intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THANH CHUẨN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CAO BẰNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NÔNG THANH CHUẨN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CAO BẰNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN THÁI NGUYÊN - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2016 Tác giả Nông Thanh Chuẩn i
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, những người đã góp ý kiến quý báu cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp cùng các đồng chí cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng, nơi tôi đang công tác đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp và khoá học. Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đối với gia đình tôi, bạn bè, những người đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2016 Tác giả Nông Thanh Chuẩn ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ................................... 6 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu về sự hợp tác và kỹ năng hợp tác của Sinh viên .................... 6 1.1.2. Nghiên cứu về phát triển KNHT cho sinh viên thông qua HĐGDNGLL...... 9 1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài ............................................................... 10 1.2.1. Kỹ năng .................................................................................................... 10 1.2.2. Kỹ năng hợp tác ....................................................................................... 12 1.2.3. Phát triển kỹ năng hợp tác ....................................................................... 13 1.2.4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..................................................... 14 1.3. Một số vấn đề cơ bản về phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên CĐSP thông qua HĐGDNGLL ................................................................. 16 iii
  6. 1.3.1. Đặc điểm sinh viên trường CĐSP ........................................................... 16 1.3.2. Vai trò của HĐGDNGLL trong việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên ..................................................................................................... 18 1.3.3. Mục tiêu phát triển kỹ năng hợp tác cho SV thông qua HĐGDNGLL ........ 20 1.3.4. Nội dung phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL ........................... 21 1.3.5. Phương pháp phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL .......... 24 1.3.6. Các hình thức phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL ở Trường CĐSP ............................................................................................ 26 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên thông qua HĐGDNGLL .................................................................... 28 1.4.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 28 1.4.2. Yếu tố khách quan ................................................................................... 30 Kết luận chương 1.............................................................................................. 32 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CAO BẰNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ......... 33 2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng ................................... 33 2.2. Khái quát chung về khảo sát thực trạng ..................................................... 34 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 34 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 34 2.2.3. Đối tượng khảo sát................................................................................... 35 2.2.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 35 2.3. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 37 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBGV và SV về PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL .............................................. 37 2.3.2. Thực trạng nội dung phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL .................................................................. 41 iv
  7. 2.3.3. Thực trạng các phương pháp phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL ................................................ 43 2.3.4. Thực trạng các hình thức tổ chức PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL ........................................................... 44 2.3.5. Thực trạng phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL ...................................................................................... 45 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL .......................................................... 52 Kết luận chương 2.............................................................................................. 58 Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CAO BẰNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP .................................................................................................. 59 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 59 3.1.1. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu ...................................................................... 59 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống............................................................................. 59 3.1.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV .................. 59 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................... 60 3.1.5. Đảm bảo tình kế thừa và phát triển ......................................................... 60 3.2. Các biện pháp giáo dục phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL .................................................................. 61 3.2.1. Tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho SV qua các hoạt động theo nhóm hợp tác ............................................................................................. 61 3.2.2. Phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong các hoạt động ................................................................................................... 67 3.2.3. Tổ chức các câu lạc bộ theo hướng tăng cường sự hợp tác cho SV........ 69 3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc phát triển KNHT cho SV qua HĐGDNGLL ...................................................................................... 73 v
  8. 3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 74 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 74 3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ........................................................................... 75 3.3.3. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................ 75 3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm ...................................................................... 75 3.3.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 75 Kết luận chương 3.............................................................................................. 79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 80 1. Kết luận .......................................................................................................... 80 2. Khuyến nghị................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Viết đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CĐSP Cao đẳng Sư Phạm 3 CLB Câu lạc bộ 4 GV Giảng Viên 5 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6 HTTC Hình thức tổ chức 7 KN Kỹ năng 8 KNHT Kỹ năng hợp tác 9 PTKNHT Phát triển kỹ năng hợp tác 10 SV Sinh Viên 11 THPT Trung học phổ thông iv
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhận thức của GV và SV về vai trò của HĐGDNGLL trong việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng ............... 38 Bảng 2.2. Nhận thức về sự cần thiết phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng ............................................................................ 40 Bảng 2.3. Đánh giá của GV và SV về mức độ thực hiện nội dung PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL .................... 42 Bảng 2.4. Đánh giá của GV và SV về mức độ thực hiện các phương pháp nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL .......................................................................... 43 Bảng 2.5. Đánh giá của GV và SV về mức độ thực hiện các HTTC nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL ................................................................................. 44 Bảng 2.6. Mức độ thực hiện việc phát triển KNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL .............................................. 46 Bảng 2.7. Biểu hiện KNHT của SV về mặt tri thức ...................................... 47 Bảng 2.8. Biểu hiện KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng về mặt KN .... 50 Bảng 2.9. Đánh giá chung về mức độ KNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng ...... 51 Bảng 2.10. Yếu tố khách quan ......................................................................... 53 Bảng 2.11. Yếu tố chủ quan............................................................................. 55 Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến SV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua ĐGDNGLL ............................................................ 75 Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến GV về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL ................................................................ 77 Bảng 3.3. Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL ................................................................ 78 v
