intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Tiểu Ngư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục cho học sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ THANH MAI QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN NINH AN TOÀN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ THANH MAI QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN NINH AN TOÀN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THI TUYẾT OANH THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Thị Thanh Mai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lớp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô ở các khoa Quản lý giáo dục, khoa Tâm lý giáo dục, phòng Đào tạo sau đại học và các thầy cô ở các khoa khác của Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt trong thời gian học tập vừa qua đã giúp em hoàn thành khóa học. Với tình cảm chân thành tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh đã hướng dẫn và cho các ý tưởng định hướng, tư tưởng chỉ đạo, hết lòng giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài: “Quản lí giáo dục an ninh an toàn tại Trường PTDTBT THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai”. Chính điều này đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp và được bảo vệ với kết quả tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể thầy cô giáo và học sinh các trường PTDTBT THCS xã Thái Niên, PTDTBT THCS Thái Niên 3, PTDTBT xã Phong Niên, PTDTBT THCS xã Gia Phú và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu, tìm hiểu ý kiến, sưu tầm tài liệu để hoàn thành khóa học. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn giáo dục vô cùng sinh động và luôn thay đổi nhanh chóng, chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong muốn nhận được những chỉ dẫn quý báu, ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.. Một lần nữa xin gửi đến thầy cô lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất! Thái Nguyên, ngày 14 tháng 11 năm 2019 Tác giả Vũ Thị Thanh Mai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN NINH AN TOÀN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI...................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................. 11 1.2.1. Khái niệm quản lý ............................................................................................ 11 1.2.2. Khái niệm quản lý nhà trường ......................................................................... 12 1.2.3. Khái niệm về giáo dục ..................................................................................... 13 1.2.4. Khái niệm an ninh và an toàn .......................................................................... 13 1.2.5. Học sinh Phổ thông dân tộc bán trú ................................................................. 15 1.3. Những vấn đề cơ bản của giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh trong trường bán trú ............................................................................................................... 16 1.3.1. Đặc điểm mô hình trường PTDTBT THCS và học sinh trường bán trú ......... 16 1.3.2. Mục tiêu của an ninh an toàn cho học sinh trường PTDTBT THCS............... 18 1.3.3. Vị trí, vai trò của an ninh, an toàn cho hoc sinh PTDTBT THCS ................... 19 1.3.4. Nội dung giáo dục an ninh và an toàn cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc bán trú .................................................................................................. 21 1.3.5. Phương pháp và hình thức giáo dục an ninh an toàn ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ........................................................................ 27 1.4. Quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh trong trường PTDTBT THCS .... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.4.1. Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS với công tác quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ............................................................. 30 1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục an ninh và an toàn cho học sinh trong trường PTDTBT THCS ............................................................................................... 31 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ......................................................... 36 1.5.1. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 36 1.5.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................................... 40 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 43 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN NINH VÀ AN TOÀN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN BẢO THẮNG ........ 45 2.1. Giới thiệu chung về các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ................................................................................ 45 2.1.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai .......... 45 2.1.2. Vị trí và tầm quan trọng của trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ....................................................................... 46 2.2. Những vấn đề chung về khảo sát ..................................................................... 48 2.3. Thực trạng quản lý giáo dục an ninh an toàn tại các trường PTDTBT trên địa bàn huyện Bảo Thắng ................................................................................ 49 2.3.1. Thực trạng về việc an ninh, an toàn tại các trường PTDTBT THCS huyện Bảo Thắng hiện nay ......................................................................................... 50 2.3.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên quản lý giáo dục giáo dục ngoài giờ lên lớp .............................................................................................. 52 2.3.3. Kết quả giáo dục và giáo dục giáo dục an ninh an toàn .................................. 53 2.4. Thực trạng quản lý giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ............................................................ 54 2.4.1. Nhận thức về vai trò của quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn .................. 55 2.4.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục an ninh an toàn .................................................. 57 2.4.3. Tổ chức giáo dục an ninh an toàn .................................................................... 58 2.4.4. Chỉ đạo các giáo dục an ninh an toàn .............................................................. 62 2.5. Đánh giá chung về thực trạng .......................................................................... 67 2.5.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân .................................................................... 67 2.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 68 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 69 Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN NINH AN TOÀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI .................................................................... 70 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý ............................................................. 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. 3.1.1. Tính khả thi ...................................................................................................... 70 3.1.2. Tính cần thiết ................................................................................................... 70 3.1.3. Tính kế thừa ..................................................................................................... 70 3.1.4. Tính đồng bộ .................................................................................................... 70 3.1.5. Tính thực tiễn ................................................................................................... 70 3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh của Trường PTDTBT THCS huyện Bảo Thắng. ................................................................. 71 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm về các giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho CBQL, GV, NV trong trường PTDT bán trú THCS ........................................................................................ 71 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL-GV về Quản lý giáo dục, an ninh và an toàn cho học sinh trong trường PTDTBT THCS ........................... 74 3.2.3. Biện pháp 3: Lập kế hoạch giáo dục an ninh an toàn cho học sinh trong trường bán trú ............................................................................................................... 78 3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động giáo dục, diễn tập an ninh an toàn thường xuyên và có hiệu quả cho học sinh trong trường bán trú .................... 81 3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo phát huy thế mạnh tổ chức hoác hoạt động ngoại khóa và công tác kiểm tra, giám sát công tác an ninh và an toàn cho học sinh trong trường bán trú ................................................................................. 85 3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức huy động cơ sở vật chất và các điều kiện an ninh, an toàn trường học ................................................................................................ 87 3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng môi trường bán trú an toàn lành mạnh. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh bán trú ................................................................... 90 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 96 3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...................... 98 3.4.1. Kết quả khảo nhiệm tính cần thiết của các biện pháp...................................... 99 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................... 100 3.4.3. Tổng hợp kết quả khảo sát giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................................................................................................... 101 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 104 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 105 1. Kết luận ................................................................................................................. 105 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 109 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BGH : Ban giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp GV : Giáo viên HĐND : Hội đồng nhân dân HĐNGLL : giáo dục ngoài giờ lên lớp HS : Học sinh KT-XH : Kinh tế - xã hội KHCN : Khoa học công nghệ KHKT : Khoa học kĩ thuật NCGD : Nghiên cứu giáo dục NV : Nhân viên NXB GD : Nhà xuất bản giáo dục PCGD : Phổ cập giáo dục PTDT : Phổ thông dân tộc PTDTBT : Phổ thông dân tộc bán trú PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú TW 1 : Trung ương 1 THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân iv
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp trường, lớp học sinh bán trú trên địa bàn huyện trong các năm học 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019 ......................................... 49 Bảng 2.2. Tổng hợp đánh giá tình hình cơ sở vật chất phục vụ học sinh bán trú của 4 trường PTDTBT (phạm vi khảo sát) ............................................. 50 Bảng 2.3. Thống kê cơ sở vật chất phục vụ giáo dục an ninh an toàn .................... 51 Bảng 2.4. Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên tham gia giáo dục an ninh an toàn ................................................................................. 52 Bảng 2.5. Bảng thống kê số lượng mất an toàn của học sinh ở bán trú trong hai năm gần đây điều tra ở 4 trường PTDTBT THCS ................................. 53 Bảng 2.6. Thống kê giáo dục duy trì số lượng và chất lượng giáo dục ở 4 trường PTDTBT THCS .......................................................................... 54 Bảng 2.7. Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường PTDTBT THCS huyện bảo Thắng ............................ 55 Bảng 2.8. Tổng hợp đánh giá mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường PTDTBT THCS huyện bảo Thắng ......................................................................... 56 Bảng 2.9. Khảo sát thực trạng giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục an ninh an toàn ....57 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức các giáo dục an ninh an toàn cho học sinh của cán bộ quản lý và giáo viên ........................................ 59 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức các giáo dục an ninh an toàn của học sinh bán trú ................................................................................ 60 Bảng 2.12. Tổng hợp mức độ đánh giá thực trạng tổ chức các giáo dục an ninh an toàn của Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh................................. 61 Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục an ninh an toàn ............. 63 Bảng 2.14. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá các giáo dục giáo dục an ninh an toàn (kết quả khảo sát giáo viên) ............................................... 64 Bảng 2.15. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá các giáo dục an ninh an toàn (kết quả khảo sát học sinh) ..................................................................... 65 Bảng 2.16. Bảng tổng hợp mức độ đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá về giáo dục an ninh an toàn ....... 66 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm cần thiết của các biện pháp đã đề xuất .............. 100 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ......... 101 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ..................................................................... 102 v
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 2.1. Mối tương quan giữa đánh giá của giáo viên và học sinh về thực trạng tổ chức các giáo dục an ninh an toàn .............................. 62 Biểu đồ 2.2. Mối tương quan giữa đánh giá của giáo viên và học sinh về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá về giáo dục giáo dục an ninh an toàn ...................................................................................... 67 Biểu đồ 3.1. Tương quan mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở trường PTDTBT THCS huyện Bảo Thắng ................................................ 102 vi
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đều có các quy định để quyền được giáo dục của đồng bào các DTTS, quy định việc tạo điều kiện cho người DTTS được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình bên cạnh việc sử dụng tiếng Việt. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh DTTS được hưởng chính sách ưu đãi, Nhà nước thành lập các trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, dự bị đại học cho con em DTTS; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006, quy định việc cử tuyển người DTTS vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và được hưởng học bổng, tiền hỗ trợ ăn, ở, đi lại, mua sách vở, đồ dùng học tập; Nghị định 82/2010/NĐ-TTg ngày 15-7-2010 quy định về dạy và học tiếng nói, chữ viết DTTS; Quyết định 2123/2010/QĐ-TTg ngày 22-11-2010 về quyền được giáo dục cho các DTTS rất ít người (có số dân dưới 10.000 người)... Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính cũng đã ban hành nhiều Thông tư liên tịch nhằm hỗ trợ về tài chính cho các học sinh tại các trường nội trú và trường dự bị đại học dân tộc. Theo đó, học sinh thuộc đối tượng này được miễn học phí, được hỗ trợ chi phí sinh hoạt, ăn ở, đi lại. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS không chỉ thể hiện qua các Nghị định, chương trình, dự án, mà còn bằng chiến lược cơ bản lâu dài, như Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, nhằm tạo động lực phát triển mạnh mẽ vùng đồng bào DTTS. Tiếp đó, ngày 14-3-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được đặt ra là công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức người DTTS. Theo đó, Nhà nước tiếp tục triển khai chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng để củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng làm việc, trong đó có tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức người DTTS nhưng còn hạn chế về khả năng giao tiếp bằng tiếng DTTS. Đặc biệt, Học viện Dân tộc vừa mới được thành lập theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg ngày 8-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ trên 1
  12. cơ sở sáp nhập, tổ chức lại hai đơn vị là Viện Dân tộc và Trường Cán bộ dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc. Học viện Dân tộc sẽ là cơ sở nghiên cứu, giáo dục công lập về dân tộc và công tác dân tộc lớn nhất cả nước, nghiên cứu chiến lược, chính sách về dân tộc và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học, sau đại học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS. Thực tế cho thấy, các chính sách của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục, đào tạo vùng DTTS phát triển. Tuy nhiên, giáo dục, đào tạo vùng DTTS hiện nay vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Nhìn chung, mặt bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào các DTTS vẫn còn có khoảng cách đáng kể với người Kinh. Chất lượng nguồn nhân lực đồng bào DTTS còn hạn chế, đội ngũ cán bộ DTTS thiếu và một bộ phận yếu về trình độ chuyên môn. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều chính sách đối với giáo dục, đào tạo vùng DTTS, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể giải quyết được hết những khó khăn của địa phương. Công tác quản lý giáo dục dân tộc chưa theo kịp thực tiễn phát triển giáo dục ở vùng DTTS, miền núi; công tác chỉ đạo còn thiếu linh hoạt và mang nặng thủ tục hành chính; công tác tham mưu ban hành một số chính sách cụ thể chưa phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vùng DTTS đã được tăng cường đầu tư, cải thiện rất nhiều so với trước, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là ở các trường chuyên biệt vùng DTTS vẫn còn thiếu nhiều phòng học, thiếu nhà ở bán trú, bếp ăn, công trình vệ sinh và các điều kiện sinh hoạt, học tập khác. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn thiếu về số lượng, năng lực một bộ phận giáo viên còn hạn chế, đời sống còn khó khăn nên chưa yên tâm công tác. Mặc dù GDĐT vùng DTTS, miền núi nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững vùng DTTS, miền núi, GDĐT còn nhiều yếu kém, bất cập cần phải khắc phục. Đó là mạng lưới trường học, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở vùng DTTS, miền núi đã được tăng cường đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở một số trường chuyên biệt vùng DTTS. Chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, miền núi còn thấp và chưa đồng đều giữa các dân tộc: Còn có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ/HS giữa thành thị với vùng DTTS và vùng đặc biệt khó khăn. 2
  13. Tỷ lệ huy động trẻ em DTTS đi học phổ thông còn thấp và không đồng đều giữa các dân tộc. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực sư phạm và năng lực tổ chức các giáo dục giáo dục. Quy mô và mạng lưới các cơ sở đào tạo các địa phương vẫn đang là vấn đề khó khăn. Hiện nay, công tác an ninh, an toàn cho học sinh tại các trường bán trú đang đặt ra nhiều thách thức với các cấp, các ngành. Đã có những vụ việc người lạ mặt trà trộn vào trường học để thực hiện hành vi xâm hại học sinh; hành hung trộm cắp, phá hoại tài sản nhà trường và đặc biệt hơn nguy cơ có thể xảy ra chết đuối do lũ cuốn hay qua suối với học sinh vùng núi càng trở nên cấp thiết, đồng thời xã hội cũng chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tích, bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh đuối nước, ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, nhiều học sinh thiếu kinh nghiệm sống dễ bị lôi kéo dụ dỗ. Thời gian gần đây xã hội chứng kiến nhiều vụ tai nạn thương tích, bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cả mầm non. Nhức nhối hơn là tình trạng học sinh, bị lôi kéo, thực hiện hành vi vi phạm thông qua mạng xã hội. Các vụ việc trên đã ảnh hưởng không tốt đến an ninh, trật tự trường học, an toàn tính mạng học sinh và uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo, gây bức xúc trong xã hội. 1.1. an ninh và an toàn khi đến trường là quyền lợi chính đáng và là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, sáng tạo, sự phát triển, cũng như tương lai cuộc sống của mỗi học sinh. Do đó, an ninh và an toàn cho học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. 1.2. Vấn đề sức khoẻ và an toàn cho học sinh trong trường học là một trong những tiêu chí đầu tiên và vô cùng chính đáng mà phụ huynh nói chung quan tâm khi lựa chọn môi trường học tập cho con em mình. 1.3. Hiện nay, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu chính thức về vấn đề sức khoẻ và an toàn cho học sinh trong trường phổ thông nói chung còn chưa nhiều, nếu không muốn nói là chưa có. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài "Quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai" để tạo điều kiện thuận lợi cho chính bản thân mình trong công tác quản lý tại Trường PTDTBTTHCS xã Gia Phú đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, học sinh ở Trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng. 3
  14. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục cho học sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBT THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh bán trú ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS 4.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý an ninh, an toàn cho học sinh trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 4.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng và hiệu quản lý an ninh, an toàn cho học sinh các trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai hiện nay còn hạn chế và bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ yếu tố quản lý. Nếu xác định được rõ các nguyên nhân cụ thể từ quản lý và đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của trường PTDTBTHCS trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai như đề xuất trong luận văn thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn, an ninh cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường. 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về giáo dục an ninh an toàn cho học sinh của các Hiệu trưởng Trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai theo cách tiếp cận 4 chức năng của quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá giáo dục an ninh an toàn các trường bán trú huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Đề tài được triển khai tại 4 trường Bán trú trên địa bàn huyện bảo Thắng. 4
  15. 6.2. Phạm vi nghiên cứu - Nhóm 1: Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên 4 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng (80 người). - Nhóm 2: Học sinh ở bán trú thuộc 4 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng được điều tra (100 học sinh). Số liệu khảo sát từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, đọc, phân tích và tổng hợp tư liệu về các khái niệm, vấn đề có liên quan đến an ninh, an toàn trường học làm sơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài nhằm khảo sát ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS về thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và các biện pháp quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS. - Phương pháp quan sát: Quan sát giáo dục chỉ đạo, tổ chức, thực hiện và các minh chứng về công việc mà đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS thực hiện nhằm thu thập những thông tin cơ bản về khách thể nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về nội dung nghiên cứu và các biện pháp quản lý an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm quản lý an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS trên địa bàn trong những năm gần đây, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS. - Phương pháp toán thống kê: Sử dụng công thức toán thống kê để xử lý số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu. 7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê thống kê toán học - Phương pháp toán thống kê xử lý số liệu thu thập được. - Phân tích, so sánh rút ra nhận định. 5
  16. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS. Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Chương 3. Các biện pháp quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 6
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN NINH AN TOÀN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Thực tế cho thấy, những năm gần đây, tình hình ANTH có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong HS có chiều hướng gia tăng. Đây là điều khá dễ hiểu vì trong thời đại bùng nổ thông tin, HS được tiếp cận internet sớm, học sinh ngày nay không còn sợ thiếu tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc mở mang kiến thức, bởi tất cả đều có thể tìm được trong kho tư liệu khổng lồ trên internet. Internet giúp cho học sinh có cơ hội tương tác nhiều hơn với giáo viên và bạn học khác thông qua công cụ đơn giản như diễn đàn, thư điện tử, hội thoại trực tuyến... Các lớp học online ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với môn ngoại ngữ và khoa học tự nhiên. Đó là một phương thức học rất hiệu quả, bởi có thể học mọi lúc, mọi nơi và sự tương tác xảy ra tức thì, để sử dụng chúng một cách hiệu quả, học sinh cần chọn lọc, tổng hợp và kết nối thành kiến thức hữu ích cho bản thân, song bên cạnh nhưng thông tin hữu ích thì không tránh khỏi những nội dung lệch lạc, thiếu lành mạnh mà phụ huynh khó lòng kiểm soát. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng bạo lực học đường, nữ sinh đánh nhau do ghen tuông, mâu thuẫn tình cảm rồi khoe “chiến tích” lên mạng xã hội hay những vụ trộm cắp, vi phạm về pháo nổ, lừa gạt dụ dỗ bằng nhiều hình thức. Xác định công tác an ninh, an toàn trường học (ANATTH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các ngành các cấp đã tăng cường công tác phối hợp, xây dựng các quy chế ANTT trong trường học. Sự phối hợp chặt chẽ của ngành Giáo dục Đào tạo và lực lượng Công An nhân dân trên địa bàn đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác ANATTH, có tác động lớn đến ý thức của học sinh trong việc chấp hành pháp luật. Để có thể xây dựng và đảm bảo một môi trường giáo dục lành mạnh - nơi học sinh được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tâm hồn thì rất cần đến một nền tảng vững chắc ban đầu và xuyên suốt - đó là sự an toàn. Chỉ khi học sinh cảm 7
  18. nhận được trường học an toàn cả về thể chất và tinh thần thì khi đó, các em mới có thể phát huy được hết khả năng của mình cũng như sống trọn vẹn trong hạnh phúc. Thấu hiểu điều đó, trường Trung học Wellspring đã tổ chức buổi hội thảo đào tạo nội bộ với chủ đề “An toàn trường học cho học sinh” vào ngày 23/3/2017. Buổi đào tạo này tập trung vào các vấn đề liên quan đến an toàn thể chất của học sinh. Hiện nay, vấn đề đảm bảo an ninh và an toàn trong trường học chưa phải là một tiêu chí bắt buộc trong đánh giá, kiểm định chất lượng đối với các trường phổ thông tại Việt Nam. Đảm bảo an ninh và an toàn cho học sinh vẫn chưa được coi là vấn đề thiết yếu và sống còn đối với nhà trường nên hiếm có đề tài nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề đảm bảo an ninh và an toàn trong trường học đã được luật hoá với các điều luật quy định về vấn đề này, thậm chí, tại một số nước còn có hẳn một bộ luật về đảm bảo an ninh và an toàn trong trường học. Ở New Zealand, Luật về Sức khỏe và An toàn trong lao động được ban hành năm 1992 và được chỉnh sửa năm 1995 áp dụng với tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Ngay sau đó, Bộ Giáo dục cũng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sức khỏe và an toàn đối với các trường phổ thông quốc lập, văn bản đầu tiên được ban hành năm 1993 và chỉnh sửa năm 1998. Một văn bản riêng dành cho các trường bán công được ban hành năm 2000. Năm 2003, hợp nhất quy định dành cho các trường quốc lập và bán công thành 1 văn bản chung. Đến nay, văn bản này đã được cập nhật thêm và tất cả những sự thay đổi này hiện nay đã được công bố trên công báo theo quy định tại điều 70 Luật Giáo dục 1989. Ở Vương Quốc Anh, trách nhiệm liên quan đến sức khỏe và an toàn được đề cập đến trong Luật Sức khỏe và An toàn trong lao động 1974 và Quản lý Sức khỏe và An toàn trong lao động 1999. Theo đó, mọi hoạt động trong khuôn khổ nhà trường phải có trách nhiệm tuân thủ theo những quy định về vệ sinh và an toàn trong trường học nhằm đảm bảo sự an toàn cho học sinh. Đồng thời, luật cũng đòi hỏi nhà trường phải đánh giá và quản lý rủi ro, và thường xuyên tuân theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước về sức khỏe và an toàn (HSE). Bên cạnh đó, ở Vương quốc Anh còn có nhiều văn bản quy định về sức khỏe, an toàn trong trường học như Health and Safety: Responsibilities and Powers (2001) and Health and Safety of Pupils on Educational Visits (HASPEV 1998). Cơ quan 8
  19. quản lý nhà nước về sức khỏe và an toàn (HSE) cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như Building contracts undertaken on education premises: strategies for health and safety of staff and pupils (1989), Five step to successful health and safety management (1992), Managing health and safety in schools (1995), School trips and outdoor learning activities: Tackling the health and safety myths (2011). Định kỳ, cơ quan quản lý nhà nước ra một thông cáo tóm tắt về các luật, văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề sức khỏe và an toàn trong trường học, trong đó có các hướng dẫn thực hiện dành cho các nhà chức trách địa phương, lãnh đạo nhà trường và giáo viên, nhân viên nhà trường. David Brierley, một nhà tư vấn chuyên nghiệp, thành viên của Professional Association of Teachers - một trong các hội nhà giáo đã được công nhận ở Vương quốc Anh, đã viết một cuốn sách về sức khỏe và an toàn trong trường học vào năm 1991. Cuốn sách bao gồm những thông tin cơ bản về các vấn đề sức khỏe và an toàn trong trường học cũng như một số ví dụ minh họa về các giải pháp thực thi. Trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, có thể kể đến một số nghiên cứu nhỏ lẻ, các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề bị mất an toàn trong phạm vi trường học của học sinh đã được nhắc đến như: Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam. - Đề tài KX 0414 của Tổng cục cảnh sát - Bộ công an nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống TNXH và tội phạm. - Tệ nạn xã hội ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp, 1994). - Phòng chống nạn buôn bán người (Bùi Toản - Tạp chí công an nhân dân số 5- 1996). - Phòng chống tệ nạn cờ bạc, số đề trong tình trạng hiện nay (Nguyễn Xuân Yêm - Tạp chí Công an nhân dân số 6 - 1996). - Phòng chống ma tuý trong nhà trường (Vũ Ngọc Bừng, 1997). - Tăng cường đấu tranh phòng chống TNXH bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay (Luận án Tiến sĩ Luật học, Phan Đình Khánh bảo vệ năm 2001 tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). - Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới (GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, TS. Trần Văn Luyện, Nguyễn Thị Kim Liên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003). 9
  20. - Hung tính ở trẻ em (Phạm Mạnh Hà, Hoàng Gia Trang, 2002). - Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ(Lưu Song Hà, 2008). - Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên(Mã Ngọc Thể, 2004). - Các tài liệu, băng hình, bài viết,... trong các hội nghị, hội thảo đăng trên tạp chí của ngành Công an, Toà án, Kiểm sát, Viện nghiên cứu nhà nước và Pháp luật thuộc Viện khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS; Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ GD & ĐT; các bài giảng trong một số Học viện, nhà trường. Các công trình nghiên cứu, các bài viết, các tài liệu trên đã tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề xoay quanh TNXH, đặc biệt quan tâm tới nguyên nhân dẫn đến TNXH, thực trạng TNXH ở nước ta hiện nay, những tác hại về mọi mặt của TNXH đối với bản thân người mắc nói riêng và cả xã hội nói chung Một số nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố tác động đến bạo lực học đường: - Hung tính ở trẻ em(Phạm Mạnh Hà, Hoàng Gia Trang, 2002). - Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ(Lưu Song Hà, 2008). - Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên (Mã Ngọc Thể, 2004). Tóm lại, các nghiên cứu trên đây chủ yếu vạch ra thực trạng của vấn đề mất an toàn tại các trường học ngày nay, nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài đi sâu vào nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động an ninh an toàn trường TPDTBT THCS. Do đó, nghiên cứu sau đây là vấn đề mới, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần làm phong phú hơn lí luận về vấn đề an ninh an toàn trường PTDTBT THCS. Với hàng loạt các công trình, bài viết nghiên cứu, một lần nữa cho thấy vấn đề an ninh, an toàn trường học hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách, không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục, của từng trường học… mà cần phải có sự giúp sức của cả các cấp chính quyền địa phương. Nếu không kịp thời đề ra những giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học thì liệu sẽ còn có thể tiếp diễn các vụ bạo lực 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2