Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế một số bài dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông
lượt xem 7
download
Nghiên cứu cơ sở lý luận về ĐTTT, vận dụng để thiết kế một số bài dạy học Địa lí lớp 12 THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí trong nhà trường. Thiết kế một số chủ đề/ bài dạy học giúp học sinh lớp 12 học tập môn Địa lí được hiệu quả hơn, tăng cường khả năng tự học, tự kiểm tra đánh giá, tăng hứng thú học tập môn Địa lí. Từ đó học sinh có thể hoàn thành tốt các kỳ thi cuối cấp học, thực hiện tốt hơn kỳ thi THPT quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế một số bài dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN ĐỨC HẢI THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN ĐỨC HẢI THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Vũ Sơn THÁI NGUYÊN - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Đoàn Đức Hải i
- LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến trường Đại học Sư Phạm, khoa Địa lí, phòng Đào tạo. Đặc biệt là PGS.TS. Đỗ Vũ Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quí giá trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Thiết kế một số bài dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông”. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học Địa lí cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua. Xin gửi tới Sở GD &ĐT Thái Nguyên, trường THPT Đại Từ, trường THPT Nguyễn Huệ lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các đồng chí giáo viên giảng dạy môn Địa lí thuộc các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ cùng tác giả triển khai điều tra thu thập số liệu. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo của đội ngũ giảng viên khoa Địa lí trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên. Tác giả rất mong được sự đóng góp, phê bình của quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Bảng các thuật ngữ viết tắt ................................................................................. iv Danh mục các bảng.............................................................................................. v Danh mục các hình ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 1 3. Nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................... 1 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 6 7. Điểm mới và những đóng góp của đề tài....................................................... 10 8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....... 11 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 11 1.1.1. Hình thức tổ chức dạy học ....................................................................... 11 1.1.2. Hình thức tổ chức dạy học có hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông ....................................................................................................... 12 1.1.3. Đào tạo trực tuyến ................................................................................... 15 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 18 1.2.1. Phân tích chương trình Địa lí 12 ............................................................. 18 1.2.2. Phân tích đối tượng học sinh lớp 12 trung học phổ thông ...................... 24 iii
- 1.2.3. Thực trạng đáp ứng dạy học trực tuyến ở một số trường Trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 25 1.3. Định hướng dạy học trực tuyến môn Địa lí 12 ở trường trung học phổ thông ........................................................................................................... 28 1.3.1. Hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning)....................................... 28 1.3.2. Một số hình thức dạy học trực tuyến ....................................................... 29 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 30 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................... 31 2.1. Các công cụ sử dụng trong thiết kế bài dạy học trực tuyến ....................... 31 2.1.1. Phần mềm E-Learning Extensible HyperText Markup Language Editor ..... 31 2.1.2. Hệ thống thông tin quản lý học tập trực tuyến Modulear Object- Oriented Dynamic Learning Environment ........................................................ 34 2.2. Các vấn đề chung trong thiết kế bài dạy học trực tuyến môn Địa lí 12 Trung học phổ thông.......................................................................................... 37 2.2.1. Các yêu cầu trong thiêt kế bài dạy học trực tuyến .................................. 37 2.2.2. Nguyên tắc thiết kế bài dạy học trực tuyến ............................................. 38 2.2.3. Các tiêu chí thiết kế bài dạy học trực tuyến ............................................ 39 2.2.4. Quy trình thiết kế một bài dạy học trực tuyến ......................................... 40 2.3. Thiết kế một số bài dạy học trực tuyến Địa lí 12 THPT ............................ 41 2.4. Hướng dẫn sử dụng khóa học trực tuyến Địa lí 12 THPT ......................... 55 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 60 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 61 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 61 3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm ............................................................. 61 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................... 61 3.4. Kịch bản dạy học thực nghiệm ................................................................... 62 3.4.1. Điều kiện dạy học .................................................................................... 62 iv
- 3.4.2. Nội dung và kịch bản dạy học ................................................................. 62 3.4.3. Nhiệm vụ thực hiện của giáo viên và học sinh....................................... 62 3.5. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 64 3.5.1. Lựa chọn, đánh giá đối tượng thực nghiệm............................................. 64 3.5.2. Triển khai dạy học thực nghiệm .............................................................. 67 3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................... 68 3.7. Khảo sát ý kiến của người dạy và người học ............................................. 70 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 72 KẾT LUẬN....................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 76 v
- BẢNG CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Bồi dưỡng thường xuyên BDTX Content Authoring System CAS Công nghệ thông tin và truyền thông CNTT&TT Dạy học trực tuyến DHTT Đào tạo trực tuyến ĐTTT Giáo viên GV Học sinh HS Hypertext Preprocessor PHP Learning Content Management System LCMS Learning Management System LMS Trung học phổ thông THPT iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Đội ngũ GV ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Đại Từ ...... 26 Bảng 1.2. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THPT Đại Từ .................. 27 Bảng 2.1. Danh sách iDevice trong eXe............................................................ 33 Bảng 2.2. Các chủ đề dạy học theo chương trình Địa lí 12 THPT .................... 41 Bảng 3.1. Số lượng học sinh theo lớp ............................................................... 64 Bảng 3.2. Khảo sát chất lượng đầu vào tại 04 lớp 12, trường THPT Đại Từ - Thái Nguyên .................................................................................... 65 Bảng 3.3. Khảo sát chất lượng đầu vào tại 02 lớp 12, trường THPT Nguyễn Huệ .... 66 Bảng 3.4. Kế hoạch chuẩn bị dạy học thực nghiệm sư phạm ........................... 67 Bảng 3.5. Kế hoạch dạy học thực nghiệm ......................................................... 67 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra cuối khóa học tại trường THPT Đại Từ ................ 68 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra cuối khóa học tại trường THPT Nguyễn Huệ ....... 69 Bảng 3.8. Kết quả phân loại điểm của hai lớp................................................... 70 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình địa lí lớp 12 THPT ............................... 19 Hình 1.2. Các mức độ dạy học kết hợp ............................................................. 29 Hình 2.1. Giao diện phần mục tiêu bài học ....................................................... 46 Hình 2.2. Giao diện phần soạn câu hỏi nhiều lựa chọn trên eXe ...................... 47 Hình 2.3. Giao diện chèn hình ảnh trong tình huống học tập ........................... 47 Hình 2.4. Câu hỏi sau phần kiến thức được đưa ra ........................................... 48 Hình 2.5. Giao diện câu hỏi kiểm tra cuối khoá học ......................................... 48 Hình 2.6. Đóng gói bài học đã thiết kế trên eXe ............................................... 49 Hình 2.7. Đưa thêm bài học (scorm) vào chủ đề (topic) ................................... 49 Hình 2.8. Sơ đồ nội dung bài học khi tải xong lên topic ................................... 50 Hình 2.9. Tạo diễn đàn và phản hồi diễn đàn .................................................... 50 Hình 2.10. Tạo phòng họp trực tuyến để thảo luận ........................................... 51 Hình 2.11. Kết nối website tham khảo .............................................................. 51 Hình 2.12. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .................................................. 52 Hình 2.13. Giao diện đăng ký tài khoản mới..................................................... 56 Hình 2.14. Xác nhận tài khoản qua e-mail ........................................................ 56 Hình 2.15. Giao diện cập nhật hồ sơ cá nhân của người học ............................ 57 Hình 2.16. Trang chủ daotaotructuyen.org ........................................................ 58 Hình 2.17. Chủ đề bài học ................................................................................. 58 Hình 2.18. Sơ đồ sử dụng khoá học trực tuyến trên daotaotructuyen.org ......... 59 Hình 3. Tần số xuất hiện điểm kiểm tra cuối khoá............................................ 70 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) trong quá trình dạy học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu hiện nay, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, giải quyết được vấn đề khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng. Trong dạy học Địa lí hiện nay, những giải pháp học trên mạng Internet thông qua các hình thức như sử dụng các trang mạng (website), trao đổi qua thư điện tử (e-mail), các trang cá nhân (blog), ... đang phát triển, qua đó có thể thấy được những tính khả quan từ các mô hình này. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ người học tự do trong việc ôn luyện, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá, luyện tập cho các kỳ thi hay cung cấp kiến thức mới chứ chưa có một mô hình mang tính dạy học thực sự áp dụng trong nhà trường phổ thông. Với học sinh lớp 12 việc ôn tập chuẩn bị cho kì thi cuối cấp là một vấn đề luôn được đặc biệt quan tâm, nhất là hiện nay đang có nhiều thay đổi. Điều kiện ôn tập của học sinh lớp 12 nói chung và ôn tập môn Địa lí nói riêng cũng gặp không ít khó khăn về thời gian, kinh phí, người dạy,... Xuất phát từ những lý do trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thiết kế một số bài dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông”. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận về ĐTTT, vận dụng để thiết kế một số bài dạy học Địa lí lớp 12 THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí trong nhà trường. Thiết kế một số chủ đề/ bài dạy học giúp học sinh lớp 12 học tập môn Địa lí được hiệu quả hơn, tăng cường khả năng tự học, tự kiểm tra đánh giá, tăng hứng thú học tập môn Địa lí. Từ đó học sinh có thể hoàn thành tốt các kỳ 1
- thi cuối cấp học, thực hiện tốt hơn kỳ thi THPT quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học. Đề tài cũng nhằm tạo động lực cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu cơ sở lý luận về đào tạo trực tuyến trong dạy học môn Địa lí 12 THPT. Tìm hiểu về thực trạng việc dạy học Địa lí 12, việc đáp ứng dạy học trực tuyến ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích, xây dựng đề cương và mô hình dạy học trực tuyến môn Địa lí 12 THPT. - Xây dựng một số bài giảng Địa lí lớp 12 trên website đào tạo trực tuyến. - Triển khai đào tạo thử nghiệm tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đánh giá kết quả thực nghiệm. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Chương trình dạy học môn Địa lí THPT và hình thức đào tạo trực tuyến. - Học sinh lớp 12 tại một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên. 5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 5.1. Lịch sử nghiên cứu, phát triển đào tạo trực tuyến trên thế giới Trên thế giới dạy học trên cơ sở CNTT&TT nhận được sự ủng hộ tích cực của Chính phủ Mỹ từ năm 1947 và các cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học, Cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế, cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường Đại học, Cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình đào tạo trực tuyến, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. Trong những năm gần đây, các quốc gia ở khu vực châu Âu đã tích cực phát triển và ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, đặc biệt là 2
