intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

58
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm và thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM, luận văn đề xuất biện pháp quản lí dạy học lấy HS làm trung tâm và khảo nghiệm các biện pháp đó nhằm khắc phục những tồn tại của thực trạng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đinh Thị Ngọc Tâm QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO QUAN ĐIỂM LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đinh Thị Ngọc Tâm QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO QUAN ĐIỂM LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Đinh Thị Ngọc Tâm
  4. LỜI CÁM ƠN Đề tài “Quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm” là một nội dung của khoa học quản lí giáo dục, cũng là kết quả quá trình nghiên cứu của tác giả sau thời gian được học tập tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Để có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo khoa Khoa học Giáo dục, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện và góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể đồng nghiệp đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện cung cấp thông tin cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn trong luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Đinh Thị Ngọc Tâm
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan ..................................................................................................... 1 Lời cám ơn ......................................................................................................... 2 Mục lục .............................................................................................................. 3 Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ 8 Danh mục các bảng............................................................................................ 9 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC .................................. 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 8 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 9 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước................................................................. 12 1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 13 1.2.1. Dạy học............................................................................................ 13 1.2.2. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm................................................ 15 1.2.3. Quản lí ............................................................................................. 16 1.2.4. Quản lí giáo dục .............................................................................. 17 1.2.5. Quản lí dạy học lấy học sinh làm trung tâm ................................... 18 1.3. Hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ...................... 18 1.3.1. Mục tiêu của hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm .................. 19 1.3.2. Nội dung của hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm ................. 20 1.3.3. Phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm .................................. 20 1.3.4. Hình thức tổ chức dạy học lấy HS làm trung tâm ........................... 21 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học lấy HS làm trung tâm ............. 22
  6. 1.4. Các thuận lợi và khó khăn thường gặp trong việc thực thi cách tiếp cận dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở trường tiểu học ..................... 22 1.4.1. Thuận lợi ......................................................................................... 22 1.4.2. Khó khăn ......................................................................................... 24 1.5. Quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học ......................................................................................... 28 1.5.1. Tầm quan trọng của đội ngũ GV và cán bộ quản lí giáo dục.......... 28 1.5.2. Vai trò của quản lí trong triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học .................................................................................... 29 1.5.3. Vai trò của người quản lí trường tiểu học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lấy học sinh làm trung tâm .................................. 29 1.5.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học ............................................................. 30 1.5.5. Xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học ............................................................. 32 1.5.6. Quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm của tổ chuyên môn trong trường tiểu học........................................ 33 1.5.7. Quản lí hoạt động học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm của HS tiểu học ...................................................................................... 34 1.5.8. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm................................................................................... 34 1.5.9. Quản lí sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lấy HS làm trung tâm .......................................... 35 1.6. Các yếu tố ảnh hướng đến quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học .................................................... 35 1.6.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................ 35 1.6.2. Các yếu tố khách quan .................................................................... 37 Kết luận Chương 1 ........................................................................................... 38
  7. Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO QUAN ĐIỂM LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM .................................................................. 39 2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát ................................................................... 39 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của Quận 1, Tp.HCM ............................ 39 2.1.2. Tình hình giáo dục và giáo dục tiểu học của Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 41 2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ................................................. 47 2.2.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng ........................................................... 47 2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng .......................................................... 47 2.2.3. Đối tượng khảo sát thực trạng ......................................................... 47 2.2.4. Phương pháp khảo sát ..................................................................... 49 2.3. Thực trạng dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 57 2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về bản chất của quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm .............................................. 57 2.3.2. Thực trạng việc vận dụng quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm vào tiết dạy .................................................................... 64 2.3.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình vận dụng quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm ..................................................... 71 2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm................................................................................. 74 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ............................ 76 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí về bản chất của quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm ..................................... 76
  8. 2.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm ........................... 82 2.4.3. Thực trạng quản lí kế hoạch, chương trình dạy học của GV ........ 86 2.4.4. Thực trạng quản lí giờ lên lớp của giáo viên ................................ 88 2.4.5. Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên ........................................................................................ 89 2.4.6. Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm ....... 90 2.4.7. Thực trạng quản lí hoạt động học trên lớp và hoạt động tự học của học sinh ................................................................................... 91 2.4.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm ........................... 93 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................. 95 2.5.1. Ưu điểm ........................................................................................... 95 2.5.2. Hạn chế ............................................................................................ 96 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế................................................................ 99 Kết luận Chương 2 ......................................................................................... 102 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO QUAN ĐIỂM LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM ............................................................................ 103 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ......................................................................... 103 3.1.1. Cơ sở pháp lí.................................................................................. 103 3.1.2. Cơ sở lí luận .................................................................................. 103 3.1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 104
  9. 3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ................ 104 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm; sự cần thiết phải áp dụng quan điểm này vào thực tế giảng dạy và tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm này. ........... 104 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức, chỉ đạo GV thực hiện dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ......................................................... 106 3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới hoạt động của thư viện, thiết bị trong trường tiểu học ............................................................................ 108 3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm................................... 110 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................. 111 3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp .............................. 112 3.4.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp khảo sát ................................... 112 3.4.2. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp ........................ 113 3.4.3. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp ........................... 117 Kết luận Chương 3 ......................................................................................... 120 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 126 PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGH Ban Giám hiệu CBQL Cán bộ quản lí GV Giáo viên HS Học sinh PH Phụ huynh Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCM Tổ trưởng chuyên môn
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số liệu trường, lớp tiểu học giai đoạn 2016 đến 2019 ................ 44 Bảng 2.2. Bảng chia nhóm các trường trong phạm vi khảo sát ................... 48 Bảng 2.3. Mẫu khảo sát thực trạng .............................................................. 48 Bảng 2.4. Số lượng phiếu khảo sát bằng bảng hỏi ...................................... 52 Bảng 2.5. Các tiết dạy được khảo sát bằng phương pháp quan sát ............. 53 Bảng 2.6. Đối tượng tham gia khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn sâu ......................................................................................... 55 Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của GV về mục tiêu của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm................................................. 58 Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức của GV về vai trò của HS và GV trong dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ........................... 60 Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức của GV về đặc điểm nổi bật của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm .................................. 61 Bảng 2.10. Thực trạng chuẩn bị hoạt động dạy của GV ............................... 65 Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện tiết dạy trên lớp của GV ........................... 66 Bảng 2.12. Thực trạng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học .... 67 Bảng 2.13. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ......................................................................................... 68 Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm ........................................................................ 74 Bảng 2.15. Thực trạng nhận thức của CBQL về mục tiêu của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm......................................... 76 Bảng 2.16. Thực trạng nhận thức của CBQL về vai trò của HS và GV trong dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.................. 77 Bảng 2.17. Thực trạng nhận thức của CBQL về đặc điểm nổi bật của dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm .................................. 79 Bảng 2.18. Thực trạng quản lí kế hoạch, chương trình dạy học của GV ...... 86
  12. Bảng 2.19. Thực trạng quản lí giờ lên lớp của GV ....................................... 88 Bảng 2.20. Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học của GV......... 89 Bảng 2.21. Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ...................... 90 Bảng 2.22. Thực trạng quản lí hoạt động học trên lớp và hoạt động tự học của HS ......................................................................................... 91 Bảng 2.23. Điểm trung bình chung các nội dung quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm .................................. 92 Bảng 2.24. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm .................................. 93 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp .................... 113 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ....................... 117
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dạy học lấy người học làm trung tâm là một cách tiếp cận dạy học đã ra đời từ lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, quan điểm này cũng đã được thực hiện hơn một thập kỉ qua (Nguyễn Tuấn Vĩnh, Tạ Thị Kim Nhung và Lê Thị Nhung, 2018). Chuyển từ dạy học lấy giáo viên (GV) làm trung tâm sang lấy học sinh (HS) làm trung tâm là vấn đề then chốt của đổi mới giáo dục hiện nay. Dù đổi mới phương pháp hay kĩ thuật dạy học, dù đổi mới hình thức tổ chức hoạt động hay hình thức đánh giá quá trình học tập của HS, dù việc đổi mới có tiến hành ở bậc học nào đi chăng nữa thì cũng đều theo cách tiếp cận dạy học lấy HS làm trung tâm. Cách tiếp cận dạy học lấy HS làm trung tâm phù hợp với xu hướng phát triển chung của giáo dục toàn cầu. Đây là cách tiếp cận tốt nhất bởi “sản phẩm” của cách tiếp cận này chính là những con người năng động, sáng tạo, tích cực của thời đại. Do vậy, giáo dục Việt Nam muốn đổi mới thì không thể không bước cùng xu hướng của thế giới – tất yếu phải theo cách tiếp cận dạy học này. Theo đó, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế – văn hóa, giáo dục Việt Nam đã có những thay đổi nhất định. Cao trào là từ đầu thập niên 2000, làn sóng những quan điểm giáo dục mới đã du nhập vào Việt Nam một cách mạnh mẽ, gỡ bỏ những quan điểm giáo dục lạc hậu, ứng dụng những phương pháp tâm lý sư phạm tiến bộ, mới mẻ, hướng đến sự phát triển, quyền tự do và lựa chọn của HS là trọng tâm của quá trình dạy học. Có thể kể đến một số phương pháp dạy học hiện đại đã được triển khai thực hiện tại các trường học ở Việt Nam như: phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp dạy học theo dự án. Những phương pháp dạy học này đều phát huy cao nhất tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, rèn cho người học phương pháp tự học
  14. 2 và đều có bản chất là định hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm của hoạt động dạy học. Khi HS đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy và học thì quá trình này là quá trình hoạt động tri thức sáng tạo. Người thầy là người hướng dẫn và luôn luôn đi đầu trong mọi hoạt động sáng tạo của cả quá trình học tập. HS là nhân vật trung tâm và GV là nhân vật quyết định chất lượng. Nếu như trước đây giáo dục thường chú trọng tới các mục tiêu thi cử, bằng cấp, điểm số, học càng nhiều kiến thức càng tốt thì ngày nay mục tiêu dạy học là cần hướng tới trau dồi kĩ năng học suốt đời, sự năng động, hứng thú học tập, khả năng nhìn ra và giải quyết vấn đề, khả năng tìm kiếm, xử lí và trình bày thông tin, khả năng suy luận và dự đoán, khả năng tự học mới là những kĩ năng mấu chốt cho thế kỉ 21 (Phan Thị Thu Hiền, 2013). Xuất phát từ sự thay đổi về mục tiêu dạy học này đã buộc các nhà quản lí giáo dục một lần nữa nhìn nhận nghiêm túc hơn về việc muốn đổi mới giáo dục thì tất yếu phải vận dụng quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm trong nhà trường hiện nay. Khi dạy học chuyển từ dạy học lấy GV làm trung tâm sang dạy học lấy HS làm trung tâm thì quản lí hoạt động dạy học cũng cần có sự thay đổi. Tuy nhiên, dù đã được phát động và thực hiện từ lâu (Nguyễn Tuấn Vĩnh et al., 2018), dù vấn đề không mới, nhưng thực tế tại Việt Nam thì việc vận dụng quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm và công tác quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Những trở ngại trong suốt quá trình vận dụng quan điểm dạy học này tại Việt Nam có thể xuất phát từ quan niệm truyền thống về dạy học từ ngàn xưa; từ năng lực, trình độ của GV; từ phía phụ huynh (PH) và nhất là từ năng lực của các nhà quản lí giáo dục, do còn nóng vội, chưa uyển chuyển, linh động khi vận dụng lí luận vào thực tiễn. Vì những lí do trên, với vai trò là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường tiểu học, tôi nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động dạy học ở các
  15. 3 trường tiểu học Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm” với mong muốn khảo sát thực trạng việc dạy học và quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm tại một số trường tiểu học trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) và đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học theo cách tiếp cận này. Từ đó, tôi mong phần nào có thể góp sức cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn Quận 1, Tp.HCM. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm và thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM, luận văn đề xuất biện pháp quản lí dạy học lấy HS làm trung tâm và khảo nghiệm các biện pháp đó nhằm khắc phục những tồn tại của thực trạng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM đã được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nếu hệ thống hóa được lí luận về quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học và đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường
  16. 4 tiểu học Quận 1, Tp.HCM có tính cấp thiết và khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học nói chung và chất lượng hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm nói riêng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm và quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở bậc tiểu học; - Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học lấy HS làm trung tâm và thực trạng quản lí dạy học lấy HS làm trung tâm ở một số trường tiểu học trên địa bàn Quận 1, Tp.HCM; - Đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lấy HS làm trung tâm ở bậc tiểu học. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm của hiệu trưởng các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM. - Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát tại 9 trường tiểu học trên tổng số 16 trường tiểu học công lập trên địa bàn Quận 1, Tp.HCM, bao gồm: Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, Trường Tiểu học Phan Văn Trị, Trường Tiểu học Chương Dương, Trường Tiểu học Trần Khánh Dư, Trường Tiểu học Trần Quang Khải. - Về khách thể khảo sát: Khảo sát 9 hiệu trưởng, 14 phó hiệu trưởng, 60 tổ trưởng chuyên môn và 76 giáo viên đang công tác tại 9 trường nói trên.
  17. 5 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cơ sở phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Tiếp cận quan điểm hệ thống cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lí việc dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm với quản lí các hoạt động khác ở một số trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM, cũng như xem xét công tác quản lí nhà trường là một hệ thống, trong đó công tác quản lí việc dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành. Từ đó giúp tìm hiểu chính xác thực trạng quản lí việc dạy học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo trình tự hợp logic. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu xác định rõ thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở một số trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM, nhằm tìm kiếm những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lí nhà trường tiểu học. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm để xây dựng khung lí luận cho đề tài.
  18. 6 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: ở nghiên cứu này điều tra phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện hai lần với hai mục tiêu khác nhau. Lần thứ nhất nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học và thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1. Lần thứ hai nhằm khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất. - Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học và thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1; ghi nhận những khuyến nghị, đề xuất của cán bộ quản lí (CBQL) và GV nhằm làm rõ hơn kết quả thu nhận được từ bảng hỏi. - Phương pháp quan sát (tiết dạy): nhằm mục tiêu thu thập thêm căn cứ để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm vào hoạt động dạy học cụ thể của GV ở các trường tiểu học Quận 1. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu các hồ sơ, văn bản liên quan đến quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm tại các trường tiểu học được khảo sát để làm rõ hơn thực trạng. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 8. Đóng góp của luận văn 8.1. Về lí luận Hệ thống hóa lí luận về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm và quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học. 8.2. Về thực tiễn Mô tả cụ thể, toàn diện thực trạng dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm và thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM.
  19. 7 Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM. Các biện pháp này cần thiết và khả thi, nếu được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo quan điểm lấy HS làm trung tâm ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 03 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm và quản lí hoạt động dạy học lấy HS làm trung tâm ở trường tiểu học. - Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. - Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận 1, Tp.HCM theo quan điểm lấy HS làm trung tâm.
  20. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dạy học là một hoạt động có đặc trưng cơ bản là hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS tồn tại trong mối quan hệ tương tác, biện chứng. Trong đó, GV với hoạt động dạy và HS với hoạt động học là hai nhân tố trung tâm trong những nhân tố cấu trúc hoạt động dạy học. Trong lí luận dạy học, có những quan điểm khác nhau về vị trí, vai trò của GV và HS. Nhưng xét tổng thể có hai hướng nhìn nhận chung như sau: lấy GV làm trung tâm (tập trung vào vai trò hoạt động của GV) hoặc lấy HS làm trung tâm (tập trung vào vai trò hoạt động của HS). Hoạt động dạy học ở nhà trường muốn đạt hiệu quả thì nhất thiết phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động dạy của GV với hoạt động học của HS. Một GV sáng tạo là một GV biết giúp đỡ HS tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học. GV phải là người hướng dẫn, người cố vấn hơn là chỉ đóng vai trò công cụ truyền đạt tri thức (Trần Bá Hoành, 2003). Trong từng bối cảnh lịch sử, việc tổ chức dạy học ở những giai đoạn khác nhau đã có sự thay đổi, chuyển biến khác nhau. Ở thời kì tổ chức nhà trường chưa được hình thành, GV thường dạy cho một nhóm nhỏ HS, trong đó, lứa tuổi và trình độ HS có thể có sự chênh lệch không nhỏ. GV bắt buộc phải coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi HS và GV có điều kiện để thực hiện cách dạy thích hợp cho từng HS. Do vậy, vai trò chủ động tích cực của người học được đề cao. Tuy nhiên, với hình thức tổ chức nhỏ lẻ như vậy đã cho năng suất dạy học quá thấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2