intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

33
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ NHẪN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ NHẪN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Phƣơng Hoa THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nhẫn i
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Phƣơng Hoa, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nhẫn ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ viii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................................... 4 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 5 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5 8. Cấu trúc nội dung luận văn ....................................................................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƢỜNG MẦM NON ........................ 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 7 1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài............................................................................ 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................... 10 1.2. Một số khái niệm công cụ .................................................................................... 11 1.2.1. Quản lý .............................................................................................................. 11 1.2.2. Hoạt động phát triển nhận thức......................................................................... 12 1.2.3. Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ............................................. 13 1.2.4. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ................................ 14 1.3. Lí luận về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ............................... 15 1.3.1. Một số đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo ................................... 15 1.3.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non trong lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ...................................................................................................................... 17 iii
  6. 1.3.3. Nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo .............................................. 18 1.3.4. Hình thức tổ chức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.. 19 1.3.5. Phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ........................................ 21 1.4. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .......... 23 1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non....................................................................................................... 23 1.4.2. Tổ chức triển khai các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .......................................................................................................... 24 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .......................................................................................................... 25 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.................................................................................. 25 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non ....................................................................................... 27 1.5.1. Yếu tố khách quan ............................................................................................ 27 1.5.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 29 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG ..................................................................... 32 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 32 2.1.1. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang .................................................................................................................... 32 2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất .................................................................................. 34 2.1.3. Mục đích khảo sát ............................................................................................. 35 2.1.4 Nội dung khảo sát .............................................................................................. 35 2.1.5. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu ........................................ 35 2.2. Thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ................................................................... 36 2.2.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang .......................................... 41 iv
  7. 2.2.4. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ................................... 43 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ............................................... 45 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ............................. 45 2.3.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ............................. 49 2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ............................... 52 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ........................... 56 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.......... 59 2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển nhận thức và Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ........................................................................... 61 2.5.1. Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ............................................. 61 2.5.2. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang .......................................................... 64 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 65 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG ..................................................................... 66 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 66 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .................................................................. 66 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 66 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................... 67 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 67 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 68 v
  8. 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo .................................................. 68 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ............................................... 69 3.2.1. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, giáo viên mầm non và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác phối hợp trong phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ................................. 69 3.2.2. Chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao khả năng nói tiếng dân tộc cho giáo viên mầm non, đồng thời bồi dưỡng nâng cao khả năng tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo, tạo tiền đề để các em bước vào lớp một ..................................................... 74 3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ............................ 79 3.2.4. Chỉ đạo phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ...................................................................................................... 80 3.2.5. Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình để thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo theo khoa học ........................ 82 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 84 3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................. 85 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 85 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................... 85 3.3.3. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................... 86 3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................................... 86 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 86 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 94 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB : Cán bộ CBQL : Cán bộ quản lý ĐTB : Điểm trung bình GĐ : Gia đình GDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên HQTH : Hiệu quả thực hiện KN : Kỹ năng KPKH : Khám phá khoa học MĐTH : Mức độ thực hiện MG : Mẫu giáo MN : Mầm non MQH : Mối quan hệ NV : Nhân viên PT : Phát triển PTNT : Phát triển thể chất QLGD : Quản lý giáo dục QS : Quan sát SS : So sánh TB : Thứ bậc TĐ : Tổng điểm XH : Xã hội XQ : Xung quanh vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mạng lưới trường MN, số trẻ mẫu giáo Mầm non, GV mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, năm học 2018 - 2019..................33 Bảng 2.2. Tình hình cơ sở vật chất các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ..............................................................................................34 Bảng 2.3. Nhận thức của các khách thể điều tra về sự cần thiết của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ....................................................................37 Bảng 2.4. Nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ...........................39 Bảng 2.5. Hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang .................42 Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về xây dựng kế hoạch PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ......................................................................................................46 Bảng 2.7. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức thực hiện PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ................................................... 50 Bảng 2.8. Thực trạng chỉ đạo thực hiện PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang ......................................53 Bảng 2.9. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang ..................................................................................53 Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PTNT cho trẻ MG ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ....................................................................59 Bảng 3.1. Đánh giá của các khách thể điều tra về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp PTNT cho trẻ MG ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ....................................................................87 viii
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Hiệu quả thực hiện nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ............................................................................... 40 Biểu đồ 2.2. Hiệu quả sử dụng các hình thức phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ........................................................................................ 43 Biểu đồ 2.3. Phương pháp PTNT cho trẻ MG ................................................... 44 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ giáo dục mầm non là tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1, đây là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Trong những năm gần đây cấp học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt "học mà chơi, chơi mà học" đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện. Trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu cho sự phát triển giáo dục mầm non theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay đã nhấn mạnh đến chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó phát triển nhận thức được đánh giá là chức năng tâm lý quan trọng cho bất cứ một đứa trẻ nào, là cơ sở để chúng cảm nhận thế giới bằng giác quan, phản ánh qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ diễn ra hằng ngày. Ngoài ra, việc giáo dục và hướng dẫn của người lớn, bao gồm cả nhà trường mầm non cũng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức của trẻ. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cách nhìn nhận của trẻ về thế giới quan 1
  13. sẽ khác nhau. Vì vậy, trường mầm non cần nắm rõ các đặc điểm trong từng giai đoạn phát triển của trẻ để có sự điều chỉnh và biện pháp giáo dục phù hợp nhất, hỗ trợ đầy đủ và toàn diện cho trẻ. Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non (GDMN) nhằm hình thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai. Sự phát triển của trẻ về trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ và giáo dục trẻ. Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo rất lớn. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tổ chức hoạt động trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học (KPKH), Làm quen với 1 số khái niệm sơ đẳng về toán, Khám phá xã hội, giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoa học, tích cực hoạt động nhận thức. Có thể nói, đây là điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, nhận thức, thể chất, thẩm mỹ và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người với tư cách là một thành viên sáng tạo trong xã hội. Trong thực tế, chương trình giáo dục mần non hiện hành đang được triển khai trong toàn quốc, việc tổ chức chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo được triển khai tại các trường mầm non như thế nào là vấn đề cần được quan tâm và làm rõ. Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang mặc dù đã được quan tâm đổi mới về hình thức tổ chức, phương pháp hoạt động xong trong quá trình tổ chức trẻ được tham gia hoạt động phát triển nhận thức, giáo viên còn ôm đồm về nội dung, chưa chú trọng đến đặc điểm vùng miền cũng như tâm lý đặc trưng của trẻ mầm non vùng cao, 2
  14. điều này đã khiến hoạt động phát triển nhận thức trở nên nặng nề, quá tải. Trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, tìm tòi khám phá. Công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu nhất định như: Cán bộ quản lý các trường mầm non trên địa bàn huyện thực hiện tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cấp trên để được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng các phòng chức năng, xây thêm phòng học đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ; Tăng cường công tác tác tuyên truyền cho đội ngũ CB - GV - NV, phụ huynh và cộng đồng dân cư hiểu sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện giáo dục nhận thức cho trẻ; Công tác bồi dưỡng năng lực, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phát triển nhận thức cho trẻ thông qua tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, xây dựng các tiết dạy mẫu có chất lượng đã được quan tâm. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý phát triển nhận thức (PTNT) cho trẻ ở các nhà trường mầm non thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang còn bộc lộ những tồn tại cơ bản như: CBQL thiếu kiến thức, nghiệp vụ quản lý hoạt động PTNT; Nội dung phát triển nhận thức trong chương trình chưa phù hợp với lứa tuổi của trẻ cũng như bối cảnh của địa phương; Công tác xây dựng kế hoạch phát triển nhận thức cho trẻ mầm non còn thể hiện sự lúng túng từ việc xác định nội dung sao cho phù hợp với đối tượng của trẻ mầm non miền núi; Công tác huy động nguồn lực trong phát triển nhận thức cho trẻ mầm non chưa thực sự hiệu quả; Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh và cả giáo viên về việc phối hợp trong phát triển nhận thức cho trẻ còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế... Công tác quản lý hoạt động PTNT ở trường mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chưa mang lại hiệu quả cao. Đó là một trong những hạn chế cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả GD đối với trẻ. 3
  15. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang" làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo, nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển phát nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trên 25 trường mầm non trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 4.32. Giới hạn khách thể khảo sát: 51 CBQL (gồm các Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì) và 135 giáo viên mầm non đã từng hoặc đang trực tiếp dạy lớp mẫu giáo trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Nội dung phát triển nhận thức trong chương trình chưa phù hợp với lứa tuổi của trẻ cũng như bối cảnh của địa phương, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phát triển nhận thức chưa đáp ứng yêu cầu… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động PTNT một cách phù hợp, khả thi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả PTNT và hiệu quả GDMN trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 4
  16. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo. 6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, đồng thời khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa lí luận công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, từ đó: xây dựng hệ thống khái niệm và khung lí thuyết của nghiên cứu. Phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu trong và ngoài nước (sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn... Các đề tài nghiên cứu) liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Hệ thống, khái quát hóa những vấn đề lý luận làm công cụ cho quá trình nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài với mục đích quan sát cách thức quản lý, cách thực tổ chức các hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo tại các trường MN trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 7.2.2. Phương pháp điều tra Phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát nhận thức, sự đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo và thực trạng quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo tại các trường MN trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn các nhà QLGD, các giáo viên đã và đang giảng dạy tại các lớp trẻ mẫu giáo để tìm hiểu nguyên nhân cũng như các biện pháp quản lý hoạt 5
  17. động PTNT cho trẻ mẫu giáo tại các trường MN trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang mà luận văn đã đề xuất. 7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp này được sử dụng với mục đích xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy trẻ mẫu giáo về việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, đồng thời xem xét, nhận định đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp quản lý được đề xuất. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng các công thức toán học (Tính %, điểm trung bình) để xử lý các số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn thu được nhằm đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt động PTNT cho trẻ mẫu giáo tại các trường MN trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 8. Cấu trúc nội dung luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, phần Phụ lục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 6
  18. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài Pam Murphy cho rằng các hoạt động thu hút trẻ em vào giải quyết vấn đề, sắp xếp, phân loại, hiểu và sử dụng thông tin thúc đẩy sự phát triển nhận thức. Câu đố phù hợp với lứa tuổi, trò chơi phù hợp, trò chơi phân loại và chơi theo khối có sức thu hút trẻ mẫu giáo tham gia vào hoạt động đòi hỏi chúng phải hoạt động trí óc để vượt qua [23]. Lorina cho rằng trẻ ở độ tuổi đi học có thể tập trung lâu hơn vào các nhiệm vụ đã đặt ra, giúp chúng có thể suy nghĩ, hiểu và tìm ra lý do cho các vấn đề đơn giản. Một đứa trẻ ở độ tuổi đi học cũng sẽ bắt đầu có quá trình suy nghĩ của riêng mình và sự tò mò bắt đầu xuất hiện. Chúng bắt đầu khám phá câu trả lời cho một số câu hỏi khó như “chúng ta đến từ đâu” và “chúng ta được sinh ra như thế nào”? Nhìn chung vào thời điểm này, một đứa trẻ ở độ tuổi đi học tiếp thu thông tin một cách dễ dàng và sẽ đạt được nhiều kiến thức khi được tiếp xúc với nó [21]. Doris Bergen cho rằng vai trò quan trọng của học tập dựa trên trò chơi có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thời gian dành cho trẻ em hoạt động, vui chơi đã bị rút ngắn trong nhiều lớp học mầm non bởi một số nhà giáo dục, nhà thiết kế chương trình giảng dạy, các nhà hoạch định chính sách và công chúng nói chung [19]. Nan Zeng, Mohammad Ayyub, Haichun Sun, Xu Wen, Ping Xiang and Zan Gao đã tổng hợp các tài liệu liên quan đến bằng chứng ngẫu nhiên về tác động của các chương trình hoạt động thể chất khác nhau đối với kỹ năng vận động và phát triển nhận thức ở trẻ mầm non phát triển điển hình. Trong số năm nghiên 7
  19. cứu điều tra ảnh hưởng của hoạt động thể chất đối với sự phát triển nhận thức, bốn (80%) cho thấy những thay đổi đáng kể và tích cực trong việc học ngôn ngữ, thành tích học tập, sự chú ý và trí nhớ làm việc [22]. Kurt W. Fischer and Daniel Bullock cho rằng các nhà lãnh đạo nhà trường cần trả lời được câu hỏi: Bản chất kiến thức của trẻ em là gì? Làm thế nào để kiến thức của trẻ thay đổi theo sự phát triển? Hành vi học tập của trẻ được tổ chức như thế nào? Những quá trình nào tạo ra hoặc làm nền tảng cho sự thay đổi hành vi về sự phát triển nhận thức ở trẻ em mầm non trước tuổi đi học [20]. Jean Piaget (1896 - 1980) là nhà tâm lí học Thuỵ Sĩ. Ông là một trong những người sáng lập môn tâm lí học phát triển và chuyên nghiên cứu về tâm lí học tư duy và tâm lí học trẻ em, học thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ đã giúp các nhà giáo dục và cha mẹ hiểu kỹ hơn để đồng hành cùng trẻ tốt hơn trong mỗi giai đoạn phát triển. Dựa trên những dữ liệu từ thực nghiệm, Piaget xây dựng học thuyết về sự hình thành và phát triển trí tuệ. Học thuyết này coi trí tuệ là sự phối hợp các hành động bên trong của chủ thể, đó là những thao tác. Theo ông, trí tuệ không bất biến mà phát triển theo từng cấp độ phụ thuộc vào giai đoạn và các thời kì được hoà nhập kế tiếp nhau bởi các điều kiện sinh lí của sự phát triển. Nó là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa chủ thể và môi trường. Theo học thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ của J.Piaget, mỗi lứa tuổi có đặc trưng riêng về chất lượng trí tuệ và được coi là một giai đoạn phát triển. Một giai đoạn trí tuệ có những đặc trưng cụ thể như sau: Thứ nhất, các thành tựu trí tuệ giai đoạn này là sự kế tiếp giai đoạn trước; Thứ hai, là sự kết hợp thống nhất các cấu trúc đã có từ giai đoạn trước; Thứ ba, mỗi giai đoạn là một cấu trúc tổng thể các sơ đồ chứ không phải là sự xếp chồng các sơ đồ lên nhau; 8
  20. Thứ tư, mỗi giai đoạn đều gồm các cấu trúc đã có, đang có và các yếu tố chuẩn bị cho giai đoạn tiếp sau. Dựa vào các dấu hiệu trên, J.Piaget chia quá trình phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ thành các giai đoạn lớn, và trong mỗi giai đoạn lớn đó bao gồm những thời kỳ nhỏ. Theo J. Piaget, sự xuất hiện và phát triển của trí tuệ là kết quả của hai cơ chế cơ bản: đồng hoá (assimilation) và điều ứng (accommodation). Đồng hoá là sự thống nhất thông tin mới vào cấu trúc tinh thần đang có sẵn. Có thể hiểu, cơ thể đồng hoá những yếu tố của môi trường vào những cơ cấu sẵn có của mình. Điều ứng là sự thay đổi một cấu trúc tinh thần để thu vào thông tin mới. Điều đó có nghĩa là có sự điều chỉnh những cơ cấu ấy để thích ứng với những biến đổi của môi trường. Khi hai quá trình đồng hoá và điều ứng ở thế cân bằng là đã có sự thích nghi và ở mỗi thời kỳ tạo ra những cơ cấu và những cơ chế đặc biệt. Chính nhờ hai cơ chế này mà trí tuệ của con người được phát triển [16]. Các định hướng hoặc điều tra chung về sự phát triển nhận thức là giống nhau cho tất cả các nhóm tuổi - giai đoạn sơ sinh, thời thơ ấu và tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc điều tra liên quan đến trẻ em trong độ tuổi đi học và đối với những trẻ em đó, một số vấn đề cụ thể nảy sinh, đặc biệt là mối quan hệ giữa việc đi học và phát triển nhận thức. Các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa sự phát triển nhận thức và động lực học cảm xúc, mối quan hệ giữa những thay đổi của não và sự phát triển nhận thức, vai trò của việc dạy học không chính thức và các phương thức tương tác xã hội khác trong sự phát triển nhận thức, bản chất và tác động của việc đi học và đọc viết [20]. Ahmad Zmily, Christina B. Class, Yaser Mowafi, and Dirar Abu-Sayme cho rằng: Giáo dục trẻ em trong những năm đầu đời rất quan trọng đối với sự tiến bộ về mặt xã hội, thể chất, trí tuệ, sự sáng tạo và cảm xúc. Nhà quản lý cần quan tâm đến việc tìm kiếm những giải pháp để tăng hiệu quả học tập cho trẻ mầm non. Các tác giả đề xuất một cách tiếp cận mới cho môi trường học tập tương tác nhằm phát triển nhận thức cho trẻ trong giáo dục mầm non. Đề xuất của các tác giả tập trung 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2