- ứng dụng trong hệ thống Giáo dục. Các nước này đều đánh giá cao tiềm năng to lớn mà CNTT&TT mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục. Công ty IDC ước đoán rằng, thị trường đào tạo trực tuyến của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai đào tạo trực tuyến tại mỗi nước, giữa các nước ở khu vực châu Âu có nhiều hình thức hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu (EuroPACE), đây là mạng đào tạo trực tuyến của 36 trường Đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như: Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với Công ty Đào tạo trực tuyến của Mỹ nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, con người, phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu. Tại các quốc gia ở châu Á nhu cầu đào tạo ngày càng lớn, càng cấp bách, nền giáo dục truyền thống không thể đáp ứng được, buộc các quốc gia châu Á dần dần phải thừa nhận tiềm năng to lớn của đào tạo trực tuyến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,... Nhật Bản là nước ứng dụng đào tạo trực tuyến sớm nhất và rộng rãi nhất so với các nước khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng đào tạo trực tuyến chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp,..., nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về công chức, nhân viên có trình độ cao. 5.2. Tóm tắt tình hình nghiên cứu, phát triển đào tạo trực tuyến ở Việt Nam Tại Việt Nam, từ năm 2000, phương thức đào tạo trực tuyến đã được nhiều cơ quan và tổ chức Nhà nước quan tâm hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây các hội nghị, hội thảo về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến đào tạo trực tuyến và khả năng áp dụng đào tạo trực tuyến vào công cuộc cải cách giáo dục và phát triển đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000, Hội nghị Giáo dục Đại học năm 2001, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về Nghiên cứu phát triển và ứng 3
- dụng CNTT&TT, ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 9/2004, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến” do Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005,..., là những hội thảo khoa học về đào tạo trực tuyến đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Hiện nay các trường Đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến như: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện CNTT - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn thông,... bước đầu xây dựng và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan. Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã mở một cổng đào tạo trực tuyến nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin đào tạo trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập mạng Đào tạo trực tuyến châu Á (Asia E-learning Network - AEN, địa chỉ website www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông,... Ở trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên đã có các công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Danh Nam với Đào tạo trực tuyến môn hình học sơ cấp, TS. Đỗ Vũ Sơn với Giáo trình trực tuyến bản đồ học. Với việc kế thừa và phát huy các công trình đã công bố, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về kết hợp dạy học trên lớp với dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt đối với đối với đối tượng học sinh ở một số trường THPT. Đây là hướng nghiên cứu mới chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu trước đây. Tình hình ứng dụng đào tạo trực tuyến ở tỉnh Thái Nguyên Việc nghiên cứu ĐTTT ở tỉnh Thái Nguyên đã có một số tác giả thực hiện, tiêu biểu là: 4
- 1) Tác giả Nguyễn Danh Nam (2007) Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng, triển khai ĐTTT học phần Hình học sơ cấp cho sinh viên sư phạm ngành Toán. Trong luận văn, tác giả Nguyễn Danh Nam đã nghiên cứu về lí luận, cơ sở thực tiễn ĐTTT, xây dựng chương trình ĐTTT học phần Hình học sơ cấp, tiến hành dạy học thử nghiệm trên website: http//www.daotaotructuyen.org 2) Tác giả Đỗ Vũ Sơn (2011) Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, với Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử Bản đồ học trong các trường Đại học sư phạm Miền núi phía Bắc. Trong luận án, tác giả Đỗ Vũ Sơn đã nghiên cứu, xây dựng giáo trình điện tử môn Bản đồ học và tiến hành đào tạo với hình thức dạy học kết hợp giữa lớp học truyền thống và dạy học trực tuyến (Blended learning) cho các trường Đại học Sư phạm khu vực Miền núi phía Bắc. 3) Nhóm tác giả của Trung tâm Công nghệ - Thông tin Đại học Thái Nguyên (2012) với đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp đào tạo trực tuyến e-learning cho một số ngành mũi nhọn của Đại học Thái Nguyên. Mục tiêu của đề tài là xây dựng giải pháp E-learning cho một số ngành mũi nhọn của Đại học Thái Nguyên đáp ứng một số nhiệm vụ cụ thể của Đại học giai đoạn 2011- 2016, hướng tới Đại học điện tử trong giai đoạn tiếp theo: - Xây dựng, lựa chọn giải pháp E-learning phù hợp với mô hình và tình hình thực tiễn của Đại học phục vụ các công tác đào tạo, quản lý đào tạo, kiểm định và đánh giá chất lượng. - Nghiên cứu, thiết kế và biên soạn giáo trình, bài giảng điện tử, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, ngân hàng câu hỏi, … cho việc triển khai áp dụng rộng rãi E-Learning một cách hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học. 5
- 4) Tác giả Đỗ Vũ Sơn (2016) Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN với đề tài đã được đánh giá loại xuất sắc: Nghiên cứu triển khai BDTX môn địa lí bằng hình thức đào tạo từ xa cho giáo viên THPT tỉnh Thái Nguyên. Trên website http//www.daotaotructuyen.org một số giáo viên (GV) đã xây dựng các khóa học E-learning thử nghiệm như: Nguyễn Danh Nam với “Hình học sơ cấp”, Nguyễn Thị Hồng Chuyên với “Phương pháp dạy học các môn tự nhiên và xã hội”, Hoàng Phú Hiệp với “Công nghệ Sinh học”,... Các khóa học này đang trong quá trình thử nghiệm, riêng khóa học “Bản đồ học” của PGS.TS Đỗ Vũ Sơn đã được Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm sử dụng dạy học chính thức từ 2008 cho đến nay. Tuy nhiên việc dạy học trực tuyến mới ở mức độ thử nghiệm, chưa trở thành phương pháp dạy học phổ biến ở các trường phổ thông Thái Nguyên. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm lịch sử Quan điểm lịch sử là quan điểm nghiên cứu về một vấn đề cần phải nhìn nhận về lịch sử ra đời, quá trình phát triển,.. của những nội dung nghiên cứu. Khi nghiên cứu vấn đề dạy học trực tuyến phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của dạy học trong những thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để phát hiện ra quy luật tất yếu của quá trình dạy học - giáo dục. Dạy học trực tuyến cũng phải dựa trên lịch sử phát triển của phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trực tiếp trên lớp học. 6.1.2. Quan điểm hệ thống Là việc đánh giá, phân tích vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện, logic, trên nhiều mặt khác nhau. Khi nghiên cứu vấn đề DHTT cần đảm bảo một cách toàn diện, nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển từng mặt và của toàn bộ hệ thống giáo dục. Nghiên 6
- cứu DHTT trong mối quan hệ với các quá trình dạy học khác, với toàn bộ nền giáo dục phổ thông hiện nay. Trình bày kết quả giáo dục rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ có tính lôgíc cao. 6.1.3. Quan điểm tổng hợp Là quan điểm về nghiên cứu vấn đề trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ, kết hợp lẫn nhau của các nội dung nghiên cứu. Đề tài “Thiết kế một số bài dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông” thì vận dụng quan điểm tổng hợp là cần thiết. Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự phát sinh, phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau và với các yếu tố khác theo một thể tổng hợp. 6.1.4. Quan điểm thực tiễn: Theo nguyên lí giáo dục thì mọi vấn đề nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn và quan trọng hơn, chúng phải phục vụ cho thực tiễn. Vì vậy giá trị của đề tài được thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa lí luận chung với thực tiễn dạy học nói chung và DHTT nói riêng. 6.1.5. Quan điểm dạy học tích cực Là quan điểm nghiên cứu vấn đề dạy học theo đổi mới, đảm bảo việc phát huy khả năng tích cực, chủ động của HS. “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1]. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế, không có phương phương pháp dạy học nào là phương pháp tối ưu. Trong khi đó dạy - học tích cực đòi hỏi cần kết hợp giữ lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tế cuộc sống. Vì vậy việc vận dụng phương pháp dạy học đạt được hiệu quả còn tuỳ thuộc vào năng lực sư phạm và khả năng vận dụng sáng tạo của GV. 7
- Trong dạy học trực tuyến, dạy - học tích cực cũng sẽ là sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu của bài học. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu là cách thức tìm kiếm, sưu tầm các tài liệu, khảo sát thông tin để làm cơ sở vận dụng tìm minh chứng cho đề tài nghiên cứu. Đây là phương pháp quan trọng, phổ biến trong hoạt động thu thập tư liệu để minh chứng cho các nội dung được viết trong đề tài. Việc nghiên cứu văn bản hay quan sát hoặc phỏng vấn trực tiếp GV và HS sẽ đem lại những minh chứng tích cực cho luận văn. Tuy nhiên phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế khác nhau. Trong quá trình thu thập, khai thác tư liệu, ta cần kết hợp và vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, hợp lý để đảm bảo cho tư liệu chính xác, khách quan và sinh động. 6.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp phân tích hệ thống là việc làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ,… của toàn bộ hệ thống các yếu tố liên quan đến đề tài như đối tượng, các dữ liệu, các công cụ hỗ trợ, điều kiện thử nghiệm, áp dụng,.. Đây là một công đoạn quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài, tập trung vào các vấn đề nghiệp vụ kỹ năng sử dụng phần mềm, ví dụ như những gì hệ thống phải làm về mặt dữ liệu, các quy trình thiết lập nội dung thể hiện trong giao diện phần mềm eXe, giao diện Moodle. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Là việc thu thập các số liệu cụ thể, xử lý các số liệu, phân tích các số liệu làm minh chứng cho các nội dung của đề tài nghiên cứu. Thống kê toán học có thể coi là một phương pháp khoa học phân tích và xử lý dữ liệu có được nhờ việc tiến hành điều tra, điều tra nghiên cứu các thông số về giáo viện, HS, cơ sở 8
- vật chất phục vụ cho việc tổ chức dạy học trực tuyến. Những dữ liệu ở đây có thể là những đặc tính định tính, cũng có thể là những đặc tính định lượng nhưng sẽ góp phần làm cho đè tài nâng cao tích thực tế. 6.2.4. Phương pháp sử dụng công nghệ dạy học hiện đại Là phương thức vận dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động dạy học. Thực tế hiện nay những tiện ích từ việc ứng dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học rất đa dạng và phong phú. Khi thiết kế bài học kết hợp thì cần phát huy tối đa khả năng của các thiết bị như máy tính, máy chiếu, camera, loa, máy ảnh, scander,..sẽ tăng tính trực quan hơn. Việc đính kèm các hình ảnh, đoạn video clip, đoạn nhạc,..làm cho giờ học trở nên sinh động, có khả năng thu hút, tạo thêm hứng thú cho người học. 6.2.5. Phương pháp điều tra quan sát, tổng kết kinh nghiệm Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Tổng kết sáng kiến, ý kiến của các nhà giáo dục tiên tiến, nhà nghiện cứu để rút ra vấn đề thiết thực đối với luận văn. Mặt khác chúng ta sử dụng phương pháp để tổng kết những nguyên nhân, loại trừ những thất bại có thể xảy ra khi nghiên cứu vấn đề. 6.2.6. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Phương pháp này là phương pháp phỏng vấn các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu. Tác giả trình bày với các chuyên gia về một số câu hỏi cụ thể, tham khảo ý kiến để giải thích đúng đắn những vấn đề của thực tiễn và lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.2.7. Phương pháp thực nghiệm Là việc ứng dụng thử nghiệm thực tế vấn đề nghiên cứu về dạy học. Thông qua thực nghiệm để rút ra những mặt ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy 9
- học. Từ đó, rút ra kinh nghiệm, điều chỉnh và định hướng phát triển, góp phần nâng cao chất lượng DHTT khi áp dụng thực tế ở các trường phổ thông. 7. Điểm mới và những đóng góp của đề tài 7.1. Điểm mới Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận về dạy học trực tuyến ứng dụng cho môn địa lí lớp 12 THPT. Xây dựng được một số bài giảng trực tuyến môn Địa lí 12 THPT. 7.2. Đóng góp của đề tài Dạy học trực tuyến Địa lí 12 góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn địa lí nói riêng. Qua hình thức này, GV có thể áp dụng hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực và HS có thể chủ động về thời gian, nội dung bài học, phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tính tự học, tự nghiên cứu học hỏi, tự đánh giá mức độ tiếp thu của bản thân,.. Dạy học trực tuyến góp phần giảm tải thời gian dạy học lý thuyết trên lớp, tao điều kiện về thời gian cho tổ chức các hoạt động như trải nghiệm, thực hành môn học, thực tế chuyên môn. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn bao gồm các nội dung chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thiết kế bài dạy học trực tuyến môn Địa lí 12 THPT Chương 2: Thiết kế và sử dụng bài dạy học trực tuyến môn Địa lí 12 Trung học phổ thông Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn