Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú ở các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đề xuất biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh, nhằm giúp cho học sinh có nhận thức và hành vi văn minh, phù hợp môi trường giáo dục trong xã hội hiện đại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ĐÌNH PHONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN MINH CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ĐÌNH PHONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN MINH CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này được cảm ơn và các thôn tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn i
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm và lòng chân thành của mình, em xin bầy tỏ lòng biết ơn quý thầy cô ban giám hiệu trường đại học sư phạm Thái Nguyên cùng với quý thầy cô trực tiếp giảng dạy chúng em lớp cao học quản lý giáo dục khóa 24 của trường đại học sư phạm Thái Nguyên các thầy cô đã dành nhiều công sức tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình tới TS. Trần Thị Tuyết Oanh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ; các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường PTDTBT TH Nậm Pồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã nhiệt tình tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến giúp đỡ động viên em để hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được ý kiến chỉ dẫn quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học trong hội đồng khoa học cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Đình Phong ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC BẢNG, HÌNH ............................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN MINH CHO HỌC SINH BÁN TRÚ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................................................................................. 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý giáo dục Nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học ....................................... 6 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................. 9 1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ...................... 9 1.2.2. Quản lí trường bán trú ........................................................................... 14 1.2.3. Khái niệm về nếp sống văn minh, giáo dục nếp sống văn minh. .......... 16 1.2.4. Giáo dục nếp sống văn minh ................................................................. 18 1.3. Giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú ở trường tiểu học ... 19 1.3.1. Đặc điểm trường tiểu học bán trú và đặc điểm học sinh của nhà trường ... 19 1.3.2. Ý nghĩa, sự cần thiết của giáo dục Nếp sống văn minh cho học sinh trường bán trú tiểu học .......................................................................... 24 iii
- 1.3.3. Mục tiêu nội dung, giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học ........................................................................... 25 1.3.4. Phương pháp, hình thức giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú tiểu học ...................................................................................... 26 1.4. Quản lý giáo dục “Nếp sống văn minh” cho học sinh trường tiểu học bán trú ............................................................................................. 30 1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh trường tiểu học bán trú .......................................................................... 30 1.4.2. Tổ chức giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh trường tiểu học bán trú .................................................................................................... 32 1.4.3. Chỉ đạo giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh trường tiểu học bán trú .................................................................................................... 32 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh trường tiểu học bán trú................................................................... 33 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú tiểu học ................................................. 35 1.5.1. Các yếu tố khách quan........................................................................... 35 1.5.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 35 Kết luận chương 1.............................................................................................. 36 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN MINH CHO HỌC SINH BÁN TRÚ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................... 38 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục ở các trường tiểu học bán trú huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên........................................... 38 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................ 38 2.1.2. Giáo dục tiểu học của huyện Nậm Pồ ................................................... 39 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .............................................................. 41 2.2.1. Nội dung khảo sát .................................................................................. 41 2.2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 42 2.2.3. Xử lý kết quả khảo sát ........................................................................... 43 iv
- 2.3. Thực trạng nếp sống văn minh của học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ ................................................................................ 43 2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học ..................................... 43 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học ............................................................ 46 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ ................................... 47 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ ............ 47 2.4.2. Thực trạng tổ chức giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học các trường tiểu học huyện Nậm Pồ .................. 49 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động về quản lý nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học các trường tiểu học huyện Nậm Pồ ....................................................................................... 50 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động về quản lý nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học các trường tiểu học huyện Nậm Pồ ....................................................................................... 52 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh ........................................................... 55 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục Nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học tỉnh Điện Biên ...... 56 2.5.1. Đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân .......................................... 56 2.5.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 58 Kết luận chương 2.............................................................................................. 60 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN MINH CHO HỌC SINH BÁN TRÚ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................... 61 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 61 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống ..................................... 61 v
- 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .......................................................... 62 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi ............................... 62 3.2. Biện pháp giáo dục nếp sống văn minh tại các trường bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ....................................................... 63 3.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh phù hợp với đặc điểm của trường bán trú tiểu học ........................ 63 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho giáo viên, cha mẹ học sinh về giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú. ................... 65 3.2.3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh thông qua các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa ............................................................................................. 69 3.2.4. Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh trong trường bán trú nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú tiểu học ................................................................. 72 3.2.5. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh ............................ 75 3.2.6. Huy động và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động giáo dục nếp sống văn minh .................................................................. 77 3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............... 78 3.3.1. Khái quát về tính khảo sát ..................................................................... 78 3.3.2. Cách thức tiến hành khảo sát ................................................................. 79 3.3.3. Nội dung khảo sát .................................................................................. 79 3.4.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................ 81 Kết luận chương 3.............................................................................................. 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 85 1. Kết luận .......................................................................................................... 85 2. Khuyến nghị................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ Chữ viết tắt Danh mục chữ viết tắt tự Ban chấp hành trung ương đoàn thanh 1 BCH TW ĐTNCS niên cộng sản 2 CB-GV-NV Cán bộ giáo viên nhân viên 3 CMHS Cha mẹ học sinh 4 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 5 HSBT Học sinh bán trú 6 NSVM Nếp sống văn minh 7 TH Tiểu học iv
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh về hoạt động giáo dục nếp sống văn minh ............... 44 Bảng 2.2. Kết quả quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn minh của ban giám hiệu nhà trường .............................. 48 Bảng 2.3. Mức độ tổ chức sử dụng những phương pháp để giáo dục “Nếp sống văn minh”cho HS ........................................................ 49 Bảng 2.4. Thực trạng việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục “Nếp sống văn minh” cho học sinh ........................................................ 50 Bảng 2.5. Kết quả đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh của ban lãnh đạo nhà trường ......... 53 Bảng 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh .......................................................... 55 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh .................................................................. 79 Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh......................................................................... 79 Hình: Hình 2.1. Biểu đồ so sánh nhận thức của các đối tượng về mức độ rất quan trọng của giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh............ 45 Hình 2.2. Biểu so sánh về thực trạng việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh .................................... 51 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được quan tâm, trí tuệ trở thành động lực của sự phát triển. Bởi vậy, GD&ĐT được coi là nhân tố quyết định cho sự phát triển tương lai của mỗi cá nhân, quốc gia và dân tộc. Xuất phát từ vấn đề đó, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục, văn hóa, nếp sống văn hoá. Học sinh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất nước. Học sinh hôm nay là những công dân của thế giới mai sau. Bảo vệ và chăm sóc là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trong giáo dục thì giáo dục những hành vi văn minh cho học sinh là không thể thiếu được. Những hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của học sinh đến môi trường xung quanh(Thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình).Đối với học sinh tiểu học, việc hình thành những hành vi ban đầu có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chẳng thế mà tục ngữ Việt Nam có câu: “Uốn cây từ thủa còn non. Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”. Thói quen có văn minh là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Ngay từ nhỏ học sinh cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, thì lớn lên mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Làm thế nào để giáo dục học sinh những hành vi văn minh đạt kết quả cao? Đối với học sinh tiểu học những lời giảng giải, giải thích đơn thuần không đem lại hiệu quả cao trong giáo dục do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở lứa tuổi này dễ nhớ nhanh quên. Mặt khác những lời rao giảng thường gây cho học sinh áp lực tâm lý, trẻ căng thẳng trong quá trình tiếp nhận vì thế quá trình chuyển đổi từ kiến thức thành nhận thức, từ nhận thức tới hành động, từ hành động thành thói quen học sinh tiểu học hiểu “Văn minh là gì?”, “Vì sao phải giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh?”, “Làm thế nào để giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh?. Bởi ở lứa tuổi này ta không thể đem những lý thuyết khô khan để rao 1
- giảng cho học sinh hiểu. Tư duy của học sinh tiểu học ở giai đoạn này là tư duy “trực quan hình tượng”. Học sinh học mà chơi - chơi mà học, học sinh chỉ tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm khi được truyền đạt một cách dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Trong công cuộc đổi mới xã hội hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu của nhân loại, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ, cùng với sức mạnh tinh thần, đạo đức của con người ngày càng được đề cao. Để làm nên được sức mạnh tinh thần đó cần phải có sự kết tinh giữa những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức hiện đại. Vì vậy giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh tiểu học nói riêng cần phải được coi trọng đặc biệt. Thực tiễn việc chỉ đạo công tác giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế số lượng học sinh cá biệt vẫn không giảm sau mỗi năm ở các bậc học nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Những bất cập trong công tác chỉ đạo còn nhiều hạn chế cần có biện pháp tháo gợ mà chưa có đề tài nghiên cứu nào được vận dụng, vì vậy chúng ta cần có sự quan tâm đúng mức của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong những năm học vừa qua giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh tiểu học đã được tiến hành trong các nhà trường vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn Chính vì vậy, tác giả đã lựa đề tài “Quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú ở các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đề xuất biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh, nhằm giúp cho học sinh có nhận thức và hành vi văn minh, phù hợp môi trường giáo dục trong xã hội hiện đại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. 2
- 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học. 4.2. Khảo sát phân tích thực trạng về nếp sống văn minh và quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. 4.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. 5. Phạm vi nghiên cứu - Biện pháp xác định cho Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, Công đoàn, đoàn thanh niên. - Số liệu khảo sát từ năm 2017 đến năm 2018. 6. Giả thuyết khoa học Trong xã hội hiện đại, cần giáo dục cho học sinh NSVM. Thực tiễn nếp sống văn minh của học sinh các trường tiểu học bán trú ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên còn nhiều hạn chế. Nếu xác định được biện pháp quản lý giáo dục NSVM cho học sinh bán trú các trường tiểu học trong huyện dựa vào đặc điểm của học sinh và đặc điểm của từng trường bán trú tiểu học sẽ nâng cao chất lượng giáo dục NSVM cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh tiểu học trong huyện. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu, tư liệu sách báo, công trình khoa học, văn bản, chỉ thị thể hiện chủ trương, chính sách của 3
- Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục, quản lý giáo dục nếp sống văn minh; nghiên cứu các tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động của học sinh bán trú các hoạt động của các đoàn thể, ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên trong việc quản lý nếp của học sinh bán trú nhằm thu thập thông tin cần thiết về đối tượng, khách thể nghiên cứu. - Phương pháp điều: Nhằm thu thập thông tin thực tiễn từ CBQL, GV và học sinh các trường tiểu học về Quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên; trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề này. - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi trực tiếp nhằm thu thập thông tin bổ sung sau khi điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập các ý kiến sâu hơn của GV và học sinh mục đích mục đích phỏng vấn là để thu thập những thông tin cụ thể, sinh động và biết được một số biểu hiện NSVM của học sinh bán trú tiểu học là cơ sở phục vụ hoạt động phân tích và đánh giá thực trạng. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến lãnh đạo phụ trách bậc Tiểu học của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường tiểu học có uy tín… để hoàn thiện các giải pháp đề xuất. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng toán thống kê nhằm sử lý số liệu điều tra, từ đó thu được kết quả phù hợp để đánh giá thực trạng. - Để có được các số liệu khoa học, đề tài sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, từ đó phục vụ cho hoạt động phân tích, đánh giá thực trạng và khảo nghiệm. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương: 4
- Chương 1: Quản lý giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. 5
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG VĂN MINH CHO HỌC SINH BÁN TRÚ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý giáo dục Nếp sống văn minh cho học sinh bán trú các trường tiểu học Văn minh là nền tảng tinh thần của xã hội. Theo unessco nếp sống văn minh phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại, nó cấu thành hệ thống có giá trị, truyền thống thẩm mĩ và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình, các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc. Trong tác phẩm “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính(1875-1921) Là một nhà dịch thuật và biên khảo xuất sắc đã phản ánh một cách khách quan thói quen, nếp sống tốt đẹp của con người Việt Nam kể từ thời xa xưa cho đến đầu thế kỷ XX bên cạnh đó, tác phẩm cũng mạnh dạn phê phán các yếu tố lạc hậu, cổ hủ trì trệ trong các phong tục, thói quen, nếp sống… không phù hợp với thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn của dân tộc và nhân loại cũng đã nhấn mạnh việc xây dựng “đời sống mới”, cách làm việc mới, Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ lòng nhân ái, kính già, yêu trẻ, có lối sống thật thà, khiêm tốn trung thực, yêu lao động, yêu đồng bào và Tổ quốc. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề nếp sống văn minh, NSVM, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng XH mới, con người mới. Vấn đề nghiên cứu nếp sống, NSVH đã được đề cập trong rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. 6
- Từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất trong đại hội IV lần thứ V của Đảng đã đề ra đường lối xây dựng “nếp sống mới có văn hóa” vận động một cách kiên trì và sâu rộng để tạo ra nếp sống mới có văn hóa trong xã hội, đưa cái đẹp vào đời sống hàng ngày, vào lao động sản xuất. Trong đại hội V, Nghị quyết đã nhấn mạnh “kiên trì nếp sống mới lành mạnh, khoa học, tiết kiệm và giản dị, bảo vệ và phát triển các giá trị tinh thần. Kiên quyết bài trừ hủ tục, mê tín, dị đoan… tất cả những việc đó nhằm làm cho tư tưởng, tình cảm, lối sống mới thật sự chiếm ưu thế trong đời sống nhân dân” Nghị quyết đại hội ĐCSVN lần thứ VII nhấn mạnh” Xây dựng gia đình văn hóa mới có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi người… hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống văn minh. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 khóa VIII ngày 16/7/1998 của BCH TW ĐCSVN ra đời, đay là Nghị quyết định hướng chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nội dung nghị quyết bao gồm 6 vấn đề quan trọng, trong đó vấn đề giáo dục tư tưởng đạo đức, nếp sống được đặt nên hàng đầu. Nhiều thuật ngữ nếp sống được nhắc đến trong toàn văn của Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 như “Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính sau: có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước… Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh… Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, đạo đức, nếp sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý trí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước. Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủ tục, các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng… 7
- Khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn ấp, cụm dân cư, khu tập thể, xí nghiệp, cơ quan xây dựng các quy ước về nếp sống văn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường, cảnh quan sạch đẹp…”. Để hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhà nước, các nhà khoa học, văn hóa, giáo dục… tập trung nghiên cứu nếp sống, NSVM của các tầng lớp nhân dân, do vậy có nhiều sách các công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Bàn về lối sống và nếp sống XHCN của nhà XB văn hóa Hà Nội-1985. Cuốn sách cung cấp một số lý luận cơ bản chung quanh vấn đề xây dựng lối sống, nếp sống XHCN, mạnh dạn đề xuất những khuôn mẫu và những biện pháp để xây dựng nếp sống XHCN ở nước ta. Tác phẩm của Nguyễn Lân: Con người văn minh sống như thế nào, (Nxb TN, Hà Nội, 1995) đã đề cập đến vấn đề nếp sống văn minh của thế hệ trẻ; trước tình hình một bộ phận thanh thiếu niên học sinh ngang ngược, không kính già mến trẻ, ăn nói thiếu văn hóa, hành động bừa bãi… làm cho gia đình, XH lo lắng, bi quan về tương lai dân tộc, bên cạnh sự lơ là của gia đình, sự sơ xuất của trường học lý do chính là từ nhỏ đến lớn, thanh thiếu niên chưa có “những ý niệm minh bạch về nếp sống văn minh của con người, mặc dù có nhiều sách lý luận, nhiều bài giảng chính trị nhưng thanh niên, thiếu niên, học sinh chưa biết được những điều cụ thể trong nếp sống hằng ngày{28}. Tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra những nếp sống văn minh trong đời sống hằng ngày của bản thân(rèn luyện về thể chất, tinh thần, về tập quán), nếp sống văn minh trong gia đình, quan hệ hàng xóm làng bản, quan hệ với thầy và bạn, quan hệ với đồng nghiệp, đồng sự, nếp sống văn minh ở ngoài đường, nơi công cộng và trong giao tiếp. Có thể nói, đây là một tác phẩm, có giá trị ở hiện tại và tương lai sau này trong việc giáo dục, rèn luyện thế hệ học sinh để trở thành những con người có nếp sống văn minh. Tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm xuất bản năm (2001) về xây dựng và phát triển nền văn hóa VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã nói đến vấn đề 8
- trọng tâm của phát triển văn hóa, việc hình thành nền tảng tinh thần của xã hội VN hiện đại đặt ra cho văn hóa những trọng trách, đó là mối quan tâm thường xuyên đến nhân tố con người, không ngừng cổ vũ, hướng dẫn con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ, phấn đấu cho hạnh phục chính đáng, của chính mình và góp ngày càng nhiều cho XH. Kiên quyết lên án sự suy thoái đạo đức, lối sống, bài trừ các thói hư, tật xấu, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, vô trách nhiệm, coi thường kỷ cương, phép nước. Đề cao và nhân rộng những tấm gương tốt đẹp trở thành nếp sống lành mạnh của xã hội. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy rằng chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề xây dựng NSVM nhân dân ta đã có từ lâu, có một số nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà khoa học,… đã có các công trình nghiên cứu về nếp sống của HS,SV, song ít thấy công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lý NSVM của học sinh bán trú. Xuất phát từ lý do trên tác giả mạnh dạn chọn vấn đề thực trạng quản lý nếp NSVM của học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điên Biên nghiên cứu nhằm mục đích góp phần trực tiếp vào quản lý NSVM của học sinh bán trú các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ngày một nâng cao và phát triển hơn. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường * Quản lý Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm. Sau đây là một số khái niệm thường gặp: Theo F. Taylor: "Quản lý là biết được chính sác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Sau này ông Lerence chủ tịch hiệp hội các nhà kinh doanh Mỹ đã khái quát quan điểm của F. Taylor và cho rằng: Quản lý là thông qua người 9
- khác để đạt được mục tiêu của mình [Error! Reference source not found., tr.11]. Cùng thời với F. Taylor, nhà quản lý hành chính người Pháp là H. Fayon lại định nghĩa quản lý theo các chức năng của nó. Theo H. Fayon: “Quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” (dẫn theo [15, tr.32]). Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” Harold Koontz cho rằng: “Quản lý là một dạng thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm. Ngoài ra ông còn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [17, tr.33]. Theo Paul Hersey và KenBlanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” thì: Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức” (dẫn theo [Error! Reference source not found., tr.17]). Ở Việt Nam tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác hoạch định của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức(chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [20, tr.74]. Vũ Dũng và Nguyễn Thị Mai Lan cho rằng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [Error! Reference source not found.] Theo Trần Quốc Thành: “Quản lý là sựu tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình quản lý xã hội, hành 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn