Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý luận, thực trạng về hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một và thực trạng về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN thời gian qua, luận văn đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TÔ THỊ QUYÊN QUYÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TÔ THỊ QUYÊN QUYÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thanh Thuý THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Tô Thị Quyên Quyên i
- LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng, em xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Thanh Thuý - cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho em học tập, nghiên cứu. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, các cháu mẫu giáo của các trường mầm non Phương Liễu, mầm non Yên Giả, mầm non Thị trấn, mầm non Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát, thực nghiệm. Tôi cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn học đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, hỗ trợ tôi tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô, bạn đọc để luận văn ngày một hoàn thiện. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Tô Thị Quyên Quyên ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... ix MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 8. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 6 9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT Ở TRƯỜNG MẦM NON .................................................... 7 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu về những kĩ năng cần thiết của trẻ 5-6 tuổi thông qua những hoạt động trong trường mầm non ...................................................................... 7 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một trong trường mầm non................................................................. 12 1.2. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non ........................ 14 1.2.1. Khái niệm hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non .... 14 1.2.2. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non ..................... 17 1.3. Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non ........... 24 1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non........................................................................................................... 24 iii
- 1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non ... 26 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non ........................................................................................ 32 1.4.1. Tác động từ việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non .............................................................................. 32 1.4.2. Tác động từ môi trường kinh tế - xã hội ........................................................... 32 1.4.3. Tác động từ chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của xã, của địa phương.......... 33 1.4.4. Tác động từ năng lực của người quản lý .......................................................... 33 1.4.5. Tác động từ năng lực giáo dục và dạy học của giáo viên mầm non ................. 33 1.4.6. Tác động từ nhận thức và mức độ tham gia chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một của các tổ chức xã hội .............................................................................. 34 1.4.7. Tác động từ gia đình ......................................................................................... 34 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 35 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH................................................................................................................. 36 2.1. Khái quát công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ............................................................. 36 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................................. 40 2.2.1. Mục đích ........................................................................................................... 40 2.2.2. Nội dung ........................................................................................................... 40 2.2.3. Khách thể khảo sát ............................................................................................ 40 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40 2.3. Thực trạng phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .......................................................... 42 2.3.1. Mức độ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội hiện có của trẻ 5-6 tuổi các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .............................................. 42 2.3.1. Mức độ đáp ứng phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội hiện có của trẻ 5-6 tuổi các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ................................ 47 2.4. Thực trạng hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 48 iv
- 2.4.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .............................................. 48 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .............................................. 56 2.5.1. Đánh giá thực trạng trên từng nội dung quản lý ............................................... 56 2.5.2. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân trong quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 66 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 69 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5- 6 TUỔI VÀO LỚP MỘT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH ..................................................................................................... 70 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................................. 70 3.1.1. Phải đảm bảo nguyên tắc tính mục tiêu ............................................................ 70 3.1.2. Phải xuất phát từ quyền và lợi ích của trẻ......................................................... 70 3.1.3. Phải đảm bảo nguyên tắc tính hệ thống ............................................................ 71 3.1.4. Phải đảm bảo nguyên tắc tính khả thi ............................................................... 71 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh........................................ 72 3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng tham gia hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................................................... 72 3.2.2. Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ...................................................................................... 75 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi ở các trường mầm non .............................................................................. 78 3.2.4. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng ở nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ...................................... 81 3.2.5. Bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ............................. 83 v
- 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .................................... 85 3.2.7. Mối quan hệ của các biện pháp......................................................................... 86 3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ................ 87 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 87 3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................... 87 3.3.3. Quy trình khảo nghiệm ..................................................................................... 87 3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 87 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 99 PHỤ LỤC....................................................................................................................... vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBQL : Cán bộ quản lý GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên KNS : Kỹ năng sống KNXH : Kỹ năng xã hội MN : Mầm non PHHS : Phụ huynh học sinh PTTC : Phát triển tình cảm vii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mức độ PTTC và KNXH hiện có của trẻ 5-6 tuổi các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ..................................................................42 Bảng 2.2: Mức độ đáp ứng PTTC và KNXH của trẻ 5-6 tuổi các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ..................................................................47 Bảng 2.3. Thực trạng xác định và thực hiện mục tiêu chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN .................................................................48 Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN ..............................................................................50 Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ em 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN .................................................................51 Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN ..............................................................................54 Bảng 2.7. Đánh giá về mục tiêu và kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN ..............................................................................56 Bảng 2.8. Thực trạng quản lý nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN ........................................58 Bảng 2.9. Thực trạng quản lý lực lượng chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN .........................................................................................60 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN ........................................62 Bảng 2.11. Các nội dung, hình thức, biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện lập kế hoạch chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN ....65 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ..........88 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp ..........................90 Bảng 3.3: Thứ hạng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......................92 viii
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .......................... 89 Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. ........................ 91 Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất............................................................................................... 92 ix
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ mẫu giáo vào lớp Một là bước ngoặt lớn đối với bản thân trẻ và gia đình, phụ huynh có con em ở độ tuổi này. Các nghiên cứu của các nhà khoa học, tâm lý giáo dục cho thấy: 6 tuổi là độ tuổi vừa “chín” để có thể bước vào lớp Một. Do đó, khi chưa tròn 6 tuổi, các yếu tố về thể lực, kỹ năng, tâm lý của trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu về vận động, sinh hoạt, giao tiếp, học tập của học sinh lớp Một. Trong khi sự thành công của trẻ trong năm học đầu tiên đến trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, rèn luyện của các em ở những năm tiếp theo. Khi vào lớp Một không chỉ hoạt động chủ đạo thay đổi mà môi trường xã hội và các quan hệ xã hội cũng thay đổi theo, các em được tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy, việc chuẩn bị tốt mọi mặt cho trẻ trước khi vào lớp Một là việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp trẻ có đủ tự tin, tâm thế để thực hiện một bước biến đổi về chất. Với trách nhiệm là trung tâm chuyên nghiệp về chăm sóc, giáo dục trẻ, các trường MN phải là đầu tàu trong việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp Một, cùng với gia đình và xã hội bảo đảm môi trường cho trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, đáp ứng mục tiêu yêu cầu GD& ĐT đã đề ra. Nhận thức sâu sắc về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, yêu cầu mọi mặt của trẻ lớp Một, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một trong những năm qua hệ thống các trường MN nói chung, 22 trường MN công lập trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã quan tâm, đầu tư đúng mức, thực hiện quản lý chặt chẽ, hiệu quả, góp phần từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CBQL, GV, nhân viên, PHHS; hình thành, bổ sung, phát triển và hoàn thiện dần các kiến thức, kỹ năng, tâm lý cho trẻ 5-6 tuổi,… giúp trẻ tự tin, hứng khởi bước vào bậc học cao hơn. Tuy nhiên, kết quả đạt được ấy vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra: Nhận thức của một số CBQL, GV, nhân viên, PHHS về chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi còn hạn chế, thậm chí còn quan niệm nó như là làm thay việc cho bậc học tiểu học hoặc chuẩn bị một số yếu tố không xuất phát từ chính nhu cầu của bản thân trẻ; còn thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm khi chuẩn bị cho trẻ; cách thức, biện pháp chuẩn bị chưa 1
- phong phú, đa dạng, ít tạo hứng thú cho trẻ; cơ chế phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một còn khá lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao,… Những hạn chế, yếu kém này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ trong tương lai nói chung, gây ra tâm lý tự ti, không sẵn sàng đối với trẻ khi bước vào bậc học cao hơn nói riêng. Chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp Một là việc làm cần thiết, nó không đơn thuần dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành phát triển các kiến thức, kỹ năng cho các lực lượng tham gia vào quá trình chuẩn bị cho trẻ mà hơn thế nữa là phải giúp cho trẻ tự có được tình cảm, kỹ năng cần thiết để sẵn sàng tự tin bước vào lớp Một, giúp trẻ nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng vận dụng những kiến thức,hình thành thái độ, cách ứng xử và phương thức hành động trước những tình huống nhất định của đời sống, tạo ra khả năng thích ứng nhanh, xử lý, giải quyết đúng những đòi hỏi, thách thức nảy sinh trong hoạt động và quan hệ xã hội. Đồng thời, nó là cơ sở để đội ngũ CBQL, GV, nhân viên và PHHS thể hiện sự cảm thông và lòng yêu thương đối với trẻ, trách nhiệm đối với tương lai của nước nhà. Đây là hoạt động có mục đích cao cả, ý nghĩa to lớn, với nhiều nội dung, hình thức đa dạng phong phú và chịu sự tác động lớn cả về điều kiện bảo đảm và các lực lượng tham gia. Vì vậy, cần phải được tổ chức, quản lý một cách chặt chẽ, khoa học ngay từ khâu lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho trẻ đến kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trên thực tế của các lực lượng tham gia mới có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Nói như vậy có nghĩa là những hạn chế, yếu kém trong hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một ở các trường MN trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến hiệu quả của công tác tổ chức, quản lý còn một số bất cập và hạn chế cần phải nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục sửa chữa trong thời gian tới. Quản lý hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống giáo dục đang từng bước đổi mới căn bản, toàn diện, trong khi còn có sự khác biệt lớn về mặt nhận thức, điều kiện, lực lượng, cơ sở vật chất bảo đảm cho giáo dục MN còn nhiều khó khăn,… là vấn đề lớn, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả các cấp, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục 2
- MN công lập và PHHS. Vì vậy, nghiên cứu luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học để xác định các chủ trương, biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi trước khi bước vào lớp Một ở các trường MN trên địa bàn toàn Huyện là hết sức cần thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng về hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một và thực trạng về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN thời gian qua, luận văn đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thời gian tới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một và quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã được quan tâm, đầu tư và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác này còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục, sửa chữa từ khâu lập kế hoạch, cho đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá. Do vậy, nếu đề xuất được những biện pháp tác động đến nhận thức, trách nhiệm, tình cảm của các lực lượng có liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em và phối hợp chặt chẽ các lực lượng đó thì quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN 3
- trên địa bàn Huyện sẽ đạt kết quả cao, tạo cơ sở để giúp các bé tự tin trước khi bước vào cấp học cao hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu thế giới và trong nước về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. 5.2. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN. 5.3. Khảo sát và đánh giá thực trạng chuẩn bị và quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 5.4. Chỉ rõ nguyên tắc; đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một dựa vào đạt mục tiêu theo chuẩn trẻ 5 tuổi của Bộ GD&ĐT đề xuất trong Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 Ban hành quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi ở các trường MN công lập trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Đề tài chỉ khảo sát thực trạng “PTTC và KNXH” của trẻ 5-6 tuổi để minh chứng kết quả chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một tại các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Về khách thể khảo sát: Luận văn nghiên cứu, khảo sát tại 4 trường MN công lập trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh gồm: MN thị trấn Phố Mới, MN Việt Thống, MN Yên Giả, MN Phương Liễu. Trong đó, tổng khách thể khảo sát là 42 người gồm Cán bộ Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, GV và PHHS. Về thời gian: Các số liệu, tư liệu khảo sát, đánh giá từ tháng 9 năm 2019 đến nay. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Đề tài sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu, sách báo và các công trình khoa học liên quan đến hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một để xây dựng khung lý thuyết. 4
- 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài thiết kế các mẫu phiếu hỏi phù hợp để trưng cầu ý kiến của CBQL, GV, PHHS về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ ở các trường MN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp phỏng vấn: Tác giả thực hiện các cuộc trao đổi, phỏng vấn với hiệu trưởng, GV của các trường MN và PHHS về cách thức, nội dung và hiệu quả công tác quản lý, tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ trong nhà trường, những khó khăn, vướng mắc, các nhân tố ảnh hưởng và những kiến nghị của họ đối với công tác này trong thời gian tới. Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện của hoạt động chuẩn bị cho trẻ trong các hoạt động học, ăn, ngủ, vui chơi… của GV, nhân viên các trường MN công lập trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu phục vụ công tác nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: Đề tài tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục Huyện, một số đồng chí nguyên là hiệu trưởng trường MN, GV lâu năm… để tăng tính thuyết phục, nhất là các đề xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ ở các trường MN thời gian tới. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Trên cơ sở thu thập, tổng kết kinh nghiệm tổ chức, quản lý chuẩn bị cho trẻ của các trường MN công lập trên địa bàn Huyện thông qua các sáng kiến kinh nghiệm, các đợt hội thảo, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường, tổ chức các hoạt động ngoại khoá… đề tài xác định các nguyên tắc và đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác này ở các trường những năm tiếp theo. 5
- 8. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm phong phú, sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một và thực trạng của công tác này tại các trường MN công lập trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo có giá trị đối với CBQL ở bậc MN, PHHS, những người làm công tác dạy học và giáo dục trong việc xác định chủ trương, biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp Một từ nay đến năm 2022 và những năm tiếp theo. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một ở các trường mầm non huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về những kĩ năng cần thiết của trẻ 5-6 tuổi thông qua những hoạt động trong trường mầm non Từ lâu, giáo dục MN đã giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng con người. Đây là nhiệm vụ khó khăn cho các nhà giáo dục, vì lứa tuổi MN là độ tuổi khó giáo dục và cũng là lứa tuổi ban đầu hình thành nhân cách của một con người. Tác giả A.T.kurbawa và Ph.M.rakhmatinlira đi sâu vào nghiên cứu các nhóm kĩ năng giao tiếp và chia kĩ năng giao tiếp thành 3 nhóm kĩ năng [dẫn theo 1] bao gồm: Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ là sự chào hỏi, kĩ năng diễn đạt các đặc điểm, văn phạm trong câu: Ở kĩ năng này xem xét xem trẻ có sử dụng giới từ để nói về vị trí hay trạng thái của các sự vật, hiện tượng hay không? Trẻ có biết sử dụng ngôn ngữ để miêu tả về đặc điểm đơn giản của đồ vật, trẻ có biết sử dụng từ “đang” để nói về các hoạt động xảy ra hiện tại, về các đại từ sở hữu, các đại từ nhân xưng mà trẻ sử dụng, về các câu trẻ muốn nói về thời tương lai và quá khứ. Bên cạnh đó, tác giả dakharop lại cho rằng kĩ năng giao tiếp của trẻ MN bao gồm: Kĩ năng thiết lập mối quan hệ giao tiếp, kĩ năng nhạy cảm trong giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biết cách lắng nghe, kĩ năng diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, kĩ năng thuyết phục trong giao tiếp, kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các kĩ năng giao tiếp cần có của trẻ MN, đó chính là tiền đề, là cơ sở để giúp phát triển các kĩ năng giao tiếp cho trẻ MN nói chung bao gồm trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều học thuyết về trò chơi xuất hiện. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học phát triển trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trẻ. Các nhà tâm lý học, giáo dục học như: A.N. leonchiep; Đ.B. enconhin; N.K. crupxkaia; A.P. Uxova; A.V. Daporozet; L.X. Vugotxky; A.X. Macarenco; A.I. XororoKiala…đã khẳng định hoạt động chơi chính là một phương tiện vô cùng hữu hiệu trong giáo dục nhân cách cho trẻ. Các nhà nghiên cứu Xô Viết đã đưa ra cách nhìn mới về bản chất xã hội trong 7
- trò chơi trẻ em. Họ đều khẳng định: trò chơi - đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Là một hình thức hoạt động chủ yếu hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ, hình thành thái độ của trẻ đối với cuộc sống. Là phương tiện kích thích trẻ thực hiện các hành động thực tiễn và củng cố sự hợp tác cần thiết ở trẻ. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã cho thấy nhiều nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo: Quá trình phát sinh, phát triển giao tiếp, ngôn ngữ, tính cách, tính tích cực,… và nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa giao tiếp với chức năng tâm lý khác của nhân cách ở lứa tuổi 0 - 6 tuổi. A.N Leeonchev, V.Ookoon, I.F. Khalamop, Dapqrozet và M.I.Lixina đều cho rằng: Tính chủ động trong giao tiếp của trẻ mẫu giáo phụ thuộc vào tính chủ động của người lớn… tính chủ động của trẻ không đều, trẻ nhỏ tuổi có tính chủ động thấp hơn trẻ lớn (5 - 7 tuổi) và phụ thuộc nhiều vào tính chủ động giao tiếp cao hơn, ít phụ thuộc vào tính tích cực của người lớn, các em tự chủ động thiết lập mối quan hệ khi người lớn xuất hiện, xác định vị trí của mình trong các cuộc tiếp xúc, bày tỏ với người lớn những mong muốn của chúng theo nội dung của sự tác động qua lại [32]. Tác giả Lixina cho rằng: Đối với trẻ 5-6 tuổi, kĩ năng giao tiếp của trẻ có tính chủ động cao hơn, ít phụ thuộc vào tính tích cực của người lớn, trẻ tự xác định vị trí của mình trong quá trình giao tiếp giữa trẻ với mọi người và biết cách thiết lập các mối quan hệ, biết bày tỏ những cảm xúc, mong muốn của bản thân mình trong quá trình giao tiếp. J.Piaget (1960/1965) khẳng định hoạt động thúc đẩy liên tục trí tuệ phát triển đó là hoạt động vui chơi. Thông qua vui chơi trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm và khám phá. Đặc biệt, ông nhấn mạnh vai trò của sự tương tác, hợp tác giữa “bạn bè” trong sự phát triển của trẻ, ông cho rằng chính sự tương tác này sẽ nảy sinh mâu thuẫn làm phong phú khả năng giao tiếp và phát triển trí tuệ cho trẻ. Trong quá trình nghiên cứu, J.Piaget cùng với bà M.Parten xem xét sự phát triển trò chơi trải qua 5 giai đoạn, đó là chơi một mình, chơi và quan sát người khác chơi, chơi song song với bạn, chơi có liên kết với bạn, chơi hợp tác với người khác. Mỗi kiểu chơi được xem là một loại quan hệ xã hội. 8
- Theo Mos và Boodt (1991), Goldstein (1996), trong qua trình chơi, trẻ phát triển theo nhiều mối quan hệ hợp tác, bao gồm bạn cùng lớp và cả người lớn. Ở lứa tuổi mẫu giáo hầu hết các hoạt động phát triển mạnh là nhờ kỹ năng hợp tác. Những trẻ khó chơi với nhau sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp bạn. Năng lực xã hội liên quan đến khả năng giao tiếp, cũng như tham gia vào trò chơi của những đứa trẻ (Uren và Stagnitti, 2009) [dẫn theo 1]. Nhà nghiên cứu Stuart Brown (2009) cho rằng: Không có hoạt động vui chơi con người sẽ thiếu đi sự tương tác cần thiết để học hỏi và thấu hiểu cảm xúc, ý tưởng. Theo ông, con người sinh ra được vui chơi, vì qua vui chơi con người có thể trưởng thành. Thống nhất với nhận thức này, A.N.Leonchev cũng đã xác định hoạt động chủ đạo trong sự phát triển của trẻ em giai đoạn này là hoạt động vui chơi. Đây là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này nó mang ba đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, đây là hoạt động trong đó làm nảy sinh hoạt động mới khác, trong vui chơi xuất hiện hoạt động học tập “Học bằng chơi, chơi mà học”. Thứ hai, hoạt động mà trong đó các quá trình tâm lý riêng biệt được hình thành hay tổ chức lại. Thứ ba, là hoạt động mà những biến đổi tâm lý cơ bản của nhân cách trẻ trong giai đoạn đó đều phụ thuộc chặt chẽ vào nó [dẫn theo 1]. Quan điểm này cho thấy khi chơi trẻ thể hiện mình với bạn, hợp tác cùng bạn, biết ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức: Biết yêu thương, nhường nhịn, lắng nghe, tôn trọng, chờ đến lượt… Theo Físher qua vui chơi trẻ sáng tạo lại những nguyên tắc và tình huống phản chiếu thế giới văn hoá, thế giới văn hoá - xã hội của bản thân, chúng học cách đưa ra nguyên tắc xã hội, hợp tác với người khác mạnh mẽ và thúc đẩy hành vi xã hội phù hợp. Việc phối hợp chơi cùng với bạn trong lớp hay chơi với nhóm sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội được học hỏi và phát triển toàn diện - theo lời nhà nghiên cứu Jeffrey Goldstein (2012). Cùng với tác giả Lê Xuân Hồng, chủ biên (1995) cũng đã đề cập đến sự phát triển các kỹ năng cần thiết cho trẻ MN và thúc đẩy sự phát triển kỹ năng hợp tác là một trong những mục tiêu cần thiết và được thể hiện qua nhiều hình thức: Giúp trẻ hoà nhập với trẻ khác, tạo cơ hội cho trẻ chơi và làm việc với trẻ khác, giúp trẻ học cách tham 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn