intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

56
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THỊ NGA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ GIANG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CAO THỊ NGA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ GIANG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Quốc Thành THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. Tác giả luận văn Cao Thị Nga i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Trần Quốc Thành - người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô và cán bộ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Cao Thị Nga ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .............................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP.............. 6 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................6 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 6 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 10 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ giảng viên trường cao đẳng và chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng..................................................... 13 1.2.1. Khái niệm giảng viên, đội ngũ giảng viên trường cao đẳng ..................... 13 1.2.2. Đặc trưng lao động nghề nghiệp của giảng viên cao đẳng ....................... 15 1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giảng viên cao đẳng .................................................. 20 1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp ..................................................................... 26 iii
  6. 1.3.1. Khái niệm phát triển, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp ..................................................................................... 26 1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp ..................................................................................... 28 1.3.3. Các chủ thể phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp .... 32 1.3.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp................................................................................................ 35 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp ..................................................................................... 43 1.4.1. Nhóm các yếu tố khách quan................................................................... 43 1.4.2. Nhóm các yếu tố chủ quan ...................................................................... 45 Kết luận chương 1.............................................................................................. 47 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ GIANG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP..................................... 48 2.1. Vài nét về khách thể khảo sát ..................................................................... 48 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 50 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 50 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 50 2.2.3. Đối tượng khảo sát................................................................................... 51 2.2.4. Cách thức khảo sát và xử lý dữ liệu ........................................................ 51 2.3. Thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp................................... 52 2.3.1. Thực trạng năng lực chuyên môn ............................................................ 52 2.3.2. Thực trạng năng lực sư phạm .................................................................. 54 2.3.3. Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp............................................ 55 2.3.4. Thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học .............................................. 57 iv
  7. 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp................................... 60 2.4.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp ..................................................................... 60 2.4.2. Thực trạng tổ chức tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp ..................................................................................... 62 2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp .. 64 2.4.4. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp....... 66 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ...... 68 2.6. Đánh giá chung về thực trạng ..................................................................... 70 2.6.1. Điểm mạnh............................................................................................... 70 2.6.2. Điểm yếu .................................................................................................. 70 Kết luận chương 2.............................................................................................. 72 Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ GIANG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP..................................... 73 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 73 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn ..................................... 73 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi .................................. 74 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ .......................................... 74 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển......................................................... 74 3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp .............................. 75 3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ............... 75 3.2.2. Xây dựng quy chế tuyển dụng và sử dụng giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ...... 79 v
  8. 3.2.3. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp............. 83 3.2.4. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp............. 86 3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ...... 90 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 95 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất... 95 3.4.1. Khái quát chung về khảo nghiệm ............................................................ 95 3.4.2. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất ................ 96 3.4.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ......................... 97 Kết luận chương 3............................................................................................ 100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 101 1. Kết luận ........................................................................................................ 101 2. Khuyến nghị................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 104 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐNGV : Đội ngũ giáo viên ĐTBD : Đào tạo bồi dưỡng GV : Giáo viên HSSV : Học sinh sinh viên KCN : Khu công nghiệp KTĐG : Kiểm tra đánh giá KT-XH : Kinh tế - xã hội LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội NCKH : Nghiên cứu khoa học THPT : Trung học phổ thông TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ......................................................................... 52 Bảng 2.2. Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp.............................................................................. 54 Bảng 2.3. Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ............................................................ 56 Bảng 2.4. Thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ............................................................ 58 Bảng 2.5. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp .................................................. 60 Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp.................................................................... 62 Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ............................................................................. 64 Bảng 2.8. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ............................................................................. 66 Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp ................................................................. 68 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp ........... 96 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp ............ 98 iv
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tốc độ phát triển và sự phồn vinh của đất nước. Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Ở các nhà trường dạy nghề nói chung và các nhà trường cao đẳng nói riêng, đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng. Nghị quyết 29/TW-NQ đã chỉ rõ “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”. Để thực hiện được yêu cầu của Đảng và Nhà nước về chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, vấn đề chuẩn nghề nghiệp giáo viên nói chung, giảng viên các trường cao đẳng nói riêng đã được quan tâm xây dựng và được coi là thước đo chất lượng đội ngũ nhà giáo của tất cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Thông tư 08/2017/TT-BLĐ-TB&XH ngày 10/3/2017 với nhiều nội dung mới đã được đặt ra. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt để phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho xã hội. Với định hướng đó, trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang đã chú trọng chỉ đạo mở rộng cơ cấu ngành, nghề; phát triển quy mô đào tạo, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Trong đó, chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên 1
  12. của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo nghề nghiệp, còn thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề và yếu về chất lượng, kỹ năng sư phạm và năng lực hoạt động nghề nghiệp-xã hội,… Do đó, việc phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp mới ban hành đã và đang là nhu cầu cấp bách của nhà trường. Xuất phát từ những lý do trình bày trên, tôi lựa chọn đề tài "Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp" làm luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang còn những hạn chế nhất định về cả năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học. Việc tuyển dụng, sử dụng, kiểm tra - đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang để đạt chuẩn và vượt chuẩn nghề nghiệp đã được tiến hành, song chưa thực sự hiệu quả. Nhiều bộ phận trong đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà 2
  13. Giang còn chưa cập chuẩn, tỷ lệ giảng viên vượt chuẩn không cao. Nếu có được các biện pháp phù hợp, hiệu quả phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp thì sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nhà trường, đồng thời góp phần nâng chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp. 5.3. Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang trong phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp. Tức là theo các quy định pháp quy về chuẩn nghề nghiệp của giảng viên cao đẳng, gồm các tiêu chí về năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học. 6.2. Khách thể điều tra Tổng số 85 người, bao gồm: Cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng. 3
  14. Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các chỉ thị, chủ trương, quyết định của Nhà nước, Bộ ngành có liên quan đến chuẩn nghề nghiệp và phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp. Nghiên cứu các tài liệu về mô hình hoạt động của các nhà trường cao đẳng làm tiền đề cho việc hình thành, xây dựng khung lý luận của phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu Phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý, giảng viên của trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang. Nội dung phiếu khảo sát về thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp; thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp phỏng vấn được tiến hành với một số khách thể đã được điều tra bằng phiếu hỏi. Nội dung phỏng vấn là làm rõ thêm những nguyên nhân của thực trạng đã được thể hiện trên số liệu của phiếu hỏi. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm thực hiện phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp để tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất. 4
  15. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm Mở đầu, Kết luận - khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng theo chuẩn nghề nghiệp. Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp. Chương 3. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang theo chuẩn nghề nghiệp. 5
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên Tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi giáo viên là chủ thể quan trọng của quá trình giáo dục. Chất lượng giáo viên góp phần quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong đó, các công trình nghiên cứu về đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung chiếm số lượng lớn, chưa có nhiều nghiên cứu riêng biệt về phát triển đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng. Năm 1985, tại Hội thảo ASD Armidele do UNESCO tổ chức, các báo cáo tập trung phân tích vai trò người thiết kế, người tổ chức, người cổ vũ, người canh tân của giáo viên trong thời đại mới. Để đáp ứng được vai trò đó, các báo cáo khẳng định sự cần thiết phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Các chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên phải triệt để sử dụng các thiết bị và phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến nhất; Giáo viên phải được đào tạo để trở thành nhà giáo dục hơn là một chuyên gia truyền đạt kiến thức trên lớp; Việc dạy học phải phù hợp với người học chứ không phải buộc người học tuân theo những quy định đặt ra của giáo viên hay cơ sở giáo dục [dẫn theo 19]. Tiếp đó, năm 1998, Hội nghị về tổ chức quản lý nhà trường do UNESCO tổ chức tại Nê Pan khẳng định: “Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục” [dẫn theo 19]. Sự cần thiết phát triển đội ngũ giáo viên còn được các tác giả đề cập đến trong nhiều nghiên cứu. Tác giả Richard I. Arends với công trình nghiên cứu 6
  17. "Leaning to teach" (Học để dạy) đã đề cập đến vấn đề đổi mới cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải nâng cao năng lực nghề nghiệp, trang bị những năng lực chuyên biệt để dạy học [dẫn theo 19]. Trong vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên, chuẩn nghề nghiệp giáo viên được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm. Đây là nội dung mà các trường sư phạm phải tập trung đào tạo và mỗi giáo viên phải luôn phấn đấu hoàn thiện mình trong quá trình công tác. Để chính xác hóa việc đánh giá giáo viên và định hướng cho giáo viên rèn luyện, phấn đấu một cách hiệu quả, nhiều nước đã xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Ở Hoa Kỳ, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Uỷ ban Quốc gia Chuẩn nghề dạy học ban hành. Theo đó, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên đòi hỏi người giáo viên phải đạt được 5 điểm cốt lõi: Tận tâm với học sinh và việc học tập của học sinh; Làm chủ môn học mình dạy; Có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn học sinh học tập; Suy nghĩ một cách hệ thống về thực tế hành nghề và không ngừng học tập qua trải nghiệm; Là thành viên của cộng đồng học [dẫn theo 19]. Ở Anh, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 3 phần: Những đặc trưng nghề nghiệp; Kiến thức và sự am hiểu nghề nghiệp; Các kĩ năng nghề nghiệp. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được xác định cho từng giai đoạn phát triển nghề gồm chuẩn cho giáo viên mới vào nghề, chuẩn cho tất cả giáo viên, chuẩn cho giáo viên có thang bậc lương cao, giáo viên giỏi,... [dẫn theo 19]. Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng đã xây dựng những bộ chuẩn nghề nghiệp giáo viên nhằm phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả. Ở Singapore, chuẩn nghề nghiệp giáo viên được xác định trong “Mô hình phát triển giáo viên thế kỉ XXI”. Theo mô hình này, giáo viên cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể giúp học sinh phát triển toàn diện. 5 mục tiêu cụ thể là: Giáo viên phải là nhà giáo dục có đạo đức; Giáo viên phải là nhà chuyên môn; Người học có khả năng cộng tác; Nhà lãnh đạo có khả năng biến hóa; Giáo viên phải là thành viên tích cực xây dựng cộng đồng. 7
  18. Ở Thái Lan, việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng. Nội dung bồi dưỡng bao gồm kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp và thông tin. Bộ 18 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông có đề cập đến những tiêu chuẩn mà giáo viên cần phải đạt được như: Tiêu chuẩn đối với chất lượng học sinh; Tiêu chuẩn đối với giảng dạy; Tiêu chuẩn đối với lãnh đạo và quản lí giáo dục. Những khái quát trên cho thấy các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giáo viên. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của các bậc học, bậc đào tạo là căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Các quốc gia có những chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ cho giáo viên bổ sung nâng cao kiến thức, phát triển năng lực nghề nghiệp theo quy định chuẩn nghề nghiệp đã được xác định. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Bên cạnh số lượng lớn nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, có số ít các công trình nghiên cứu chuyên biệt về phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng, Đại học. Năm 1998, Hội nghị Quốc tế về giáo dục thế kỉ XXI "Tầm nhìn và hành động" đã nêu lên 11 năng lực cần có của một giảng viên, bao gồm: Có kiến thức và sự thông hiểu về các cách học khác nhau của sinh viên; Có kiến thức, năng lực và thái độ về mặt theo dõi đánh giá sinh viên nhằm giúp họ tiến bộ; Tự nguyện hoàn thiện bản thân trong ngành nghề của mình; Biết ứng dụng những tiêu chí nghề nghiệp và luôn luôn cập nhật những thành tựu mới nhất; Biết ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin về môn học, ngành học của mình; Có khả năng nhận biết được tín hiệu của thị trường bên ngoài về nhu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp; Làm chủ được những thành tựu mới về dạy và học; Chú ý đến quan điểm và mong ước của sinh viên; Hiểu được những tác động của nhân tố quốc tế và đa văn hóa đối với các chương trình đào tạo; Có khả năng dạy nhiều loại hình sinh viên khác nhau, bảo đảm các 8
  19. giờ giảng chính khóa, seminar hoặc tại các xưởng sản xuất với số lượng sinh viên đông; Có khả năng hiểu được những "chiến lược thích ứng" nghề nghiệp của các cá nhân [13, tr.162, 163]. Công trình "Những định hướng phát triển đội ngũ giảng viên cho thế kỷ XXI" - Higher education staff development: directions for the twenty - first century, xuất bản tại Pari của UNESCO và nghiên cứu "Phát triển đội ngũ giảng viên" của tác giả Marriss Dorothy đã nêu định hướng phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực [dẫn theo 6, tr.14]. Trên các tạp chí nước ngoài, nhiều bài viết nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên đã được công bố. Tác giả Catherine Armstrong trong bài "Làm thế nào để trở thành người giảng viên" cho rằng người giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học có hai nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu [dẫn theo 6, tr.14]. Hai tác giả An Lieberman và Phi Delta Kappan trong bài "Thực hành có hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng viên" mô tả những việc hỗ trợ phát triển ĐNGV đã được thực hiện tốt như xây dựng nội dung bồi dưỡng giảng viên, đánh giá giảng viên; những việc các nhà trường làm chưa tốt như tạo điều kiện để giảng viên trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp nước ngoài, sự hẫng hụt về thế hệ trong đội ngũ giảng viên. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp "Thực hành" (trao đổi, học hỏi giữa các đồng nghiệp) để phát triển đội ngũ giảng viên [dẫn theo 6, tr.14]. Nhóm tác giả Maria Hendriks, Hans Luyten, Jaap Scheerens, Peter Sleegers and Rien Steen trong bài "Phát triển giảng viên chuyên nghiệp" thì cho rằng: Phát triển đội ngũ giảng viên về chuyên môn nghiệp vụ cần quan tâm đến các yếu tố như: Niềm tin và năng lực, chất lượng giảng dạy, sự liên tục trau dồi và phát triển tri thức khoa học, kỹ năng nghề, tình cảm nghề nghiệp [dẫn theo 6, tr.14]. 9
  20. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng nói riêng gồm nhiều loại hình: Sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu, công bố báo chí, luận văn, luận án. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên Có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung. Có thể kể đến một số công trình như: Hai tác giả Vũ Quốc Chung và Nguyễn Văn Cường trong nghiên cứu “Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn năng lực nghề nghiệp” đã xác định mô hình năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong thế kỷ XXI bao gồm: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực đánh giá, năng lực đổi mới và phát triển. Nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển đội ngũ giáo viên tiến hành theo hai mô hình cơ bản là chương trình bồi dưỡng theo khả năng cung cấp của cơ quan bồi dưỡng và chương trình bồi dưỡng định hướng nhu cầu của người học [5]. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc với “Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo - hiệu quả” đã đề cập tính chất nghề nghiệp của người giáo viên. Tác giả đã nhấn mạnh động cơ của giáo viên là lý tưởng nghề nghiệp. Lý tưởng nghề nghiệp là động lực đam mê sáng tạo của giáo viên, thúc đẩy giáo viên không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ. Tác giả đề xuất xây dựng tập thể sư phạm theo mô hình “đồng thuận”, giáo viên quan hệ với nhau bằng sự chia sẻ “kinh nghiệm, bí quyết nhà nghề”. Tác giả cũng đặt ra những yêu cầu về năng lực chuyên môn của người giáo viên thế kỷ XXI là: Sáng tạo và hiệu quả [14]. Tác giả Trần Khánh Đức trong chuyên khảo về “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” đã phân tích các đặc điểm của người giáo viên trong nhà trường hiện đại. Tác giả nhấn mạnh: “Nền giáo dục hiện đại một mặt đỏi hỏi phải đổi mới căn bản quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường, một mặt khác đặt ra những yêu cầu mới trong công tác đào tạo, bồi 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2