Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, tỉnh Bình Dương
lượt xem 10
download
Luận văn "Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV trường ĐH Quốc tế Miền Đông nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV trong nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHÙNG ĐÌNH HÙNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC BÌNH DƢƠNG - Năm 2018
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT PHÙNG ĐÌNH HÙNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HƢƠNG BÌNH DƢƠNG - Năm 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban, khoa chức năng Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một cùng tập thể Giảng viên, những ngƣời đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Với sự tri ân chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn PGS.TS. NGƢT. Trần Thị Hƣơng ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn đến các đồng nghiệp Trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Trân trọng cảm ơn! Bình Dƣơng, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ..................................................................... viii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................3 3.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...........................................................................4 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................4 7.1. Phương pháp luận ......................................................................................4 7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc ................................................4 7.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic .........................................................4 7.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn .................................................................5 7.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................5 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ...........................................................5 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................5 8. Cấu trúc luận văn .............................................................................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC .................7 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................7 1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài .....................................................................11 1.2.1. Hoạt động giáo dục..............................................................................11
- iv 1.2.2. Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng ................................................13 1.2.3. Quản lí giáo dục ..................................................................................13 1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .............14 1.3. Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học ...14 1.3.1. Yêu cầu mới của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ........................................................................................................................14 1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ............15 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho Sinh viên ..........16 1.3.4. Hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .........................................................................................................18 1.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ........................................................................................................................20 1.4. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong trường đại học........................................................................................21 1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong trường đại học ......................................................................................21 1.4.2. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong trường đại học ......................................................................................23 1.4.3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ........................................................................................24 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ........................................................................................27 1.4.5. Phối hợp trong quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .................................................................................................................28 1.4.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ....................................................................................29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong trường đại học......................................................30 1.5.1. Yếu tố chủ quan....................................................................................30 1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................31
- v Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG TỈNH BÌNH DƢƠNG ..................................................................................34 2.1. Khái quát về trường Đại học Quốc tế Miền Đông ..................................34 2.1.1. Quy mô và cơ cấu tổ chức của trường Đại học Quốc tế Miền Đông ..34 2.1.2. Chất lượng đào tạo của trường Đại học Quốc tế Miền Đông .............35 2.1.3. Đội ngũ cán bộ giảng viên ...................................................................35 2.1.4. Cơ sở vật chất ......................................................................................36 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................37 2.2.1. Mẫu khảo sát ........................................................................................37 2.2.2. Cách thức khảo sát .............................................................................38 2.2.3. Cách thức xử lý số liệu ........................................................................39 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học Quốc tế Miền Đông ...........................................................................40 2.3.1. Nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .................................................................................................................40 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ..................................................................................................42 2.3.3. Thực trạng hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Quốc tế Miền Đông ............................45 2.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học Quốc tế Miền Đông ..............................................................51 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ở Trường Đại học Quốc tế Miền Đông ..........................................................53 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho cho sinh viên ở Trường Đại học Quốc tế Miền Đông .............................53 2.4.2. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học Quốc tế Miền Đông ..........55
- vi 2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .............................................59 2.4.4. Thực trạng sự phối hợp trong quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học Quốc tế Miền Đông .............................61 2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên Trường Đại học Quốc tế Miền Đông ..63 2.5. Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ở trường Đại học Quốc tế Miền Đông ......65 2.5.1. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ở Trường Đại học Quốc tế Miền Đông .........................65 2.5.2. Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học Quốc tế Miền Đông .............................68 Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................71 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG TỈNH BÌNH DƢƠNG ...............................................................................................72 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học Quốc tế Miền Đông .........................72 3.1.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ...............................................................................72 3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả ........................................................................72 3.1.3. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của nhà quản lý, vai trò chủ đạo của giảng viên với vai trò tích cực chủ động của sinh viên .............72 3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn ........................................................................73 3.1.5. Đảm bảo tính toàn diện .......................................................................73 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học Quốc tế Miền Đông ................................................73 3.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .....73 3.2.2. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong giai đoạn mới .......................................................................................75
- vii 3.2.3. Tăng cường chỉ đạo cải tiến nội dung chương trình, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học các môn khoa học Mác – Lênin cho sinh viên hiện nay ........................................................................................................................76 3.2.4. Tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên thông qua hoạt động Đoàn, Hội ngoài giờ chính khóa ...........77 3.2.5. Tăng cường chỉ đạo cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .............................................78 3.2.6. Tăng cường phối hợp và đảm bảo điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên .....................................................................80 3.3. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học Quốc tế Miền Đông ....................82 3.4. Tổng hợp tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trường đại học Quốc tế Miền Đông .................................................................................................................91 Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................93 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................94 1. Kết luận ............................................................................................................94 2. Khuyến nghị ....................................................................................................96 2.1. Đối với Nhà trường ...................................................................................96 2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ...............................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................1 PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN ..........................................................4 PHỤ LỤC 2: BẢNG PHỎNG VẤN SÂU ................................................................30 PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU SPSS ...................................................................................40
- viii DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đƣợc viết tắt 1 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 CBGV Cán bộ giảng viên 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CNXH Chủ nghĩa xã hội 5 CTCT&HSSV Công tác chính trị và Học sinh sinh viên 6 CTSV Công tác sinh viên 7 CTTT Chính trị tƣ tƣởng 8 CTTT Chính trị tƣ tƣởng 9 ĐCSVN Đảng cộng sản Việt Nam 10 ĐH Đại học 11 ĐLC Độ lệch chuẩn 12 ĐTB Điểm trung bình 13 GDCTTT Giáo dục chính trị tƣ tƣởng 14 GV Giảng viên 15 LLCT Lý luận chính trị 16 MĐ Mức độ 17 QLGD Quản lý giáo dục 18 Sig* Kiểm định Independent Sample T-Test 19 Sig** Kiểm định One Sample T-Test 20 SV Sinh viên 21 TH Thứ hạng 22 TN Thanh niên 23 TT Thứ tự 24 XHCN Xã hội chủ nghĩa
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Số lƣợng mẫu khảo sát cán bộ quản lý và sinh viên trƣờng Đại Bảng 2.1 37 học Quốc tế Miền Đông Sự cần thiết của hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho sinh Bảng 2.2 40 viên trƣờng Đại học Quốc tế Miền Đông Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục chính trị tƣ Bảng 2.3 43 tƣởng cho sinh viên trƣờng Đại học Quốc tế Miền Đông Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho Bảng 2.4 46 cho sinh viên trƣờng Đại học Quốc tế Miền Đông Mức độ thực hiện các phƣơng pháp giáo dục chính trị tƣ tƣởng Bảng 2.5 48 cho cho sinh viên trƣờng Đại học Quốc tế Miền Đông Mức độ thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động Bảng 2.6 giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên trƣờng Đại học Quốc 51 tế Miền Đông Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tƣ Bảng 2.7 53 tƣởng cho sinh viên ở Trƣờng Đại học Quốc tế Miền Đông Các hoạt động tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động Bảng 2.8 55 giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên Mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch Bảng 2.9 59 hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên Mức độ thực hiện sự phối hợp trong quản lý hoạt động giáo dục Bảng 2.10 61 chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên Mức độ thực hiện việc quản lý các điều kiện đảm bảo thực hiện Bảng 2.11 63 hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính Bảng 2.12 69 trị tƣ tƣởng cho sinh viên trƣờng Đại học Quốc tế Miền Đông Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục Bảng 3.1 chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên trƣờng Đại học Quốc tế Miền 82 Đông
- x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng Biểu đồ 2.1 66 cho sinh viên Biểu đồ 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 92
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng (GDCTTT) là một trong những hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sinh viên (SV) ở trƣờng đại học (ĐH). Lực lƣợng SV là lực lƣợng nòng cốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tổ chức, duy trì các hoạt động phong trào của trƣờng ĐH. Họ có trình độ nhận thức và trình độ học vấn cao, tập trung trí tuệ, sức trẻ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động GDCTTT cho SV trong trƣờng ĐH là một bộ phận cấu thành của hoạt động đào tạo, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho SV theo mục tiêu giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[13]. Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên ở trƣờng đại học là nhiệm vụ rất cấp thiết, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lƣợng. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phƣơng. Phân định công tác quản lý nhà nƣớc với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nhất là về chƣơng trình, nội dung và chất lƣợng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nƣớc ngoài tại Việt Nam. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo. Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo địa phƣơng tham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lƣợng và
- 2 quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lƣợng đầu ra. Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lƣợng giáo dục, đào tạo. Thực tế, cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác GDCTTT cho SV, bởi vì: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên”[8]. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lần thứ II khóa VIII, khi đánh giá về công tác giáo dục đào tạo trong thời gian qua đã nêu “Đặc biệt đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Trong những năm tới cần tăng cƣờng giáo dục công dân, giáo dục tƣ tƣởng đạo đức, giáo dục truyền thống, lòng yêu nƣớc, tổ chức cho SV tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao. Vì vậy các nhà quản lý cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này đặc biệt là việc nghiên cứu công tác quản lý GDCTTT cho SV. Thực hiện chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trƣớc yêu cầu mở rộng về quy mô giáo dục ở bậc ĐH, số lƣợng các trƣờng ĐH đang gia tăng và đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hình thức đào tạo truyền thống (theo niên chế) sang hình thức đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi các cấp quản lý trong trƣờng ĐH cần có các biện pháp để quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV ĐH phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ý thức đƣợc vai trò, vị trí và sứ mệnh chính trị của mình trong thời kỳ mới, trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông luôn quan tâm đến việc GDCTTT cho SV. Thời gian qua, trƣờng đã có khá nhiều biện pháp để tăng cƣờng công tác GDCTTT cho SV. Bên cạnh một số thành tựu, công tác GDCTTT cho SV của trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông tỉnh Bình Dƣơng cũng còn nhiều hạn chế làm làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và hiệu quả đào tạo của Trƣờng, cụ thể: Công tác bồi dƣỡng giáo dục lý tƣởng chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá và ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng ƣớc mơ hoài bão cho SV hiệu quả chƣa cao; Nội dung giáo dục chƣa phong phú, chậm đổi mới, nhiều vấn đề mới phát sinh chƣa đƣợc tiếp cận để có giải pháp định hƣớng hiệu quả; Hình thức giáo dục ở trƣờng
- 3 còn cứng nhắc, chƣa thực sự phù hợp và chƣa hấp dẫn; Công tác nắm thông tin và định hƣớng dƣ luận trong SV chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức; Tính hiệu quả trong giáo dục của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội SV trƣớc những hiện tƣợng tiêu cực, tệ nạn xã hội chƣa cao. Thực tế công tác quản lý hoạt động GDCTTT cho sinh viên trong trƣờng ĐH đạt hiệu quả chƣa cao, cần có những giải pháp hữu hiệu hơn để giải quyết những vấn đề đặt ra. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, nhằm quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng của SV trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên Trƣờng Đại học Quốc tế Miền Đông, tỉnh Bình Dƣơng”. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV trong nhà trƣờng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV ở trƣờng đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV Trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông tỉnh Bình Dƣơng 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng và quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu mới của giai đoạn phát triển xã hội hiện nay, công tác này còn có những hạn chế, bất cập trong các chức năng quản lý. Nếu xác định đƣợc cơ sở lí luận và thực tiễn công tác quản lý này ở trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông thì có thể đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV có tính cần thiết và khả thi.
- 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV trường ĐH 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV trường ĐH Quốc tế Miền Đông 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV trường ĐH Quốc tế Miền Đông 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tài tập trung khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDCTTT cho SV đại học hệ chính quy của các chủ thể quản lý trong trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông tỉnh Bình Dƣơng. Đối tƣợng khảo sát bao gồm: Cán bộ quản lý (CBQL) trƣờng, Khoa, phòng ban chức năng, Giảng viên (GV) môn Giáo dục chính trị, Cán bộ Đoàn – Hội sinh viên. Sinh viên đang học tập tại 3 khoa: Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Kỹ thuật, Khoa Điều Dƣỡng. Số liệu đƣợc sử dụng phục vụ quá trình nghiên cứu, tham khảo từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 06 năm 2018. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc giúp tác giả khi nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa chức năng quản lý với quản lý hoạt động GDCTTT cho SV ở trƣờng ĐH. Trong đó quản lý hoạt động GDCTTT cho SV là hệ thống cơ bản nhất của đề tài. Từ đó giúp chúng ta hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động GDCTTT cho SV trong trƣờng ĐH. 7.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic giúp ngƣời nghiên cứu xác định đƣợc phạm vi không gian, thời gian, hoàn cảnh cụ thể để thu thập, điều tra số liệu chính xác đúng với mục đích nghiên cứu của đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo trật tự logic.
- 5 7.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn Quan điểm tiếp cận thực tiễn giúp tác giả phát hiện những ƣu điểm, mâu thuẫn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động GDCTTT cho sinh viên ở trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông, tỉnh Bình Dƣơng từ đó đề xuất đƣợc biện pháp phù hợp với thực tiễn của nhà trƣờng. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lại các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhằm tìm ra cơ sở lý luận chung của hoạt động GDCTTT cho SV trong trƣờng ĐH. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn a) Phương pháp quan sát Tác giả xác định mục tiêu quan sát là những biểu hiện của nhận thức, thái độ và hành vi của SV trong các hoạt động GDCTTT nhằm thu thập thêm thông tin hỗ trợ đề tài nghiên cứu. b) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Tác giả sử dụng phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến bằng bảng hỏi để thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng quản lý hoạt động GDCTTT cho SV trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông, tỉnh Bình Dƣơng. Những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Đồng thời khảo sát tình cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất. Cách thức điều tra: Xây dựng các bảng hỏi nhằm thu thập thông tin từ các đối tƣợng khảo sát gồm Cán bộ quản lý (CBQL), Giảng viên (GV), Chuyên viên và SV. c) Phương pháp phỏng vấn Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp, nhằm tìm hiểu thêm thông tin về hoạt động GDCTTT qua các SV và lấy ý kiến đóng góp của chuyên gia, cán bộ quản lý sinh viên, cán bộ Đoàn – Hội với các nội dung liên quan đến công tác quản lý hoạt động GDCTTT cho sinh viên trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Trong đề tài tác giả thể hiện kết quả nghiên cứu dƣới dạng tần số, tần suất, bảng tra chéo. Các biến định tính và định lƣợng đƣợc xử lý với chƣơng trình SPSS
- 6 nhằm mã hóa dữ liệu thô từ kết quả khảo sát, từ những kết quả thống kê có thể xác định những yếu tố tác động mạnh và yếu đến công tác quản lý hoạt động GDCTTT tại trƣờng Đại học Quốc tế Miền Đông. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV ĐH. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV Trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông, tỉnh Bình Dƣơng. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho SV Trƣờng ĐH Quốc tế Miền Đông, tỉnh Bình Dƣơng.
- 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề Quản lý GDCTTT là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động GDCTTT đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất [2]. Về bản chất, quản lý GDCTTT là quá trình tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động GDCTTT nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDCTTT. Nghiên cứu về GDCTTT nói chung và quản lý GDCTTT cho SV là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm giúp nhà trƣờng thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách ngƣời học. Chính vì vậy mà GDCTTT cho SV là một vấn đề đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu từ trƣớc đến nay. Ở Việt Nam những năm qua, công tác chỉ đạo GDCTTT cho SV đã đƣợc đề cập nhiều trong các nghị quyết của Đảng; văn bản, quyết định của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả GDCTTT trong hệ thống các trƣờng ĐH, Cao đẳng. Đã có rất nhiều công trình (kỷ yếu hội thảo, luận văn, luận án, bài viết trên các tạp chí và nhất là trên sách) bàn về đề tài này ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, tập trung ở một số hƣớng nghiên cứu cơ bản sau đây: Trƣớc hết, tập trung nghiên cứu nhiều nhất đó là vấn đề đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức GDCTTT cho SV. Theo hƣớng này có các công trình tiêu biểu nhƣ: tác giả Lƣơng Gia Ban (Chủ biên), (2002), “Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh”; Nghiên cứu của Lê Xuân Nam, Lê Thanh Sinh, Nguyễn Thanh, Lƣơng Minh Cừ, Hoàng Trung (Đồng chủ biên), (2002), “Một số ý kiến trao đổi về phương pháp giảng dạy các môn khoa học MLN ở ĐH và cao đẳng”; bài viết trên Tạp chí Giáo dục số 48 của nhà nghiên cứu Đinh Xuân Khoa (2003), “Đổi mới phương pháp dạy học ĐH - những khó khăn và giải pháp”; bài viết trên Tạp chí Giáo dục số 20 của Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng (2005), “Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường ĐH”; tác giả
- 8 Dƣơng Phú Hiệp (2007), “Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta”; Đề tài cấp trƣờng do tác giả Trần Thị Tuyết chủ nhiệm (2006): “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với việc giáo dục chính trị và định hướng tư tưởng SV trong trường ĐH” (ĐH Quốc gia Hà Nội, mã số: N.04.34). Điển hình có nghiên cứu “Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh - SV” của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt (2005), tác giả với quan điểm biện chứng kết hợp giáo dục đạo đức với chính trị tƣ tƣởng theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Tác giả nêu rõ “Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, coi đạo đức là cái gốc của người cán bộ cách mạng, là phẩm chất đầu tiên của con người. Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của HCM gắn liền với quá trình tư tưởng đạo đức cách mạng mà Người là tấm gương tiêu biểu, là mẫu mực của đạo đức ấy”. Tác giả coi nhiệm vụ GDCTTT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong mối quan hệ biện chứng với công tác đào tạo chuyên môn cho SV, đáp ứng quá trình xây dựng con ngƣời “vừa hồng, vừa chuyên” trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; đặc biệt là đối với SV các trƣờng sƣ phạm, GDCTTT và đạo đức còn mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi vì năm 1964, tại buổi gặp gỡ và nói chuyện với thầy trò trƣờng ĐHSP Hà Nội, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dạy và học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Bác đƣa ra hình ảnh so sánh rất cụ thể về tác hại của ngƣời cán bộ thiếu một trong hai tiêu chuẩn về đức và tài mà cho đến nay mỗi ngƣời chúng ta ai ai cũng ghi nhớ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tác giả nêu những bất cập trong giáo dục hiện nay trong nền kinh tế thị trƣờng, và những biện pháp tăng cƣờng GDCTTT và đạo đức cho học sinh - SV trong môi trƣờng trƣờng học và xã hội. Tiếp đến, là những nghiên cứu về GDCTTT nói chung và GDCTTT cho cán bộ, đảng viên. Theo hƣớng này có các công trình tiêu biểu nhƣ: “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở” của tác giả Vũ Ngọc Am (2003); sách trích dẫn những bài viết của Hồ Chí Minh (2007) “Về công tác giáo dục LLCT”; bài viết trên Tạp chí Tƣ tƣởng - Văn hoá (số 6) của tác giả Đào Duy Quát (2006) về “Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 329 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn