Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và đánh giá tình trạng học sinh bỏ học, đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học tại các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ VÂN SƠN QUẢN LÝ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐOAN HÙ NG, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ VÂN SƠN QUẢN LÝ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐOAN HÙ NG, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Dƣơng THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.ltc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Nguyễn Bá Dƣơng ngƣời đã tận tâm hƣớng dẫn khoa học, giúp tôi giải quyết các vấn đề trong đề tài, định hƣớng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Quản lý giáo dục, trƣờng ĐHSP Thái Nguyên, đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Xin cảm ơn thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, thƣ viện tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và cung cấp tài liệu thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ (THCS Minh Phú, Tiêu Sơn, Vân Đồn, Yên Kiện, Chân Mộng,Vụ Quang) và các đồng nghiệp đã tạo mọi thuận lợi cho tôi trong thời gian nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ và đồng hành để tôi có đƣợc thành quả nhƣ ngày hôm nay. Phú Thọ, tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Vân Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – iiĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................................. iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................... v MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ....................................................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................. 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 8 1.2.1. Quản lý ................................................................................................. 8 1.2.2. Quản lý giáo dục................................................................................... 9 1.2.3. Quản lý nhà trƣờng ............................................................................. 10 1.2.4. Khái niệm học sinh bỏ học và nguy cơ, hậu quả của nó ...................... 12 1.2.5. Khái niệm về biện pháp ...................................................................... 17 1.2.6. Quản lý phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học .................................. 18 1.3. Nội dung quản lý phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở trƣờng THCS .. 21 1.3.1. Nâng cao nhận thức cho học sinh và các lực lƣợng giáo dục về tình trạng học sinh bỏ học .......................................................................... 21 1.3.2. Chỉ đạo việc điều tra, phân loại nguyên nhân học sinh bỏ học ............ 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –iii ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 1.3.3. Nâng cao năng lực giáo dục phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho GV và các lực lƣợng giáo dục ...................................................... 22 1.3.4. Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hƣớng lấy học sinh làm trung tâm, dạy học phân hóa ...................................................................................... 23 1.3.5. Xây dựng môi trƣờng giáo dục thân thiện, trợ giúp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ............................................................................ 23 1.3.6. Phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng giáo dục, nhà trƣờng - gia đình - xã hội ............................................................................................... 24 1.3.7. Thực hiện xã hội hóa giáo dục ............................................................ 24 1.4. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh bỏ học và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phòng ngừa học sinh bỏ học .......................... 25 1.4.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học ................................ 25 1.4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phòng ngừa tình trạng bỏ học của học sinh THCS ............................................................................. 28 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................ 30 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC VÀ QUẢN LÝ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................. 31 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 31 2.2. Tình hình giáo dục THCS tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ............. 31 2.3. Thực trạng học sinh bỏ học tại một số trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 32 2.3.1. Số lƣợng học sinh bỏ học.................................................................... 32 2.3.2. Nguyên nhân bỏ học của học sinh....................................................... 33 2.3.3. Dấu hiệu nhận biết học sinh bỏ học .................................................... 35 2.3.4. Hậu quả của tình trạng học sinh bỏ học .............................................. 36 2.3.5. Đánh giá thực trạng phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .................................. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –iv ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 2.4. Đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý phòng ngừa học sinh bỏ học tại các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................ 39 2.4.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho học sinh và các lực lƣợng giáo dục về tình trạng học sinh bỏ học ....................................................... 39 2.4.2. Biện pháp chỉ đạo điều tra, phân loại nguyên nhân học sinh bỏ học.... 41 2.4.3. Biện pháp nâng cao năng lực giáo dục phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho GV và các lực lƣợng giáo dục ................................... 43 2.4.4. Biện pháp chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng lấy học sinh làm trung tâm, dạy học phân hóa .......................................... 46 2.4.5. Biện pháp xây dựng môi trƣờng giáo dục, hỗ trợ cho HS có hoàn cảnh khó khăn .................................................................................... 48 2.4.6. Biện pháp phối hợp các lực lƣợng giáo dục các nhà trƣờng - gia đình - xã hội ....................................................................................... 52 2.4.7. Biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục ............................................ 54 2.5. Đánh giá thực trạng ............................................................................... 56 2.5.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 56 2.5.2. Hạn chế .............................................................................................. 56 2.5.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế ................................. 57 2.5.3.1. Nguyên nhân của những thành công ................................................ 57 2.5.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................... 57 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 58 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ ..................................... 59 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................ 59 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích: ...................................................................... 59 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ: .................................................... 59 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..................................................... 59 3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................... 59 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi .......................................................................... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – vĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- 3.2. Các biện pháp quản lý phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học tại các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .................................. 60 3.2.1. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về những nguy cơ và hậu quả tình trạng học sinh bỏ học cho học sinh, các lực lƣợng giáo dục, phụ huynh, cộng đồng ................................................................. 60 3.2.2. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và phát triển năng lực giáo dục phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho đội ngũ CBGV, nhân viên nhà trƣờng .................................................................................. 62 3.2.3. Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hƣớng dạy học sát đối tƣợng, dạy học phân hóa ............................................................................................. 65 3.2.4. Xây dựng môi trƣờng giáo dục tích cực, thân thiện, hỗ trợ đặc biệt cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và trở ngại trong học tập ........... 68 3.2.5. Phối hợp chặt chẽ các lực lƣợng giáo dục (nhà trƣờng, gia đình, xã hội) trong việc phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học ....................... 72 3.2.6. Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục ....................................................... 75 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 78 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ....................................................................................... 80 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ....................................................................... 80 3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm ...................................................................... 