Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TRƯỜNG GIANG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TRƯỜNG GIANG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Hồng Quang THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chua từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Trường Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Phạm Hồng Quang - người đã định hướng cho tôi nghiên cứu đề tài, cung cấp những kiến thức về lý luận và thực tiễn vô cùng quý báu, nhiệt tình hướng dẫn, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên, các đồng chí Hiệu trưởng các trường THCS, các bạn đồng nghiệp trong thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu, nhưng chắc chắn không tránh khỏi các khiếm khuyết, kính mong Quý thầy cô, các anh, chị và các bạn quan tâm góp ý để luận văn hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Học viên Nguyễn Trường Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .............................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .............................................................................. 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................... 6 1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu .................................................................... 6 1.1.2. Tại Việt Nam ............................................................................................. 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 11 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục ........................................................................ 11 1.2.2. Công nghệ thông tin ................................................................................ 13 1.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn .......................... 14 1.2.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ............. 14 1.3. Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở............................................................................. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.3.1. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở............................................................................. 15 1.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở............................................................................. 17 1.3.3. Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn ................. 19 1.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở ........................................................................................ 22 1.4.1. Lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở............................................................................. 22 1.4.2. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở ........................................................................................ 24 1.4.3. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở ......................................................................................... 26 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở ........................................................................... 28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở....................................... 30 1.5.1. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 30 1.5.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 31 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 33 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ..... 34 2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát thực trạng............. 34 2.1.1. Tình hình giáo dục đào tạo ở thành phố Thái Nguyên ............................ 34 2.1.2. Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ........................................................................... 35 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................... 37 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 37 2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát ................................................... 38 2.2.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 38 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ Văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ........ 39 2.3.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở.............. 39 2.3.3. Thực trạng nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở................................................................... 41 2.3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hình thức dạy học Ngữ văn ........................................................................................................... 42 2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ........................... 45 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................... 45 2.4.2. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ........................... 48 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ........................... 50 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên............. 53 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ........................................................................... 55 2.6. Đánh giá chung ........................................................................................ 57 2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................... 57 2.6.2. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế ......................................................... 58 Kết luận chương 2.............................................................................................. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN TẠI Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN........................................... 62 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................... 62 3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ ............................................................................. 62 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 62 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................... 63 3.2. Biện pháp quản lý quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên..................................................................................................... 63 3.2.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn........................................................... 63 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên dạy môn Ngữ văn .............................................. 65 3.2.3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn ........................................................................................... 70 3.2.4. Huy động các lực lượng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ thông tin cho các trường trung học cơ sở ....................................... 74 3.2.5. Chỉ đạo tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong dạy học Ngữ văn . 76 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 77 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp................ 78 3.4.1. Mục tiêu ................................................................................................... 78 3.4.2. Nội dung, đối tượng khảo sát .................................................................. 78 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 79 KẾT LUẬN....................................................................................................... 84 1. Kết luận .......................................................................................................... 84 2. Khuyến nghị................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 87 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lí CNTT Công nghệ thông tin GV Giáo viên HS Học sinh THCS Trung học cơ sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên ................................................................. 36 Bảng 2.2. Khách thể và đơn vị khảo sát ........................................................ 38 Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, giáo viên vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................................................. 39 Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, giáo viên nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................................................. 41 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, giáo viên về hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................................................. 43 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, giáo viên lập kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở........................................................................................ 46 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, giáo viên tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................................................. 48 Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, giáo viên chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên ................................................................. 51 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, giáo viên kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên................................................. 53 Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họ Ngữ văn thành phố Thái Nguyên .................................................. 55 Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất ....... 79 Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất .......... 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sự phát triển công nghệ thông tin như vũ bão đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục của các quốc gia trên thế giới đặc biệt các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… Để có được sự ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục như ngày nay, các nước đã trải qua nhiều chương trình quốc gia về tin học hóa cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào khoa học công nghệ và giáo dục, coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chính vì vậy họ đã rất quan tâm đầu tư về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin. Những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy. Ngày nay, đổi mới phương pháp giảng dạy gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã đặt ra cho giáo dục nhiều yêu cầu cấp bách. Đó là, giáo dục phải trang bị cho người học khả năng học tập suốt đời mà kỹ năng tìm kiếm thông tin, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề là cần thiết nhất trong một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng. Hiện nay, dạy học Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy nên đã bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt. Công nghệ thông tin với ưu thế đặc biệt làm khâu đột phá để đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Ứng dụng công nghệ thông tin làm cho công tác quản lý nhẹ nhàng và đồng bộ, tạo ra tính thống nhất, chuyên nghiệp và có hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi phương pháp học, cách 1
- kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng thiết thực, phù hợp, chính xác, tạo ra một thế hệ học sinh có năng lực nhanh nhạy hơn, hiện nay giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn đã góp phần phát triển năng lực văn học cho học sinh và đáp ứng yêu cầu phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn Ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học. Tuy nhiên, việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn vẫn còn tồn tại những bất cập trong lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá, mặt khác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong dạy học Ngữ văn, khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học của một số giáo viên còn yếu đã đặt ra yêu cầu phải bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên. Hiện nay, còn một số cán bộ quản lý, giáo viên có nhận thức về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn chưa sâu, cơ sở vật chất sư phạm để ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường còn chưa đồng bộ. Hệ thống mạng Lan về các phòng học còn yếu, việc cập nhật Internet chưa được thường xuyên. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2
- 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ Văn ở trường THCS. 4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 4.3. Đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Ngữ văn trong các trường THCS ở Thái Nguyên đã đạt một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Nếu đề xuất các biện pháp phù hợp sẽ nâng cao được chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Chủ thể quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS là Hiệu trưởng các trường THCS. Việc triển khai nghiên cứu đề tài được thực hiện trong thời gian 9/2019 đến tháng 4/2020. 3
- 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận: mục tiêu, nội dung… ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn, nghiên cứu những tài liệu lý luận, văn bản, sách báo, các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Trên cơ sở thu thập thông tin của các trường THCS về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tổng kết kinh nghiệm tổ chức, quản lý. Những kinh nghiệm được tổng kết sẽ là một trong những cơ sở để đề xuất các biện pháp quản ý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THSC trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Thiết kế các mẫu phiếu hỏi phù hợp để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên đồng thời đánh giá tính khả thi, cần thiết của các biện pháp đưa ra. 7.2.3. Phương pháp quan sát Đối với hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tác giả quan sát để đánh giá về việc thực hiện hoạt động và hiệu quả của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên. 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn 4
- Trao đổi với giáo viên và học sinh về cách thức quản lý, tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, những khó khăn, nguyên nhân của khó khăn… 7.2.5. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến của cán bộ quản lý cấp Sở, cấp phòng, cán bộ quản lý các trường THCS, các giáo viên có kinh nghiệm quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên. 7.2.6. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được về mặt định lượng. 8. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS. Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 5
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu Sự phát triển công nghệ thông tin như vũ bão đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục của các quốc gia trên thế giới đặc biệt các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… Để có được sự ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục như ngày nay, các nước đã trải qua nhiều chương trình quốc gia về tin hoc hóa cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào khoa học công nghệ và giáo dục, coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chính vì vậy họ đã rất quan tâm đầu tư về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin. Ở Mỹ, những nghiên cứu về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục được thực hiện từ sớm nên dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối thập niên 90. Tại Nhật Bản đã xây dựng chương trình Quốc gia có tên “Kế hoạch một xã hội thông tin - mục tiêu quốc gia đến năm 2000” về việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng một xã hội thông tin đã được công bố từ những năm 1972. Ở đất nước Ấn Độ, tổ chức NCERT (National Council of Education Resarch and Training) ở New Dehli đã thực hiện đề án CLASS (Computer Literacy and Studies in School). Đề án xem xét việc sử dụng máy tính trợ giúp việc dạy học trong lớp, đồng thời quan tâm đến vai trò của máy tính như là một công cụ ưu việt đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa về phương pháp luận dạy học. 6
- Từ năm 1997, Bộ Giáo dục Singapore đã khởi động kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin trong giáo dục. Với chương trình này, mọi trẻ của Singapore được đảm bảo cơ hội tiếp cận với môi trường học đường mang đậm màu sắc công nghệ thông tin. Đến tháng 7 năm 2002, Bộ Giáo dục Singapore đã công bố Kế hoạch tổng thể công nghệ thông tin 2 nhằm kế thừa và phát huy những thành công của Kế hoạch công nghệ thông tin 1, tiếp tục đưa ra những định hướng chung cho các nhà trường trong việc tận dụng những cơ hội công nghệ thông tin đem lại để phục vụ giảng dạy và học tập. Ở Malaixia, các nhà hoạt động giáo dục đã cho rằng việc ứng dụng CNTT là một xu hướng quan trọng trong sự nghiệp cải cách hệ thống giáo dục. Chính sách về CNTT trong giáo dục có những điểm lưu ý sau: Trang bị kiến thức và kỹ năng CNTT cho tất cả học sinh. Coi CNTT vừa là một môn học trong chương trình vừa là công cụ quan trọng trong giáo dục học sinh. Sử dụng CNTT để tăng cường chất lượng và hiệu quả giáo dục [dẫn theo 17]. Ở đất nước Hàn Quốc đã xác định rõ mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy mạnh tin học hóa ở Hàn Quốc là xây dựng một xã hội thông tin phát triển từ năm 2000. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc thành lập “Quỹ thúc đẩy CNTT” do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Tương ứng, có hai cơ quan chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về chính phủ điện tử thuộc ban đổi mới chính phủ của Tổng thống...[31]. 1.1.2. Tại Việt Nam Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa công nghệ thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3 năm 2005, đã đề ra hướng phát triển môi trường học tập cảu người học trong giai đoạn mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin dựa và ứng dụng công nghệ thông tin. 7
- Hội thảo khoa học toàn quốc về công nghệ thông tin và truyền thông “Các giải pháp công nghệ và quản lý trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới phương pháp dạy học”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9-10 tháng 12 năm 2006 tại Hà Nội, đã đề cập đến các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bằng việc ứng dụng các thành tự của công nghệ thông tin&TT vào trong quá trình dạy học. Theo tác giả Hoàng Phương Bắc trong Ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học Thái Bình đã nhấn mạnh vai trò của ứng dụng CNTT đối với GV: Giáo viên có thể sử dụng CNTT để trình bày tài liệu theo cách thú vị và hấp dẫn hơn; Hướng dẫn và giúp học sinh tìm kiếm tài liệu định tính; Tận dụng thời gian tốt nhất; Huấn luyện học sinh; Cung cấp hướng dẫn riêng; Hướng dẫn sinh viên theo hướng hợp tác cũng như học tập cộng tác; Chuẩn bị tài liệu học tập cho sinh viên, thay vì dạy học trên lớp như trước; Chẩn đoán vấn đề học tập của sinh viên và giúp họ vượt qua; Giải quyết các vấn đề học tập của học sinh [8]. Theo tác giả Nguyễn Văn Long trong Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam đã tập trung thảo luận tình hình ứng dụng công nghệ Thông tin vào quá trình dạy-học ngoại ngữ nói chung và cụ thể là tiếng Anh từ lý thuyết đến thực tiễn; từ mô hình thế giới đến thực trạng ứng dụng tại Việt Nam. Ở phần kinh nghiệm quốc tế, trên nền tảng giáo dục kĩ thuật số, tác giả phân tích các đường hướng phổ biến hiện nay thế giới đang áp dụng làm các mô hình lý thuyết cho việc đưa CNTT vào lớp học, vào quá trình giảng dạy, tiếp theo là phần phân tích các năng lực CNTT mà người giáo viên cần đạt được. Ở phần nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam, tác giả đi sâu phân tích nhu cầu thực tiễn và tính thiết yếu của việc ứng dụng CNTT trong bối cảnh Việt Nam, kèm theo là thực trạng ứng dụng hiện nay [32]. 8
- Theo tác giả Nguyễn Thị Hà Lan trong Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc học mầm non đã phân tích vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, các tính năng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và mô tả cách thức thiết kế tư liệu giáo dục, quy trình thiết kế giáo án điện tử ở bậc mầm non (các hoạt động giáo dục) phù hợp với đặc điểm nhận thức mang tính trực quan, hình tượng của trẻ mầm non. Với cách thức này, giáo viên mầm non có thể tự thiết kế được nhiều tư liệu giáo dục và giáo án điện tử sinh động, có tác dụng kích thích hứng thú, tư duy của trẻ đồng thời tạo môi trường giáo dục hiện đại, hấp dẫn trong trường mầm non [33]. Tập bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lý của Khoa sư phạm tự nhiên, trường Đại học Lâm Đồng trong chương 4 đã trình bày nội dung ứng dung CNTT trong dạy học địa lý rất thiết thực, cụ thể: Sử dụng PowerPoint; Thiết kế bài giảng; Trình chiếu bài giảng; Trò chơi ô chữ (sử dụng PPT); Sử dụng Violet; Sử dụng đa phương tiện và các phần mềm khác; Tạo, xử lý video; Xử lý hình ảnh; Picture manager; Paint; Các phần mềm MindMap để vẽ sơ đồ tư duy; Phần mềm eMindMaps; Phần mềm Inspiration. Bài giảng này nhằm giúp cho sinh viên có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng CNTT để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ hoạt động dạy Địa lý đạt hiệu quả cao. Có khả năng vận dụng các phần mềm và các ứng dụng tin học khác vào dạy học Địa lý [12]. Các nghiên cứu về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tác giả Hoàng Đức Trí nghiên cứu về Một số biện pháp tăng cường quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã đánh giá một bộ phận GV chưa thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giảng dạy một phần do năng lực tin học còn hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận phần mềm mới chưa kịp thời. Một số GV chưa thực sự chủ động thiết kế giáo án ứng dụng CNTT mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trên mạng hoặc các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp, chưa thực sự chủ 9
- động cập nhật phần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trong thiết kế bài giảng. Vì vậy, tác giả đã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong dạy học; Chỉ đạo việc xây dựng quy trình thiết kế và thực hiện quy trình thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và giáo án điện tử cho đội ngũ giáo viên, tổ chuyên môn [34]. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hường (2017) trong Quản lý ứng dụng Công nghệ Thông tin trong giáo dục trẻ tại ở trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội đã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ mầm non; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên để phục vụ ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non; Đầu tư cơ sở vật chất trường học (máy tính, phần mềm) để hỗ trợ hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non; Đổi mới công tác chỉ đạo ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non… [17]. Tác giả Triệu Thị Thu trong Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội đã đề cập đến nội dung ứng dụng CNTT, cụ thể: Ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học; Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học; Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng; Ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ học tập. Tác giả đã đề xuất các biện pháp: Nâng cao nhận thức về CNTT trong dạy học cho GV; Tổ chức bồi dưỡng về ứng dụng CNTT trong dạy học; Xây dựng hệ thống máy tính và mạng internet thuận lợi để phục vụ dạy học; Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT; Quản lý ha tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện… [35]. Tác giả Phó Đức Hòa, Bùi Thị Quyên trong Một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường trung học cơ sở đã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT; Lập kế hoạch chiến lược cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học tại các 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 258 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn