intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý đào taọ theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ, đề tài hướng đến mục đích là đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường Cao đẳng Kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUÝ NHẪN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN QUÝ NHẪN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS ĐẶNG QUỐC BẢO 2. TS. NÔNG KHÁNH BẰNG THÁI NGUYÊN - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Quý Nhẫn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của quý Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp, gia đình. Với lòng kính trọng tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và hoàn thành luận án. Đặc biệt, với tình cảm chân thành, xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Quốc Bảo và TS. Nông Khánh Bằng, những người Thầy, người hướng dẫn khoa học đã thường xuyên chỉ bảo, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã hướng dẫn, giúp đỡ và các đồng nghiệp đã cộng tác, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Chắc chắn trong luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ của quý Thầy, Cô để bản thân hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận án Nguyễn Quý Nhẫn
  5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... iv Danh mục các bảng ........................................................................................... v Danh mục các hình ........................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu ..................................... 4 8. Những luận điểm bảo vệ ............................................................................... 5 9. Kết quả mới của luận án ................................................................................ 6 10. Cấu trúc của luận án .................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG .................................................................................. 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................ 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước............................................... 11 1.1.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 15 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài............................................................... 16 1.2.1. Đào tạo và Quản lý đào tạo ................................................................... 16
  6. iv 1.2.2. Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ................... 19 1.2.3. Nhà trường và Trường Cao đẳng Kinh tế ............................................. 22 1.3. Quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế ............................................ 24 1.3.1. Quản lý chương trình đào tạo ................................................................ 25 1.3.2. Quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên .................... 26 1.3.3. Quản lý hoạt động của người học ......................................................... 27 1.3.4. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính................................. 28 1.3.5. Phát triển môi trường đào tạo ................................................................ 29 1.4. Một số vấn đề cơ bản về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ....................................................... 29 1.4.1. Khả năng vận dụng và lợi thế của tiếp cận TQM trong quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế ........................................................................ 29 1.4.2. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở trường cao đẳng........................................................................................................... 30 1.4.3. Nội dung quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở trường cao đẳng ........ 33 1.4.4. Vai trò của các lực lượng trong quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở trường cao đẳng ............................................................................................ 41 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở trường cao đẳng ............................................................................................... 45 1.5.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 45 1.5.2. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 48 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 49 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN TQM Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KHU VỰC DUYÊN HẢI - NAM TRUNG BỘ .............................................................................. 50 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .............................................................. 50 2.1.1. Hoạt động khảo sát ................................................................................ 50
  7. v 2.1.2. Khái quát về các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ ................................................................................................... 52 2.2. Thực trạng đào tạo ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ ................................................................................................ 54 2.2.1. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo .......................................... 54 2.2.2. Thực trạng hoạt động giảng dạy và kiểm tra, đánh giá ......................... 56 2.2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên.................................................. 59 2.2.4. Thực trạng sinh viên.............................................................................. 60 2.2.5. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đào tạo ........................ 60 2.3. Thực trạng quản lý đào tạo ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ............................................................................... 62 2.3.1. Thực trạng nhận thức về quản lý đào tạo .............................................. 62 2.3.2. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo .............................................. 63 2.3.3. Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên ..................................... 65 2.3.4. Thực trạng quản lý sinh viên ................................................................. 66 2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ...................... 67 2.3.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính ............... 69 2.4. Thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các Trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ .......................................... 71 2.4.1. Quản lý đầu vào của quá trình đào tạo theo tiếp cận TQM ở các Trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ ..................... 71 2.4.2. Quản lý quá trình đào tạo theo tiếp cận TQM ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ .......................................... 75 2.4.3. Quản lý kết quả đầu ra của quá trình đào tạo theo tiếp cận TQM ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ ................ 85 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT theo tiếp cận TQM ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ ................. 92 2.5.1. Thực trạng các yếu tố khách quan ........................................................ 92
  8. vi 2.5.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan ............................................................ 94 2.6. Đánh giá chung ........................................................................................ 96 2.6.1. Về hoạt động đào tạo............................................................................. 96 2.6.2. Về quản lý đào tạo................................................................................. 97 2.6.3. Về quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các Trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ .................................................... 99 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 102 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KHU VỰC DUYÊN HẢI - NAM TRUNG BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................ 103 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................... 103 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đối tượng quản lý .................. 103 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ và tính hệ thống........... 103 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................ 104 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp 104 3.2. Biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM tại các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ trong giai đoạn hiện nay . 105 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM................................................................................... 105 3.2.2. Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, chính sách chất lượng và công cụ giám sát chất lượng đào tạo........................................................................... 107 3.2.3. Tổ chức hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ........ 114 3.2.4. Chỉ đạo cải tiến cơ chế quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ............... 117 3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý đào tạo các cấp theo tiếp cận TQM .................................................. 122 3.2.6. Xây dựng môi trường văn hóa chất lượng, kiện toàn các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo .......................................................................... 126
  9. vii 3.3. Khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp và thử nghiệm .... 129 3.3.1. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ..................... 129 3.3.2. Thử nghiệm ......................................................................................... 132 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 140 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................ 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 145 PHỤ LỤC
  10. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CL Chất lượng 3 CLĐT Chất lượng đào tạo 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 CSVC&TBDH Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 6 CTĐT Chương trình đào tạo 7 ĐBCL Đảm bảo chất lượng 8 ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng 9 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 10 GDĐH Giáo dục đại học 11 GV Giảng viên 12 KT-XH Kinh tế - xã hội 13 QLCL Quản lý chất lượng 14 SV Sinh viên 15 TQM Quản lý chất lượng tổng thể 16 CBVC Cán bộ viên chức 17 KT&ĐBCL Khảo thí và Đảm bảo chất lượng 18 QLĐT Quản lý đào tạo 19 TTB Trang thiết bị 20 KHCN Khoa học công nghệ 21 DN Doanh nghiệp
  11. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng về CTĐT và phát triển CTĐT ở các Trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ................................................. 55 Bảng 2.2a. Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của GV ......................... 56 Bảng 2.2b. Đánh giá của CBQL và GV về hoạt động giảng dạy của GV ................ 57 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về CL đội ngũ CBQL, GV................................................ 59 Bảng 2.4. Kết quả học tập của SV .................................................................................. 60 Bảng 2.5a. Kết quả khảo sát SV về chất lượng CSVC, TTB ....................................... 61 Bảng 2.5b. Kết quả khảo sát CBQL, GV về chất lượng CSVC, TTB ........................ 61 Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV và SV về quản lý đào tạo ................................. 62 Bảng 2.7. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ ......................................................... 64 Bảng 2.8. Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên ............................................ 65 Bảng 2.9. Thực trạng quản lý sinh viên .......................................................................... 66 Bảng 2.10. Đánh giá của SV về công tác kiểm tra, đánh giá ....................................... 68 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý CSVC, TTB và Tài chính ............. 70 Bảng 2.12. Chất lượng đầu vào của SV ......................................................................... 71 Bảng 2.13. Kết quả khảo sát SV về các điều kiện CSVC và Tài chính đảm bảo phục vụ đào tạo ............................................................................................... 73 Bảng 2.14. Quản lý hoạt động giảng dạy ở các Trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ ..................................................................... 76 Bảng 2.15. Quản lý học tập của sinh viên các Trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ ............................................................................ 79 Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL&GV về phát triển môi trường đào tạo .................... 82 Bảng 2.17. Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ......................................... 85 Bảng 2.18a. Đánh giá của CBQL và GV về chất lượng SV ........................................ 88 Bảng 2.18b. Kết quả khảo sát SV về chất lượng SV..................................................... 88 Bảng 2.19. Kết quả khảo sát CBQL, GV về cải tiến CLĐT ........................................ 90
  12. vi Bảng 2.20. Kết quả khảo sát CBQL, GV về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QLĐT theo tiếp cận TQM ............................................................................. 95 Bảng 3.1. Đánh giá sự cấp thiết của các biện pháp .....................................................130 Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp .....................................................130 Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .........131 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về kỹ năng của đội ngũ CBVC .......................................137 Bảng 3.5. So sánh kết quả về mặt nhận thức trước và sau bồi dưỡng .......................138 Bảng 3.6. So sánh kết quả về mặt kỹ năng trước và sau bồi dưỡng ..........................138 Bảng 3.7. Kết quả học tập của SV ................................................................................139
  13. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ mô hình quản lý đào tạo ....................................................................... 18 Hình 1.2. Mô hình văn hóa chất lượng cơ sở giáo dục đại học ......................... 40 Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy đảm bảo chất lượng trong trường .............................. 116 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình thử nghiệm biện pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý đào tạo ................... 134
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, truyền thông và kinh tế trí thức đã đẩy nhanh quá trình hội nhập, toàn cầu hóa của các quốc gia, dẫn đến sự thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Các quốc gia muốn hội nhập sâu rộng, đi tắt đón đầu để không bị thua thiệt trong xu thế chung này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao, đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập của đất nước. Để có được nguồn nhân lực này đòi hỏi phải có một nền giáo dục phù hợp, tiên tiến có chất lượng cao. Do vậy, vấn đề chất lượng đào tạo và quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của xã hội và các cơ sở giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một trong 3 đột phá chiến lược. Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế”, trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của giáo dục trong thời gian vừa qua, nhận định xu thế giáo dục trên thế giới và trong khu vực, Nghị quyết nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”, “Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan.
  15. 2 Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”. Trước những định hướng trên, đòi hỏi giáo dục cao đẳng, đại học phải đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước. Để đảm bảo chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi nhà trường, cơ sở giáo dục cần phải có hệ thống quản lý và thực hiện quản lý đào tạo theo mô hình đảm bảo chất lượng. Vấn đề có tính chất điều kiện và tạo động lực cho hoạt động đào tạo phát triển đó là hoạt động quản lý đào tạo, đặc biệt là quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM. Quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM giúp nhà trường cao đẳng thực hiện quản lý toàn diện mọi khâu của quá trình đào tạo xuyên suốt từ khâu quản lý đầu vào đến khâu quản lý quá trình và quản lý đầu ra. Quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM giúp nhà trường thực hiện cam kết chất lượng đào tạo trước dư luận xã hội và người học, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thực hiện làm tốt từ khâu tuyển sinh và các điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào, giám sát mọi hoạt động đào tạo, cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội và nhà tuyển dụng lao động. Thực tế đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng nói chung và các trường Cao đẳng Kinh tế nói riêng hiện nay đã được quan tâm, tuy nhiên chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội, chưa có sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng, hoạt động đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng còn nhiều bất cập. Từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý đào ta ̣o theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải
  16. 3 - Nam trung bộ, đề tài hướng đến mục đích là đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường Cao đẳng Kinh tế trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo tại các trường Cao đẳng Kinh tế. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý đào ta ̣o theo tiếp cận TQM ở trường cao đẳng Kinh tế có vai trò vô cùng quan tro ̣ng giúp nhà trường kiểm soát chất lươ ̣ng, cải tiế n liên tu ̣c để đảm bảo, nâng cao chất lươ ̣ng đào ta ̣o. Nếu đề xuấ t đươ ̣c các biêṇ pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM mang tính đồng bộ, phù hợp với các điều kiện hiện nay của các trường Cao đẳng Kinh tế thì sẽ giúp nhà trường nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực được đào tạo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chấ t lươ ̣ng tổ ng thể trường cao đẳng kinh tế 5.2. Làm rõ thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chấ t lượng tổ ng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam trung bộ 5.4. Tổ chức thử nghiệm biện pháp. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM.
  17. 4 - Giới hạn về phạm vi khảo sát: Các trường cao đẳng chuyên nghiệp công lập khối kinh tế thuộc khu vực Duyên hải - Nam trung bộ chủ yếu ở thành phố Đà Nẵng (2 trường: Cao đẳng Thương mại, cao đẳng kinh tế - kế hoạch). 7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Quan điểm phương pháp luận trong nghiên cứu luận án được thể hiện qua các cách tiếp cận sau 7.1.1. Tiếp cận quá trình Qúa trình là tập hợp các hoạt động được tiến hành dựa trên việc huy động các nguồn lực để biến đầu vào thành đầu ra. Một quá trình có thể là một hoạt động nhỏ hoặc cả một công đoạn lớn, phức tạp. Một quá trình thường bắt đầu bằng việc tiếp nhận đầu vào (input) , sử dụng các nguồn lực thích hợp để tạo ra một kết quả cuối cùng hay còn gọi là đầu ra (output). Nghiên cứu quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở trường Cao đẳng Kinh tế trong mối quan hệ giữa quản lý đầu vào, quản lý quá trình và quản lý đầu ra. 7.1.2. Tiếp cận hệ thống Hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh tế được tạo thành bởi nhiều thành tố cấu trúc như mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức, kiểm tra, đánh giá kết quả, hoạt động của dạy của GV, hoạt động học của học sinh…. Nghiên cứu quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM phải được tiến hành đồng bộ trong mối quan hệ quản lý chương trình đào tạo, quản lý hoạt động của giảng viên, nhân viên, quản lý hoạt động của sinh viên; quản lý môi trường đào tạo và hệ thống các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.. 7.1.3. Tiếp cận chất lượng tổng thể Nghiên cứu quản lý đào tạo theo TQM ở trường Cao đẳng Kinh tế thực hiện trong mối quan hệ thống nhất giữa kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý tổng thể chất lượng đào tạo và các mối quan hệ với các thành tố khác trong nhà trường.
  18. 5 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu lý thuyết về quản lý đào tạo và quản lý đào tạo theo quan điểm tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể để khái quát hóa, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng phương pháp điều tra trên các đối tượng: cán bộ quản lý của các trường Cao đẳng Kinh tế, giảng viên, sinh viên của các nhà trường về đào tạo, quản lý đào tạo, chất lượng đào tạo của các nhà trường để khái quát hóa thực trạng về quản lý đào tạo và quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các trường Cao đẳng Kinh tế. Sử dụng phương pháp phỏng vấn để làm rõ hơn về thực trạng đã khảo sát tại các trường. Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động để khái quát hóa về thực trạng đào tạo, thực trạng quản lý đào tạo của các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm, thử nghiệm để khẳng định giá trị và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 7.2.3. Các phương pháp bổ trợ Các phương pháp hỗ trợ: sử dụng Toán thống kê và phần mềm tin học để xử lý kết quả nghiên cứu. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) là mô hình đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vận dụng mô hình này vào quản lý đào tạo tại các trường Cao đẳng Kinh tế sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng Kinh tế hiện nay.
  19. 6 8.2. Thực trạng quản lý đào tạo ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên Hải - Nam Trung bộ hiện nay còn nhiều điểm bất cập, chưa tiếp cận mô hình quản lý hiện đại một cách đồng bộ. 8.3. Các biêṇ pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM phù hợp với điều kiện hiện nay của các trường Cao đẳng Kinh tế được tiến hành đồng bộ, có cơ sở khoa học, thực tiễn và tính khả thi sẽ giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực. 9. Kết quả mới của luận án - Khái quát hóa những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo và quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các trường Cao đẳng Kinh tế, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các trường Cao đẳng Kinh tế. - Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo và thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ. - Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ trong giai đoạn hiện nay, khẳng định tính ưu việt của các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận TQM ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án còn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường cao đẳng. Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ. Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Cao đẳng Kinh tế khu vực Duyên hải - Nam trung bộ trong giai đoạn hiện nay.
  20. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về quản lý đào tạo Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, quản lý đào tạo đã được các nhà quản lý của tập đoàn Western Electric quan tâm đến, đứng đầu là Tiến sĩ Walter Shewhart, ông đã lập ra hệ thống kiểm soát chất lượng bằng những công cụ thống kê (Statistical Quality Control - SQC). Đó là hoạt động đánh giá sự phù hợp của sản phẩm so với yêu cầu, so sánh mức độ đạt được so với chuẩn thông qua việc cân, đo, thử nghiệm,…tức là, kiểm tra chất lượng là bước cuối cùng của quá trình sản xuất, nhằm loại bỏ các sản phẩm không đạt chuẩn theo yêu cầu. Phương pháp này đã được sử dụng phổ biến trong một thời gian dài, tuy nhiên khuyết điểm của phương pháp này là tốn kém về mặt chi phí, thời gian và con người cho nên làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, dưới sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp, việc kiểm tra chất lượng đã không còn phù hợp, gây lãng phí về nhân lực, thời gian và kinh phí làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Với quan điểm cho rằng chất lượng là cả quá trình và quá trình này cần được kiểm soát ở từng khâu [82]. Do vậy, W.E.Deming, Joseph Juran, Elton Mayo và W.Shewhart đã nghiên cứu và áp dụng mô hình kiểm tra quá trình (Process Control - PC) [82] vào quá trình sản xuất. Theo tư tưởng này thì kiểm soát ở từng khâu của quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phòng ngừa ngay từ đầu các sản phẩm kém chất lượng để loại bỏ ngay, tư tưởng này đặt vấn đề phòng ngừa lên hàng đầu, thay cho phát hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2