Luân văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT Huyện Thủy Nguyên Thành Phố Hải Phòng
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho hoc̣ sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luân văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT Huyện Thủy Nguyên Thành Phố Hải Phòng
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THỊ NGỌC LAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THỊ NGỌC LAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN THÁI NGUYÊN - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả luận văn Ngô Thị Ngọc Lan i
- LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý Giáo dục,Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tâ ̣n tình, chu đáo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã cung cấp số liệu, tạo điệu kiện khảo sát, tham gia ý kiến giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có rấ t nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những ha ̣n chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân tro ̣ng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả Ngô Thị Ngọc Lan ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ...................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 7. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT................ 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................... 5 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước................................................................ 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 9 1.2.1. Kỹ năng, kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội ......................................................................... 9 1.2.2. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục kỹ năng sống ................................ 12 1.2.3. Hoạt động xã hội...................................................................................... 14 1.2.4. Quản lý Giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội ............................... 15 1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT .............................................................................. 16 1.3.1. Đặc điểm của học sinh THPT .................................................................. 16 1.3.2. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội ......... 17 iii
- 1.3.3. Nội dung giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT ..... 18 1.3.4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT ........................................................................................... 24 1.3.5. Hình thức giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT .... 27 1.4. Một số vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT ................................................................ 30 1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT ........................................................................................... 30 1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT .................................................................................... 31 1.4.3. Chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT .................................................................................... 32 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh .................................................................................... 33 1.5. Các yế u tố ảnh hưởng đế n quản lý giáo du ̣c kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho ho ̣c sinh trung ho ̣c phổ thông ......................................... 35 1.5.1. Các yế u tố chủ quan................................................................................. 35 1.5.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 35 Kết luận chương 1.............................................................................................. 38 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THỦY NGUYÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................. 39 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 39 2.1.1. Trường Trung ho ̣c phổ thông Phạm Ngũ Lão ......................................... 39 2.1.2. Trường Trung ho ̣c phổ thông Quang Trung ............................................ 39 2.1.3. Trường Trung ho ̣c phổ thông Lê Ích Mộc............................................... 40 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 41 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 41 2.2.2. Đối tượng khảo sát................................................................................... 42 2.2.3. Nội dung khảo sát .................................................................................... 42 2.2.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 42 iv
- 2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT ............................................................................... 43 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về ý nghĩa và vai trò của GDKNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT ........................ 43 2.3.2. Thực trạng nhận thức về hiệu quả của GDKNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh .................................................................................... 45 2.3.3. Thực trạng GDKNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT Huyện Thủy Nguyên .......................................................... 46 2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội ở trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ....................... 53 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng .................................................................................................. 53 2.4.2. Thực trạng việc xây dựng bô ̣ máy quản lý và tổ chức thực hiêṇ kế hoa ̣ch giáo du ̣c KNS thông qua hoạt động xã hội ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng .............................................. 55 2.4.3. Thực trạng việc chỉ đạo triển khai giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội ở trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ..... 56 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ........................................................................................... 58 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội ở trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng........ 59 Kết luận chương 2.............................................................................................. 62 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................... 63 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 63 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 63 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 64 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 65 v
- 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 65 3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh ở trường THPT ............................................................... 66 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bô ̣ quản lý, giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho HS THPT.......................... 66 3.2.2. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDKNS thông qua hoạt động xã hội cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp .................. 69 3.2.3. Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, của nhà trường .................................................................................................. 71 3.2.4. Tăng cường phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động GDKNS thông qua hoạt động xã hội........................................ 73 3.2.5. Đẩ y ma ̣nh hoa ̣t đô ̣ng kiể m tra, đánh giá, rút kinh nghiê ̣m kết quả GDKNS thông qua hoạt động xã hô ̣i cho ho ̣c sinh ..................................................... 76 3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội.................................................................................. 79 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 81 3.4. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất ................ 82 3.4.1. Đối tượng khảo sát................................................................................... 82 3.4.2. Cách thức tiến hành khảo sát ................................................................... 83 3.4.3. Mục đích khảo sát .................................................................................... 83 3.4.4. Nội dung khảo sát .................................................................................... 83 3.4.5. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 83 Kết luận chương 3.............................................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ................................................................. ̣ 89 1. Kế t luâ ̣n .......................................................................................................... 89 2. Khuyến nghị................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 92 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắ t Chữ viết đầ y đủ 1. CBQL Cán bộ quản lý 2. GDKNS Giáo dục kỹ năng sông 3. GV Giáo viên 4. HĐXH Hoạt động xã hội 5. HS Ho ̣c sinh 6. KNS Kỹ năng sống 7. KTĐT Khách thể điều tra 8. PHHS Phụ huynh học sinh 9. QLGDKNS Quản lý giáo dục kỹ năng sống 10. SL Số lượng 11. THPT Trung học phổ thông Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá 12. UNESCO Liên Hiệp quốc 13. UNICEF Quỹ Cứu trợ nhi đồng Liên hiệp quốc 14. WHO Tổ chức y tế Thế giới 15. XHCN Xã hội chủ nghĩa iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về ý nghĩa và vai trò của GDKNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT ............43 Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức về tính hiệu quả của GDKNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh ....................................................... 45 Bảng 2.3. Thực tra ̣ng nô ̣i dung giáo du ̣c kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho ho ̣c sinh THPT .................................................... 47 Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện về mức độ sử dụng các phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội ............. 49 Bảng 2.5. Thực trạng về các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh ...................................... 51 Bảng 2.6. Thực tra ̣ng xây dựng kế hoa ̣ch quản lý giáo du ̣c KNS thông qua hoạt động xã hội cho ho ̣c sinh THPT ..................................... 54 Bảng 2.7. Thực tra ̣ng xây dựng bô ̣ máy quản lý và tổ chức thực hiêṇ kế hoa ̣ch giáo du ̣c KNS cho ho ̣c sinh THPT ..................................... 55 Bảng 2.8. Thực tra ̣ng chỉ đa ̣o hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c KNS cho ho ̣c sinh........... 56 Bảng 2.9. Thực tra ̣ng kiể m tra, đánh giá hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c KNS thông qua hoạt động xã hội cho ho ̣c sinh ................................................ 58 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sự cần thiết của các biện pháp quản lý GD KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ....................... 84 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý GD KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ....................... 85 Hình: Hình 3.1. Mối quan hệ giữa Học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội ......... 73 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh là một điều cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp các em ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ, thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Không chỉ vậy, KNS còn giúp các em không bị rối trí hay hoang mang trước những khó khăn trong cuộc sống. Có thể nói KNS chính là nhịp cầu giúp các em biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Trong giai đoạn đất nước đang tiến hành hội nhập quốc tế như lúc này, sự giao thoa văn hóa, sự hội nhập kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt là thế hệ trẻ, đa số các em nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc thích ứng với môi trường văn hóa thông tin đa chiều, có sự chủ động tích cực trong cuộc sống, học tập. Bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều thông tin thiếu lành mạnh đã tác động đến làm các em có những biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị truyền thống, tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng. Có nhiều nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các em thiếu KNS. Chính vì vậy, giáo dục KNS cho học sinh THPT là một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng trong trường học. KNS của học sinh có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác. Trong đó hoạt động xã hội là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện KNS cho học sinh. Qua hoạt 1
- động xã hội học sinh được tiếp xúc thực tế, trải nghiệm qua đó học sinh hình thành và phát triển những kĩ năng như: kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, kĩ năng giao tiếp… Trong những năm qua trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua lồng ghép vào các môn học, qua hoạt động trải nghiệm, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đoàn,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao.Nhiều học sinh vẫn còn chưa biết cách giao tiếp có hiệu quả. Chưa có sự phối hợp trong hoạt động tập thể, chưa tự lập cho mình kế hoạch học tập phù hợp. Điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thuộc về công tác quản lý. Vì vậy nghiên cứu đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu “Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT Huyện Thủy Nguyên Thành Phố Hải Phòng” làm đề tài luâ ̣n văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo du ̣c. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho ho ̣c sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. 4. Giả thuyết khoa học 2
- Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên kết quả còn hạn chế, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường, địa phương, đặc điểm của học sinh THPT thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT. - Khảo sát và đánh giá thực trạng GDKNS và quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. - Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Cán bộ quản lý: 30 (3 Hiệu trưởng, 6 Phó Hiêụ trưởng, 14 tổ trưởng, 3 Bí thư Đoàn, 4 Phó Bí thư Đoàn thanh niên). - Giáo viên: 100 (80 giáo viên bộ môn, 20 giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm). + Học sinh: 300 em, lớp 10,11,12 (Mỗi trường 100em). - Thời gian: Từ năm học 2015-2016 đến nay. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu nhằm xác định các khái niệm và cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
- - Phương pháp điều tra. Xây dựng các phiếu điều tra dùng để điều tra trên CBQL, GV, HS các trường THPT huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhằm thu thập thông tin về thực trạng KNS, GDKNS và nguyên nhân của thực trạng. - Phương pháp quan sát. Sử dụng trong đề tài để quan sát các hình thức tổ chức GDKNS thông qua hoạt động xã hội do HS và GV bộ môn, cán bộ Đoàn tiến hành. Đồng thời quan sát các công việc của HS khi tham gia thực hiện HĐXH, biểu hiện một số KNS của các em, cách hướng dẫn của GV,… nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết, bổ xung cho kết quả điều tra bằng bảng hỏi, làm tăng thêm tính khách quan và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn. Tiến hành phỏng vấn một số GV, CBQL,… để tìm kiế m và thu thập thông tin về nội dung, hình thức thức tổ chức và các biện pháp GDKNS cho HS THPT. - Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiế n của các chuyên gia để thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài, khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội do đề tài đề xuất. 7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Được sử dụng để xử lý số liệu đảm bảo tính chính xác khoa học nhằm nâng cao tính khách quan của đề tài nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT. Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyê ̣n Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng. Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội cho học sinh các trường THPT huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng. Chương 1 4
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH THPT 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài - Thomas More (1478 - 1535) người Anh một luật sư, nhà triết học xã hội đã đánh giá rất cao vai trò của lao động đối với con người và đối với xã hội nên việc giáo dục con người phải thực hiện kết hợp trong nhà trường với giáo dục ngoài nhà trường, trong lao động và hoạt động xã hội. Theo Petxtalôzi (1746 - 1827) thì hoạt động ngoài lớp không chỉ tạo ra của cải vật chất mà là con đường để GD toàn diện HS. Đối với Robert Owen (1771- 1858) lại muốn cải tạo xã hội (thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển) bằng con đường giáo dục đi từ cuộc thực nghiệm giáo dục mới mẻ trong công xưởng của ông ở nước Anh. Qua cuộc thực nghiệm giáo dục vĩ đại này, Robert Owen đã đưa một phương thức bất hủ là "Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất". Với hai nhà triết học nổi tiếng: Các Mác (1818 - 1883) và F.Anghen (1820 - 1895) - Người sáng lập ra Học thuyết cách mạng xã hội chủ nghĩa và là ông tổ của nền giáo dục hiện đại, đã xác định mục đích của nền giáo dục XHCN là tạo ra "con người phát triển toàn diện", muốn vậy phải theo "phương thức giáo dục kết hợp với hoạt động xã hội ?". Đây cũng chính là phương thức giáo dục hiện đại mà V.I. Lênin (1870 - 1924) coi là một trong những nguyên tắc của giáo dục XHCN. Trong bài phát biểu "Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên" (1920), Lê Nin chỉ rõ: "Chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết lao động và hoạt động xã hội cùng với công nhân và nông dân?". Còn N.K.Cơrupxkaia (1869 - 1939) đã phân tích rất sâu sắc ý nghĩa của hoạt động lao động, hoạt động chính trị xã hội và đánh giá cao vai trò hoạt động của Đoàn thanh niên, của Đội thiếu niên, qua các hoạt động ngoài trường, ngoài lớp. Bà cho rằng:"Qua hoạt động thực tiễn thế hệ trẻ được tự giáo dục, qua đó mà hình thành và phát triển nhân cách của người lao động?". A.X.Macarenco (1888 - 1939)- Người có công làm một cuộc thực nghiệm giáo dục vĩ đại trong gần hai 5
- mươi năm trời ở trại lao động Goocki và Deczinxki nhằm cải tạo trẻ phạm pháp, thành công của cuộc thực nghiệm này chính là ở chỗ Macarenco không chỉ giáo dục trẻ em phạm pháp trong trường mà ông đã gắn liền giáo dục trong lao động, trong sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội. Sự thành công của cuộc thực nghiệm giáo dục của Macarenco đã chứng minh chân lý giáo dục là Giáo dục trong hoạt động xã hội - Giáo dục trong tập thể, bằng tập thể - Giáo dục trong lao động. Vào đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, các tổ chức Liên hợp quốc như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục KNS cho thanh thiếu niên, bởi theo UNICEF, những thử thách mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều. Theo WHO, KNS đó là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có thể đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Còn theo UNICEFF, đó là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả,... Năm 2003, tiế n si ̃ Elizabeth Dunn và J.Gordon Arbuckle của trường đa ̣i ho ̣c Missouri thuô ̣c Côlômbia đã công bố kế t quả nghiên cứu về KNS của trẻ em có cha phạm tô ̣i và chỉ ra những thiế u hu ̣t về KNS của những trẻ có hoàn cảnh như vâ ̣y. Đồ ng thời có sự phân tích và đo lường mức đô ̣ KNS mà các em có đươ ̣c khi tham gia chương trin ̀ h giáo dục KNS[32]. Năm 2013, Mari-Jane Williams có bài báo được đăng trên tờ The Washington Post với nội dung các kỹ năng sống tuổi teen cần có sau khi tốt nghiệp THPT (Life skills all teens should have before graduating from high school). Nội dung được đề cập là định hướng những kỹ năng học sinh cần có trong gia đình và xã hội tương lai [33]. Việc giáo du ̣c KNS thông qua hoạt động xã hội cho ho ̣c sinh đang đươ ̣c đă ̣t ra như mô ̣t nô ̣i dung quan tro ̣ng nhằ m trang bi ̣cho học sinh có kỹ năng cầ n 6
- thiế t trong cuộc sống, trong ứng xử. Trong nhà trường, ho ̣c sinh đươ ̣c trang bi ̣ KNS để từng bước thích ứng với môi trường xã hô ̣i mô ̣t cách hiê ̣u quả. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về quản lý giáo du ̣c KNS thông qua hoạt động xã hội cho ho ̣c sinh hoă ̣c những gơ ̣i ý để xác đinh ̣ mu ̣c tiêu, nô ̣i dung, phương pháp, biêṇ pháp, phương tiêṇ để quản lý giáo du ̣c KNS thông qua hoạt động xã hội cho ho ̣c sinh. Những nghiên cứu trên chủ yế u hướng đế n viê ̣c giáo du ̣c để ho ̣ có đươ ̣c những KNS, nhằ m thić h ứng với môi trường mô ̣t cách nhanh chóng và hiêụ quả. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Năm 1996, thuật ngữ KNS bắt đầu xuất hiện qua một chương trình của UNICEF “giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do các chuyên gia Australia tập huấn. Năm 2003, hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tổ chức đã làm rõ hơn khái niệm về KNS và chia KNS được tiếp cận dựa trên bốn trụ cột của việc học: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người (learn to know, learn to do, learn to live together, learn tobe). Thông qua chương trình giáo dục, nội dung của khái niệm KNS và GDKNS ngày càng được mở rộng. Thời gian đầu, khái niệm KNS được giới thiệu trong chương trình chỉ bao gồm những KNS cốt lõi như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đặt mục tiêu,…Sau đó, giai đoạn hai của chương trình đã được triển khai sâu hơn đến các đối tượng HS và đến nay, vấn đề GDKNS đã được nhiều nhà quản lý giáo dục và nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó Khoa học giáo dục có vai trò, trọng trách lớn cả về nghiên cứu lý luận lẫn triển khai thực tiễn GDKNS cho HS phù hợp với thực tiễn giáo dục nước nhà. Đã có một số công trình nghiên cứu trong nước đề cập đến vấn đề KNS nói chung và KNS trong nhà trường nói riêng như: 7
- Năm 2009, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã xuất bản cuốn “Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống”[3], tài liệu trình bày được các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS THPT. Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa đã xuất bản cuốn “Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh THPT-tập 2” [21], tài liệu trình bày những kỹ năng cần hình thành ở học sinh, nội dung của các kỹ năng, phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Luân đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với đề tài “Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Mông Dương tỉnh Quảng Ninh” [22], luận văn đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường THPT. Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Tính với đề tài nghiên cứu “Giáo dục Kỹ Năng sống cho học sinh THPT khu vực miền núi phía Bắc trong bối cảnh hiện nay” [27], đề tài đã đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT khu vực miền núi phía Bắc. Năm 2014, tác giả Phan Văn Hiên, với đề tài: “Quản lý giáo dục KNS qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” [14], luận văn đề xuất biện pháp quản lý giáo dục KNS qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay. Như vậy các công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục KNS đã đi sâu nghiên cứu một số lĩnh vực nội dung và phương thức GDKNS, đã phân tích làm rõ thực trạng của giáo dục KNS cho học sinh ở các trường THPT hiện nay, một số đề tài đã đề cập đến những hình thức giáo dục KNS cụ thể trong nhà trường phổ thông, đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay ở các trường THPT việc giáo dục KNS cho HS mới chỉ được thực hiện ở mức độ tích hợp ở một số môn học: Giáo dục công dân, Công nghệ mà chưa thực hiện giáo dục KNS thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội trong nhà 8
- trường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giáo dục KNS thông qua hoạt động xã hội cho học sinh THPT. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Kỹ năng, kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động xã hội * Kĩ năng Có nhiều tác giả đưa ra quan niệm khác nhau về kỹ năng: V.A.Kruchetxki cho rằ ng: “Kỹ năng là năng lực thực hiê ̣n một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắ n” [31]. Tác giả đã xem kỹ năng như là kỹ thuâ ̣t thao tác trong các hành đô ̣ng để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu. Tác giả Paul Hersey và Ken Blanc Hard cho rằ ng: “Kỹ năng là khả năng sử dụng tri thức, các phương pháp kỹ thuật và thiế t bi ̣ cầ n thiế t cho viê ̣c thực hiê ̣n các nhiê ̣m vụ nhấ t đi ̣nh có được từ kinh nghiê ̣m giáo dục và đào tạo”[24], tác giả đã xem kỹ năng như mô ̣t năng lực của con người. Theo tác giả Nguyễn Lân (1989) Trong từ điển Từ và ngữ Hán tiếng Việt “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”[19]. Theo Từ điể n Tâm lý ho ̣c do Vũ Dũng chủ biên thì “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kế t quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể liñ h hội để thực hiê ̣n những nhiê ̣m vụ tương ứng”[12]. Như vâ ̣y, các khái niê ̣m trên tuy khác nhau về cách diễn đa ̣t, song đề u có chung quan điể m cho rằ ng kỹ năng được hình thành dựa trên quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó, kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Tóm lại, theo tác giải luận văn thì: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động cụ thể dựa trên cơ sở vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân”. * Kỹ năng sống Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống: 9
- - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "KNS là những kỹ năng đối với hành vi tích cực và thích ứng. Những kỹ năng này giúp mỗi cá nhân có khả năng giải quyết một cách hiệu quả với những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày"[34]. Theo định nghĩa các thuật ngữ của UNICEF được cập nhật ngày 13 tháng 6 năm 2003. Kỹ năng sống được định nghĩa là năng lực tâm lý về các hành vi thích ứng và tích cực giúp mỗi cá nhân giải quyết được hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Các kỹ năng sống được nhóm thành ba phạm trù lớn, đó là: kỹ năng nhận thức để phân tích và sử dụng thông tin, kỹ năng cá nhân để phát triển và quản lý bản thân, kỹ năng liên nhân để giao tiếp và tương tác với người khác[35]. Theo Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO): "KNS là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày[29]. Khái niệm KNS nêu trên được xác định theo hướng tiếp cận năng lực hành động của con người trước những vấn đề của cuộc sống. Theo Nguyễn Thanh Bình: “KNS là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả”[3]. Theo tác giả Nguyễn Thị Tính: “KNS là năng lực làm cho hành vi và sự thay đổi của cá nhân phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày để sống thành công, hiệu quả”[27]. Các tác giả trên quan niệm KNS theo cách tiếp cận năng lực hành động của con người. Tuy nhiên cũng có những quan niệm cho rằng KNS không khải là năng lực vì người có KNS chưa hẳn là người có năng lực. Theo chúng tôi thì chúng tôi cho rằng: Kỹ năng sống là những biểu hiện cụ thể về hành vi của cá nhân phù hợp với cách ứng xử tích cực với các yêu cầu 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 230 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 258 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn