intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường Mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

57
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng quản, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, Hưng Yên nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường Mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀO THỊ ÁNH THU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀO THỊ ÁNH THU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƢNG YÊN Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phó Đức Hòa THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác. Thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Đào Thị Ánh Thu i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phó Đức Hòa, ngƣời đã tận tâm, trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy lớp Thạc sỹ QLGD K26. Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh các trƣờng mầm non Thủ Sỹ, mầm non Nhật Tân, mầm non Minh Phƣợng, mầm non Cƣơng Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có đƣợc các thông tin cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Mặc dù đã cố gắng nhƣng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Đào Thị Ánh Thu ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... x MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 3 4. Giả thiết khoa học ............................................................................................ 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG MẦM NON................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 7 1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nƣớc .................................................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc .................................................................... 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. ........................................................... 12 1.2.1. Quản lý..................................................................................................... 12 1.2.2. Hoạt động trải nghiệm ............................................................................. 14 1.2.3. Hoạt động trải nghiệm ở trƣờng mầm non .............................................. 15 1.2.4. Chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non ........................................................ 16 1.2.5. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non ............ 18 iii
  6. 1.2.6. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non..... 19 1.3. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non ............... 19 1.3.1. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non................................................................................................. 19 1.3.2. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng Mầm non đáp ứng yêu cầu cần đạt. ............................................................................ 22 1.3.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng Mầm non ............................................................................................................ 24 1.3.4. Phƣơng thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non................................................................................................. 26 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non................................................................................................. 29 1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng Mầm non ..... 30 1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non................................................................................................. 30 1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trƣờng mầm non theo chủ đề giáo dục .......................................................................................... 30 1.4.3. Quản lý phƣơng thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trƣờng mầm non theo chủ đề giáo dục .............................................................. 31 1.4.4. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho trẻ các trƣờng mầm non theo chủ đề giáo dục ............................................ 32 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng Mầm non .............................................................................. 33 1.5.1. Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trƣởng ............................. 33 1.5.2. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của giáo viên mầm non ............................................................................................ 34 1.5.3. Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi tối thiểu để đáp ứng yêu cầu của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục......................................... 35 iv
  7. 1.5.4. Sự phối kết hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng trong việc tham gia tổ chức HĐTN theo chủ đề giáo dục cho trẻ mầm non ............................................................................................................ 35 Kết luận chƣơng 1.............................................................................................. 36 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐÊ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TIÊN LỮ TỈNH HƢNG YÊN .............................................. 37 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục mầm non của huyện Tiên Lữ - tỉnh Hƣng Yên ................................................................................... 37 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên................................................................ 37 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ......................................................... 37 2.2. Tình hình phát triển giáo dục mầm non của huyện Tiên Lữ ...................... 38 2.2.1. Tình hình phát triển trƣờng lớp, đội ngũ giáo viên, học sinh .................. 38 2.2.2. Tình hình CSVC, thiết bị đồ dùng dạy học. ............................................ 38 2.2.3. Tình hình chất lƣợng giáo dục ................................................................. 38 2.2. Tổ chức khảo sát ......................................................................................... 39 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 39 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 39 2.2.3. Khách thể khảo sát ................................................................................... 39 2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát và Xử lý số liệu khảo sát ..................................... 39 2.3. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 40 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trƣờng Mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng Mầm non ................................................................................................ 40 2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng Mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên ....................................... 44 2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng Mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên ....................................... 53 v
  8. 2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng Mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên ..... 61 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên................. 63 2.4.1. Những ƣu điểm và hạn chế ...................................................................... 63 2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................... 64 Kết luận chƣơng 2.............................................................................................. 66 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TIÊN LỮ TỈNH HƢNG YÊN......................................................................... 67 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 67 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 67 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống ......................................... 67 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ............................................. 68 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. ................................... 69 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lƣợng giáo dục về tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đối với trẻ mầm non ................................................................................................. 69 3.2.2. Huy động các nguồn lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục với nội dung, chƣơng trình, kế hoạch đã xây dựng ............................ 71 3.2.3. Xây dựng kế hoạch và tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho CBQL và GV các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên ................................................................................................... 76 3.2.4. Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên ...... 79 3.2.5. Quản lý điều kiện, phƣơng tiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên.............. 81 vi
  9. 3.2.6. Tăng cƣờng chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên ................................................................................................... 83 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 85 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 86 3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm ............................................................................. 86 3.4.2. Nội dung, phƣơng pháp, đối tƣợng khảo sát ........................................... 86 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 87 Kết luận chƣơng 3.............................................................................................. 92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 93 1. Kết luận .......................................................................................................... 93 2. Khuyến nghị................................................................................................... 94 2.1.Với Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lữ ......................... 94 2.2. Với Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Tiên Lữ........................................... 94 2.3. Với các nhà trƣờng Mầm non trong huyện ................................................ 95 2.4. Đối với giáo viên mầm non ........................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 96 PHẦN PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất ĐTB : Điểm trung bình GD : Giáo dục GDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên HĐTN : Hoạt động trải nghiệm MN : Mầm non SDD : Suy dinh dƣỡng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông viii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL, GV về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non ............................ 41 Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, GV về sự cần thiết của các nội dung sau trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non ... 43 Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện mục tiêu tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ..................................................... 45 Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ...................................................................... 46 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về phƣơng thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ...................................................................... 48 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ..................................................................................... 51 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm .. 53 Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm.. 55 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý phƣơng thức hoạt động trải nghiệm .. 57 Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm .................................................................... 59 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.............................. 61 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên ............................................................................................... 87 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên ............................................................................................... 89 ix
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên .................. 90 x
  13. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em từ (0 đến 6 tuổi). Giáo dục mầm non đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bƣớc vào các bậc học tiếp theo. Do đó, phát triển giáo dục mầm non một cách vững chắc là nền tảng cho sự phát triển nguồn lực con ngƣời, phục vụ cho phát triển giáo dục. Giáo dục mầm non hiện nay đang đƣợc Đảng, nhà nƣớc và xã hội quan tâm đặc biệt. Thủ tƣớng Chính phủ đã ra văn bản mới nhất về phát triển giáo dục mầm non, ban hành ngày 13/12/2008 là Quyết định số 1677/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018- 2025”, trong đó có nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng Chăm sóc và Giáo dụctrẻ mầm non. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, giáo viên mầm non”. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Thời kỳ này có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con ngƣời. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dƣới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội... đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời. Mục tiêu này có thể đạt bền vững khi tăng cƣờng các hoạt động trải nghiệm trong trƣờng mầm non. Nghị quyết số 29- NQ/TW đã nhấn mạnh: “Các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng cần thực hiện theo hƣớng tăng cƣờng trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh, tạo ra các môi trƣờng khác nhau để học sinh trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tƣởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Đề cập tới trải nghiệm là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia hoặc tiếp xúc với sự vật 1
  14. hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có” [1]. Chƣơng trình GDMN sau chỉnh sửa [32] nhấn mạnh yêu cầu về phƣơng pháp GDMN: Đối với giáo dục mẫu giáo, phƣơng pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ đƣợc trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trƣờng xung quanh dƣới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phƣơng châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Trƣớc vai trò của HĐTN đối với sự phát triển của trẻ, đã nhiều nghiên cứu về trải nghiệm Ở trƣờng mầm non, tổ chức Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) gắn với môi trƣờng tự nhiên, các quan hệ giữa trẻ với trẻ, trẻ với cô giáo và các lực lƣợng xã hội là một dạng hoạt động giáo dục hiệu quả vì thông qua hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động, giao tiếp, khám phá môi trƣờng xung quanh và các kĩ năng trải nghiệm của trẻ, tăng cƣờng sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình GD nhằm mục đích phát triển thể chất, GD các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách…để dần tạo nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ. HĐTN của trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú, tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau: Hoạt động quan sát, khám phá hình thành tri thức, kĩ năng mới; Hoạt động thử nghiệm, làm thí nghiệm giản đơn; hoạt động gắn với 2 rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống hàng ngày của trẻ. Thông qua các hoạt động đó, giáo viên, nhà trƣờng hình thành tri thức kĩ năng mới cho trẻ hoặc củng cố, phát triển kiến thức, kĩ năng đã tích lũy đƣợc ở trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển năng lực hành động, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại để phát triển và thích ứng trong môi trƣờng xã hội luôn luôn biến đổi. Thực tế cho thấy trong những năm qua, tổ chức HĐTN cho trẻ ở trƣờng mầm non chƣa nhận đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ về trí tuệ, thời gian và nguồn lực.Chính vì thế, chất lƣợng và hiệu quả chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. 2
  15. Huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên là một huyện nông nghiệp, đang đứng trƣớc nhiều khó khăn do điểm xuất phát thấp về kinh tế - xã hội. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong các trƣờng Mầm non còn thiếu thốn đặc biệt là để đáp ứng với yêu cầu của xã hội đang có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý, chƣa có đƣợc đầu tƣ hiệu quả về cách thức tổ chức cũng nhƣ điều kiện tổ chức hoạt động cho nên vẫn còn mang tính hình thức, chƣa phát huy đƣợc ƣu thế của hoạt động này đến sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ mầm non. Là cán bộ quản lý của trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tôi rất băn khoăn với công tác quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non. Chúng tôi xác định rằng đây là nội dung quản lý quan trọngcông tác này đƣợc cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lƣợng giáo dục trong trƣờng mầm non. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề nghiên cứu "Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường Mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên" với hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng quản, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, Hƣng Yênnhằmnâng cao chất lƣợng thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non. 3
  16. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm nonhuyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên 4. Giả thiết khoa học Chất lƣợng tổ chức hoạt động trải nghiệmtheo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non có mối quan hệ chặt chẽ với quản lý hoạt động này. Trên thực tế, quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục tại các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên còn nhiều bất cập và hạn chế nếu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục một cách hợp lý và khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý các trường mầm non huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt trong các nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm non.huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. 5.3. Đề xuất biện quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên, và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 6.1. Giới hạn về khách thể và địa bản khảo sát Đề tài khảo sát ý kiến của 20 CBQL và55 GV ở 4 trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. Đó là: - Trƣờng Mầm non Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên - Trƣờng Mầm non Minh Phƣợng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên - Trƣờng Mầm non Cƣơng Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên - Trƣờng Mầm non Nhật Tân, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên 4
  17. 6.2. Giới hạn về thời gian khảo sát Nghiên cứu đề tài đƣợc tiến hành từ tháng 10/2019 đến tháng 05/2020. 6.4. Giới hạn về nội dung Nghiên cứu hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến hoạt động trải nghiệm ở trƣờng mầm non, chƣơng trình giáo dục mầm non, quản lý giáo dục mầm non, ... phân tích, tổng hợp các tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến của CBQL và GV nhằm thu thập thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp quan sát: Quan sát giáo viên và trẻ trong các hoạt động trải nghiệm ở trƣờng mầm non để thu thông tin về phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên mầm non, hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động. - Phƣơng pháp trò chuyện: Trò chuyện với GV và CBQL để tìm hiểu nhận thức và cách thực hiện nhiệm vụ trong tổ chức hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. - Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các biện pháp quản lý 7.3. Phương pháp thống kê Sử dụng phƣơng pháp thống kê trong toán học đế xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập đƣợc. 5
  18. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trƣờng mầm non Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng Mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. Chƣơng 3:Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trƣờng Mầm non huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. 6
  19. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước Trung tâm giáo dục trải nghiệm Widehorizon (Chân trời rộng mở) ở thành phố London của nƣớc Anh đã nghiên cứu và triển khai nội dung giáo dục hƣớng đến cho mỗi đứa trẻ đều có cơ hội trải nghiệm những tri thức về phiêu lƣu mạo hiểm. Những khóa học và hoạt động về phiêu lƣu - mạo hiểm sẽ làm cho các em học sinh hứng thú, kích thích, vui vẻ, cảm giác dễ chịu và các em học tập tốt hơn, trung tâm này có khá đầy đủ các phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động ngoài trời, hoạt động trải nghiệm và phiêu lƣu - mạo hiểm. Ví dụ: về phƣơng tiện: Phòng học, vƣờn/công viên; bếp; nơi đỗ xe; sân chơi; thiết bị đo thời tiết; khu hoang dã nhân tạo. Các hoạt động trải nghiệm: Muông thú; nghệ thuật và thiết kế; trƣờng học về rừng; môi trƣờng sống; các loài thú vật, cây cỏ; bản đồ và định hƣớng; thu gom vật liệu, phế thải; đất và đá; các mùa; nghề xây dựng... Nhƣ vậy, giáo dục trải nghiệm ở Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chƣơng trình, cho phép học sinh sáng tạo và tƣ duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…[ 2]. Hàn Quốc Viện nghiên cứu Khoa học Giáo dục Hàn Quốc [dẫn theo, 25] đã nghiên cứu chƣơng trình Giáo dục trải nghiệm cho học sinh phổ thông, coi hoạt động trải nghiệm là một hoạt động tiến hành đồng thời với hoạt động dạy học các môn học. Hoạt động này đƣợc tiến hành xuyên suốt từ tiểu học đến trung học phổ thông theo tỉ lệ từng cấp tiểu học, THCS, THPT là 13,4%, 9,1%, 11,8% so với thời lƣợng các môn học. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất trong nhà trƣờng Hàn Quốc, hoạt động giáo dục trải nghiệm là hoạt động 7
  20. ngoại khóa sau các giờ học trên lớp, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học; đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra các thế hệ nhân tài có định hƣớng tƣơng lai với sự phát triển toàn diện nhân cách và có sức sáng tạo; biết vận dụng một cách tích cực các kiến thức đã học vào thực tế; đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi ngƣời xung quanh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đặc biệt, ở Hàn Quốc, chú ý tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo dựa theo đặc điểm hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi tiểu học, THCS, THPT. Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tƣởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển công dân toàn cầu có suy nghĩ sáng tạo. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hƣớng đến con ngƣời đƣợc giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo. Nội dung khái quát các hoạt động trải nghiệm sáng tạo bao gồm: Hoạt động tự chủ; Hoạt động câu lạc bộ; Hoạt động tình nguyện; Hoạt động định hƣớng và mỗi nhóm hoạt động này đều đƣợc cụ thể hóa: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, kiểm tra - đánh giá. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập...); Hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng...); Hoạt động tình nguyện(chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những ngƣời xung quanh, bảo vệ môi trƣờng); Hoạt động định hƣớng (tìm hiểu thông tin về hƣớng phát triển tƣơng lai, tìm hiểu bản thân... Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trƣờng và điều kiện xã hội của địa phƣơng. Ở một số nƣớc phát triển khác, trong nhà trƣờng phổ thông ngƣời ta cũng chú ý nghiên cứu, vận dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ trong nhà trƣờng. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2