intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động GDTC ở các trường THPT của huyện Đồng Hỷ, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung, nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN VĂN BÍNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN VĂN BÍNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THỊ KIM LINH THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Văn Bính i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nhận và triển khai nghiên cứu đề tài, hoàn thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô khoa Tâm lý Giáo dục đã tham gia giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục khoá 23B. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Thị Kim Linh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn và có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình công tác. Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên; Các đồng chí trong Ban Giám hiệu và giáo viên các trường THPT Trần Quốc Tuấn, trường THPT Đồng Hỷ, trường THPT Trại Cau đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ....................................................................... 8 1.2.1. Khái niệm Quản lý .............................................................................................. 8 1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................................. 9 1.2.3. Quản lý nhà trường ........................................................................................... 10 1.2.4. Khái niệm năng lực ........................................................................................... 11 1.2.5. Phát triển năng lực ............................................................................................ 12 1.2.6. Hoạt động Giáo dục thể chất ............................................................................ 13 1.2.7. Giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực .............. 14 1.2.8. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS THPT theo định hướng phát triển NL ......................................................................................................... 15 iii
  6. 1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục thể chất theo quan điểm phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông.................................................... 16 1.3.1. Cấu trúc của năng lực của học sinh THPT ....................................................... 16 1.3.2. Mục tiêu giáo dục thể chất ................................................................................ 19 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh........................................................................................................... 19 1.3.4. Hình thức giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ..... 20 1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực ................. 21 1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ............................. 21 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ............................ 22 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS trường THPT theo định hướng phát triển năng lực ................................. 26 1.5.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động GDTC cho HS theo định hướng phát triển năng lực ........................................................ 26 1.5.2. Năng lực của giáo viên ..................................................................................... 27 1.5.3. Chương trình môn Thể dục ............................................................................... 27 1.5.4. Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường THPT ...................................... 28 1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất.................................................................................... 28 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 29 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN .................... 30 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội và giáo dục của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 30 2.2. Khái quát khảo sát thực trạng quản lý hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c thể chấ t cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ.................................................................................... 32 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................. 32 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 33 2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 33 iv
  7. 2.2.4. Phương pháp khảo sát ....................................................................................... 33 2.3. Thực trạng giáo du ̣c thể chấ t cho HS các trường THPT huyện Đồng Hỷ, Tỉnh TN theo định hướng phát triển năng lực ............................................... 34 2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục thể chất cho HS trường THPT theo định hướng phát triển NL ...................................................................... 34 2.3.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC cho HS THPT theo định hướng NL ..... 38 2.3.3. Thực trạng quản lý GDTC theo định hướng PTNL học sinh ở các Trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .............................. 41 2.3.4. Khảo sát trên học sinh về các hoạt động GDTC các em đã tham gia ............... 58 2.3.5. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh ........................................................................... 61 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 68 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN .................... 70 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp .................................................................... 70 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................................... 70 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 70 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học................................................................... 70 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................... 71 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 72 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ ........................ 72 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý về tổ chức hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ............................. 72 3.2.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn thể dục về kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng tổ chức giờ dạy thể dục theo định hướng PTNL học sinh ............................................................................................... 74 3.2.3. Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong xây dựng và tổ chức kế hoạch giảng dạy môn Thể dục theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh .......................................................................................................... 76 v
  8. 3.2.4. Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường THPT ........................ 79 3.2.5. Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT .................................... 82 3.2.6. Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT .............................................. 85 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................. 88 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............... 90 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 90 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................... 90 3.4.3. Thang đánh giá khảo nghiệm ............................................................................ 90 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ....... 90 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 95 1. Kết luận ................................................................................................................... 95 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 99 PHỤ LỤC vi
  9. CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CBQL : Cán bộ quản lý CNH, HĐT : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất ĐGKQ : Đánh giá kết quả DHPTNL : Đinh hướng phát triển năng lực ĐTB : Điểm trung bình GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp GDTC : Giáo dục thể chất GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm GVTD : Giáo viên thể dục HĐ : Hoạt động HĐDH : Hoạt động dạy học HĐGD : Hoạt động giáo dục HĐGDTC : Hoạt động giáo dục thể chất HĐNG : Hoạt động ngoài giờ HĐNK : Hoạt động ngoại khóa HS : Học sinh KH : Kế hoạch KHGD : Kế hoạch giáo dục KTĐG : Kiểm tra đánh giá KTKN : Kiến thức kỹ năng NCBH : Nghiên cứu bài học NL : Năng lực PHHS : Phụ huynh học sinh PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học iv
  10. QL : Quản lý QLGD : Quản lý giáo dục QLHĐ : Quản lý hoạt động SHCM : Sinh hoạt chuyên môn SHNK : Sinh hoạt ngoại khóa SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm TBDH : Thiết bị dạy học TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thong TTCM : Tổ trưởng chuyên môn UDCNTT : Ứng dụng công nghệ thông tin v
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh huyện Đồng Hỷ..................... 31 Bảng 2.2. Số lượng GV dạy GDTC ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ............ 32 Bảng 2.3. Số lượng tiết dạy GDTC năm học 2016-2017 ...................................... 32 Bảng 2.4. Bảng quy điểm số của các biến ............................................................. 34 Bảng 2.5. Ý nghĩa của điểm số bình quân ............................................................. 34 Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của GDTC đối với học sinh THPT ............. 35 Bảng 2.7. Nhận thức về nội dung GDTC cho học sinh THPT .............................. 36 Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức về nội dung GDTC theo định hướng PTNL ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ ..................................................... 37 Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh THPT theo định hướng NL ...................................................................................... 38 Bảng 2.10. Thực trạng các hoạt động GDTC cho HS theo hướng PTNL............... 39 Bảng 2.11. Nhận thức của cán bộ quản lý về khái niệm GDTC ............................. 41 Bảng 2.12. Nhận thức về nội dung QL hoạt động GDTC cho HS theo hướng PTNL .......43 Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục ............................. 45 Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch dạy môn thể dục ở trường THPT ................. 46 Bảng 2.15. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá GDTC cho học sinh theo định hướng PTNL ......................................................................... 48 Bảng 2.16. Thực trạng quản lý tổ chức HĐNK giáo dục thể chất cho HS của GV .... 49 Bảng 2.17. Thực trạng quản lý các hoạt động học tập của HS theo định hướng PTNL ................................................................................... 51 Bảng 2.18. Mức độ GV tham gia tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động câu lạc bộ thể thao cho HS .............................. 52 Bảng 2.19. Thực trạng quản lý nội dung chương trình GDTC theo định hướng PTNL cho học sinh các Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 53 Bảng 2.20. Thực trạng tham gia phát triển chương trình GDTC của GV ............... 54 Bảng 2.21. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá HĐ GDTC cho học sinh theo hướng PTNL ................................................................................. 56 v
  12. Bảng 2.22. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 57 Bảng 2.23. Thực trạng phương pháp quản lý hoạt động GDTC ............................. 58 Bảng 2.24. Thực trạng HS tham gia các HĐGDTC do nhà trường tổ chức ........... 59 Bảng 2.25. Thực trang hoạt động thể thao do nhà trường tổ chức cho học sinh .... 60 Bảng 2.26. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các hoạt động GDTC cho HS theo định hướng PTNL ....................................... 61 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ............. 91 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ................ 92 vi
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp .................................91 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ....................................93 vii
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Phát triển Giáo dục và Đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. Trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục Việt Nam, đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập, những đánh giá của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Nghị quyết trên cũng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Nhiều công trình khoa học cho thấy giáo dục thể chất góp phần tạo dựng cơ sở cho sự phát triển cơ thể toàn diện, hoàn thiện hình thể, sức khỏe và hình thành các kỹ năng vận động cho học sinh; Góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách cho học sinh- nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Đây chính là vấn đề khoa học mà hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học nói chung, trường THPT nói riêng phải hướng đến để học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta chưa làm được nhiệm vụ đó. Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp huyện Phú Lương và Thành phố Thái Nguyên. Diện tích đất tự nhiên 45.440 ha chia thành 18 đơn vị hành chính (15 xã và 03 thị trấn); dân số 115.456 người gồm 8 dân tộc chủ yế u, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 43%. Đảng bộ huyện có 54 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó 18 đảng bộ xã, thị trấn; 7 đảng bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự 1
  15. nghiệp, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang; 29 chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp; 370 chi bộ trực thuộc các đảng bộ cơ sở với tổng số 6.177 đảng viên. Huyện Đồng Hỷ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên (rừng phòng hộ là 5.773,8 ha và rừng sản xuất là 18.344,22 ha); các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: mỏ sắt Trại Cau, mỏ sắt Tiến Bộ, mỏ kẽm chì làng Hích…; các loại vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đá vôi, đất sét, cát sỏi… Trên địa bàn có 2 tuyến quốc lộ là Quốc lộ 1B và Quốc lộ 17; 18 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, cùng với cả nước, Đồng Hỷ đã và đang có nhiều thay đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đời sống vật chất, văn hoá của Huyện được nâng cao rõ rệt. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn cần phải xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội cũng như từ những hạn chế, yếu kém trong quản lý về hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THPT Huyện Đồng Hỷ, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động GDTC ở các trường THPT của huyện Đồng Hỷ, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung, nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý GDTC cho học sinh ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2
  16. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động GDTC của các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động GDTC khoa học, đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục phổ thông ở huyện Đồng Hỷ sẽ được nâng cao góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận về quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT 5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo ĐHPTNL ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ,tỉnh Thái Nguyên 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo ĐHPTNL ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 6.2. Việc khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực được tiến hành tập trung tại 03 trường Trung học phổ thông công lập huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề liên quan từ các tài liệu lí luận, văn kiện, chính sách của Đảng, Nhà nước; Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, công trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài luận văn. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường THPT huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài. 3
  17. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dựng bảng hỏi để khảo sát ý kiến của cán bộ quản lí cấp trường, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn thể dục và các giáo viên có liên quan nhằm thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu luận văn. - Phương pháp chuyên gia: sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan phục vụ quá trình hoàn thiện đề tài nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm hoạt động GDTC của giáo viên trực tiếp giảng dạy, kinh nghiệm công tác quản lí hoạt động GDTC của cán bộ quản lí các cấp đặc biệt là những người đang trực tiếp làm quản lí ở các trường THPT. 7.3. Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí tổng hợp số liệu xử dụng thống kê mô tả và thống kê suy luận để rút ra kết luận vừa có ý nghĩa định tính, vừa có ý nghĩa định lượng. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn được trình bày trong 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở Trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo ĐHPTNL ở các Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các Trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 4
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”[23]. Thấm nhuần lời dạy của Người, toàn dân tộc Việt Nam, trong đó có lực lượng học sinh, sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục và phát triển giáo dục trong Nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước. NQTW 2, khoá XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” [12]. Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một cách tự giác, mà ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học. Từ hơn hai nghìn năm trước đây, trên thế giới đã có nhiều nhà chính trị, nhà tư tưởng nghiên cứu về giáo dục, đặc biệt là quản lý giáo dục và đưa ra nhiều những ý kiến, luận điểm khoa học được áp dụng vào thực tế và có những thành công lớn về quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Việc chú trọng tới các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà quản lý nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của quản lý và quản lý giáo dục như: 5
  19. Nghiên cứu về giáo dục thể chất và quản lý giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực đã được nhiều tác giả, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Khổng Tử (551- 479 trước Công nguyên) với quan điểm dạy học là: “Dùng cách gợi mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ… Đòi hỏi học trò phải tập luyện, phải hình thành nền nếp, thói quen học tập” và “học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Quan điểm của ông muốn mang lại hiệu quả dạy học phải đề cao đến các quy định về nền nếp dạy học, nâng cao trń h độ của người dạy để lựa chọn được những phương pháp dạy học theo hướng đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học [dẫn theo 5]. Từ cuối thế kỷ XIV vấn đề dạy học và quản lý dạy học được nhiều nhà giáo dục quan tâm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó là: Cômenxki (1592-1670), ông đã đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên, theo ông quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ một điều gì và ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn đó là: Nguyên tắc trực quan; Nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của học sinh; Nguyên tắc hệ thống và liên tục; Nguyên tắc củng cố kiến thức; Nguyên tắc giảng dạy theo khả năng tiếp thu của học sinh (vừa sức); Dạy học phải thiết thực; Dạy học theo nguyên tắc cá biệt… Vào thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX ở phương Tây có nhiều nhà nghiên cứu về quản lý tiêu biểu như: Robet Owen (1717 - 1858); Chales Babbage (1792 - 1871); F. Taylor (1856 -1915) ông được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”; H.Fayob (1841 - 1925);…[31]. Đến khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có sự biến đổi về lượng và chất. Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã định hướng cho hoạt động giáo dục là các quy luật về“Sự hình thành cá nhân con người” về “tính quy luật về kinh tế - xã hội đối với giáo dục..” [22]. Các quy luật đó đặt ra những yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục. 6
  20. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiều nhà khoa học Xô Viết cũ đã có các thành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học. Về phạm trù GDTC trong nhà trường, trong cuốn Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, y tế trường học (Bộ GD&ĐT, NXB TDTT năm 2006), đã công bố công trình nghiên cứu của các tác giả trong lĩnh vực GDTC và y tế trường học. Trong số các nghiên cứu này có thể kể đến công trình của Ngũ Duy Anh và Vũ Đức Thu trong đề tài Định hướng chiến lược tăng cường GDTC, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh trong nhà trường phổ thông các cấp đến năm 2010. Trong đề tài này, các tác giả đã đưa ra mục tiêu định hướng lâu dài, mục tiêu trước mắt 2003 - 2010 và đồng thời đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Trong nghiên cứu khoa học của tác giả Ngũ Duy Anh và Trần Văn Lam với nội dung Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác GDTC trường học các tác giả đã đánh giá thực trạng về các hoạt động GDTC đồng thời vạch ra những khó khăn yếu kém và đề ra mục tiêu, giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Phạm vi nghiên cứu đề tài này thực hiện trên các địa phương cả nước do đó nó thể hiện được bức tranh tổng thể công tác GDTC. Nhưng hạn chế của nó là chưa thể hiện được sự khác biệt giữa các vùng miền, địa phương và các giải pháp tương ứng. Các tác giả đã nghiên cứu thực trạng GDTC, nghiên cứu lý luận về GDTC, đưa ra các tiêu chí đánh giá GDTC, xây dựng một số biện pháp tác động, đánh giá kết quả các biện pháp. Đây là những công trình nghiên cứu có chiều sâu về lý luận và phần thực trạng, đưa ra các biện pháp, thực nghiệm công phu. Nhìn chung các tác giả đã nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực GDTC song chủ yếu mang tính tổng quát trên phạm vi rộng hoặc các biện pháp áp dụng cho việc vận dụng phương pháp, sử dụng các bài tập cụ thể... Việc nghiên cứu để đề xuất các hoạt động quản lý hoạt động GDTC cho cấp học THPT nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động GDTC theo định hướng phát triển năng lực học sinh là chưa được đề cập nhiều. Các thành quả nghiên cứu nêu trên của các nhà khoa học trong và ngoài nước là những tri thức làm cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý GDTC theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2