Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ VĂN YÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ VĂN YÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ LAN HƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 7 năm 2016 Tác giả Vũ Văn Yên i
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý - Giáo dục cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Lan Hương người đã tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn, Các Trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc kạn,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 7 năm 2016 Tác giả Vũ Văn Yên ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 5. Giả thuyế t khoa học ......................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ .................................................................................................. 6 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu ở trên thế giới .............................................................. 6 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ................................................................... 7 1.2. Một số khái niệm công cụ............................................................................. 8 1.2.1. Quản lý....................................................................................................... 8 1.2.2. Đào tạo nghề ............................................................................................ 10 1.2.3. Lao động nông thôn ................................................................................. 12 1.2.4. Dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số ............................................... 13 1.2.5. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS ................................................ 13 iii
- 1.3. Một số vấn đề về quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số .......................................................................................... 14 1.3.1. Đặc điểm lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số .............................. 14 1.3.2. Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số ....................................................................................................... 15 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số ................................................................................. 32 1.4.1. Những yếu tố khách quan ........................................................................ 32 1.4.2. Những yếu tố chủ quan ............................................................................ 33 Kết luận chương 1.............................................................................................. 35 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BẮC KẠN...................................................................................... 36 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị xã hội tỉnh Bắc Kạn .................... 36 2.1.1. Tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Kạn ......................................................... 36 2.1.2. Tình hình xã hội của tỉnh Bắc Kạn .......................................................... 37 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 38 2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng .................................................................. 38 2.2.2. Đối tượng khảo sát................................................................................... 38 2.2.3. Nội dung khảo sát .................................................................................... 38 2.2.4. Cách thức tiến hành khảo sát ................................................................... 39 2.3. Thực trạng lao động và đào tạo nghề cho LĐNT vùng DTTS của tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................................... 39 2.3.1. Thực trạng lao động tỉnh Bắc Kạn .......................................................... 39 2.3.2. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS tỉnh BK ...... 41 2.4. Thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thông vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 43 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS tỉnh BK .......................................................................... 43 iv
- 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT vùng DTTS tỉnh BK .................................................................................. 46 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT vùng DTTS tỉnh BK....................................................................... 48 2.4.3.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy và học nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS ........................................................................................ 54 i. Chỉ đạo hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS ................ 54 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS ......................................................... 65 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề cho LĐNT vùng DTTS ................................................................................................ 69 2.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 69 2.5.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 73 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn .................................................................. 75 2.6.1. Điểm mạnh trong quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn ................................................................................... 75 2.6.2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn .......................................... 77 Kết luận chương 2.............................................................................................. 82 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BẮC KẠN...................................................................................... 83 3.1. Mục tiêu và phương hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 ............................................ 83 3.1.1. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 ..................................................................................... 83 3.1.2. Phương hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020.............................................................................. 85 v
- 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 86 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ......................................................... 86 3.2.2. Bảo đảm tính hệ thống ............................................................................. 87 3.2.3. Bảo đảm tính thực tiễn và khả thi ............................................................ 88 3.3. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn .......................................................................... 88 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số ................................................................................. 89 3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới chương trình đào tạo nghề theo hướng gắn liền với thực tiễn của địa phương các vùng DTTS ........................................... 91 3.3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực dạy nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề ..... 92 3.3.4. Biện pháp 4: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn vùng DTTS.......................................... 96 3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động dạy nghề cho LĐNT vùng DTTS ..................................................................... 97 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ........... 100 Kết luận chương 3............................................................................................ 104 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 105 1. Kết luận ........................................................................................................ 105 2. Khuyến nghị................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 109 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CSDN : Cơ sở dạy nghề DTTS : Dân tộc thiểu số GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo HĐND : Hội đồng nhân dân KTXH : Kinh tế xã hội LĐNT : Lao động nông thôn PTTH : Phổ thông trung học QLDN : Quản lý dạy nghề QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn.................................. 40 Bảng 2.2. Tỉ lệ lao động nông thôn của 5 huyện vùng dân tộc thiểu số đề tài chọn điều tra ......................................................................... 40 Bảng 2.3. Tỷ lệ LĐNT vùng DTTS được đào tạo nghề trong tổng số lao động của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015................................. 41 Bảng 2.4. Cơ cấu đào tạo nghề cho LĐNT vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015 ...................................................................... 42 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về lập kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT vùng DTTS tỉnh BK trong thời gian qua ........................... 44 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV dạy nghề về mức độ thực hiện các mục tiêu đào tạo nghề cho LĐNT vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn ....... 48 Bảng 2.7. Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn Giai đoạn 2010-2015 ................................................................................51 Bảng 2.8. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tính đến 31/12/2015 ............................. 55 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề của GV tại TTDN vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn ....................... 56 Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV, HV về quản lý hoạt động học nghề của LĐNT vùng DTTS tại các TTDN vùng DTTS tỉnh BK ............. 58 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV và HS về thực trạng đổi mới PP dạy nghề cho LĐNT vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn ............. 59 Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo khai thác sử dụng cơ ở vật chất, trang thiết bị trong đào tạo nghề cho LĐNT vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn ............ 64 Bảng 2.13. Đánh giá của LĐNT về các khóa đào tạo nghề ............................. 67 Bảng 2.14. Đánh giá sự thay đổi về kỹ năng, năng lực làm việc và mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của LĐNT vùng DTTS sau đào tạo nghề .......................................................................................... 69 Bảng 3.1. Dự kiến quy mô tuyển sinh theo cấp độ đào tạo nghề cho LĐNT vùng DTTS đến năm 2020 ................................................. 84 Bảng 3.2. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý dạy nghề cho LĐNT vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn .......................................... 100 Bảng 3.3. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý dạy nghề cho LĐNT vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn .......................................... 101 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tỷ lệ LĐNT vùng DTTS được đào tạo trong tổng số lao động của tỉnh .. 42 Hình 2.2. Cơ cấu đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015 ....... 43 vi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn lao động là một trong các nguồn lực quan trọng và có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nguồn lao động phải đáp ứng đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Với đặc điểm về sự biến động của nguồn lao động, thường xuyên có bộ phận có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm lao động, quá tuổi lao động ra khỏi độ tuổi lao động và bộ phận khác chưa có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lao động bước vào độ tuổi lao động. Vì vậy, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động là việc làm thường xuyên và đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt là những người lao động trong nguồn lao động nông thôn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương chính sách phát triển nguồn lao động nông thôn với sự đầu tư cho các cơ sở đào tạo, cho các tổ chức khuyến nông, khuyến công, các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Vì vậy, chất lượng nguồn lao động nông thôn, nhất là trình độ nghề từng bước được nâng lên, tạo nên bước phát triển mới trong kinh tế nông thôn nước ta. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp về chất lượng, do số lượng đông nên sự chuyển biến của nguồn lao động so với yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn còn chưa đáp ứng. Hơn nữa, việc phát triển nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn chủ yếu từ sự hỗ trợ của Nhà nước. Nguồn vốn nội lực trong nông nghiệp, nông thôn và từ nguồn hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung, đào tạo nghề nói riêng còn nhiều hạn hẹp. Mặt khác, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn miền núi còn nhiều bất cập. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều thành phần các dân tộc sinh sống, như: dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơ me, Hoa, H.mông, Dao, Sán chay, Sán dìu, Hre, Mnông, Khơ mú và dân tộc Kinh. Tỷ lệ người dân tộc thiểu 1
- số so với dân số toàn tỉnh là 88%. Theo số liệu thống kê của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đến nay tỉnh Bắc Kạn có tổng số 160.000 lao động khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số; số lao động người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề là 35.381/160.000 tổng số lao động khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số được đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 22,1%. Chất lượng lao động khu vực này còn nhiều hạn chế, đa số hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nên họ ít được đào tạo cơ bản. Ở người DTTS, khó khăn cơ bản và trực tiếp vẫn là trình độ dân trí thấp, trình độ học vấn của người lao động còn thấp, đối tượng trong độ tuổi lao động phần lớn là lao động phổ thông, chưa được đào tạo bồi dưỡng, chưa có tay nghề, trình độ sản xuất còn hạn chế, còn tồn tại một số tập tục lạc hậu chi phối đời sống, tập quán sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên; thiếu vốn để làm ăn hoặc có vốn nhưng sử dụng không hiệu quả. Như vậy tỷ lệ lao động khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được đào tạo nghề còn thấp, do đó việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số của tỉnh là cần thiết.. Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đế n năm 2020”; nhằm triển khai thực hiện Đề án tại tỉnh Bắc Kạn, ngày 24 tháng 12 năm 2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2811/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh. Đề án nêu rõ quan điểm, mục tiêu, đối tượng, chính sách và những giải pháp chủ yếu để thực hiện đề án này. Bên cạnh đó là những giải pháp chủ yếu, các hoạt động và vấn đề về kinh phí để tổ chức thực hiện Đề án này tại tỉnh Bắc Kạn. Nhận thức được tầm quan trọng của Đề án trong vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhất là lao động vùng dân tộc thiểu số được cả hệ thống chính trị và nhân dân 2
- trên địa bàn tỉnh quan tâm, tổ chức thực hiện. Các nội dung của Đề án 1956 được triển khai kịp thời, đảm bảo theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án tại tỉnh cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần được khắc phục kịp thời. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn” cho công trình nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số. - Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn và khảo nghiệm tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn. 4.2. Đố i tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. 4.3. Khách thể điều tra: Đội ngũ cán bộ quản lý (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) về dạy nghề; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, người dạy nghề của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 3
- 5. Giả thuyế t khoa học Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn những năm gần đây đã được quan tâm chú ý, phát triển, tuy nhiên hiệu quả của công tác đào tạo nghề chưa cao, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số và đặc điểm của địa phương thì chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn sẽ được nâng cao đáp ứng với những yêu cầu và nhiệm vụ của tỉnh đề ra. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn của Giám đốc Sở lao động thương binh xã hội. - Về địa bàn nghiên cứu: 5 huyện có đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (huyện Na Rì, Chợ Đồn, Ba Bể, Bạch Thông và Chợ Mới) - Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập trong giai đoạn 2011-2015; biện pháp được đề xuất đến năm 2020. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn -Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng; Sử dụng hệ thống phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập các thông tin, ý kiến về Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh BK. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học nghề của lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh BK. 4
- - Phương pháp đàm thoại: Tiến hành trò chuyện với GV dạy nghề và học viên học nghề tại các trung tâm dạy nghề, từ đó thu thập thông tin nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết những kinh nghiệm tích lũy được trong lý luận cũng như trong thực tiễn của hoạt động đào tạo nghề. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đánh giá khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đã thực hiện và các biện pháp đề xuất. 7.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ Sử dụng toán thống kê và một số phần mềm tin học để sử lý các kết quả điều tra và khảo nghiệm 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục Tài liệu tham khảo luận văn cấu trúc gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. 5
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở trên thế giới Tác giả Joseph E.Stinglitz là nhà kinh tế học, nhà giáo dục với tác phẩm “Kinh tế công cộng” được ấn hành tại New York và London cũng đã có những nghiên cứu về các vấn đề lao động và việc làm như vấn đề về thuế và tác động của thuế đến cung về lao động; những tác động đến cung lao động. Những nghiên cứu này được coi như là những nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố đến chuyển dịch lao động gia đình từ hoạt động kinh tế này sang hoạt động kinh tế khác. Đây là những vấn đề tạo lập những cơ sở cho nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tác giả Michael P.Todaro với tác phẩm “Kinh tế học cho thế giới thứ ba” đã giới thiệu kết quả nghiên cứu về những nguyên tắc, vấn đề và chính sách phát triển… đã giành thời lượng đáng kể cho vấn đề nông nghiệp nông thôn, về lao động và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội, những vấn đề về dân số, nghèo đói và tấn công vào nghèo đói; vấn đề thất nghiệp những khía cạnh của một vấn đề toàn cầu; di cư từ nông thôn ra thành thị: lý thuyết và chính sách; nông nghiệp trì trệ và các cơ cấu ruộng đất. Những vấn đề trên có thể tạo lập những cơ sở lý thuyết cơ bản cho những vấn đề về CNH, HĐH và vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn của nhiều nước, trong đó có nước ta. Trong tác phẩm “Kinh tế học của các nước đang phát triển” của Tác giả E.Wayne Nafziger đã chỉ ra những vấn đề quan trọng liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn như: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai và khí hậu; Sự nghèo đói ở nông thôn và chuyển đổi nông nghiệp; Việc làm, di cư và đô thị hoá; dân số và phát triển... Những nghiên cứu trên không những chỉ ra các vấn đề mang tính quy luật của các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án, mà có một số nội dung gợi mở những giải pháp giải quyết những 6
- vấn đề liên quan đến lao động nông thôn, trong đó có đào tạo nghề cho người lao động. 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước Tác giả Lê Hồng Thái, trong Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2002 với tiêu đề: “Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn”. Đề tài đã phân tích thực tiễn và chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới dịch chuyển chậm lao động trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là: phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người quá thấp và có xu hướng ngày càng thu hẹp dưới tác động của đô thị hóa, CNH, HĐH. Điều này khiến cho người lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn trong tích lũy đất đai cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, mặt bằng dân trí không cao, khả năng tiếp nhận kiến thức, kỹ năng nghề còn chậm dẫn tới khả năng chuyển đổi nghề còn thấp. Tác giả Lê Xuân Bá, trong Đề tài chương tình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước năm 2009: “Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và đô thị nước ta”. Đề tài tập trung phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và thị trường lao động nông thôn. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong những năm gần đây, tập trung phân tích thực trạng tạo việc làm phi nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các loại nghề nghiệp ở các vùng hoặc giữa các vùng khác nhau trong cả nước. Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH và đô thị ở nước ta đến năm 2020. Đề xuất định hướng các giải pháp, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo yêu cầu của CNH, HĐH và đô thị hóa. Tác giả Trần Thanh Đức trong Tạp chí nghiên cứu và lý luận 10/2000 đã đề cập đến “Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất hiện đại”. Trong bài viết, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của yếu tố con người trong lực lượng sản 7
- xuất hiện đại và nhấn mạnh yêu cầu của con người đáp ứng sự đòi hỏi của lực lượng sản xuất hiện đại, trong đó có nhấn mạnh vai trò đào tạo các tri thức, trình độ nghề cho con người để đáp ứng các yêu cầu đó Năm 2002, Tác giả Phạm Đức Thành và Lê Doãn Khải đã xuất bản cuốn: “Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng Bắc Bộ nước ta”. Công trình khoa học trên đã hệ thống hoá cơ sở khoa học của quá trình cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; Đã đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ; đã đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng Bắc bộ đến 2010. Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả đã tập trung vào các vấn đề của chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện tác động của CNH, HĐH. Nó chỉ đề cập đến một nội dung cơ bản của đề tài luận án. Hơn nữa, đề tài lấy đối tượng chính là cơ cấu lao động và sự tác động của nó là CNH, HĐH. Vì vậy, tuy đây là đề tài có những nội dung tương đồng với nội dung luận án, nhưng không đề cập đến vấn đề đào tạo nghề với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính v.v… Khái quát những công trình nghiên cứu trên cho thấy hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và các vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, chưa có công trình nào ở trong và ngoài nước nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết về “Quản lý hoạt động dạy nghề cho người lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Một số khái niệm công cụ 1.2.1. Quản lý Từ khi xuất hiện sự phân công lao động xã hội, con người cần ngay đến sự hợp tác trong một số tổ chức nhất định, nhằm đạt hiệu quả và năng suất lao động cao hơn. Do đó, cần có người đứng đầu để chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh… xuất hiện người quản lý và sự quản lý. 8
- Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Quản lý khi là động từ mang ý nghĩa: - “Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định - “Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định Hiểu theo ngôn ngữ Hán Việt, công tác “quản lý” là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: “quản” và “lý”. Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế “phát triển”. Nếu người quản lý chỉ lo việc “quản” tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ; tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến việc “lý” thì tức là chỉ lo việc sắp xếp, tổ chức, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định, thì hệ phát triển không bền vững. Nói chung, trong “quản” phải có “lý” và trong “lý” phải có “quản”, làm cho trạng thái hoạt động của hệ cân bằng động. Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực). Sự quản lý đưa đến kết quả đích thực, bền vững đòi hỏi phải có mưu lược, nghệ thuật làm cho hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau. Tiếng Việt cũng có từ “quản lý” và “lãnh đạo” giống như “manager” và “leader” trong tiếng Anh. Trong cuốn “Khoa học tổ chức và quản lý”, tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể” [dẫn theo 8]. Khi bàn đến hoạt động quản lý và người quản lý cần khởi đầu từ khái niệm “tổ chức”. Do tính đa nghĩa của thuật ngữ này, nên ở đây chúng ta chỉ nói đến tổ chức như một nhóm có cấu trúc nhất định, với những con người cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó, để đạt được mục đích gì đó mà một con người riêng lẻ không thể đạt đến. Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình. Từ các định nghĩa được nhìn nhận ở nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cả các tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn