intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp của hiệu trƣởng trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000

Chia sẻ: Tiểu Ngư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số biện pháp của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM về quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000 và kết quả của chúng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp của hiệu trƣởng trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG MẠNH KHƢƠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP.HCM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TỪ 1995 ĐẾN 2000 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2002
  2. 1 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng KHCN – SĐH trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung Ương III, đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt khoá học và trong việc hoàn thành luận văn này. Xin chân thành biết ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu học tập, mang lại cho chúng tôi tri thức quý báu, thiết thực. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Tâm Sơn, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để luận văn này được hoàn thành. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Nguyễn Việt Bắc, Hiệu phó chuyên môn trường Cao đẳng Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã động viên, giúp đỡ chúng tôi tận tình trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị cán bộ quản lý các khoa, tổ bộ môn, phòng; cán bộ giảng dạy và các chuyên viên phòng Giáo vụ của trường Cao đẳng Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, cùng toàn thể đồng nghiệp, bạn bè đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn của các Thầy, Cô, các đồng chí và các bạn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2002. HOÀNG MẠNH KHƢƠNG
  3. 2 BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CBGD: Cán bộ giáo dục, Cán bộ giảng dạy 2. CBQL: Cán bộ quản lý 3. CĐSP: Cao đẳng sư phạm 4. CĐSPMGTW3: Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 5. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6. CNTB: Chủ nghĩa tư bản 7. CNXH: Chủ nghĩa xã hội 8. Đ/c, đ/c: Đồng chí, đồng chí 9. ĐHSP: Đại học sư phạm 10. ĐH, CĐ: Đại học, Cao đẳng 11. ĐTGV Tiểu học: Đào tạo Giáo viên Tiểu học 12. Đoàn TNCS HCM: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 13. GD - ĐT: Giáo dục - Đào tạo 14. GD và ĐT: Giáo dục và Đào tạo 15. GNP: Gross National Product 16. GS, PGS: Giáo sư, Phó Giáo sư 17. GV: Giảng viên, Giáo viên 18. HT: Hiệu trưởng 19. KH: Khoa học 20. KHCB: Khoa học cơ bản 21. KHCN: Khoa học công nghệ 22. KH - CN: Khoa học - Công nghệ 23. KHCN - SĐH: Khoa học công nghệ - Sau đại học 24. KH và CN: Khoa học và Công nghệ 25. KH - CN và MT: Khoa học - Công nghệ và Môi trường 26. KHGD: Khoa học giáo dục 27. KHKT: Khoa học kỹ thuật
  4. 3 28. KHIN: Khoa học tự nhiên 29. KHXH: Khoa học xã hội 30. KTCN: Kỹ thuật công nghiệp 31. KT nữ công: Kỹ thuật nữ công 32. KT - XH: Kinh tế - Xã hội 33. LĐSX: Lao động sản xuất 34. LL: Lý luận 35. NCKH: Nghiên cứu khoa học 36. PP: Phương pháp 37. QLGD: Quản lý giáo dục 38. SV: Sinh viên 39. TBCN: Tư bản chủ nghĩa 40. THCS: Trung học cơ sở 41. THCN: Trung học chuyên nghiệp 42. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 43. TS: Tiên sĩ 44. TTGD: Thực tiễn giáo dục 45. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  5. 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................1 BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................2 MỤC LỤC ........................................................................................................4 MỞ ĐẦU ..........................................................................................................9 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 9 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ............................................................ 13 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 13 2.2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU...................................................................................... 13 3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 13 4. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 13 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 13 5.1. LÀM RÕ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. .................... 13 5.2. LÀM RÕ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CĐSP TP.HCM ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TỪ 1995 ĐẾN 2000 Ở CÁC MẶT SAU ĐÂY: ................................................ 13 5.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH. ................................ 14 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 14 6.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ............................................................... 14 6.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN ......................... 14 6.3. PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐÀM (TRÒ CHUYỆN - PHỎNG VẤN) ................................. 14 6.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM ........................................................... 14 6.5. PHƢƠNG PHÁP TỔNG KẾT KINH NGHIỆM .......................................................... 14 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................15 1.1. KHÁI NIỆM CÔNG CỤ TRONG ĐỀ TÀI .................................................................... 15 1.1.1. Quản lí ...................................................................................................................... 15 1.1.2. Quản lí giáo dục (QLGD) và quản lí trƣờng học (QLTH) ....................................... 17
  6. 5 1.1.3. Bản chất quản lí giáo dục (tính chất, đặc trƣng của QLGD) .................................. 17 1.1.4. Mục tiêu quản lí giáo dục ......................................................................................... 21 1.1.5. Biện pháp quản lí giáo dục ....................................................................................... 22 1.1.6. Hoạt động ................................................................................................................. 27 1.1.7. Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) ................................................................ 27 1.1.8. Đặc điểm trƣờng cao đẳng ....................................................................................... 28 1.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 30 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VE QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (KHCN) ...................................................................................................................... 35 1.3.1. Vai trò hoạt động KHCN trong hệ thống trƣờng ĐH, CĐ đối với sự phát triển của đất nƣớc ta .......................................................................................................................... 35 1.3.2. Tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH để thực hiện tốt vai trò, chức năng của các trƣờng sƣ phạm ............................................................................................ 37 1.4. HOẠT ĐỘNG NCKH – ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÍ CỦA NGƢỜI QUẢN LÍ (HT) TRƢỜNG SƢ PHẠM............................................................................................................. 40 1.4.1. Mục tiêu NCKH ........................................................................................................ 40 1.4.2. Nội dung NCKH........................................................................................................ 41 1.4.3. Phƣơng pháp NCKH ................................................................................................ 41 1.4.4. Tổ chức NCKH ......................................................................................................... 41 1.4.5. Ngƣời dạy ................................................................................................................. 42 1.4.6. Ngƣời học ................................................................................................................. 42 1.4.7. Trƣờng lớp và thiết bị ............................................................................................... 42 1.4.8. Môi trƣờng NCKH .................................................................................................... 42 1.4.9. Quản lí NCKH .......................................................................................................... 43 1.4.10. Kết quả NCKH ........................................................................................................ 43 1.5. NGƢỜI QUẢN LÍ (HT) THÔNG QUA CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÍ ĐỂ TÁC ĐỘNG VÀO HOẠT ĐỘNG NCKH ....................................................................................... 43 1.5.1. Chức năng quản lí .................................................................................................... 43 1.5.2. Các nguyên tắc quản lí cơ bản ................................................................................. 45
  7. 6 1.6. SỬ DỤNG TỐT CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÍ ĐỂ TĂNG CƢỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHAM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA TRƢỜNG SƢ PHẠM ..................................................................................................................................... 48 1.6.1. Các công cụ quản lí .................................................................................................. 48 1.6.2. Tăng cƣờng các biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH .......... 50 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...................................................52 2.1. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 52 2.2. KHÁI QUÁT QUAN DIÊM NGHIÊN CỨU ................................................................. 52 2.2.1. Quan điểm tiếp cận xã hội lịch sử ............................................................................ 52 2.2.2. Quan điểm tiếp cận hệ thống .................................................................................... 52 2.3. XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ................................................................. 52 2.3.1. Nguyên tắc xây dựhg phiếu trƣng cầu ý kiến HT, CBQL, CBGP và SV .................. 52 2.3.2. Xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến HT, CBQL, CBGD và SV .................................... 53 2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 54 2.5. TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 54 2.5.1. Tổ chức khảo sát bằng phiếu trƣng cầu ý kiến ......................................................... 54 2.5.2. Khảo sát thực trạng thông qua nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động quản lí ... 54 2.5.3. Khảo sát thực trạng qua trao đổi trực tiếp với Hiệu trƣởng .................................... 55 2.5.4. Khảo sát thực trạng qua trao đổi, phỏng vấn sâu về công tác quản lí hoạt động NCKH của CBQL phụ trách công tác NCKH của phòng giáo vụ và một số Khoa, Tố bộ môn trong trƣờng CĐSP TP.HCM: .................................................................................... 55 2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU ................................................................................ 55 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP.HCM QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TỪ 1995 ĐẾN 2000........................................................................................................57 3.1. VÀI NÉT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ...................... 57 3.1.1. Sự ra đời ................................................................................................................... 57 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trƣờng ........................................................................ 58
  8. 7 3.1.3. Tình hình chung của Trƣờng năm học 2000-2001 ................................................... 59 3.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 61 3.2.1. Mục tiêu, yêu cầu hoạt động NCKH đối với giảng viên và sinh viên ...................... 62 3.2.2. Quản lý nội dung, chƣơng trình NCKH ................................................................... 67 3.2.3. Quản lý kế hoạch NCKH .......................................................................................... 71 3.2.4. Quản lý công tác tố chức hoạt động NCKH ............................................................. 74 3.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH .................................................................................................. 80 3.3.1. Hiệu quả trong của hoạt động NCKH ...................................................................... 80 3.3.2. Hiệu quả ngoài của hoạt động NCKH ..................................................................... 92 3.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động NCKH ............................................. 96 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐANG sƣ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................116 4.1. CƠ SỞ ĐỀ RA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ............................................................. 116 4.1.1. ................................................................................................................................. 116 4.1.2. ................................................................................................................................. 116 4.1.3 .................................................................................................................................. 116 4.1.4. ................................................................................................................................. 119 4.1.5. ................................................................................................................................. 120 4.1.6. ................................................................................................................................. 120 4.2. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ......................................................................................... 120 4.2.1. Cải tiến mục tiêu, yêu cầu; nội dung, chƣơng trình; kế hoạch hoạt động NCKH . 120 4.2.2. Tăng cƣờng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL, CBGD .......................................................................................................................................... 124 4.2.3. Tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động NCKH và kiểm tra chặt chẽ công tác NCKH ............................................................................................................................... 127
  9. 8 4.2.4. Nâng cấp, bổ sung các phƣơng tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NCKH ............................................................................................................................... 129 4.2.5. Tăng cƣờng vốn tài chính phục vụ cho công tác NCKH ........................................ 130 4.2.6. Nâng cao đời sống vật chất của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên của Trƣờng .............................................................................................................................. 131 4.2.7. Thành lập phòng quản lý khoa học ........................................................................ 131 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................134 1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 134 1.1. .................................................................................................................................... 134 1.2. .................................................................................................................................... 134 1.3. .................................................................................................................................... 134 1.4. .................................................................................................................................... 134 2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 135 2.1. Ý NGHĨA LÝ LUẬN ................................................................................................... 135 2.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN .............................................................................................. 135 3. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 135 3.1. ĐỐI VỚI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .................................................................. 135 3.2. ĐỐI VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM. .......................................................................................................................................... 135 3.3. ĐỚI VỚI HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CĐSP TP.HCM ............................................. 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................138
  10. 9 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đề cập đến nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo, nghị quyết Trung ƣơng hai, khóa VIII chỉ rõ: "Phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục các mặt yếu kém theo hướng chấn chỉnh công tác quản lí, khẩn trương lập lại trật tự, kỷ cương, kiên quyết đẩy lùi tiêu cực, sắp xếp và củng cố hệ thống GD - ĐT và mạng lưới trường lớp; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục - đào tạo; phát triển quy mô GD - ĐT; chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 21" [53, tr.34] và giải pháp đổi mới công tác quản lí giáo dục: "Đổi mới cơ chế quản lí bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lí GD - ĐT... tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu, để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học... coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học giao dục, nhằm giải đắp những vấn đề lí luận và thực tiễn giáo dục" [53, tr.46]. Như vậy việc nâng cao chất lượng hiệu quả GD - ĐT được Đảng và Nhà nước coi là một nhiệm vụ quan trọng ương chiến lược phát triển GD - ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả GD - ĐT, có thể nói đẩy mạnh hoạt động NCKH, công tác tổ chức NCKH là khá quan trọng, do: "NCKH như là một phương pháp đào tạo" [35, tr.139] "1... kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ xã hội, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước. 2. Trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất có trách nhiệm phối hợp trong việc đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội" [26, tr.13]; "la. Thực hiện các hoạt động NCKH, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; 2b... NCKH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục..." [26, tr.39, 40] và thực tiễn có một số nơi: "hoạt động GD - ĐT chưa gắn mật thiết với các hoạt động sản xuất và NCKH" [26, tr.28]. Vì thế tăng
  11. 10 cường đổi mới công tác quản lí là điều cần thiết, rất có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển GD - ĐT. Trường CĐSP TP.HCM là một cơ sở đào tạo giáo viên, một cơ sở nghiến cứu KHGD nằm trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng trong cả nước có nhiệm vụ vừa NCKH, vừa đào tạo đội ngũ giáo viên THCS, Tiểu học có những phẩm chất và năng lực cơ bản Ương cấu trúc nhân cách của người giáo viên trong nhà trường XHCN; có đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới mục tiếu, nội dung, phương pháp giáo dục - dạy học ở cấp THCS; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới. Trong nhiều năm qua, trường CĐSP TP.HCM đã từng bước vươn lên và ngày càng phát triển, đáp ứng được yêu cầu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS cho TP.HCM; đồng thời Trường cũng luôn luôn cố gắng phấn đấu để xứng đáng là một trung tâm văn hóa KHGD sư phạm của TP.HCM. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều vấn đề về công tác NCKH của Trường còn đang được xem xét, tranh luận. Đó là việc hoạt động NCKH của giáo viên chưa thật sự khởi sắc, còn bị động,... đối với sinh viên thì hoạt động NCKH bị chững lại... Vấn đề quản lí tổ chức hoạt động NCKH tại một trường Đại học, Cao đẳng là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm, bởi vì chất lượng GD - ĐT có đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hoạt động NCKH. Chúng tôi điểm lại một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. Tại CHLB Đức có một số bài viết của Thômaxơ Bơlankê, Heinrich Weiss - Hans Peter Stihl - Hermann Franzen - Tiến sĩ Klaus Murmann bàn về một số vấn đề NCKH và quản lí hoạt động NCKH tại các trường đại học: các trường đại học phải thực hiện mối liên hệ giữa nghiên cứu và giảng dạy. Thực hiện các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu áp dụng, ứng dụng, sự cộng tác giữa người dạy và người học trong NCKH... Còn tại Việt Nam có một số quyết định, nghị định, thông tư .... và luật về NCKH và quản lí hoạt động NCKH đã được ban hành:  Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác quản lí KHCN.  Nghị định số 324/CT ngày 11/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ chức lại mạng lưới các cơ quan NCKH và phát triển công nghệ.
  12. 11  Quyết định số 419/TTg ngày 21/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ về cớ chế quản lí hoạt động NCKH và phát triển công nghệ.  Quyết định số 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ.  Luật Khoa học và công nghệ (22/06/2000): quy định về tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ.  Quyết định số 06/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành "Quy định về tổ chức thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ" [...] Công tác NCKH và quản lí hoạt động NCKH của ngành giáo dục tại các trường ĐHSP, CĐSP, Viện KHGD,.... cùng được Bộ giáo dục tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm: 1975 - 1985 tại Hà Nội, 8/1985: đề cập đến tình hình và đặc điểm hoạt động NCKH, những thành tích và tồn tại, đề ra một số chủ trương và biện pháp lớn về NCKH của ngành Giáo dục trong 1986 - 1990. Ngoài ra một số trường Đại học, Trung tâm, Viện cũng có những báo cáo kinh nghiệm về công tác NCKH và quản lí NCKH:  Đại học Bách khoa Hà Nội: Công tác NCKH và chuyển giao công nghệ của trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme.  Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội: chú ý đến NCKH - công nghệ phục vụ sự nghiệp đào tạo với chất lượng cao.  Đại học Kinh tế quốc dân: hoạt động NCKH sinh viên trong giai đoạn 1990 - 1995 và việc đổi mới công tác NCKH sinh viên để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.  Đại học Kỹ thuật TP.HCM: Những đánh giá và kinh nghiệm về hoạt động khoa học - công nghệ, công tác quản lí hoạt động này tại trường.  Đại học Mỏ - Địa chất: một số đặc điểm tình hình hoạt động KHCN 91 - 95 và kinh nghiệm trong việc quản lí đề tài khoa học các cấp của trường.  Đại học Nông lâm Huế: về công tác quản lí các đề tài NCKH phục vụ sản xuất.
  13. 12  Đại học Nông nghiệp ì - Hà Nội: nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ nông nghiệp, thực trạng, giải pháp và những kiến nghị đối với hoạt động khoa học công nghệ của trường.  Đại học Sư phạm TP.HCM: Những bài học kinh nghiệm ương công tác quản lí khoa học công nghệ của phòng quản lí khoa học.  Đại học Tây Nguyên: đề cập đến việc đẩy mạnh hoạt động NCKH để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên.  Học viện kỹ thuật quân sự: NCKH của sinh viên là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.  Trung tâm Đào tạo Quốc tế về Khoa học vật liệu: Tổng kết hoạt động khoa học công nghệ 5 năm 1991 - 1995 và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí khoa học công nghệ.  Viện KHGD: Vai trò của việc quản lí công tác nghiên cứu nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả nghiên cứu. Nhìn chung tất cả những công trình, văn bản, báo cáo, ... nếu trên tập trung theo từng mặt, góc độ, khía cạnh khác nhau. Ngoài ra vì thời gian có hạn nên chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thêm về vấn đề này tại những nơi sau đây:  Phòng KHCN - SĐH trường ĐHSP TP.HCM.  Trường Cán bộ quản lí Giáo dục và Đào tạo Trung Ương li. .  Trường CĐSP TP.HCM.  Trường CĐSP Mẫu giáo Trung Ương HI.  Viện nghiên cứu Khoa học - Giáo dục phía Nam. Đây là một vấn đề rất thực tiễn của quá trình quản lí tuy nhiên tại những nơi này cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về quản lí tổ chức hoạt động NCKH ở các trường sư phạm một cách có hệ thống. Nhất là nghiên cứu các biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quả của hoạt động NCKH ở địa bàn trường CĐSP TP.HCM thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp của Hiệu trƣởng trƣờng CĐSP TP.HCM quản lí hoạt động NCKH của giảng viên & sinh viên từ 1995 đến 2000" với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực trạng và biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí hoạt động NCKH ở trường CĐSP TP.HCM. Việc nghiên cứu
  14. 13 đề tài là hết sức cần thiết, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên THCS, Tiểu học ở trường CĐSP TP.HCM đồng thời là sự quán triệt sâu sắc hơn nữa nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Biện pháp quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học. 2.2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM. 3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Hiệu quả hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên phụ thuộc vào biện pháp quản lí của Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM. 4. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Làm rõ một số biện pháp của Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM về quản lí hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000 và kết quả của chúng. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu một số biện pháp của Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM về quản lí hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên đòi hỏi phải đi sâu vào nhiều khía cạnh, song do khả năng và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ sau đây: 5.1. LÀM RÕ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 5.2. LÀM RÕ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CĐSP TP.HCM ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TỪ 1995 ĐẾN 2000 Ở CÁC MẶT SAU ĐÂY: Xác định các mục tiêu, yêu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học; xây dựtag kế hoạch và tố chức thực hiện; xây dựng lực lượng; quản lí chế độ chính sách - phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động NCKH.
  15. 14 5.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hệ thống phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, bao gồm: 6.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU Nhằm thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản, chỉ đạo cho việc nghiên cứu thực tiễn. 6.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN Thu thập thông tin qua "phiếu trưng cầu ý kiến Hiệu trưởng", "phiếu trưng cầu ý kiến CBQL, CBGD" và "phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên". 6.3. PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐÀM (TRÒ CHUYỆN - PHỎNG VẤN) Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL, CBGD và sv của Trường để có thể nắm bắt đầy đủ những thông tin thiết thực cho nội dung nghiên cứu đề tài. 6.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM Thông qua các bản số liệu thống kê về xây dựng đội ngũ cán bộ của Nhà trường; về diễn biến số lượng, chất lượng đề tài NCKH của giảng viên, sinh viên trong các năm học; về cơ sở vật chất, trang thiết bị của Nhà trường; về số lượng, chất lượng học tập và rèn luyện của sv qua các năm học,.... Thông qua việc xem xét hồ sơ báo cáo, tài liệu, văn bản, nghị quyết,... của Trường, Khoa (Tổ bộ môn) để tìm hiểu công tác quản lí hoạt động NCKH của Trường và các Khoa (Tổ bộ môn). 6.5. PHƢƠNG PHÁP TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
  16. 15 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. KHÁI NIỆM CÔNG CỤ TRONG ĐỀ TÀI 1.1.1. Quản lí Đại từ điển Tiếng Việt [59, tr.827] viết: Quản lí (manage, control) là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, của một cơ quan. Bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ): Quản lí là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động. [ 17, tr. 15]. Hoạt động có sự tác động qua lại, giữa hệ thống và môi trường, do đó: quản lí được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới. [17, tr. 15]. Quản lí một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người -thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến [17, tr. 15]. Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. [17, tr.15]. Quản lí là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội. [17, tr. 15]. Quản lí là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó [17, tr.15]. Quản lí là cai trị (gouverner) một tổ chức bằng cách:  Đặt ra các mục tiêu và hoàn chỉnh các mục tiêu cần phải đạt.  Lựa chọn và sử dụng các phương tiện nhằm đạt các mục tiêu đã định [17 , tr.9]. Mục tiêu của mọi nhà quản lí là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian tiền bạc, vật chất và sự không thỏa mãn cá nhân ít nhất, hoặc ở đó họ có thể đạt được mục tiêu mong muốn tới mức có thể đạt được với nguồn lực sẩn có. [17, tr.25]. Các khái niệm trên đây cho thấy:  Quản lí được tiến hành ương một tổ chức hay một nhóm xã hội.
  17. 16  Quản lí gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm. Một số nhà nghiên cứu giáo dục của nước ta trong quá trình nghiên cứu về lí luận quản lí để vận dụng trong việc nghiên cứu quản lí giáo dục đã nêu định nghĩa về "quản lí" như sau: Hà Sỹ Hồ cho rằng: "Quản lí là một quá trình tác động có định hƣớng (có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể có dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tƣợng và môi trƣờng, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tƣợng đƣợc Ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định" [60]. TS. Nguyễn Văn Lê định nghĩa: "Quản lí một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con ngƣời nhằm đạt hiệu quả tối ƣu theo mục tiêu đề ra" [60]. GS. Hà Thế Ngữ và GS. Đặng Vũ Hoạt nêu "Quản lí là một quá trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu quản lí một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Nhƣng mục tiêu này đặc trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời quản lí mong muốn" [60]. GS. Hoàng Chúng và Phạm Thanh Liêm nêu lên định nghĩa "Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể những con ngƣời nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ, động viên kích thích họ trong quá trình lao động" [60]. Quản lí và lãnh đạo Nhiều tài liệu về quản lí (hay quản trị) còn có thuật ngữ "lãnh đạo". Trong thực tiễn quản lí, các nhà quản lí thường cho rằng hai khái niệm này là rất giống nhau; trong lí luận về quản lí thì có những cách hiểu khác nhau. Thật ra lãnh đạo, quản lí có nội hàm như nhau. Quyền điều khiển thuộc về người lãnh đạo. Quản lí và lãnh đạo thường được coi là những hoạt động giống nhau. Mặc dù sự thật là một nhà quản lí giỏi hầu như chắc chắn là một nhà lãnh đạo giỏi. Như vậy lãnh đạo là một chức năng cơ bản của các nhà quản lí. Tất cả các chức năng quản lí sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản lí không hiểu được yếu tố con người trong các hoạt động của họ và không biết lãnh đạo con người để đạt kết quả như mong muốn. Lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng của quản lí, khả năng lãnh đạo có hiệu quả là một trong những chìa khóa để trở thành một nhà quản lí. Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước. Cái mà một nhà lãnh đạo có hiệu quả làm trong một hoàn cảnh xác định không có gì khác hơn là để trở thành một nhà quản lí giỏi. Vì lãnh đạo là lĩnh vực thực hành giữa người với
  18. 17 người và việc lãnh đạo hữu hiệu có tầm quan trọng sống còn để quản lí có kết quả. Lãnh đạo là một nghệ thuật hay một quá trình tác động tới con người sao cho họ đóng góp một cách tự nguyện và nhiệt tình theo các mục tiêu tổ chức. Qua chức năng lãnh đạo, các nhà quản lí giúp cho mọi người thấy được rằng họ có thể thỏa mãn được các nhu cầu riêng, sử dụng tiềm năng của họ ương khi họ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu cơ sỡ. Do vậy nhà quản lí cần phải có sự hiểu biết về vai trò của một người, cá tính và nhân cách của họ. Điều khiển con người đòi hỏi người quản lí phải vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật (làm cho người lao động chấp nhận, kiên trì thực hiện công việc, làm chủ hoạt động, qua đó có được nhân cách của mình). 1.1.2. Quản lí giáo dục (QLGD) và quản lí trƣờng học (QLTH)  QLGD nằm trong quản lí văn hóa - tinh thần.  Quản lí hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lí trẻ em.  QLTH là quản lí vi mô, nó là một hệ thống con của quản lí vĩ mô: QLGD, QLTH có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lí (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến. 1.1.3. Bản chất quản lí giáo dục (tính chất, đặc trƣng của QLGD) 1.1.3.1. Vị trí của quản lí  Quản lí là một trong 5 nhân tố của phát triển: vốn, nguồn lao động, khoa học kĩ thuật, giao lưu và quản lí.  Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta đã nêu 5 nhân tố: con người - vị trí địa lí - tài nguyên - khoa học kĩ thuật - nguồn lực ngoài nước.
  19. 18 Trong nhân tố khoa học kĩ thuật có quản lí.  Những năm sau chiến tranh, Anh không lạc hậu nhiều lắm so với Mĩ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Song năng suất lao động trong công nghiệp của Anh thấp so với Mĩ, chỉ vì trình độ tổ chức và quản lí ở Anh thấp hơn. Sau 15 năm Nhật Bản đã vươn lên hàng thứ hai trong giới tư bản về khối lượng sản xuất công nghiệp vì họ đã rất quan tâm đến yếu tố quản lí. Do đó Nhật đưa ra thuyết "nhân tố thứ tƣ" của sản xuất (ngoài "3 nhân tố" là: lao động, ruộng đất, tư bản). Cần nhớ rằng thuyết nhân tố và nhân tố thứ tư là phản khoa học bởi vì Mác đã chỉ ra rằng trong thuyết này hiện thực của các quan hệ TBCN đã được phản ánh một cách dối trá, huyền bí. Nêu yếu tố quản lí để thấy tầm quan trọng của nó trong sự phát triển kinh tế mà ngay các nhà tư bản cũng phải thừa nhận. 1.1.3.2. Quản lí là sự thống nhất của tất cả các mặt Trong tác phẩm của mình về quản lí. P.U.Taylo chỉ chú ý đến mặt kinh tế - kỹ thuật của sản xuất. Actua Koun, giáo sư trường đại học tổng hợp Havơt đã nhận xét một cách có phê phán rằng các nhà kinh doanh khi nói về kinh tế chỉ thấy "những tấn thép, những kilôoát / giờ, số công nhân…".  Các học thuyết tư sản về quản lí sản xuất, sau này đã xuất hiện các tư tưởng của các quan điểm tổng hợp. Đặc điểm nổi bật của lí luận quản lí là ở chỗ nó có tham vọng nghiên cứu một cách đồng bộ vấn đề quản lí sản xuất, không chỉ trên các mặt tổ chức - kĩ thuật và kinh tế, mà còn cả trên những mặt triết học, tâm lí học và xã hội học nữa... Để đảm bảo quản lí tốt quá trình sản xuất các nhà lãnh đạo quá trình sản xuất của CNTB hiện đại - các nhà quản lí vừa phải là các nhà chính khách, nhà ngoại giao, vừa phải là các nhà xã hội học, tâm lí học. Đó là những yêu cầu của "nền đại kinh doanh" (Đ.M. Gơvisiani: xã hội học của người kinh doanh).  Đương nhiên các học giả tư sản không thể nào xây dựng được một quan điểm đồng bộ chân chính. Vì trên thực tế việc chạy theo lợi nhuận là mục đích chủ yếu của nhà kinh doanh. Chỉ trên nền tảng triết học Mác xít mới có thể đem lại bức tranh thực sự khoa học về quản lí. Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người và người được thực hiện với sự tham gia của ý thức. Cơ sở của những quan hệ ấy là các quan hệ được hình thành quan hệ vật chất. Thực ra, nổi bật lên chính là quan hệ xã hội.  Hiếm có trường hợp một quan hệ xã hội cụ thể chỉ quan hệ với kinh tế hoặc luật pháp. Thường trong một quan hệ cụ thể có nhiều loại quan hệ khác nhau được hòa lẫn, liên kết,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2