấn đề thật cụ thể. - Tô Hoài (1999), “Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả”, NXB GD. Trong quyển sách này tác giả Tô Hoài tổng kết một số kinh nghiệm trong việc quan sát, tìm ý, thu thập dữ liệu để viết văn. Tuy nhiên những kinh nghiệm của tác giả chỉ dành cho những người viết văn thành thạo mới có thể vận dụng được. Đối với lứa tuổi học sinh lớp 6, các em còn non nớt nên khó áp dụng thành công vào việc học tập của mình. 2
  12. - Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng (1996), “Văn miêu tả và kể chuyện”, NXB GD. Công trình này mới chỉ đề cập đến những nét chung nhất của một bài văn miêu tả, những vấn đề đưa ra vẫn còn là trừu tượng đối với GV và HS. Vì thế GV khó vận dụng vào quá trình dạy và học của HS. - Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử (chủ biên), (2000) có cuốn “Văn tường thuật, kể chuyện, miêu tả”, NXB ĐHQG Hà Nội. Cuốn sách này có giá trị nhưng chưa nêu được cách dạy và học văn miêu tả sao cho hợp lý PTNL TLVB cho HS. - Các sáng kiến kinh nghiệm như: sáng kiến kinh nghiệm của Nguyễn Thị Thủy với tên đền tài là “Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 6 trường THCS Sốp Cộp”, luận văn của Nguyễn Thị Thùy Linh với tên đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 4,5”, luận văn của Hà Thị Thu Huyền với tên đề tài “Biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho HS lớp 5”, GV. Tô Thị Mỹ Tuyền với chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học đã đưa ra đề tài “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 6”.... - Bộ GD&DT (2003), SGK Ngữ văn lớp 6, SGV Ngữ văn 6, NXB GDVN. Đây là hai cuốn sách mang tính chất công cụ của người giáo viên. Văn bản miêu tả được đưa vào tiểu học từ lớp 4 sau đó đến lớp 6 THCS. Các nhà biên soạn đã đưa vào SGK Ngữ văn 6 các bài như: Tìm hiểu chung về văn miêu tả, quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; phương pháp tả cảnh; phương pháp tả người; luyện nói về văn miêu tả… làm tiền đề cho việc dạy và học kiểu văn bản này. Các nhà biên soạn SGV định hướng cách dạy học những bài LV miêu tả cụ thể trong chương trình là chủ yếu, phương pháp dạy văn miêu tả vẫn còn mờ nhạt và sơ lược. Việc phân biệt văn bản miêu tả với một số dạng văn bản có trong chương trình như văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận nằm ở mức độ sơ lược, người biên soạn chưa đưa ra được tiêu chí để so sánh. Ngay cả phương pháp TLVB miêu tả SGV cũng chỉ dừng lại ở những nét cơ bản nhất chứ không đi vào cụ thể. Tuy nhiên, dù ở mức độ sơ giản, nhưng các nội dung về văn bản miêu tả được đề cập trong SGKvà SGV lớp 6 là những tư 3
  13. liệu hết sức quan trọng cho người dạy, người học và là một cơ sở cho chúng tôi thực hiện đề tài này. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở một số nước trên thế giới Các nội dung và phương pháp dạy học văn miêu tả ở trong khu vực và các nước trên thế giới hiện nay rất khác nhau. Mặc dù vậy những kiến thức cơ bản về văn miêu tả hầu như đã được thống nhất ở đa số các nước. - Tại Pháp,nhóm tác giả J. Brun, A. Doppagne, J. Chevalir (1976) tác giả cuốn “Nghệ thuật làm văn” đã đưa ra định nghĩa về miêu tả và một quan niệm toàn diện về tả người là phải tả cả hình dáng đến hành động của con người, chú ý tả tính cách của họ. - Tại Mĩ, Frederick Crews (1987), trong cuốn Hand book đã xây dựng một số lý thuyết về TLV - văn miêu tả, tường thuật, nghị luận,... Trong phần “Những chiến lược miêu tả và tường thuật”, tác giả đưa ra quan niệm khá đầy đủ về miêu tả và một số đặc điểm về ngôn ngữ miêu tả trong văn bản nghệ thuật. Đặc biệt, ông còn nêu rõ quan điểm của mình về “điểm nhìn” trong miêu tả. Những quan điểm của một số tác giả nước ngoài trên là những gợi ý có giá trị giúp cho việc xác định những lý luận về văn miêu tả trong nhà trường. Như vậy, ở một số nước trong khu vực và trên thế giới, việc quan tâm PTNL TLVB miêu tả cho HS là điều đã trở thành hiển nhiên. Tóm lại, những công trình nghiên cứu về văn miêu tả và dạy học văn miêu tả được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả quan tâm, tuy nhiên để đi sâu vào hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho HS lớp 6 thì chưa có mấy ai đề cập đến. 2.2. Tình hình nghiên cứu về bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả Nghiên cứu về hệ thống bài tập làm văn miêu tả đã có tài liệu đề cập đến. Một số công trình nghiên cứu có tính chất liên quan đến đề tài: - Từ 1971 trở đi, các bài tập trong SGK và tài liệu tham khảo thời kì này chủ yếu là những đề tập làm văn viết. Có một số câu hỏi miệng mang tính phương pháp nhưng nói chung ít phát huy tác dụng. Cả câu hỏi và bài tập đều tự hướng đến thực hành là chủ yếu. 4
  14. - Cũng trong thời kì này, còn có Nghiêm Toản cũng đã quan tâm đến hệ thống bài tập rèn luyện năng lực quan sát, tưởng tượng cho HS. Tuy nhiên, hệ thống bài trong sách “Việt luận” vẫn mang tính thực hành một chiều. Mục tiêu dạy học chủ yếu vẫn là rèn luyện năng lực viết một cách đơn thuần, chưa thật nhằm vào việc rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cho HS. Có thể nói đầu tư của Nghiêm Toản có nhiều nét tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. - Từ CCGD (1985) đến nay, về sách tham khảo, phục vụ CT - CCGD các loại sách này chủ yếu là các bài văn mẫu. Đây thực chất là cách giải sẵn, có hoặc không có những bài tập ở dạng đề tập làm văn. Với phần văn miêu tả có nhiều sách biên tập sửa chữa chưa tốt, nhưng cũng có những cuốn sách biên soạn khá công phu, nghiêm túc. Nói chung, các bài văn mẫu đều tập trung minh họa cho những kiến thức và kĩ năng đã học. - Phạm Minh Diệu, Đỗ Ngọc Thống (chủ biên),(2003), “Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông” , NXB GD, cuốn sách gồm 3 chương và phần phụ lục: Trong đó, chương 3: Giới thiệu văn miêu tả trong nhà trường phổ thông theo yêu cầu của chương trình SGK mới. Đặc biệt tác giả còn giới thiệu hệ thống 95 bài tập và 20 đề văn miêu tả với yêu cầu kết hợp với các phương thức biểu đạt khác. Đây là cuốn sách giới thiệu về hệ thống bài tập làm văn miêu tả tương đối đầy đủ song vẫn chưa phải cuốn sách về hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả. - Hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập được đưa vào SGK Ngữ văn. Tuy đã tương đối khái quát nhưng SGK chỉ đưa ra các đoạn văn miêu tả và yêu cầu học sinh trả lời mà chưa đưa ra cách để viết đoạn văn, tạo lập văn bản miêu tả. Bên cạnh đó, bài tập còn khá sơ lược, chưa thành một hệ thống để từ đó có thể rèn cho học sinh năng lực TLVB. - Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Phi - Trần Đình Sử - Nguyễn Minh Tuyết (đồng chủ biên), (CT 2000), có cuốn “Bài tập Ngữ Văn 6”,tập 2, cũng đã phần nào đưa ra được những bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho HS, một số bài tập đã hướng tới việc rèn luyện năng lực quan sát, tưởng tưởng tuy nhiên bài tập đó một nửa là 5
  15. trong SGK, không có đầy đủ các năng lực TLVB và hướng dẫn cách thức TLVB miêu tả. Luận án Tiến sĩ của Phạm Minh Diệu với tên đề tài “Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực quan sát, tưởng tượng trong dạy học văn miêu tả ở THCS”. Luận án này đã đề xuất một hệ thống bài tập khá đầy đủ và cách vận dụng hệ thống bài tập trong dạy học. Tuy nhiên, luận án này mới chỉ dừng lại ở năng lực quan sát và tưởng tương, chưa đề cập đến các năng lực khác cần có để TLVB miêu tả. Về hệ thống bài tập, trước CCGD (1985) các tài liệu đều lấy mục đích: “Thực hành - Tổng hợp” làm chính, sau CCGD nó được coi là một hệ thống những công việc nhằm giúp HS thông qua đó để phát hiện, ghi nhớ và sử dụng tri thức, cũng như rèn luyện các kĩ năng quan trọng và cần thiết. Các tài liệu, công trình nghiên cứu này dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều đề cập đến nội dung của văn bản miêu tả. Tuy nhiên phần lớn các công trình chưa thật đi sâu và cụ thể và đầy đủ vào vấn đề xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách chuyên sâu về đề tài này để góp phần cho việc dạy học làm văn được hiệu quả hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu việc xây dựng hệ thống bài tập và PTNL TLVB miêu tả nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn bản miêu tả. Giúp cho quá trình dạy và học cũng như khả năng khả năng viết văn miêu tả của HS tốt hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ những lý do và mục đích đã nói ở trên, đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho HS lớp 6” có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của xây dựng hệ thống bài tập. - Đề xuất cách phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 6. - Thực nghiệm sư phạm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
  16. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chúng tôi xây dựng nhằm hướng đến việc xây dựng hệ thống bài tập của HS lớp 6 - THCS. Cụ thể đó là PTNL TLVB miêu tả. Vì vậy, vấn đề đặt ra đòi hỏi phải phù hợp với HS lớp 6 và phù hợp với yêu cầu của GD đặt ra. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nội dung, nghiên cứu lí thuyết và những bài văn miêu tả của chương trình SGK lớp 6: + Tìm hiểu chung về văn miêu tả. + Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. + Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. + Phương pháp tả cảnh. + Phương pháp tả người. 5. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho HS lớp 6”, chúng tôi dự kiến sẽ sử dụng những phương pháp: phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp điều tra - khảo sát thực tiễn, phương pháp thực nghiệm sư phạm). 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Chúng tôi sử dụng phương pháp này vào việc nghiên cứu toàn bộ các tài liệu liên quan đến đề tài. Nghiên cứu những thành tựu lí thuyết đã có làm cơ sở lí luận cho đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Chúng tôi sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thống kê: để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát và thực nghiệm. - Phương pháp điều tra - khảo sát thực tiễn: để nắm bắt thực trạng dạy học văn bản miêu tả ở nhà trường THCS như thế nào ( thăm dò ý kiến của GV, HS, giáo án, bài viết của HS,...). 7
  17. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu. Thực nghiệm để kiểm chứng và làm sáng tỏ về tính đúng đắn, khả năng áp dụng vào thực tiễn cũng như tính thiết thực của vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn - Về mặt lí luận: Các vấn đề về văn miêu tả đã được khảo sát một cách khá toàn diện. Văn miêu tả được nhìn nhận từ nhiều góc độ có thể tạo điều kiện cho việc xây dựng hệ thống các khái niệm. Luận văn này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả. - Về mặt thực tiễn: Luận văn xây dựng được hệ thống bài tập nhằm PTNL TLVB có thể ứng dụng một cách có hiệu quả vào việc dạy và học văn miêu tả ở trường THCS. 7. Bố cục của luận văn Luận văn gồm ba phần chính: Phần mở đầu: trình bày lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp của luận văn, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn. Phần nội dung: gồm 3 chương: - Chương 1: trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm PTNL TLVB miêu tả cho HS lớp 6. - Chương 2: trình bày một số nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập, mô tả hệ thống bài tập nhằm PTNL TLVB miêu tả cho HS lớp 6 và việc vận dụng hệ thống bài tập trong dạy học văn miêu tả. - Chương 3: trình bày nội dung và kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm thể hiện tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng; một số giáo án đã dùng trong quá trình thực nghiệm. Phần kết luận: tóm tắt những kết quả đã đạt được của luận văn. Ngoài 3 phần chính, luận văn còn có: - Phần tài liệu tham khảo: thống kê toàn bộ tài liệu đã tham khảo và sử dụng trong luận văn. - Phần phụ lục: giới thiệu phiếu điều tra về tình hình dạy học văn miêu tả ở lớp 6. 8
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PTNL TLVB MIÊU TẢ CHO HS LỚP 6 1.1. Cơ sở lí luận. 1.1.1. Văn miêu tả - khái niệm và một số đặc trưng cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm văn miêu tả Có rất nhiều quan niệm về văn miêu tả, vì thế để đi đến một cách hiểu chung nhất về văn miêu tả không phải là một công việc dễ dàng. Trong “Từ điển Tiếng Việt”: “miêu tả” được hiểu là: “Dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được toàn thể sự vật, sự việc hoặc cả thế giới nội tâm của con người” [35, tr.623]. Đây là khái niệm sử dụng chung cho các loại hình nghệ thuật được bộc lộ, thể hiện bằng nghệ thuật miêu tả . Trong cuốn: “Nghệ thuật làm văn”, các học giả Pháp cho rằng: “Miêu tả là biến thành cái mà giác quan có thể xúc cảm được, là hình dung bằng miệng hay viết một đối tượng vật chất, nói cách khác, là bộc lộ bằng từ mà các nhà họa sỹ phác họa bằng màu sắc” [10,tr.78]. Cùng với quan niệm như vậy, Philippe Hamon nói về miêu tả: “Miêu tả là một thao tác tư duy mở rộng, theo thao tác này thay vì nêu một cách đơn giản một sự vật, một đối tượng nào đó, người viết làm cho nó trở nên nhìn thấy được bằng sự trình bày sinh động, linh hoạt các đặc tính và những hoàn cảnh đáng chú ý nhất của sự vật đó” [46]. Nhìn chung, các quan niệm về miêu tả ở trên đã đề cập tới nhiều phương diện khác nhau của thuật ngữ “miêu tả” sử dụng trong văn bản nghệ thuật. Dưới góc độ ngôn ngữ học và với quan niệm miêu tả là một trong những thể loại văn được dạy trong nhà trường, GS. Đỗ Hữu Châu đã đưa ra khái niệm về miêu tả như sau: “Miêu tả là một loại văn trong đó người viết (người nói) nêu lên các đặc điểm vốn có của sự vật, nhân vật trong thực tế đã được sàng lọc qua chủ quan của người viết (người nói)” [21]. Để tiện cho việc nghiên cứu và học tập, đặc biệt là để phù hợp với việc dạy học văn miêu tả trong nhà trường THCS, chúng tôi xin đưa ra một cách hiểu về văn 9
  19. miêu tả: “Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc, người nghe bức tranh cụ thể, sinh động như nó vốn có trong đời sống nhằm tạo hiệu quả như thật về một cảnh, một người, một vật đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu sắc”. 1.1.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của văn miêu tả Trong cuộc sống hằng ngày, miêu tả rất cần thiết và là một hành động rất phổ biến nhằm đạt tới sự chính xác, khách quan. Còn trong văn bản nghệ thuật (văn miêu tả) có những đặc trưng riêng. Cụ thể hóa khái niệm về văn miêu tả được đề cập tới ở trên, chúng ta thấy văn miêu tả có một số đặc trưng cơ bản sau: a) Tính cụ thể sinh động. Theo Philippe Hamon: “Sự miêu tả phải thật sự sinh động để có thể gây ấn tượng cho độc giả” [46]. Fredrick Crews cũng nhấn mạnh: “Khi ta viết một đoạn văn miêu tả, ta muốn làm cho nó trở nên sinh động: một địa điểm, một khách thể, một con vật, một tính cách hoặc một nhóm người. Điều đó có nghĩa là, đáng lẽ chỉ đơn giản truyền đạt những sự kiện về vật được miêu tả thì ta lại muốn cho người đọc có một ấn tượng trực tiếp về vật đó y như đang đứng trước sự có mặt của vật đó. Nhiệm vụ của ta là bằng cách tìm kiếm các từ truyền lại cái mà giác quan của ta đã ghi lại vật đó đến mức người đọc có thể so sánh vật đó với những hình ảnh họ đã có trong vốn kinh nghiệm của mình” [45]. Tính cụ thể và sinh động trong văn miêu tả cũng là sự hàm súc, là tả ít, gợi nhiều, tả làm sao để người đọc có một ấn tượng đặc biệt về thực tế của những hình ảnh, những vật, những con người được tả, từ đó mở rộng trường liên tưởng của họ. Cái tạo nên tính cụ thể, sinh động của văn miêu tả là những chi tiết “sống”, gây ấn tượng, mà nếu không có nó bài văn sẽ trở nên nhạt nhẽo vô vị. Những chi tiết sống động đó được lấy từ sự quan sát cuộc sống xung quanh, từ kinh nghiệm của bản thân người viết. Theo Nguyễn Trí một trong những nhược điểm của HS khi làm văn miêu tả là: “Miêu tả hời hợt, chung chung, không có một sắc thái riêng biệt nào của đối tượng” [41]. Ví dụ: miêu tả: “Cô giáo dạy văn của em” nhưng đọc lên không thấy điểm riêng biệt của cô giáo dạy văn với cô giáo dạy toán và các cô giáo dạy văn khác... hay khi miêu tả “Chiếc cặp sách của em” nhưng đọc lên không thấy chiếc cặp của em có điểm gì khác so với chiếc cặp của bạn. Có thể kể đến một nguyên nhân của hiện tượng này 10
  20. là do HS không biết cách quan sát, không được quan sát đối tượng cụ thể, kỹ lưỡng cho nên không lựa chọn được những chi tiết đặc sắc, nổi bật, riêng biệt của đối tượng miêu tả. Vì thế, để HS biết miêu tả , để bài viết của HS có những chi tiết cụ thể, sinh động về đối tượng, cần phải có những bài tập nhằm phát triển năng lực quan sát cho HS, nhằm giúp các em biết cách sử dụng giác quan, lựa chọn trình tự quan sát hợp lý, biết cách thu nhận những nhận xét, so sánh, liên tưởng... làm tư liệu cho bài văn của mình. b) Tính sáng tạo. Khi miêu tả bao giờ người viết cũng quan sát đối tượng theo lăng kính chủ quan và đánh giá đối tượng theo quan điểm thẩm mỹ riêng của mình. Do đó, những chi tiết khi miêu tả đều mang ấn tượng cảm xúc chủ quan. Philippe Hamon cho rằng: “Năng lực miêu tả là một năng lực đặc biệt phản ánh niềm đam mê sáng tạo của người nghệ sỹ. Nó có những lối vẽ và những quan niệm riêng. Bức vẽ đó phải tác động vào độc giả” [46]. Tính sáng tạo trong văn miêu tả chính là dấu ấn phong cách người viết, nó thể hiện ở từng sự vật, cảnh vật, nhân vật... trong mỗi đoạn văn, bài văn miêu tả. Do những lý do và điều kiện khác nhau mà mỗi nhà văn có “Lối vẽ và quan điểm riêng”, hình thành những bức tranh miêu tả riêng biệt. Ví dụ: Tô Hoài “say mê” miêu tả đặc biệt là cảnh thiên nhiên, phong tục, còn Nam Cao ít khi tả phong cảnh thiên nhiên, cảnh vật của Nam Cao gắn liền với việc bộc lộ tâm trạng nhân vật. Nguyễn Công Hoan lại chú trọng đến miêu tả ngoại hình nhân vật. Cái làm nên sự khác nhau đó chính là sự tài năng, là cá tính, là sự rung động sâu sắc cá tính trước cảnh , trước con người của mỗi nhà văn. Do đó, cùng một đối tượng miêu tả nhưng mỗi người viết lại nhìn nhận, cảm nhận chúng theo những cách hoàn toàn khác nhau. Rõ ràng ,văn miêu tả là một lại văn bản có tính nghệ thuật, đòi hỏi rất nhiều ở người viết khả năng sáng tạo. Dó đó, hệ thống bài tập nhằm PTNL viết văn miêu tả cho HS là một hệ thống mở, mở ra nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách cảm thụ cho HS. Các bài tập còn phải chú ý nhiều đến tính đa dạng để vừa có tác dụng hình thành cho HS cách nói, cách nghĩ, cách làm linh hoạt, vừa khắc phục được sự đơn điệu nhàm chán, tăng cường hứng thú học tập, giúp các em bộc lộ những cái riêng, cái mới khi làm văn miêu tả. c) Tính chân thực. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2