intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 Hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hoá học cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án có 03 chương. Chương 1 - Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; Chương 2 - Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh; Chương 3 - Thực nghiệm sư phạm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 Hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm Hoá học cho học sinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Thùy My SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 6, 7 HÓA HỌC LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC CHO HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Thùy My SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 6, 7 HÓA HỌC LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC CHO HỌC SINH Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỒNG BẮC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2018 Học viên thực hiện Đặng Thị Thùy My
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, cùng với sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và các em học sinh. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hồng Bắc, người đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, dành nhiều thời gian để đọc và góp ý, có những lời khuyên quý báu, luôn động viên tôi trong quá trình xây dựng đề cương và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, giúp tôi có cơ hội học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô Khoa Hóa học, Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học trường ĐHSP TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập nghiên cứu, công tác và hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô và các em học sinh ở trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng (Tỉnh Đắk Lắk), THPT Vũng Tàu (Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), THPT Hòa Bình (Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), THPT Nguyễn Huệ (Bình Dương) đã giúp đỡ tôi trong thời gian điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã thường xuyên động viên, khuyến khích, hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành luận văn. Với thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý xây dựng từ thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả mọi người ! TPHCM, ngày 20 tháng 09 năm 2018 Đặng Thị Thùy My
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH ..................................................................................... 5 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 5 1.2. Định hướng dạy học tiếp cận năng lực người học ............................................... 7 1.2.1. Chương trình giáo dục định hướng năng lực ............................................. 7 1.2.2. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ........................................................................... 8 1.2.3. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học................................................................................................... 9 1.3. Năng lực và năng lực thực nghiệm hóa học ...................................................... 10 1.3.1. Năng lực ................................................................................................... 10 1.3.2. Năng lực thực nghiệm hóa học ................................................................ 12 1.4. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ....................................................... 16 1.4.1. Vai trò, ý nghĩa của thí nghiệm, máy vi tính, mạng internet, video thí nghiệm trong dạy học hóa học ........................................................... 16 1.4.2. Các loại thí nghiệm hóa học ..................................................................... 18 1.4.3. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ................. 19 1.4.4. Các bước lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm ............................. 21 1.5. Thực trạng sử dụng thí nghiệm và phát triển năng lực thực nghiệm hóa học trong dạy học hóa học ở một số trường THPT ......................................... 22 1.5.1. Mục đích điều tra ..................................................................................... 22
  6. 1.5.2. Công cụ điều tra ....................................................................................... 22 1.5.3. Nội dung và đối tượng điều tra ............................................................... 22 1.5.4. Kết quả điều tra ........................................................................................ 23 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 31 Chương 2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 6, 7 HÓA HỌC LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC CHO HỌC SINH ............................... 32 2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung, và đặc điểm dạy học chương 6, 7– Hóa học lớp 10......................................................................................................... 32 2.1.1. Mục tiêu ................................................................................................... 32 2.1.2. Nội dung ................................................................................................... 34 2.1.3. Một số lưu ý khi dạy học chương 6, 7 – Hóa học lớp 10......................... 35 2.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học......................... 36 2.2.1. Bảng kiểm quan sát (dùng cho giáo viên) ................................................ 38 2.2.2. Bài kiểm tra thiết kế đặc biệt ................................................................... 40 2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh thông qua sử dụng thí nghiệm.......................................................................... 45 2.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng.......... 46 2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề ............................................................................................ 51 2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu ........... 54 2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng thí nghiệm dưới dạng bài tập thực nghiệm ......... 60 2.3.5. Biện pháp 5: Sử dụng thí nghiệm cải tiến theo hướng đơn giản, gắn với thực tiễn ...................................................................................... 67 2.4. Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học .................................................................................. 71 2.4.1. Kế hoạch bài học số 1 .............................................................................. 71 2.4.2. Kế hoạch bài học số 2 .............................................................................. 78 2.4.2. Kế hoạch bài học số 3 .............................................................................. 87 Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 100
  7. Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 101 3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................... 101 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm...................................................................... 101 3.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm sư phạm ....................................................... 101 3.4. Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm sư phạm ......................................... 102 3.4.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................. 102 3.4.2. Cách tiến hành thực nghiệm................................................................... 102 3.5. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm........................................ 103 3.5.1. Kết quả đánh giá về kiến thức thông qua bài kiểm tra........................... 103 3.5.2. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh ................................................................................................. 107 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 117 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 GV giáo viên 2 HS Học sinh 3 NL Năng lực 4 NL TNHH Năng lực thực nghiệm hóa học 5 STĐ Sau tác động 6 TB NL Trung bình năng lực 7 TN Thí nghiệm 8 TNSP Thực nghiệm sư phạm 9 ĐG Đánh giá 10 TTĐ Trước tác động 11 THPT Trung học phổ thông 12 PP Phương pháp 13 PTHH Phương trình hóa học 14 Nxb Nhà xuất bản 15 LL & PPDH Lý luận và phương pháp dạy học
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Cấu trúc và biểu hiện của NL TNHH (Vũ Tiến Tình, 2017) .................. 14 Bảng 1.2. Số lượng GV và HS ở các trường THPT tham gia điều tra thực trạng ................................................................................................ 23 Bảng 1.3. Sự cần thiết của việc phát triển NL TNHH cho HS ................................ 23 Bảng 1.4. Tần suất sử dụng thí nghiệm hóa học trong các tiết dạy của GV ........... 24 Bảng 1.5. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong các tiết dạy của GV .......... 24 Bảng 1.6. Những khó khăn của GV khi sử dụng TN trong các tiết dạy ................. 25 Bảng 1.7. Đánh giá của GV về các biểu hiện của NL TNHH của HS .................... 26 Bảng 1.8. Thái độ của HS đối với môn Hóa học ..................................................... 27 Bảng 1.9. Ý kiến của HS về giờ học làm các em hứng thú với môn Hóa học ........ 27 Bảng 1.10. Các hình thức sử dụng thí nghiệm của GV ............................................. 28 Bảng 1.11. Kết quả điều tra về việc tự đánh giá các kĩ năng thực hành thí nghiệm của HS ........................................................................................ 28 Bảng 1.12. Mong muốn của HS về việc sử dụng TN trong học tập môn hóa học .... 30 Bảng 2.1. Nội dung kiến thức chương 6, 7 hóa học 10 THPT ................................ 35 Bảng 2.2. Bảng mô tả các tiêu chí và chỉ báo mức độ ĐG sự phát triển NL TNHH ...................................................................................................... 36 Bảng 2.3. Bảng kiểm quan sát ĐG NL TNHH của HS (dùng cho giáo viên) ......... 39 Bảng 2.4. Một số hóa chất cải tiến .......................................................................... 68 Bảng 3.1. Danh sách trường, giáo viên, lớp và số lượng học sinh tham gia TNSP ..................................................................................................... 101 Bảng 3.2. Danh sách bài dạy và các biện pháp phát triển NL TNSP .................... 102 Bảng 3.3. Điểm bài kiểm tra trước và sau tác động của các lớp TNSP ................ 104 Bảng 3.4. Phân loại kết quả học tập của HS qua điểm bài kiểm tra ...................... 104 Bảng 3.5. Phân phối tần suất và tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm ........................................................................................... 105 Bảng 3.6. Các tham số đặc trưng của điểm bài kiểm tra của các lớp TNSP ......... 106 Bảng 3.7. Phân loại NL TNHH của HS................................................................. 107
  10. Bảng 3.8. Bảng tổng hợp kết quả ĐG NL TNHH khi chấm bài kiểm tra trước và sau tác động ...................................................................................... 107 Bảng 3.9. Bảng thống kê điểm TB NL TNHH và các tham số trong bài kiểm tra trước và sau tác động ....................................................................... 108 Bảng 3.10. Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy của điểm số bài kiểm tra đánh giá NL TNHH ....................................................................................... 108 Bảng 3.11. Bảng tổng hợp kết quả ĐG NL TNHH khi chấm phiếu 1 và phiếu 2... 110 Bảng 3.12. Bảng điểm trung bình của các tiêu chí GV đánh giá NL TNHH của HS thông qua quan sát và chấm phiếu báo cáo thí nghiệm .................. 112 Bảng 3.13. Bảng thống kê điểm TB NL TNHH và các tham số trong chấm điểm phiếu 1 và phiếu 2 ........................................................................ 112 Bảng 3.14. Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy của dữ liệu (điểm số) trong chấm phiếu 1 và phiếu 2 ................................................................................. 113
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc năng lực thực nghiệm (4 thành tố và 16 chỉ số) ......................... 13 Hình 1.2. Cấu trúc năng lực thực nghiệm hóa học .................................................... 15 Hình 3.1. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra của lớp 10A4 - Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng ............................................................................ 105 Hình 3.2. Biểu đồ phân loại điểm bài kiểm tra của lớp 10A10 - Trường THPT Vũng Tàu ................................................................................................. 105 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích điểm bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm ......... 106 Hình 3.4. Biểu đồ sự tiến bộ các tiêu chí ĐG NL TNHH khi chấm bài kiểm tra trước và sau tác động của các lớp thực nghiệm ...................................... 108 Hình 3.5. Biểu đồ sự tiến bộ các tiêu chí ĐG NL TNHH khi chấm phiếu 1 và phiếu 2 ..................................................................................................... 112
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Trong dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh (HS) về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Vì vậy, việc tăng cường tổ chức học tập theo nhóm và đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Như vậy, hình thành và phát triển năng lực cho HS là mục tiêu chiến lược của nhà trường trong xu thế hội nhập toàn diện của đất nước. Trong nhà trường phổ thông, Hóa học là một ngành khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, là một môn khoa học vừa mang tính hàn lâm, lí thuyết vừa có tính đặc trưng thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó và trừu tượng Cho nên, một trong những định hướng đổi mới dạy học hóa học là: khai thác đặc thù môn hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú cho học sinh trong tiết học. Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học. Có thể nói việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả bài lên lớp và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Năng lực thực nghiệm hóa học (NL TNHH) là một trong những năng lực quan trọng nhất cần được hình thành và phát triển cho HS thông qua dạy học hóa học, là sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cùng với thái độ tích cực và hứng thú để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống một cách phù hợp, có hiệu quả (theo Chương trình tiếp
  13. 2 cận năng lực và đánh giá năng lực người học (2016), NXB Giáo dục ViệtNam). Bên cạnh đó, năng lực thực nghiệm hóa học là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động giải quyết các nhiệm vụ/vấn đề thuộc lĩnh vực thí nghiệm hóa học trên cơ sở những hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể. Năng lực này được thể hiện thông qua hoạt động giải thích được hiện tượng tự nhiên liên quan đến khoa học, thực hiện thành công thí nghiệm, cải tiến thí nghiệm theo hướng đơn giản và gắn với thực tiễn … Như vậy năng lực thực nghiệm hóa học gắn với hành động, đòi hỏi HS phải giải thích được, làm được, vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của giáo viên (GV) trong việc nâng cao năng lực thực nghiệm cho HS. Trong các kì thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia, HS giỏi quốc gia môn hóa học, đã có phần thi thực nghiệm, điều này tác động tích cực tới việc đưa thí nghiệm vào trong dạy học ở nhà trường THPT nói chung và bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi nói riêng. Xuất phát từ định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vai trò của năng lực thực nghiệm hóa học ở trường THPT, và mong muốn góp phần phát triển năng lực thực nghiệm cho HS, chúng tôi đã chọn đề tài “SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 6, 7 HÓA HỌC LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH". 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng thí nghiệm để phát triển NLTNHH cho HS thông qua dạy học chương 6, 7 - hóa học 10 cơ bản góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường PT. 3. Nhiệm vụ của đề tài 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài: - Cơ sở lý luận liên quan đến năng lực, NLTNHH trong chương trình giáo dục phổ thông. - Tổng quan cơ sở lí luận về việc sử dụng thí nghiệm, các loại thí nghiệm trong dạy học, các phương pháp sử dụng thí nghiệm.
  14. 3 - Điều tra thực trạng việc sử dụng thí nghiệm và phát triển NLTNHH cho HS trong quá trình dạy học hóa học ở một số trường THPT. 3.2. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, phân tích cấu trúc logic và đặc điểm dạy học chương 6, 7 - hóa học 10 cơ bản. 3.3. Đề xuất biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển năng lực TNHH cho HS thông qua dạy học chương 6, 7 - hóa học 10 cơ bản. 3.4. Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NLTNHH của HS thông qua việc sử dụng thí nghiệm. 3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các nội dung nghiên cứu. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: việc sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển năng lực TNHH cho HS thông qua dạy học chương 6, 7 - hóa học 10 cơ bản. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phát triển năng lực TNHH thông qua việc sử dụng thí nghiệm của HS khi nghiên cứu tài liệu mới trong dạy học chương 6, 7 - hóa học 10 cơ bản. - Địa bàn TNSP: Trường THPT Dân Tộc Nội Trú Nơ Trang Lơng, Tỉnh Đắk lắk Trường THPT Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Thời gian nghiên cứu: năm học 2017 - 2018. 6. Giả thuyết khoa học Nếu GV sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học theo các biện pháp đã đề xuất một cách hợp lý và có hiệu quả thì sẽ phát triển được NL TNHH cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT. 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp (PP) nghiên cứu sau đây: - Nhóm PP nghiên cứu lí thuyết: Sử dụng PP phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
  15. 4 thống hóa để tổng quan cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài. - Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng PP điều tra để tìm hiểu thực trạng; PP thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của nội dung nghiên cứu. - Phương pháp toán học: Sử dụng PP thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. 7.2. Phương tiện nghiên cứu Các loại tài liệu tham khảo: báo, tạp chí, sách (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo hóa học, bài báo khoa học...), luận văn, luận án và một số trang web hóa học... 8. Đóp góp mới của đề tài - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng thí nghiệm để phát triển NLTNHH cho HS trong dạy học hóa học, đặc biệt là chương 6, 7 - hóa học 10 THPT - Thực trạng việc sử dụng thí nghiệm và phát triển NLTNHH cho HS trong dạy học hóa học ở một số trường THPT. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLTNHH cho HS thông qua việc sử dụng thí nghiệm. - Đề xuất một số biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển NLTNHH cho HS trong dạy học chương 6, 7 Hóa học lớp 10 nói riêng, Hoá học lớp 10 nói chung. - Thiết kế một số kế hoạch bài học có sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển NL TNHH. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án có 03 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài (30 trang). Chương 2: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương 6, 7 hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh (68 trang). Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (12 trang).
  16. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trên thế giới, việc nghiên cứu về năng lực thực nghiệm (NLTN) đã được nhiều học giả đưa ra với các quan điểm khác nhau: - Theo Schreiber, N., Theyssen, H. & Schecker, H (Nguyễn Thị Lan Phương et al., 2016), cấu trúc NL TN bao gồm các năng lực (NL) thành phần sau: NL xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán, giả thuyết; NL thiết kế các phương án thí nghiệm; NL tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế; NL xử lí, phân tích và trình bày kết quả. - Trong Chương trình giáo dục phổ thông một số nước, hệ thống kĩ năng tiến trình khoa học cần phát triển cho học sinh (HS) khi dạy học môn Khoa học bao gồm: quan sát, so sánh, suy luận, dự đoán, đặt câu hỏi, sử dụng thiết bị, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch, điều tra, giải quyết vấn đề, giải thích, trình bày,... ( theo Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 2011, Bộ Giáo dục, Singapo 2014, W. Wilhelm and Else Heraeus Foundation). Đây là các kĩ năng chính để hình thành năng lực thực nghiệm. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây việc hình thành và phát triển năng lực cho HS là mục tiêu chiến lược của nhà trường để đáp ứng xu thế hội nhập toàn diện của đất nước. Năng lực thực nghiệm hóa học là một trong những năng lực quan trọng nhất của HS cần được hình thành và phát triển thông qua dạy học hóa học. Cùng quan tâm đến vấn đề này có các công trình nghiên cứu: - Lê Thanh Hà, 2007, Phát triển tư duy và rèn luyện năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần vô cơ lớp 11, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội. - Trần Thị Thu Huệ, 2012, Phát triển một số năng lực của học sinh trung học phổ thông thông qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học phần
  17. 6 hóa học vô cơ, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. - Phạm Thị Bình, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Hà Thị Thoan, 2016, Xây dựng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6A(61), tr. 72-78. - Lê Thị Tươi, 2016, Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương Nitơ – Photpho, hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Các hướng nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các bài tập thí nghiệm hóa học để phát triển tư duy và năng lực thực hành hóa học cho HS. Tuy nhiên theo các tài liệu (Bộ giáo dục và đào tạo, 2018, 2017), năng lực thực hành hóa học được mở rộng, nâng cao hơn nữa và đổi thành tên năng lực thực nghiệm hóa học (NLTNHH). Với sự thay đổi này, gần đây nhất có một số bài báo, luận văn, luận án đã đi nghiên cứu việc hình thành và phát triển NLTNHH như sau: - Phạm Thị Bích Đào, Đặng Thị Oanh (2017), Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở, Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, Số 7, tr 79-88. Nội dung bài báo tập trung trình bày về khái niệm, cấu trúc, chuẩn năng lực thực nghiệm, xây dựng đường phát triển năng lực thực nghiệm. Từ đó đề xuất cách thức đánh giá sự phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh (HS) thông qua môn Khoa Học Tự Nhiên cấp trung học cơ sở. - Võ Văn Duyên Em, Nguyễn Thị Kim Ánh (2017), Xây dựng bài thí nghiệm hóa học mở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, tr.415-422. Nội dung bài báo tập trung trình bày về thiết kế quy trình tổ chức sử dụng thí nghiệm mở gồm 4 mức độ theo thứ tự tăng dần, từ làm theo hướng dẫn đến tự lực đề xuất, thiết kế dụng cụ và hóa chất dễ tìm, tái sử dụng các phế phẩm để thực hiện các bài thí nghiệm phần đại cương kim loại cho học sinh trung học phổ thông - Vũ Tiến Tình (2017), Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường THCS nhằm phát triển năng lực thực nghiệm
  18. 7 cho học sinh, luận án tiến sĩ, ĐHSPHN. Nội dung trình bày trong luận án:  Hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài;  Phân tích nội dung, mục tiêu, cấu trúc chương trình, SGK hóa học THCS, đề xuất danh mục các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan; Xây dựng website hỗ trợ dạy học “Uongbi.net”.  Xây dựng và đề xuất nguyên tắc, quy trình, biện pháp cụ thể nhằm rèn NLTNHH cho HS ở trường trung học cơ sở, thiết kế bộ công cụ đánh giá NLTNHH; - Nguyễn Thị Ngát (2016), Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học nội dung hiđrocacbon Hoá học 11 nâng cao nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN. Nội dung trình bày trong luận văn:  Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, tiến trình dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột  Hệ thống các thí nghiệm dùng trong dạy học nội dung hidrocacbon, thiết kế bộ công cụ đánh giá NLTN tổ chức dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột.  Thiết kế các giáo án và tiến hành thực nghiệm sư phạm Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về thí nghiệm và việc phát triển năng lực thực nghiệm cho HS. Như vậy đề tài chúng tôi nghiên cứu có sự kế thừa và phát triển của các nghiên cứu trước đây, phù hợp với định hướng về đổi mới giáo dục phổ thông. 1.2. Định hướng dạy học tiếp cận năng lực người học 1.2.1. Chương trình giáo dục định hướng năng lực Theo tài liệu (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014), Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Cụ thể của chương trình này như sau: Mục tiêu giáo dục: Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục.
  19. 8 Nội dung giáo dục: Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết. Phương pháp dạy học: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…; Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành Hình thức dạy học: Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. Như vậy, ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. 1.2.2. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học Theo tài liệu (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014) và (Lê Đình Trung, 2016), phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Theo đó, để đổi mới phương pháp dạy học các môn học theo định hướng phát triển năng lực người học là cần phải đưa ra và thực hiện các định hướng chung sau:
  20. 9 - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. - Linh hoạt trong lựa chọn các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên” dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào. - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 1.2.3. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học Theo tài liệu (Lê Đình Trung, 2016), dạy học định hướng hình thành và phát triển năng lực người học về bản chất là mở rộng mục tiêu dạy học hiện tại. Việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện ở trong các thành tố quá trình dạy học như sau: - Về mục tiêu dạy học: Mục tiêu kiến thức: ngoài các mục tiêu về nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mục tiêu về vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế; Mục tiêu kĩ năng: cần có thêm những mục tiêu rèn luyện các kĩ năng thực hiện hoạt động đa dạng. - Về phương pháp dạy học: Cần tổ chức các hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy thông qua một hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0