intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Trạc Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

33
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ DUYẾN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ DUYẾN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả luận văn Đoàn Thị Duyến i
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, tư vấn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà giáo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi về khoa học trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai, Ban Giám hiệu trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, trường tiểu học Duyên Hải, trường tiểu học Hợp Thành, trường tiểu học Pom Hán và trường tiểu học Tả Phời đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu khoa học, cung cấp số liệu, tham gia ý kiến giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, quí thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 8 tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Đoàn Thị Duyến ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................... iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ......................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC.............................................. 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 6 1.1.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................. 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................... 12 1.2.1. Khái niệm Quản lý................................................................................... 12 1.2.2. Kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống ...................................................... 14 1.2.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ......................................... 15 1.2.4. Trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm ........................................................ 17 1.2.5. Quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm ....................... 20 iii
  6. 1.3. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ............................................................................................. 20 1.3.1. Đặc điểm của học sinh tiểu học hiện nay ................................................ 20 1.3.2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm ....................................................................... 21 1.3.3. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ................................................................................ 22 1.3.4. Nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ............................................................................... 23 1.3.5. Các phương pháp giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS ở trường tiểu học......................................................................... 26 1.3.6. Các hình thức giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học .................................................................. 29 1.4. Một số vấn đề về quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học ................................................... 33 1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS ở trường tiểu học ............................................................................... 33 1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học ................................................................ 35 1.4.3. Chỉ đạo triển khai giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học ................................................................ 36 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học ................................................... 36 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học ................................ 37 1.5.1. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 37 1.5.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 38 Kết luận chương 1.............................................................................................. 40 iv
  7. Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ..................................................................................... 41 2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học thành phố Lào Cai ................................. 41 2.1.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp các trường tiểu học thành phố Lào Cai ........ 41 2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học thành phố Lào Cai .................................................................................................... 41 2.1.3. Chất lượng giáo dục tiểu học thành phố Lào Cai .................................... 42 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................. 43 2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng.............................................................. 43 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 43 2.2.3. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát ................................................... 43 2.2.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................. 43 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh........................... 44 2.4. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm các trường tiểu thành phố Lào Cai ...................... 46 2.4.1. Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai ................. 46 2.4.2. Thực trạng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai ................. 49 2.4.3. Thực trạng trạng về hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai ..... 51 2.5. Thực trạng về quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai ................. 54 2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai ................. 54 v
  8. 2.5.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai ..... 56 2.5.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai ..... 57 2.5.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá, kết quả giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai ............................................................................................. 59 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai .................................................................................................... 61 2.6.1. Yếu tố khách quan ................................................................................... 61 2.6.2. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 63 2.7. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai ..... 64 2.7.1. Những ưu điểm ........................................................................................ 64 2.7.2. Những hạn chế ......................................................................................... 65 2.7.3. Nguyên nhân thực trạng .......................................................................... 66 Kết luận chương 2.............................................................................................. 68 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ..................................................................................... 69 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................. 69 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 69 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 69 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 70 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................... 70 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai. ................................................................................................... 71 vi
  9. 3.2.1. Xây dựng danh mục các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh các trường Tiểu học của thành phố Lào Cai .................................................. 71 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và tổng phụ trách đội TNTP các trường tiểu học thành phố Lào Cai ......................... 76 3.2.3. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học .............................................................................. 79 3.2.4. Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học..................................................................................... 82 3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học................. 87 3.3. Mối quan hệ của các biện pháp ............................................................... 89 3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..... 90 3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............. 93 3.3.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 93 3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ......................................................... 93 3.3.3. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất...................................................................................................... 93 Kết luận chương 3.............................................................................................. 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 99 1. Kết luận .......................................................................................................... 99 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 103 PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CMHS : Cha mẹ học sinh CSVC : Cơ sở vật chất GD : Giáo dục GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo GDKNS : Giáo dục kĩ năng sống GDKNS : Giáo dục kĩ năng sống GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐTN : Hoạt động trải nghiệm HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS : Học sinh HS : Học sinh KNS : Kĩ năng sống PGD&ĐT : Phòng Giáo dục và Đào tạo PHHS : Phụ huynh học sinh iv
  11. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát ............................................... 43 Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và PHHS về ý nghĩa và vai trò của GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ....... 44 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV các trường tiểu học thành phố Lào Cai về nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ............................................................................... 47 Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai về mức độ thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh ................................................................................ 48 Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai .................................................................... 50 Bảng 2.6. Đánh giá về các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai .............................................................................................. 52 Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh .................................... 55 Bảng 2.8. Đánh giá tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai . 56 Bảng 2.9. Đánh giá của CBGV và GV về nội dung chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh tiểu học................. 58 Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai............. 60 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, giáo viên về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .......................... 61 v
  12. Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về sư cần thiết của các biện pháp pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thành phố Lào Cai ..................................................................................................... 90 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học TP Lào Cai .... 91 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp .............................. 94 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ................................. 96 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Biểu diễn tính khả thi của các biện pháp ..................................................92 vi
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tiễn khi đời sống kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống con người. Nhiều vấn đề nảy sinh mà trước đây con người chưa từng gặp phải hoặc chưa phải đối đầu thì nay đòi hỏi phải có cách ứng phó để tránh khỏi gặp những rủi ro không cần thiết. Điều đó đặt ra cho con người cần thiết phải có kỹ năng sống. Với mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; sống tốt và làm việc hiệu quả. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục Tiểu học đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Tuy nhiên, việc tích hợp dạy kĩ năng sống vào nội dung môn học, thông qua hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp. Một trong những hướng trả lời các câu hỏi trên là khai thác thế mạnh của hoạt động trải nghiệm để thực hiện GDKNS cho học sinh. GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hình thành kĩ năng, nâng cao nhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo của học sinh. 1
  14. Việc tiếp cận nội dung học tập thông qua việc học, thực học, thực nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết, quan trọng bởi lẽ chỉ có “mắt thấy, tay sờ, tai nghe...” thì đối tượng được giáo dục mới thành công và có kết quả thực tế, hoạt động này thể hiện rõ việc: học sinh học được gì, học như thế nào và học để làm gì. Các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai trong thời gian qua đã quan tâm đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức khác nhau, đã tạo được hứng thú cho học sinh tham gia bước đầu thu được kết quả tốt: học sinh mạnh dạn tự tin, tích cực tham gia các hoạt động, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ bản thân ngày một thay đổi. Tuy nhiên hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn còn một số tồn tại: Hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa phát huy hết sáng tạo của học sinh khi tham gia các hoạt động, chồng chéo về nội dung, giáo viên chưa kiểm soát được mục tiêu, việc đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa có chỗ cho học sinh thực hành trải nghiệm, diện tích vui chơi chật hẹp, dụng cụ thí nghiệm, thực hành ít được đầu tư, còn nhiều học sinh chưa có kĩ năng tự phục vụ, chưa mạnh dạn đề xuất các ý kiến với bạn bè, thầy cô, chưa có kĩ năng bảo vệ bản thân… Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế kể trên là quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu thành phố Lào Cai” cho công trình nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 2
  15. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kĩ năng sống cho HS các trường tiểu học 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường các trường Tiểu học thành phố Lào Cai. - Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai. 5. Giả thuyết khoa học Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao, một trong những nguyên nhân đó là yếu tố quản lý còn nhiều hạn chế. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, đặc điểm của HS tiểu học thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai. 6.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu - Từ tháng 10/2017 đến tháng 7/2018. 3
  16. - Đề tài khảo sát 10 CBQL, 90 GV, 100 Phụ huynh HS, 200 học sinh của 5 trường Tiểu học của thành phố Lào Cai bao gồm các trường tiểu học: Duyên Hải, Hoàng Văn Thụ, Hợp Thành, Pom Hán, Tả Phời. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành GD-ĐT, các công trình khoa học về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, những bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học để xấy dựng khung lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học của giáo viên và ý thức, thái độ của học sinh khi tham gia vào các hoạt động giáo dục kĩ năng sống. 7.2.2. Phương pháp điều tra Xây dựng bảng hỏi về quá trình tổ chức giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trên đội ngũ CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh. 7.2.3. Phỏng vấn, tham khảo ý kiến lãnh đạo Phòng giáo dục, giáo viên và cán bộ quản lý các trường, tổng kết kinh nghiệm 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu kế hoạch quản lí giáo dục kĩ năng sống của Ban Giám hiệu và giáo án dạy kĩ năng sống của giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. 7.2.5. Phương pháp chuyên gia Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm xin ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất. 7.3. Nhóm phương pháp xử lý kết quả điều tra khảo sát Sử dụng các toán thống kê để xử lý các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được, trên cơ sở đó xác định một cách khách 4
  17. quan các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường và các nội dung triển khai thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai. Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Lào Cai. 5
  18. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài 1.1.1.1. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống Thuật ngữ KNS đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX, trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần được giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kĩ năng sống ở giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ năng sống cũng như chỉ ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống mà thế hệ trẻ cần có. Trong đó Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho những nghiên cứu về kĩ năng sống. UNESCO đã đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc triển khai giáo dục KNS trong thực tiễn đó là: Quyền được học KNS; Phát triển những KNS; Đánh giá KNS. Những nguyên tắc là cơ sở để giúp nhìn ra bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình và Học để cùng nhau chung sống, đây chính là khung cấu trúc của một cách tiếp cận KNS trong giáo dục hiện nay. Hội thảo Bali đã xác định mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục không chính quy của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương là: nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày, đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Những vấn đề nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát, đại diện cho hướng nghiên cứu này có P.Ia.Galperin, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,… P.Ia.Galperin trong các công trình nghiên cứu của 6
  19. mình chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kỹ năng theo lý thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn. Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ cụ thể, các nhà nghiên cứu kỹ năng ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau như kỹ năng lao động gắn với những tên tuổi các nhà tâm lý - giáo dục như V.V.Tseburseva, kỹ năng học tập gắn với G.X.Cochiuc, N.A.Menchinxcaia, Kỹ năng hoạt động sư phạm gắn với tên tuổi X.I.Kixegops. Về phương pháp giáo dục các kĩ năng sống, nghiên cứu của Quest International (1990) dựa trên nghiên cứu về chiến lược dạy và học từ nhiều kết quả nghiên cứu khác đã đề xuất “phương pháp luận học tập kỹ năng sống” gồm 4 phần dựa trên cơ sở 6 giả thiết mà các nhà nghiên cứu đã quyết định hình thành nên cơ sở của việc học. Những giả thiết là: 1/ Học tập hướng tới mục đích; 2/ Học tập là kết nối thông tin mới với kiến thức trước đó; 3/ Học tập là có chiến lược; 4/ Học tập diễn ra theo các giai đoạn; 5/ Học tập là đệ quy; và 5/ Học tập bị ảnh hưởng bởi sự phát triển (dẫn theo [23, tr.20]). Năm 2005, Bary L.Boyd trong đề tài “Kỹ năng sống cho trẻ- Developing life skills in yourth” tác giả cho rằng thiếu niên hiện nay cần được hình thành và phát triển KNS, tác giả cũng nhấn mạnh đến những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng tự nhận thức… Dự án “Improving Students: Teaching Improvisation to High School Students to Increase Creative and Critical Thinking” (Giảng dạy ứng xử cho học sinh để tăng cường tư duy sáng tạo và khả năng phê bình) của tác giả Beth D. Slazak (2013) (dẫn theo [37]). Đây là dự án được triển khai bởi Trung tâm nghiên cứu sáng tạo quốc tế (International Center for Studies in Creativity). Dự án tập trung vào việc dạy học sinh những kỹ năng mang tính ngẫu hứng nhằm nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo và tầm quan trọng của những suy nghĩ tích cực cho học sinh. Nội dung trình bày các công cụ để thực hiện đào tạo các kỹ năng sáng tạo giải quyết vấn đề, các quy tắc và khái niệm của các hoạt động trải nghiệm ngẫu hứng và kỹ năng tư duy tình cảm. Các dự án đã hoàn thành bao gồm các kế hoạch bài học, một bảng tính, một đoạn video hỗ trợ học sinh và các nhà giáo dục trong giảng dạy các kỹ năng này. 7
  20. Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học tại Bỉ đã khẳng định một trong những sứ mạng của trường tiểu học là giúp cho trẻ tự lập và tạo điều kiện, tạo môi trường để trẻ phát triển kĩ năng sống. Theo đó, cần cho trẻ học kĩ năng sống và kĩ năng tự lập sẽ hình thành cho trẻ nhân cách tốt. Hay giáo dục các giá trị sống để có các kĩ năng sống ngày càng được nhìn nhận là có sức mạnh vượt lên khỏi lời răn dạy đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những vấn đề thuộc về tư cách công dân. Nó đang xem là trung tâm của tất cả thành quả mà giáo viên và nhà trường tâm huyết có thể hi vọng đạt được thông qua việc dạy về giá trị, kĩ năng sống. 1.1.1.2. Hoạt động trải nghiệm Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI một số nước trên thế giới đã nghiên cứu và xây dựng chương trình chuyên trách về giáo dục giá trị sống, năm 1996 UNICEF đã tổ chức hội thảo thu hút được sự tham gia của nhiều nhà Giáo dục học, Tâm lý học, 1998 tại Mỹ đã tiến hành tổ chức một số hoạt động giáo dục giá trị sống ở một số tiểu Bang và đã thu được những kết quả có giá trị. Năm 2000 Mỹ đã lập ra một chương trình và một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề giáo dục giá trị sống. Tại Châu Á - Thái Bình Dương có mạng lưới về giáo dục giá trị sống và coi đây là một vấn đề giáo dục nhằm phát triển bền vững. Solovyev V.S nhà triết học Nga quan niệm trải nghiệm là sự tương tác giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hoạt động trải nghiệm được xem xét là hoạt động cơ bản để hình thành phát triển năng lực thực tiễn, kỹ năng hành động cho học sinh, sinh viên, với ý nghĩa đó Hội đồng kinh doanh Úc và phòng thương mại, công nghiệp Úc với sự bảo trợ của Bộ GD&ĐT khoa học Hội đồng quốc gia Úc đã xuất bản cuốn “Kĩ năng hành nghề cho tương lai” (2002); Ở Singapore cục phát triển lao động WDA đã thiết lập hệ thống kĩ năng nghề ESS… Ở mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực cho học sinh, sinh viên. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1