Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lí luận và thực trạng vấn đề giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS để từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÝ QUANG TỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÝ QUANG TỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH NGUYỄN VĂN HỘ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Lý Quang Tới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GS. TS KH Nguyễn Văn Hộ, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Định Hóa, lãnh đạo các trường THCS huyện Định Hóa cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................. 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 6 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 8 1.2. Các khái niệm chính của đề tài ................................................................... 12 1.2.1. Quản lý..................................................................................................... 12 1.2.2. Quản lý giáo dục ...................................................................................... 13 1.2.3. Học sinh khuyết tật .................................................................................. 13 1.2.4. Giáo dục hoà nhập ................................................................................... 15 1.2.5. Quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục .......................................................................................... 16 1.3. Hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở .................................................... 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.3.1. Một số đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh khuyết tật trí tuệ ................ 16 1.3.2. Mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở .................................................... 18 1.3.3. Nội dung giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở .................................................... 19 1.3.4. Hình thức giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở .................................................... 20 1.3.5. Phương pháp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở ........................................... 21 1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở .................. 22 1.3.7. Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục đối với giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở .................................................................................................. 23 1.4. Quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở .................................................... 24 1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở ........................................... 24 1.4.2. Tổ chức giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở .................................................... 26 1.4.3. Chỉ đạo giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở .................................................... 27 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở ................................... 28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở ............................ 29 1.5.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 29 1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................... 30 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN .......... 33 2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng............................................... 33 2.1.1. Một vài nét về các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 33 2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................... 34 2.2. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................. 36 2.2.1. Thực trạng mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục............................................................................................ 36 2.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục .................................................................................... 40 2.2.3. Thực trạng hình thức giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục .......................................................................... 45 2.2.4. Thực trạng phương pháp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ............................................................................ 48 2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục.................................................................. 51 2.2.6. Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng giáo dục đối với giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục .................. 54 2.3. Thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................... 56 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ............................................................................ 56 2.3.2. Thực trạng tổ chức giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục .......................................................................... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục.................................................................. 62 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục.................................................................. 64 2.4. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên................... 66 2.5. Đánh giá chung về thực trạng ..................................................................... 68 2.5.1. Kết quả đạt được ...................................................................................... 68 2.5.2. Tồn tại, hạn chế ....................................................................................... 69 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 72 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................................. 74 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 74 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 74 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 74 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 74 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 74 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 75 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 75 3.2.1. Chỉ đạo lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục............................. 75 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về tri thức và kỹ năng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục .................. 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.2.3. Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục.................................................................................................... 83 3.2.4. Chỉ đạo xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ....... 87 3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ................................................................................................. 90 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 91 3.4. Khảo nghiệm biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................... 92 3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm ..................................................... 92 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 93 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 97 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 101 PHỤ LỤC ............................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL: Cán bộ quản lý Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục & Đào tạo GV: Giáo viên GDHN: Giáo dục hòa nhập HS: Học sinh HS KT: Học sinh khuyết tật THCS: Trung học cơ sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng học sinh khuyết tật ở các trường THCS huyện Định Hóa.... 34 Bảng 2.2. Thực trạng mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ....................................................... 37 Bảng 2.3. Thực trạng nội dung giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ....................................................... 41 Bảng 2.4. Thực trạng hình thức giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ....................................................... 46 Bảng 2.5. Thực trạng phương pháp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ....................................................... 49 Bảng 2.6. Thực trạng phương pháp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ....................................................... 51 Bảng 2.7. Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng giáo dục đối với giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ....................................................................................................... 54 Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ...................................... 56 Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức giáo dục giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục .................................................. 59 Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục............................... 62 Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giágiáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ...................................... 64 Bảng 2.12. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục .......................................................................................... 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Bảng 3.1. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục.................................................................. 93 Bảng 3.2. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục ........................................................................ 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó học sinh khuyết tật cùng học với học sinh bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi học sinh sinh sống. Mọi học sinh đều được học trong môi trường giáo dục, mà trong đó học sinh có điều kiện và có cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng của mình. Giáo dục hòa nhập là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao không chỉ đối với gia đình có con khuyết tật, với bản thân học sinh khuyết tật, mà cả những học sinh bình thường và cả toàn xã hội. Khi được giáo dục hòa nhập với những học sinh bình thường thì bản thân học sinh khuyết tật sẽ được nâng cao năng lực không những về trí tuệ mà cả trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tổng cục Thống kê và UNICEF trong cuộc điều tra có quy mô lớn sử dụng tiêu chuẩn quốc tế thống kê hai năm 2016 và 2017 “hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người, sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số” [11]. Điều tra cũng cho thấy, cơ hội được đi học của học sinh khuyết tật thấp hơn nhiều so với học sinh không khuyết tật, càng ở cấp học cao, cơ hội của học sinh khuyết tật càng ít. Đến cấp Trung học phổ thông chỉ có chưa đến 1/3 học sinh khuyết tật đi học đúng tuổi, so với tỷ lệ 2/3 học sinh không khuyết tật.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, “có2% trường tiểu học và trung học cơ sở có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật”[11]. Theo luật Trẻ em, luật người khuyết tật, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em; Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật đều có các điều khoản đảm bảo trẻ em phải được đi học và được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Tuy vậy, việc tiếp cận giáo dục với học sinh khuyết tật là một vấn đề phức tạp bởi vì mỗi dạng tật khác nhau đòi hỏi các phương pháp giáo dục, cách tiếp cận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- khác nhau. Công tác giáo dục hòa nhập đã đạt được những kết quả đạt được như: Học sinh khuyết tật được học ở trường thuộc khu vực sinh sống; Học sinh khuyết tật, với tỷ lệ hợp lí, được bố trí vào lớp học phù hợp lứa tuổi; Các trường phổ thông cung cấp các dịch vụ và tạo điều kiện giúp đỡ học sinh có cơ hội hòa nhập cùng với các bạn ngay trong trường; Điều chỉnh chương trình phổ thông cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. Phương pháp dạy học đa dạng dựa vào điểm mạnh của học sinh. Học sinh với những khả năng khác nhau được học theo nhóm; Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng học sinh…. Hiện nay, ở các trường trung học cơ sở, học sinh khuyết tật về trí tuệ trong quá trình giao lưu với bạn bè các em vẫn còn những mặc cảm, tự ti, kĩ năng giao tiếp còn chậm, chưa phát triển tính độc lập trong sinh hoạt và chưa được giáo dục hướng nghiệp. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhận như: Giáo viên các trường trung học cơ sở chưa được đào tạo bài bản về giáo dục đặc biệt; Các trường chưa tổ chức thường xuyên các buổi tập huấn về phương pháp, hình thức dạy học hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục; Chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong giáo dục hòa nhập. Mặt khác, một bộ phận cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở còn xem nhẹ lập kế hoạch giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục; Cán bộ quản lý chưa chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân về giáo dục hòa nhập; Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục còn sơ sài, hình thức; Khâu kiểm tra, đánh giá chưa sát sao để thu thập kết quả nhằm điều chỉnh nội dung giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục…. Để tạo môi trường sống, học tập hòa nhập tốt nhất cho học sinh khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật ở cấp trung học cơ sở được tham gia học hòa nhập đòi hỏi phải nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục hòa nhập, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xuất phát từ lí do trên, đề tài được lựa chọn nghiên cứu là: "Quản lý giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng vấn đề giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS để từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS. 3.2. Khách thể nghiên cứu Biện pháp quản lý giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý giáo dục và quản lý giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở trường THCS. 4.2. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục hoà nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 5. Giả thuyết khoa học Trong thời gian qua, các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng đến hoạt động giáo dục hòa nhập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hoạt động này vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập và tiến hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- chưa đồng bộ. Nếu làm sáng tỏ các vấn đề lí luận, thực tiễn về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật và xác lập được các biện pháp quản lý phù hợp nhằm tác động đến các đối tượng tham gia vào hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật dạng trí tuệ thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 6.2. Khách thể khảo sát được giới hạn nghiên cứu trên cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đó là các trường: THCS Bảo Cường, THCS Bảo Linh, THCS Bình Thành, THCS Bộc Nhiêu, THCS Chợ Chu, THCS Định Biên, THCS Đồng Thịnh, THCS Hoàng Ngân, THCS Kim Phượng, THCS Kim Sơn, THCS Lam Vỹ, THCS Quy Kỳ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Nhóm phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận có liên quan đến công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật dạng trí tuệ thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS để xây dựng khung lý thuyết cho luận văn. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật dạng trí tuệ thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa để thu thập thông tin thực tiễn cho luận văn. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật dạng trí tuệ thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS và quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS. Đối tượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- khảo sát gồm giáo viên, cán bộ quản lí và phụ huynh học sinh khuyết tật trí tuệ. Mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng quản lý công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS, phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành công, hạn chế của thực trạng này. - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh nhằm bổ sung thông tin cho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu của luận văn. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt, phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật ở trường THCS - Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật dạng trí tuệ thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật dạng trí tuệ thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Năm 1770 đã xuất hiện mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Mỹ, đến năm 1950 thì mô hình giáo dục hòa nhập đã xuất hiện tại nhiều nước, năm 1956 Philippin đã đưa trẻ khiếm thính vào học ở trường phổ thông. Năm 1994, Tuyên bố Salamanca đã khẳng định sự khác biệt của con người là bình thường và vì vậy việc học tập cần được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của trẻ. Mỗi người khuyết tật có quyền bày tỏ mong muốn của họ về giáo dục ngay khi nhu cầu được xác định. Cha mẹ có quyền được tư vấn về các hình thức giáo dục phù hợp nhất với nhu cầu, hoàn cảnh và nguyện vọng của con cái họ [22]. Năm 2006, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã khẳng định giáo dục tiểu học hoặc trung học là miễn phí, bắt buộc và không có loại trừ đối với người khuyết tật. Đảm bảo một hệ thống giáo dục toàn diện ở mọi cấp học và đáp ứng học tập suốt đời. Năm 2007 với Tuyên bố đa quốc gia về Quyền của các dân tộc bản địa đã công nhận quyền của các gia đình và cộng đồng bản xứ để duy trì trách nhiệm chia sẻ về giáo dục, đào tạo và phúc lợi xã hội cho con em của họ, phù hợp với các quyền của trẻ em; các dân tộc bản địa có quyền thành lập và kiểm soát ngôn ngữ riêng của họ theo một cách thức phù hợp với các phương pháp văn hoá đối với việc dạy và học. Theo mục tiêu và nội dung khái niệm hòa nhập xã hội (Social inclusion) và hội nhâp xã hội (Social intergration) trong nhiều trường hợp được sử dụng với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- sự phân biệt không đáng kể hoặc không rõ ràng. Cook S. (1994) cho rằng hòa nhập, hội nhập và sự cố kết (cohesion) được sử dụng có thể thay thế cho nhau, nhưng cũng có thể sử dụng với sự khác nhau được nhấn mạnh trong những trường hợp cụ thể. Ngay trong nghiên cứu của UNRISD (1994) đã cho rằng hội nhập xã hội “với một số người nó là mục tiêu của sự hòa nhập, nghĩa là quyền và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người… Còn với những người khác, nó đơn giản chỉ là cách để mô tả các khuôn mẫu đã được thiết lập về mối quan hệ của con người trong một xã hội nhất định” [dẫn theo 6]. Một số tác giả khác khi nghiên cứu hòa nhập xã hội đã luôn gắn nó với loại trừ xã hội, qua đó hướng đến so sánh và làm rõ sự gắn kết và khác biệt giữa chúng (Cappo D, C. Jackson, M. Craig, Laidlaw Foundation và nhiều tác giả khác). Trong khi Jackson (1999) lưu ý rằng hòa nhập xã hội có thể cũng sản sinh ra sự loại trừ xã hội, và cái đó xuất hiện khi nhóm đã bị loại trừ thực hiện thành công sự hòa nhập trong so sánh với nhóm đang bị loại trừ ngay cả khi yếu hơn bản thân chúng, thì D. Cappo (2002) khi xem xét hòa nhập xã hội đã đặt hòa nhập bên cạnh sự loại trừ. Ông cho rằng một xã hội hòa nhập xã hội được coi là một nơi, ở đó tất cả mọi người cảm thấy có giá trị, sự khác biệt giữa họ được tôn trọng và các nhu cầu cơ bản được đáp ứng để họ có thể sống trong phẩm giá. Loại trừ xã hội là quá trình khép kín đối với hệ thống văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị cho sự hội nhập của một cá nhân vào trong đời sống cộng đồng [dẫn theo 20]. Nghiên cứu cụ thể về điều chỉnh các môn học, các phương pháp dạy học môn học trực tiếp cho HSKT học hòa nhập ở tiểu học, mới chỉ có ít các tác giả nghiên cứu, tiêu biểu là: nhóm tác giả Kristin Bostel và Vivien Heller (2007) đề cập đến về một số phương pháp điều chỉnh khi dạy HSKT trong lớp tiểu học về ngôn ngữ [dẫn theo 9]. Tại Thái Lan quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp về chuyên môn và trong một tuần, giáo viên trực tiếp tiến hành can thiệp sớm theo cách HS khuyết tật cùng phụ huynh. Mặt khác, GDHN ở Thái Lan chú Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- trọng biên soạn các công cụ xác định mức độ phát triển của HSKT và các mẫu cho công tác quản lý; xây dựng các tài liệu dạy các kỹ năng đặc thù... Ở Singapore, các nhà giáo, nhà sư phạm, nhà giáo dục học, cán bộ quản lý của các trung tâm, cơ sở giáo dục hòa nhập đóng vai trò quan trọng, là những người dẫn dắt HS khuyết tật hòa nhập với xã hội. Đối với việc hỗ trợ HS khuyết tật, GV dạy học hòa nhập và phụ huynh do Trung tâm nguồn GV cấp vùng Singapore đảm nhận, tại các trung tâm này, GV có trình độ chuyên môn được phân công hỗ trợ trẻ khuyết tật có nhu cầu hòa nhập. Tác giả đã đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: Phát huy tiềm năng của con người, xây dựng nhà trường tư duy, quốc gia học tập. Như vậy, từ các nghiên cứu trên cho thấy: Giáo dục hòa nhập đã được quan tâm và nghiên cứu làm rõ những đặc trưng cơ bản - bản chất của phương thức giáo dục hòa nhập, với các vấn đề liên quan như quy trình tổ chức, phương pháp điều chỉnh, lực lượng tham gia và phối hợp… Sự thống nhất trong các nghiên cứu này sẽ định hướng cho việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cho HS khuyết tật trí tuệ trong giáo dục hòa nhập. Thực tiễn các vấn đề nghiên cứu của các đề tài trên thế giới đã đề cập đến nhiều đối tượng HS khuyết tật khác nhau, trong nhiều môn học khác nhau, nhiều hoạt động khác nhau, theo các hướng tiếp cận cá nhân và tiếp cận nhóm ở môi trường hòa nhập. Mỗi nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả nhất định của các biện pháp, phương pháp giáo dục với từng đối tượng HS khuyết tật. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu về giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật Luận án tiến sĩ của Đinh Nguyễn Trang Thu với đề tài Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học, tác giả đã tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận về HS khuyết tật trí tuệ , kỹ năng giao tiếp và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học; Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học; Đề xuất và thực nghiệm sư phạm các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 329 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 260 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn