intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Luận văn đề xuất các biện pháp quản lý HĐGD nhằm ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGĂN CHẶN TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP VÀO NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– NÔNG THỊ HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGĂN CHẶN TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP VÀO NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phí Thị Hiếu 2. TS. Phạm Thị Tâm THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Nông Thị Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phí Thị Hiếu - TS Phạm Thị Tâm hai người hướng dẫn khoa học đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo sau Đại học, Khoa Tâm lí giáo dục, các thầy cô giáo đã giảng dạy tại trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, Hiệu trưởng, giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng tri ân đối với gia đình, bạn bè người thân đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................. iv Danh mục các bảng ........................................................................................................ v MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................3 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................4 6. Giới hạn nghiên cứu...................................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGĂN CHẶN TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP VÀO NHÀ TRƯỜNG Ở .................6 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................................................6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................6 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................6 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ..........................................................................8 1.2. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................................9 1.2.1. Tôn giáo, Đạo ......................................................................................................9 1.2.2. Ngăn chặn truyền đạo trái phép .........................................................................12 1.2.2. Tư tưởng chính trị ..............................................................................................13 1.2.3. Giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh THPT ...............................................14 1.2.4. Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT ..............14 1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT.............................................................................................................16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT .................................................................................................16 1.3.1. Mục tiêu giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT ...............................................................................................................16 1.3.2. Nội dung giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT ...............................................................................................................17 1.3.3. Phương pháp, hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT ................................................................................................18 1.3.4. Các lực lượng giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT ................................................................................................................21 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT ..........................................................................................23 1.4.1. Hiệu trưởng trường THPT với công tác quản lý giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT .............................................................23 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT ..........................................................................................25 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT ....................................................................30 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ...........................................................................................30 1.5.2. Các yếu tố khách quan .......................................................................................32 Kết luận chương 1 ........................................................................................................33 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGĂN CHẶN TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP VÀO NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG ........................35 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ..........................................................................35 2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát ............................................................................35 2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................36 2.2. Thực trạng truyền đạo trái phép tới học sinh ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .......................................................................................39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. 2.3. Thực trạng HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ............................................................................42 2.3.1. Thực trạng nội dung giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ..................................................42 2.3.2. Thực trạng phương pháp và hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ............................44 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .........................52 2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .........................53 2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .........................55 2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. ...............56 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng..........62 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo cho học sinhở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .................63 2.6. Đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ..........66 2.6.1. Mặt mạnh và nguyên nhân .................................................................................66 2.6.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân .............................................................................66 Kết luận chương 2 ........................................................................................................68 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGĂN CHẶN TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP VÀO NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG ........................69 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................69 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ...................................................................69 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................69 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................................69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện ....................................................69 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................70 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS trong nhà trường và phụ huynh về đạo trái phép, vai trò của hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào trường THPT ........................................................................................70 3.2.2. Trao quyền lựa chọn tổ chức các hoạt động ngoại khóa đối với hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho giáo viên THPT....................................72 3.2.3. Tăng cường chỉ đạo việc phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học ....................................................................................................................74 3.2.4. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường cho HS THPT ..........77 3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ............................................80 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi đua và khen thưởng đối với hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường THPT .......................81 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................................83 3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ......84 Kết luận chương 3 ........................................................................................................86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................92 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh HĐGD : Hoạt động giáo dục CSVC : Cơ sở vật chất THPT : Trung học phổ thông PHHS : Phụ huynh học sinh GD : GD CBQL : Cán bộ quản lý GDCD : Giáo dục công dân GVBM : Giáo viên bộ môn GDQP : Giáo dục quốc phòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thống kê loại hình, số lượng trường, lớp, HS cấp THPT...................35 Bảng 2.2: Bảng thống kê kết quả giáo dục hạnh kiểm ................................................36 Bảng 2.3: Thống kê thành phần khảo sát .....................................................................37 Bảng 2.4: Thực trạng tiếp xúc với đạo trái phép của HS các trường THPT huyện Nguyên Bình .............................................................................................40 Bảng 2.5: Thái độ của HS đối với đạo trái phép trên địa bàn huyện Nguyên Bình ....40 Bảng 2.6: Ý kiến của CBQL và GV về nội dung HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng...42 Bảng 2.7: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng phương pháp giáo dục HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học .......................................44 Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng hình thức giáo dục HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học .......................................46 Bảng 2.9: Ý kiến của HS về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .........................................................50 Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, GV về việc quản lý mục tiêu giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ...........................................................................................53 Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV về quản lý nội dung hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép .................................................................55 Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL,GV về quản lý phương pháp HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học .........................................................57 Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL, GV về quản lý hình thức GD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học ....................................................................60 Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập trường học .............................62 Bảng 2.15: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả quản lý HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS ...................64 Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ...........................................85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc về mọi mặt của đời sống xã hội, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng. Điều này mang lại cho đất nước ta nhiều cơ hội to lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục... tạo tiền đề quan trọng góp phần đưa nước ta theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu đó, trong sâu thẳm của đời sống xã hội, chúng ta lại đang phải đối mặt với những vấn đề lớn như: sự tha hóa về nhân cách, lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ của người dân, đặc biệt là học sinh THPT; các tệ nạn xã hội, nhiều luồng văn hóa ngoại lai du nhập vào trong nước, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các chiêu bài “dân quyền, tự do tôn giáo” và các vấn đề phức tạp, nhạy cảm để tuyên truyền, lôi kéo, kích động và đầu độc các em từ bên ngoài thông qua tuyên truyền trái phép, mạng xã hội...Trong khi đó, kẻ thù tập trung vào việc tập trung vào phá hoại tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng chính trị. Vì vậy, công tác quản lý giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh THPT là nhiệm vụ quan trọng, có tính chiến lược, nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển. Huyện Nguyên Bình là một huyện miền núi kinh tế- xã hội khó khăn của tỉnh Cao Bằng có địa hình rộng và tiếp giáp với 1 số huyện của tỉnh Bắc Cạn. Dân số của huyện đa số là các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao... chủ yếu bà con sinh sống nhờ làm ruộng, làm nương, trồng rừng...Trong những năm qua, ở một số xóm, xã vùng cao có nhiều người dân đồng bào thiểu số sinh sống đã xuất hiện những nhóm người núp dưới chiêu bài tôn giáo tổ chức những hoạt động truyền đạo trái phép, tuyên truyền những luận điệu mê tín, dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc của dân tộc Mông. Các luận điệu này phản văn hóa, phản khoa học, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và ý thức, đời sống sinh hoạt của một số bà con. Đặc biệt, vào những dịp chuẩn bị tới những ngày lễ lớn trong năm như 2-9, 30-4, Tết nguyên đán... những kẻ xấu, các nhóm, tổ chức đạo trái phép thường lợi dụng để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo bà con dân tộc Mông thuộc các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. Nguyên Bình tham gia các hoạt động truyền đạo. Chúng tuyên truyền các tư tưởng không lành mạnh, xúi giục bà con chống phá an ninh chính trị tại các huyện nhiều bà con dân tộc thiểu số cư trú. Từ năm học 2012- 2013, đã có 03 học sinh lớp 10 của nhà trường tham gia nghe giảng đạo và dẫn tới 02 học sinh bỏ học trong dịp hè. Trong thời gian qua, học sinh các trường THPT thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã luôn khắc phục khó khăn để học tốt. Tuy nhiên, giáo dục huyện nhà vẫn còn bộc lộ một số yếu kém, bất cập, tồn tại. Bộc lộ rõ rất là chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa còn thấp, thiếu cụ thể và mang tính hình thức, qua loa, đại khái, làm cho có. Điều này gây ra những nhận thức lệch chuẩn về lý tưởng của thanh niên, HS sẽ dễ sa ngã và bị kẻ xấu lợi dụng và lôi kéo, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp, tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma túy, trộm cắp... Tình trạng truyền đạo trái phép hiện nay đang là một vấn đề khá nhức nhối gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, xã hội ở các huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng. Điều đó cũng tác động không nhỏ đến tư tưởng chính trị, ý thức chấp hành pháp luật của các em HS lứa tuổi THPT vì truyền đạo trái phép là một hoạt động truyền bá các đạo trái phép, không chính thống có mục đích chống phá an ninh trật tự và ý thức pháp luật, tư tưởng chính trị của người dân nói chung và các em HS nói riêng. Ngăn chặn việc truyền đạo trái phép vào trường học là ngăn chặn những kẻ xấu, những nhóm tôn giáo trái pháp luật tìm những cách thức khác nhau để lôi kéo các em HS tham gia. Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, cung cấp cho các HS những kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, định hướng cho HS tư tưởng chính trị vững vàng, có thái độ đúng đắn, không tham gia các hoạt động truyền đạo trái phép thông qua các môn học chiếm ưu thế như: GDCD, GDQP-AN và các hoạt động ngoại khóa. Quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT ở huyện Nguyên Bình là một việc làm cần thiết vì nó liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng của các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh ở các vùng núi khó khăn, có địa hình phức tạp như huyện Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. Bình, giúp định hướng cho các em học sinh dân tộc thiểu số được giáo dục kỹ càng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, góp phần hoàn thiện và hình thành nhân cách của học sinh, có cái nhìn rõ ràng, chính xác về những chiêu bài tôn giáo do kẻ xấu tuyên truyền đang tìm cách len lỏi vào đời sống tinh thần của gia đình chính các em, khi đó chính các em sẽ là cầu nối, tuyên truyền cho người thân trong gia đình, tại khu dân cư cùng góp sức bảo vệ sự an ninh về chính trị- xã hội của huyện nhà. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Luận văn đề xuất các biện pháp quản lý HĐGD nhằm ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho các em. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT 4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 5. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nguyên Bình nhiều năm qua đã nhận được sự được quan tâm. Tuy nhiên, đứng trước những thay đổi của môi trường và thực trạng của xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của học sinh THPT thì công tác quản lý trên bộc lộ nhiều bất cập, lỗ hổng. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép phù hợp và kịp thời thì công tác giáo dục phòng chống ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng sẽ đạt hiệu quả, góp phần ngăn chặn sự dụ dỗ của kẻ xấu nhằm lôi kéo học sinh tham gia vào các đạo trái phép này. 6. Giới hạn nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGD phòng ngừa ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào các trường THPT thông qua hoạt động dạy học các môn học chiếm ưu thế và các hoạt động ngoại khóa. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập và tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau có liên quan đến giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh lứa tuổi THPT và ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập trường học... Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục Sử dụng các mẫu phiếu điều tra dành cho CBQLGD, GV, HS để thu thập số liệu về thực trạng giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh nhằm ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nguyên Bình. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn là CBQLGD, giáo viên và nhân viên, HS của các trường THPT trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Chủ đề phỏng vấn là việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh nhằm ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nguyên Bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu sản phẩm: Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Hiệu trưởng, kế hoạch bộ môn của GV dạy GDCD, kế hoạch hoạt động của Đoàn TNCS HCM trong năm học 2017-2018. 7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở trường THPT Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGĂN CHẶN TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP VÀO NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX ở Châu Âu và Châu Mỹ, các hiện tượng tôn giáo mới (còn gọi là các phong trào tôn giáo mới/New Religious Movements, hoặc các giáo phái, một số đạo trái phép...) đã xuất hiện và ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến nhận thức, hành vi, tư tưởng, đạo đức của một bộ phận người dân tham gia hay trở thành tín đồ của tôn giáo đó. [8] Xuất hiện với nhiều đặc tính mới lạ, dị biệt, ngoại lai và đôi khi có những hành động cực đoan, các hiện tượng tôn giáo mới mang lại nhiều thách thức đối với xã hội và không gian tôn giáo nói chung, chính phủ hầu hết các nước trên thế giới nói riêng. Mặc dù ở các nước phát triển, xã hội hay các tổ chức tôn giáo đạt đến trình độ tự quản cao, nhưng thách thức mà hiện tượng tôn giáo mới mang lại vẫn buộc phải có sự can thiệp hay hiện diện của cơ quan công quyền một cách chủ động. [8] Theo các nhà nghiên cứu thế giới “đạo lạ”, “hiện tượng tôn giáo mới” hay “phong trào tôn giáo mới”, “đạo lạ”, “đạo trái phép”, “tà đạo” đã có không ít tác động tiêu cực đến nhiều mặt của xã hội. [8] Tác giả Hoàng Văn Chung đã có tổng hợp những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về vấn đề xã hội và tôn giáo ở nước ngoài và cho thấy, ở các nước Phương Tây, phần lớn người theo các hiện tượng tôn giáo mới là thanh niên, thanh niên trẻ có học thức. Cáo buộc về “tẩy não” hay “mê hoặc tâm lý” hoặc “niềm tin có tính bệnh lý” (pathological belief) thường xuất phát từ phụ huynh quan ngại về chuyện con em mình bị lôi cuốn vào các loại hình tôn giáo chưa rõ nguồn gốc, bỏ bê học hành, lệch lạc về tâm lý, đánh mất cơ hội về học hành và tương lai mờ mịt. Nhiều thanh niên trở thành các nhà gây quỹ đường phố hoặc sống quần tụ trong những không gian chật hẹp cùng nhiều người chưa kết hôn khác. Một số phụ huynh đã kiện các hiện tượng tôn giáo mới ra tòa theo các cáo buộc này. Ở Mỹ, từ những năm 1970, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. theo James T. Richardson, nhà nước rất khó can thiệp trực tiếp vào các hiện tượng tôn giáo mới do hiến pháp nước này quy định về tự do tôn giáo và vị trí của nhà nước. Sự can thiệp gián tiếp của nhà nước chỉ có thể thấy qua hệ thống tòa án. Việc dùng hệ thống tòa án để chống lại các hiện tượng tôn giáo mới ở Mỹ đầu tiên xuất hiện khi các bậc phụ huynh có con em theo các hiện tượng này tìm cách đạt được quyền bảo hộ tạm thời. Việc này tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh có quyền hợp pháp để kiểm soát con em của mình và sự hỗ trợ về thực thi luật pháp nhằm đưa chúng trở lại cuộc sống bình thường. Theo luật chung ở Mỹ, từ 18 tuổi, thanh niên có thể sống hoàn toàn tự lập. Quyền bảo hộ tạm thời chỉ có thể được trao cho phụ huynh theo quyết định của tòa án trong trường hợp con em của họ được cho là cần phải có sự giám sát, bảo trợ dù đã qua 18 tuổi. Các hiện tượng tôn giáo mới còn có những vấn đề pháp lý liên quan đến trẻ em như ảnh hưởng về tôn giáo, giáo dục hay bị lạm dụng. Ngoài ra, đôi khi một hiện tượng tôn giáo mới cũng bị buộc tội về lạm dụng trẻ em, dù chứng cứ chưa rõ ràng. [8] Ở Pháp, Chính phủ Pháp luôn thường xuyên từ chối các nhóm thiểu số cả về tộc người, ngôn ngữ hay tôn giáo. Luật pháp của Pháp chỉ công nhận tự do cá nhân và chính phủ không cho rằng, tự do cá nhân được đảm bảo khi tham gia các hội nhóm. Trong khi thảo luận về luật pháp chung cho Châu Âu, Hội đồng hiến pháp Pháp khẳng định, Pháp là một quốc gia cộng hòa thế tục trung tính, cấm “bất cứ ai lợi dụng lợi dụng hình thức tôn giáo của mình vào mục đích tránh tuân thủ các quy định chung chi phối mối quan hệ giữa các cơ quan công quyền và các cá nhân”. Đây chính là cơ sở pháp lý để Pháp từ chối công nhận và cho tôn giáo lạ, mới được tồn tại và hoạt động tại đất nước này. [8] Như vậy, những nghiên cứu trên đây đã đề cập đến những tác động của đạo lạ đối với lứa tuổi học đường, thanh thiếu niên rất dễ bị ảnh hưởng và chịu tác động tư tưởng, tâm lý của các tôn giáo, các đạo lạ, không chính thống và nó thực sự nguy hại đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em và dẫn đến cả những hành vi tiêu cực đối với bản thân và xã hội. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu về quản lý HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Trong tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 9- 2008 của tác giả Phạm Văn Phóng và Nguyễn Văn Nhụ đã có bài viết: “Nhìn nhận về đạo lạ ở nước ta trong những năm gần đây”. Bài viết đã có những nhận xét khách quan về tác hại của đạo lạ có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là có những tổ chức đã gửi thư ngỏ, kêu gọi, xúi giục các em học sinh tham gia, gây hoang mang trong gia đình. Công an tỉnh Cao Bằng đã nghiên cứu đề tài: “Tôn giáo ở Cao Bằng và những vấn đề đặt ra với công tác đảm bảo an ninh trật tự năm 2017”. Trong đề tài đã đề cập đến những mối nguy hại của các hoạt động chống phá an ninh, trật tự xã hội ở các vùng có bà con dân tộc thiểu số sinh sống và đề ra các biện pháp đối phó trong tình hình mới [9]. Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến [30] “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên giai đoạn hiện nay” và tác giả Trần Thị Loan [13] trong luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn GDCD” đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về tình hình công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên Việt Nam, nêu lên vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các tác giả cũng đề cập đến những giải pháp quan trọng, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và ban điều hành đề án 1928 đã xuất bản tài liệu về giáo dục pháp luật trong môn GDCD có đề cập đến vấn đề tôn giáo dành cho HS THPT do tác giả Lưu Thu Thủy chủ biên. [26] Tác giả Vương Đình Đặng Lục (chủ biên) “Giáo dục pháp luật trong nhà trường” đã nêu rõ được tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường THPT và định hướng những nội dung cơ bản trong chương trình. [16] Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cũng đã soạn cuốn “Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho GV môn GDCD cấp THPT” cung cấp cho GV có những tài liệu cần thiết trong công tác giảng dạy bộ môn này trong nhà trường. [25] Tất cả các tài liệu, nghiên cứu về giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức hay truyền đạo trái phép đều thống nhất quan điểm, đạo trái phép có ảnh hưởng không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. nhỏ đến sự hình thành nhân cách, tư tưởng, đạo đức của học sinh dẫn đến những nhận thức, hành động sai trái của thế hệ trẻ. Vì vậy, việc phòng ngừa các đạo lạ, trái phép du nhập học đường và giáo dục cho HS ở trường THPT một lý tưởng, có nhân sinh quan đứng đắn, đạo đức trong sáng là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều có số lượng rất ít và đa số tập trung vào việc phân tích việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho học sinh và nhân dân chứ chưa đề ra các biện pháp, các HĐGD nhằm ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT hiện nay. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Tôn giáo, Đạo 1.2.1.1. Tôn giáo Tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã nhận định trong cuốn “Lý luận tôn giáo và vấn đề tôn giáo ở Việt Nam” về khái niệm Tôn giáo. “Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây. Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác, vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới. Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”. Là một từ có nguồn gốc từ phương Tây, trước khi du nhập vào Việt Nam, tại Việt Nam cũng có những từ tương đồng với từ Tôn giáo, như: Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. Một số nhà tâm lý học lại cho rằng: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo” [26]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C. Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần” [26]. Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph. Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …” [26]. Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý: Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình. Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải. [12] Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau [10]. 1.2.1.2. Đạo Đạo theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi, nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó. Có rất nhiều lý tưởng, phương hướng và nguyên tắc khác nhau về Đạo, thí dụ Thiên đạo, Nhân đạo, Trí đạo, Tâm đạo. Tuy vậy, tất cả những con đường Đạo khác nhau đó có cùng chung một nền tảng cơ bản là dựa trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2