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp tác là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người, sự hợp tác diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người. Cùng với sự phát triển của xã hội, con người càng có ý thức đầy đủ hơn giá trị của sự hợp tác trong hoạt động của con người với con người trong xã hội. Con người không thể sống và hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của mình nếu không có sự hợp tác với mọi người xung quanh. Các nhà giáo dục nhận định sự phát triển của xã hội đòi hỏi giáo dục phải có sự thay đổi toàn diện, giáo dục cần chuyển từ một nền giáo dục truyền thụ tri thức sang phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. Giáo dục không chỉ đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ mà còn hướng đến năng lực hành động, trong đó đặc biệt chú ý đến năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề ở từng các nhân trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mỗi người. Giáo dục cần giúp sinh viên có năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng lực quản lý và nghiêm túc tuân theo pháp luật, quan tâm đến những vấn đề mang tính toàn cầu, có tư duy phê phán, có khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống. Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hoạt động học tập và các hoạt động khác. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay khả năng hợp tác của sinh viên trong các hoạt động còn nhiều hạn chế. Nhiều sinh viên đứng trước những tình huống cần sự hợp tác thì các em tỏ ra lúng túng, không biết xử lý như thế nào. Thực tế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chỗ việc phát triển KNHT cho SV trong các hoạt động giáo dục chưa được chú trọng. 1
  12. Vấn đề phát triển KNHT ở Trường CĐSP Cao Bằng trong thời gian qua đã được quan tâm chú ý và được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau trong đó có HĐGDNGL. HĐGDNGLL là con đường giúp SV củng cố, bổ sung những kiến thức trên lớp, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, sự gắn bó với cộng đồng. Mặt khác, giúp SV rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết như: kỹ năng nhận thức, hợp tác, giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó với các vấn đề của cuộc sống. Tuy nhiên, việc PTKNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL chưa được coi trọng, nên việc hình thành và phát triển kỹ năng này ở các em còn mang nặng tính tự phát, chưa hệ thống và kết quả khá hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng kỹ năng này ở sinh viên để có những biện pháp giúp các em rèn luyện có hiệu quả kỹ năng hợp tác là rất cần thiết. Đặc biệt, với sinh viên Cao đẳng sư phạm, những thầy cô tương lai, những người giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp trồng người, góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự phát triển của giáo dục nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng nói chung thì việc được trang bị cả về phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học và các kỹ năng sư phạm, kỹ năng xã hội lại càng là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và hết sức cần thiết. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường CĐSP Cao Bằng. 2
  13. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên Trường CĐSP Cao Bằng. 4. Giả thuyết khoa học Kỹ năng hợp tác là một KN quan trọng của SV Sư phạm, KNHT tốt giúp SV Sư phạm thành công trong hoạt động lao động nghề nghiệp. Việc hình thành và PTKNHT của SV trường CĐSP Cao Bằng trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Nếu đề xuất được các biện pháp PTKNHT cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua HĐGDNGLL một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm SV, điều kiện thực tiễn của nhà trường thì sẽ phát triển được KNHT cho sinh viên, giúp SV đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các biện pháp giáo dục nhằm PTKNHT cho SV trường CĐSP Cao Bằng qua HĐGDNGLL. - Về khách thể điều tra: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng việc phát triển kỹ năng hợp tác cho Sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trên: 200 sinh viên thuộc 4 Khoa: Xã hội, 3
  14. Tự nhiên, Mầm non, Tiểu học; 50 Giảng viên: Cán bộ quản lý, Cán bộ Đoàn - Hội SV. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu và xây dựng các giả thiết khoa học 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp lý thuyết để thu thập và xử lý các thông tin lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Phân loại và hệ thống lý thuyết. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát thực trạng quá trình tổ chức HĐGDNGLL ở trường CĐSP Cao Bằng, biểu hiện KNHT của SV trong việc tham gia các HĐGDNGLL. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi nhằm đánh giá thực trạng việc phát triển KNHT của SV và việc phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL làm cơ sở xây dựng các biện pháp phát triển KNHT cho SV. - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số CBQL, GV, Cán bộ Đoàn - Hội, SV nhằm tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Nhằm trưng cầu ý kiến, tư vấn của các chuyên gia xung quanh các vấn đề nghiên cứu: các vấn đề lý luận, bảng hỏi, mức độ cần thiết, các biện pháp phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán học thống kê Dùng toán học để xử lý thông tin, số liệu thu thập được. 4
  15. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chương 2: Thực trạng việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chương 3: Biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 5
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về sự hợp tác và kỹ năng hợp tác của Sinh viên * Trên Thế giới Hợp tác là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống. Xét về mặt xã hội hợp tác diễn ra trong suốt cuộc đời con người, gia đình và cộng đồng. KNHT là một trong những kỹ năng quan trọng giúp con người giải quyết có hiệu quả những vấn đề xảy ra trong học tập, sinh hoạt và cuộc sống. Vấn đề này được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Từ những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, Andrew Beii và Joseph Lancaster người Anh đã tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, họ chia người học thành nhiều nhóm để hoạt động. thông qua hoạt động nhóm, người học cùng nhau trao đổi, chia sẻ, giúp nhau tìm hiểu, khám phá vấn đề và thu được kết quả học tập tốt. Ý tưởng học tập hợp tác được nhanh chóng đưa từ Anh sang Mỹ đã nhận được sự hưởng ứng, phát triển rộng rãi bởi những nhà giáo dục tiên phong như: Jonh Dewey, Roger Parker… họ đề cao khía cạnh xã hội của việc học tập và nâng cao vai trò của nhà giáo trong việc giáo dục người học một cách dân chủ. J. Dewey cho rằng muốn học cách chung sống trong xã hội thì người học phải được trải nghiệm trong cuộc sống hợp tác ngay từ trong nhà trường. Cuộc sống trong lớp học là quá trình dân chủ hóa trong thế giới vi mô và học tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học. Trong khoảng thời gian từ năm 1930 - 1940, nhà tâm lý học Kurt Lewin tạo nên một dấu ấn mới trong lịch sử phát triển tư tưởng giáo dục hợp tác. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách thức cư xử trong nhóm khi nghiên cứu 6
  17. hành vi của các lãnh đạo và các thành viên trong nhóm dân chủ. Sau đó, Momton Deutsch đã phát triển lý luận về hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở “Những lý luận nền tảng" của Lewin. Năm 1940, Momton Deutsch đưa ra “Lý thuyết về các tình huống hợp tác và cạnh tranh". Tác giả đã xây dựng các tình huống đòi hỏi phải tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh giữa người học với nhau, giữa nhóm với nhóm qua đó thực hiện mục tiêu đề ra. Stuart Cook cùng với sự cộng tác của Shirlay và Larence đã tiến hành một nghiên cứu về tác động của sự tương tác hợp tác đến các mối quan hệ giữa các sinh viên cao đẳng da trắng và da đen. James Coleman, Milland G. Madsen và các cộng sự của ông đã nghiên cứu quan sát sự tương tác hợp tác và tranh đua trong các trường trung học tại Mỹ. Một số nhà nghiên cứu có tên tuổi như là Coleman và Glasser tuyên bố mục tiêu chính của nhà trường là giáo dục người học trở thành những người biết hợp tác với những người khác. Johnson và các cộng sự của mình, tính đến năm 1989 đã có tới 193 nghiên cứu về giáo dục hợp tác. Theo ông, giáo dục hợp tác có nhiều khả năng tạo nên thành công hơn hình thức tác động khác. Bằng nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của giáo dục hợp tác với tư duy phê phán, lòng tự trọng, các mối quan hệ về chủng tộc, dân tộc, các hành vi xã hội và nhiều tiêu chuẩn khác, các nghiên cứu của nhóm này đã chỉ ra rằng giáo dục hợp tác tỏ ra ưu việt hơn đa số các hình thức giáo dục truyền thống. Như vậy, trong lịch sử giáo dục thế giới các nghiên cứu về giáo dục hợp tác xuất hiện tương đối sớm. Hiện nay, giáo dục hợp tác được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. * Ở Việt Nam Vấn đề hợp tác và kỹ năng hợp tác đã được một số nhà nghiên cứu đề cập tới. Tác giả Thái Duy Tuyên trong tài liệu “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới" [28] đã đề cập tới: hợp tác là gì? tầm quan trọng của hợp tác, bồi dưỡng kỹ năng hợp tác. Tác giả cho rằng: Sự hợp tác là một yếu tố không 7
  18. thể thiếu trong cuộc sống. Sự hợp tác diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người, diễn ra trong mọi gia đình, trong mọi cộng đồng khi các thành viên hoạt động để đạt mục đích chung. Trong các tình huống hợp tác, các cá nhân có thể thấy họ đạt được mục tiêu của mình, khi và chỉ khi các thành viên khác cũng đạt được mục tiêu đó. Tác giả cũng khẳng định, KNHT là một loại kỹ năng quan trọng đối với con người, bởi vì các mối quan hệ của con người chủ yếu là hợp tác. Mọi kỹ năng liên quan tới cá nhân, nhóm, tổ chức đều được gọi là kỹ năng hợp tác. Do đó, việc rèn luyện các KNHT ngay từ khi trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng. Tác giả Đặng Thành Hưng, trong một số công trình nghiên cứu đã bàn luận khá sâu sắc về vấn đề nhóm hợp tác và dạy học hợp tác [13]. Tác giả cho rằng: Quan hệ giữa người học với nhau trong quá trình dạy học hiện đại nói chung mang tính hợp tác và tính cạnh tranh tương đối. Tính chất này của dạy học làm cho nó năng động hơn, có động lực công khai và có chiều hướng hiệu quả hơn. Ngoài những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên, trong những năm gần đây có một số luận án đi sâu nghiên cứu về vấn đề này như: Luận án tiến sỹ của tác giả Lê văn Tạc (2015), "Dạy học hòa nhập cho trẻ khiếm thính bậc tiểu học theo phương thức hợp tác nhóm"đã đề cập đến vấn đề tổ chức dạy học hòa nhập trên lớp cho trẻ khiếm thính bậc tiểu học theo phương thức hợp tác nhóm để nâng cao kết quả học tập, tăng cường hiệu quả giao tiếp và kỹ năng xã hội của trẻ khiếm thính và trẻ bình thường trong lớp" [18]. Tác giả Phạm Thị Thu Hương, "Một số biện pháp hình thành thành tính hợp tác qua trò chơi đóng vai theo chủ đề cho mẫu giáo 3 - 4 tuổi". Tác giả Nguyễn thị Quỳnh Phương với luận án Tiến sỹ Giáo dục học: "Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho Sinh viên sư phạm trong hoạt động nhóm”. Như vậy, vấn đề hợp tác của học sinh, sinh viên đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đa số các tác giả đều cho rằng hợp tác là một yếu tố không thể 8
  19. thiếu trong cuộc sống xã hội, do đó cần phải rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh trong các hoạt động. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu phân tích vai trò của hợp tác và rèn luyện kỹ năng hợp tác trong quá trình dạy học. 1.1.2. Nghiên cứu về phát triển KNHT cho sinh viên thông qua HĐGDNGLL * Trên Thế giới Trong lịch sử, các nhà giáo dục rất quan tâm đến việc giáo dục người học qua HĐGDNGLL. Nhà sư phạm học J.A. Coomenxki đã cho rằng: “Học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà là lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ”. Robest Owen đã rút ra kết luận là phải kết hợp giáo dục giáo dục với lao động với các hoạt động xã hội. Lênin đưa ra nhận định “Chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết lao động và hoạt động xã hội cùng với công nhân và nông dân”… [19]. Các nhà giáo dục phương Tây cũng rất quan tâm đến HĐGDNGLL. J.Dewey cho rằng "Giáo dục không phải là chuẩn bị cho đời sống tinh thần mà chính là cuộc sống. Phải kết hợp chặt chẽ giáo dục trong lớp, trong trường với giáo dục ngoài lớp, ngoài trường. Học cách làm với nguyên tắc giáo dục không phải là thu nhận mà là hành động [15]. UNESCO đã có những tư tưởng định hướng cho giáo dục thế kỷ XXI: “Giáo dục vì một xã hội toàn cầu, vì một thế giới đa văn hóa”. Những kỹ năng sống như xử lý tình huống, làm việc theo tinh thần cộng đồng… sẽ nằm trong tay người học, nếu họ tham gia vào các hoạt động xã hội và nghề nghiệp song song với việc học tập. Trong bản báo cáo gửi UNESCO của Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI, Jacques Delors đã đưa ra bốn trụ cột của giáo dục, trong đó “học để chung sống" là một trong bốn trụ cột đó. “Bằng cách phát triển sự hiểu biết về người khác và sự cảm nhận tính phụ thuộc lẫn nhau trong việc thực hiện những dự án và học giải quyết xung đột, với tinh thần tôn trọng các giá trị đa phương, sự hiểu biết lẫn nhau và hòa bình” [14]. Tuy nhiên, các nhà ngiên cứu HĐGDNGLL ở các nước quan niệm đó là hoạt động tự nguyện, tự giác, có sự tổ chức của nhà trường và xã hội. Do không được thể chế hóa nên chưa đạt hiệu quả như mục tiêu giáo dục mong đợi. 9
  20. * Ở Việt Nam Việc nghiên cứu phát triển kỹ năng cho sinh viên trong những năm gần đây đã được nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó phải kể đến nghiên cứu của các tác giả Đặng Thành Hưng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Minh Phương… Một số luận án tiến sỹ cũng đã nghiên cứu về vấn đề phát triển kỹ năng như: Tác giả Nguyễn Thị Thanh, “Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học hợp tác cho sinh viên Đại học sư phạm. Tác giả Dương Thị Nga, “Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm”… - Nguyễn Lê Đắc với công trình nghiên cứu “Cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư" [4] đã vạch ra vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư đối với sự phát triển tâm lý học sinh. - Nguyễn Dục Quang (chủ biên) cuốn “Giáo trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" [22] dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở đề cập tới vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung chương trình HĐGDNGLL… Ngoài ra còn một số luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp có đề cập tới các khía cạnh khác nhau của HĐGDNGLL. Như vậy, phát triển KNHT và HĐGDNGLL đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, song hầu hết các tác giả mới chỉ ra vai trò, các hình thức tổ chức, các biện pháp phát triển KNHT cho SV thông qua HĐGDNGLL ở trong các trường phổ thông, chưa có công trình nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chức HĐGDNGLL trong trường Cao đẳng, đại học. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu. 1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.2.1. Kỹ năng Trước những năm 70, KN được coi là giai đoạn đầu của tự động hoá, khi lý thuyết hoạt động của A.N.Leonchiev ra đời thì có sự phân biệt rất rõ hai khái niệm KN, kỹ xảo, khi nói về sự hình thành chúng rất nhiều tác giả nhấn mạnh điều kiện hình thành KN là kinh nghiệm trước đó và tri thức. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2