80 3.4.3. Phƣơng pháp khảo nghiệm ................................................................. 80 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................... 80 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................ 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 88 1. Kết luận .................................................................................................... 88 2. Khuyến nghị ............................................................................................. 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 92 PHỤ LỤC.................................................................................................... 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –vi ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CB : Cán bộ CBQL : Cán bộ quản lý CĐ : Cao đẳng CNH- HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin ĐH : Đại học GD : Giáo dục GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HS : Học sinh HT : Hiệu trƣởng. KT- XH : Kinh tế - xã hội KTĐG : Kiểm tra đánh giá PPDH : Phƣơng pháp dạy học QLGD : Quản lý giáo dục QLNN : Quản lý nhà nƣớc QLNT : Quản lý nhà trƣờng THCS : Trung học cơ sở XH : Xã hội XHHGD : Xã hội hóa giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –iv ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 2.1. Thống kê số liệu học sinh bỏ học qua 3 năm học (từ 2012 đến 2015) .. 32 Bảng 2.2. Nguyên nhân học sinh bỏ học từ gia đình ..................................... 33 Bảng 2.3. Nguyên nhân học sinh bỏ học từ môi trƣờng xã hội ..................... 34 Bảng 2.4. Nguyên nhân học sinh bỏ học từ nhà trƣờng ................................ 34 Bảng 2.5. Nguyên nhân học sinh bỏ học từ bản thân học sinh ...................... 35 Bảng 2.6. Đánh giá dấu hiệu của học sinh bỏ học ......................................... 36 Bảng 2.7. Hậu quả của tình trạng HS bỏ học ................................................ 37 Bảng 2.8. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức cho HS và các lực lƣợng giáo dục về tình trạng HS bỏ học ........ 40 Bảng 2.9. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của CBQL và GV về việc chỉ đạo điều tra, phân loại nguyên nhân HS bỏ học ............... 42 Bảng 2.10. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện về việc nâng cao năng lực giáo dục phòng ngừa tình trạng HS bỏ học cho GV và các lực lƣợng giáo dục ........................................................................ 44 Bảng 2.11. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện việc chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng lấy HS trung tâm, dạy học phân hóa ....................................................................................... 47 Bảng 2.12. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện về xây dựng môi trƣờng giáo dục, trợ giúp cho HS có hoàn cảnh khó khăn ............. 49 Bảng 2.13. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục nhà trƣờng - gia đình - xã hội ............................... 53 Bảng 2.14. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện về việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ........................................................................... 55 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức tính cần thiết của các biện pháp đề xuất .......................................................................................... 81 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức tính khả thi của các biện pháp đề xuất .......................................................................................... 83 Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. ................................................................................ 85 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...... 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – vĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định rằng “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế” và “ Giáo dục đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam”. Trong đó mục tiêu cụ thể với giáo dục phổ thông đến năm 2020 là 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông (THPT). Để thực hiện tốt định hƣớng trên thì vấn đề cấp thiết nhất là phải khắc phục đƣợc tình trạng học sinh bỏ học hiện nay không chỉ ở những vùng khó khăn mà ngay cả ở những vùng thành thị, vùng có kinh tế phát triển. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong năm học 2011- 2012 tỉ lệ HS bỏ học trên cả nƣớc là 88.305/ 14.781.561 học sinh. Tình trạng học sinh bỏ học gia tăng trên các địa phƣơng khiến nhiều thầy cô giáo và phụ huynh không khỏi trăn trở. Trong đó, học sinh các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng chiếm tỉ lệ khá cao. Thực trạng này thực chất đã diễn ra trong một thời gian khá dài, nhƣng hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.. Trong đó các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ có tỉ lệ học sinh bỏ học (tính cả học sinh bỏ tiết học, bỏ buổi học) chiếm 11,5 % học sinh trong năm học 2014- 2015. Vấn đề học sinh bỏ học ảnh hƣởng rất nhiều đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng và cho đất nƣớc, khiến những ai có tâm huyết với giáo dục không khỏi băn khoăn, trăn trở. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức ban ngành. Thực tế cho thấy, việc học sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả tr- ƣớc mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trƣờng và xã hội. Học sinh bỏ học, bản thân các em sẽ có trình độ học vấn thấp và 1
- thiếu kỹ năng bƣớc vào cuộc sống; học sinh bỏ học khi trở về nhà là gánh nặng cho gia đình. Đối với nhà trƣờng, học sinh bỏ học sẽ ảnh hƣởng đến việc sĩ duy trì số của lớp, ảnh hƣởng đến sự phát triển của nhà trƣờng. Việc học sinh bỏ học kéo theo các tệ nạn xã hội và an ninh trật tự không đƣợc đảm bảo. Nhƣ vậy, có thể thấy, việc học sinh bỏ học đã để lại hậu quả nghiêm trọng trƣớc hết từ chính bản thân các em và tiếp đó là gia đình, nhà trƣờng và xã hội cùng gánh chịu hậu quả. Khi bỏ học, tâm trạng thƣờng chán chƣờng khiến những học sinh này dễ bị kích động, bị lôi kéo. Từ đó có thể hình thành nên một số lƣợng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói hƣ tật xấu, các tệ nạn xã hội và có thể vi phạm pháp luật Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân cũng nhƣ có những biện pháp quản lý phù hợp để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học là một việc làm cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, có thể thấy, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chƣa nhiều đòi hỏi cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. Qua việc nghiên cứu tình trạng bỏ học của học sinh ở các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, tôi mong muốn góp phần tìm hiểu đầy đủ hơn về thực trạng này và nêu lên những kiến nghị, biện pháp quản lý khắc phục vấn đề. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản lý phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá tình trạng học sinh bỏ học, đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng nhằm phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học tại các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý duy trì sĩ số học sinh ở các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học tại các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 2
- 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1.Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học của hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 4.2. Địa bàn nghiên cứu: Giới hạn về địa bàn khảo sát: đề tài tiến hành khảo sát tại một số trƣờng THCS Chân Mộng, Minh Phú, Vụ Quang, Tiêu Sơn, Yên Kiện, Vân Đồn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 4.3. Giới hạn về khách thể khảo sát 200 người - Cán bộ quản lý các trƣờng: 16 ngƣời - GV, nhân viên của các trƣờng: 34 ngƣời - HS của các trƣờng: 124 Học sinh - Phụ huynh HS: 14 ngƣời - Lãnh đạo chính quyền địa phƣơng: 12 ngƣời 5. Giả thuyết khoa học Hiện tƣợng học sinh bỏ học tại các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ có chiều hƣớng tăng, nhƣng chƣa có biện pháp quản lý hữu hiệu ngăn ngừa tình trạng này. Nếu nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý theo hƣớng nâng cao nhận thức và năng lực cho các lực lƣợng giáo dục, chỉ đạo dạy học sát đối tƣợng học sinh, xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện, phối hợp chặt chẽ các lực lƣợng giáo dục… sẽ hạn chế và phòng ngừa đƣợc tình trạng học sinh bỏ học, đảm bảo duy trì sĩ số và hoạt động dạy học của các trƣờng, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phòng ngừa tình trạng HS bỏ học tại các trường THCS 6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng học sinh bỏ học và các biện pháp quản lý phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học tại các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 6.3. Đề xuất biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học tại các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới 3
- 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích và tổng hợp các tài liệu về quản lý giáo dục, quản lý trƣờng học, các văn bản chỉ đạo công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh, phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và những tài liệu liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra - Địa bàn điều tra: Một số trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - Đối tƣợng điều tra: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, và một số cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phƣơng, phụ huynh học sinh ở các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, và một số học sinh đã bỏ học tại các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và phụ huynh học sinh, một số lãnh đạo chính quyền địa phƣơng để làm rõ thực trạng quản lý của hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đối với tình trạng học sinh bỏ học. 7.2.3. Phương pháp quan sát Quan sát các biểu hiện của các em học sinh có nguy cơ bỏ học. 7.2.4. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo các cấp quản lý ở địa phƣơng. 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Nghiên cứu trƣờng hợp học sinh đã bỏ học để làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học. 7.3. Các phương pháp hỗ trợ Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu, lập các biểu bảng sơ đồ để trình bày các kết quả nghiên cứu định lƣợng. 4
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Nhân tố con ngƣời luôn đóng vai trò quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nƣớc trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cùng với xu thế trên, Việt Nam luôn tạo điều kiện để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật cho ngƣời lao động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên trong thời gian gần đây một vấn đề luôn là niềm trăn trở của không chỉ ngành giáo dục mà còn là của toàn xã hội đó là hiện tƣợng học sinh bỏ học gia tăng ở các địa phƣơng. Thực tế này cho thấy, học sinh bỏ học kéo theo nhiều hệ lụy cả trƣớc mắt và lâu dài, không chỉ đối với cá nhân học sinh mà còn cả gia đình, toàn xã hội. Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề học sinh bỏ học, nghiên cứu về quan điểm lý luận chung gồm có: Đặng Thành Hƣng, Đặng Vũ Hoạt, Thái Duy Tuyên, Trần Kiểm… Các tác giả đã đề cập đến bản chất của hiện tƣợng lƣu ban bỏ học; các nhân tố tác động đến lực lƣợng bỏ học: xã hội, nhà trƣờng, gia đình và bản thân học sinh; đề xuất các giải pháp trên bình diện quá trình giáo dục, quá trình dạy học, bình diện xã hội, bình diện nhân cách cá nhân học sinh. Các tác giả còn đề cập đến nguyên nhân khiến học sinh bỏ học là do chƣơng trình và sách giáo khoa, do giáo viên gây ra. Từ đó các tác giả cho rằng: cần phải sửa tận gốc những sai lầm đó, có nghĩa là phải tạo ra một cấu trúc mục đích, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp mới, hợp lý hơn và phải áp dụng các biện pháp đồng bộ thì mới có thể khắc phục đƣợc tình trạng học kém - nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng học sinh bỏ học. 5
- Các nghiên cứu tâm lý học, giáo dục liên quan đến hiện tƣợng học sinh bỏ học: có các tác giả Lê Đức Phúc, Võ Thị Minh Chí, Nguyễn Hữu Chùy…thông qua khảo sát đặc điểm tâm lý của học sinh kém, lƣu ban; thử nghiệm tổ chức học riêng cho đối tƣợng này, trên cơ sở đó đề ra biện pháp ngăn ngừa nhằm giảm thiểu hiện tƣợng học sinh bỏ học. Nghiên cứu thực tiễn học sinh bỏ học: Các nghiên cứu của các nhà quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính khiến học sinh bỏ học, đó là: Hoàn cảnh kinh tế gia đình, học lực yếu kém, đƣờng sá đi lại khó khăn, thiên tai dịch bệnh. Đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân chủ quan của Bộ nhƣ bất cập trong những năm đầu thay sách đổi mới PPDH. Năng lực, đội ngũ GV còn hạn chế. Việc đổi mới PPDH cũng khó khăn không nhỏ, nhất là đối với GV lớn tuổi qua quen với lối dạy học “đọc chép”. Một số ít GV và CBQL giáo dục còn vi phạm đạo đức nhà cũng ảnh hƣởng đến tình hình HS bỏ học. Biện pháp mà Bộ GD&ĐT đƣa ra nhằm ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học là giao cho các cơ Sở GD&ĐT tổ chức khảo sát chất lƣợng học tập của học sinh định kỳ vào đầu năm học, xác định nguyên nhân khiến học sinh học kém để có giải pháp phù hợp. Đồng thời phối hợp với các lực lƣợng xã hội, chính quyền, đoàn thể để vận động học sinh bỏ học trở lại trƣờng. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS bỏ học: Chất lƣợng đầu vào các cấp học không đều: Nhiều HS có học lực yếu, kém: năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm của một số GV, nhất là GVCN chƣa cao; sự kết hợp giữa GVCN và tổ chức hội phụ huynh trong việc giáo dục HS yếu kém, HS cá biệt còn hạn chế; việc thực hiện phân loại HS trong lớp để lên kế hoạch bồi dƣỡng, tổ chức phụ đạo, giúp đỡ HS yếu kém trong các trƣờng THCS hiện nay chƣa thật tích cực. bên cạnh đó, do bận rộn với công việc mƣu sinh nên rất nhiều phụ huynh đã không quản lý nổi tình hình học tập của con em mình. 6
- Lãnh đạo Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT đƣa ra biện pháp sau: Giải pháp căn cơ là làm tốt công tác giảm nghèo; nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội; Khuyến khích, tôn vinh những giáo viên sau một năm học đã làm tốt công tác công tác giáo dục HS cá biệt, HS yếu kém. Có một số nguyên nhân khiến HS bỏ học nhƣ sau: Nguyên nhân khách quan: Do nhận thức của phụ huynh HS cũng nhƣ của bản thân các em HS về việc học tập còn nhiều hạn chế; chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa ngành GD&ĐT và UBND các huyện, Giữa các trƣờng và UBND các xã, thị trấn, các cơ quan ban ngành đoàn thể của huyện trong công tác vận động, duy trì sĩ số HS; thiếu cơ sở vật chất cho HS có nhà ở xa trƣờng. Nguyên nhân chủ quan: Nhiều HS nhà ở xa trƣờng, việc đến trƣờng gặp nhiều khó khăn; nhiều HS có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, các em chủ yếu là lao động chính trong gia đình nên phải bỏ học để lao động giúp đỡ gia đình, một số HS có học lực yếu nên không thể tiếp tục theo học. Các biện pháp đã áp dụng để áp dụng tình trạng HS bỏ học gồm: Chỉ đạo các đơn vị trƣờng học rà soát, thống kê đối tƣợng HS có nguy cơ bỏ học để kịp thời theo dõi, giúp đỡ, phối hợp với gia đình HS, chính quyền các xã, thị trấn tham gia công tác vận động, duy trì sĩ số HS; tăng cƣờng quan tâm giúp đỡ HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chỉ đạo GV có phƣơng pháp giáo dục phù hợp, tăng cƣờng kỹ năng sống cho HS. Qua các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các công trình đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận cũng nhƣ vấn đề thực tiễn liên quan đến học sinh bỏ học, tác động, hậu quả của học sinh bỏ học đối với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực,… đã đƣa ra một số biện pháp cụ thể có sự tham gia của các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm phòng ngừa tình trạng học sinh bỏ học. 7
- 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Theo F.W Taylor - ngƣời đề xuất học thuyết “Quản lý khoa học” cho rằng: Quản lý là biết được chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [11]. Các nhà khoa học Harold koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich trong cuốn “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” khẳng định: Quản lý là hoạt động thiết yếu của các nhà quản lý đảm bảo sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định trong những điều kiện trong thời gian, công sức và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất” [16]. Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [31]. Theo Bùi Văn Quân: “Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động” [35]. Xung quanh vấn đề này có nhiều khái niệm khác nhau, nhƣng về cơ bản đều nhấn mạnh đến hoạt động có mục đích của con ngƣời, do một hoặc nhiều ngƣời điều phối hành động của những ngƣời khác nhằm thu đƣợc kết quả mong muốn. Nhƣ vậy, “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”. Từ định nghĩa trên có thể thấy: Quản lý bao giờ cũng là một tác động hƣớng đích, có mục tiêu xác định, thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Quản lý bao giờ cũng là quản lý con ngƣời, là sự 8
- tác động, mang tính chủ quan nhƣng phải phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể đối với đối tƣợng quản lý và ngƣợc lại. 1.2.2. Quản lý giáo dục Giáo dục và quản lý giáo dục tồn tại song hành cùng xã hội loài ngƣời. Giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ chế truyền kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài ngƣời, của thế hệ đi trƣớc cho thế hệ đi sau. Thế hệ sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho xã hội, gia đình và bản thân con ngƣời phát triển không ngừng. Quản lý giáo dục đƣợc coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực thi để đạt đƣợc mục đích đó. Hiện nay, khái niệm quản lý giáo dục có nhiều quan niệm khác nhau: Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học… Có tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước” [14]. Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục theo đường lối, nguyên tắc giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [36]. Theo Trần Kiểm thì QLGD có hai cấp độ chủ yếu là cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. QLGD cấp vĩ mô (quản lý một nền/ hệ thống giáo dục), QLGD cấp vi mô (quản lý trƣờng học/ tổ chức giáo dục cơ sở). Ở cấp vĩ mô: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (Nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [25]. 9
- Ở cấp vi mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [23]. Từ những cách diễn đạt trên có thể khái quát lại: Quản lý giáo dục là những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, tập hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã xác định. Quản lý giáo dục là yếu tố quan trọng tác động mạnh đến chất lƣợng GD &ĐT, là nhân tố quyết định sự nghiệp phát triển giáo dục. 1.2.3. Quản lý nhà trường Trƣờng học là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nƣớc và xã hội, trực tiếp làm công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Nhà trƣờng là hệ thống chủ chốt của hệ thống QLGD. Vì vậy, trƣờng học nói chung là khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý vì xét đến cùng, việc quản lý trong các hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp đều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi tối ƣu cho việc đạt mục đích, mục tiêu, chất lƣợng, hiệu quả nhà trƣờng. Theo Bùi Minh Hiển và Nguyễn Vũ Bích Hiền: “Quản lý nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lý (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lý (giáo viên, cán bộ nhân viên, người học, các bên liên quan…) và huy động sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn biến động” [18, tr.30]. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn