Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
lượt xem 10
download
Luận văn đã làm rõ thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Hiền Trang THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THẦN TIÊN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Hiền Trang THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THẦN TIÊN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số: 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, được sự hướng dẫn của giảng viên: TS. Lê Xuân Hồng. Các nội dung nghiên cứu trong đề cương là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2020 Tác giả Đặng Thị Hiền Trang
- LỜI TRI ÂN Mỗi một chặng đường của những người thành công luôn có sự hiện diện của những người thầy tài giỏi. Người Thầy ở đây chính là người đã dạy dỗ, quan tâm, giúp đỡ ta. Điều mà một người thành công không thể nào quên đó chính là sự hướng dẫn của người Thầy. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô, Lê Xuân Hồng, Cô đã giúp đỡ, chỉ dẫn khoa học cho tôi hoàn thành đề cương nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn sâu sức đến Quý Thầy Cô trong khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu cũng như chỉ dẫn nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, tập thể các cô giáo mầm non tại một số Trường mầm non trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và các cháu mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề cương nghiên cứu. Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè tôi, những người đã ở bên cạnh động viên, khích lệ, hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn chỉnh đề cương này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2020 Tác giả Đặng Thị Hiền Trang
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời tri ân Mục lục Danh mục các chữ cái viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI .............. 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo ................................................................................................. 6 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo....................................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo....................................................................... 9 1.2. Lý luận về tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .......................................................................................................... 12 1.2.1. Trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ....................... 12 1.2.2. Đặc điểm chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề và những yêu cầu “trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cần đạt khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................................................................................ 30 1.2.3. Lý luận về biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................................................... 32 1.2.4. Tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non ........................................................................................ 33 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 47
- Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TUỔI THẦN TIÊN, THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI ................................................................ 48 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ....................................................................... 48 2.1.1. Vài nét về cơ sở giáo dục được khảo sát .................................................... 48 2.1.2. Mục đích khảo sát thực trạng ..................................................................... 49 2.1.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 49 2.1.4. Nội dung khảo sát....................................................................................... 49 2.1.5. Phương pháp khảo sát ................................................................................ 50 2.2. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ......................................................................... 51 2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ..................................................................................................... 51 2.2.2. Thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ............................................................................................. 52 2.2.3. Những khó khăn mà giáo viên và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thường gặp khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................. 80 2.3. Đánh giá chung thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai .......................................................................................... 82 2.3.1. Ưu điểm của việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ................................................................................. 82 2.3.2. Hạn chế của việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ................................................................................. 84
- 2.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải tiến trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai .......................................................................................... 88 2.4.1. Cơ sở của việc đề xuất biện pháp nhằm cải tiến trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ................................................ 88 2.4.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải tiến trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai .................................................................. 88 2.4.3. Tổ chức khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ............................... 98 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .......................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 109 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo ĐTB Điểm trung bình GD&ĐT Giáo dục và đào tạo N Số lượng STT Số thứ tự TT Thông tư VBHN Văn bản hợp nhất
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ...... 48 Bảng 2.2. Thâm niên công tác của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ...... 49 Bảng 2.3. Khả năng tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp cô N phụ trách với đề tài “Quầy bán một số đặc sản, quà lưu niệm của Gia Lai” ............................................................. 57 Bảng 2.4. Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của cô N với đề tài “Quầy bán một số đặc sản, quà lưu niệm của Gia Lai” ........................................................................... 63 Bảng 2.5. Khả năng tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp cô M phụ trách với đề tài “Phòng khám bệnh” ......... 66 Bảng 2.6. Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của cô M với đề tài “Phòng khám bệnh” ...................... 70 Bảng 2.7. Khả năng tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp cô Th phụ trách với đề tài “Cô giáo” ......................... 73 Bảng 2.8. Phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của cô Th với đề tài “Cô giáo”...................................... 78 Bảng 2.9. Chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo .............................................................................................. 93 Bảng 2.10. Thang đo kết quả khảo nghiệm tính khả thi các biện pháp ................... 99 Bảng 2.11. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ........................... 99
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tần suất tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong một tuần tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai ............................................................ 53 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ....................... 100
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chơi là cách trẻ kết nối với người khác, khám phá thế giới xung quanh và tìm hiểu về bản thân mình. Khi chơi, trẻ em có cơ hội được học hỏi và thực hành các kỹ năng. Các kỹ năng này rất cần thiết trong thời thơ ấu và suốt cuộc đời của con người. Có rất nhiều loại trò chơi khác nhau và trẻ em có thể tham gia vào nhiều loại trò chơi bất kỳ lúc nào mà trẻ thích, đó là trò chơi thể chất, trò chơi ngôn ngữ, trò chơi khám phá, trò chơi xây dựng, trò chơi đóng vai (trò chơi giả bộ), trò chơi thực hành các kỹ năng xã hội (Gray, 2013). Trong những loại trò chơi trên, trò chơi đóng vai theo chủ đề là một trong những trò chơi trọng tâm của trẻ mẫu giáo. Đây cũng là loại trò chơi được các nhà giáo dục hết sức quan tâm. Họ đánh giá cao vai trò của loại trò chơi này đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Điển hình, Tiến sĩ Diane Horm – Trung tâm Giáo dục mầm non tại Đại học Oklahoma, Tulsa nói rằng, những đứa trẻ đi học tại trường mầm non – nơi có những khoảng thời gian lớn dành cho trò chơi giả bộ thì chúng có xu hướng học tập tốt sau này. Khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ có cơ hội khám phá các mối quan hệ khác nhau với mọi người xung quanh. Ngoài ra, trẻ còn khám phá mối quan hệ của con người với các đối tượng xung quanh và khám phá cách các đối tượng hoạt động trong thế giới của con người (Đinh Văn Vang, 2009; Nguyễn Ánh Tuyết, 2007). Hơn hết, trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quyết định sự phát triển toàn diện đời sống tâm lý lứa tuổi và hình thành đặc điểm tâm lý mới về chất đặc trưng cho tuổi mẫu giáo. Trong thực tế, khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi còn gặp nhiều khó khăn như chủ đề chơi, nội dung chơi còn nghèo nàn; khả năng phối hợp với bạn, phân chia vai còn gặp nhiều mâu thuẫn; còn hạn chế khi sử dụng vật thay thế; vốn kinh nghiệm chưa phong phú… Những khó khăn này xảy ra sẽ làm cho trò chơi đóng vai theo chủ đề không phát huy hết lợi ích của nó đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Hơn thế nữa, nó còn làm cho trẻ mất hứng thú và khả năng chơi giả bộ của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Để giúp trẻ được thoả mãn cũng như phát huy hết khả năng của mình khi tham gia trò chơi này thì trước tiên người giáo
- 2 viên cần phải tìm cách hỗ trợ trẻ. Việc cung cấp một không gian và nguyên vật liệu phong phú, đa dạng sẽ góp phần truyền cảm hứng cho trẻ rất nhiều. Bên cạnh đó, quan sát lối chơi là điều quan trọng để giáo viên nhìn thấy tiềm năng của trẻ nhỏ. Nhờ quan sát, giáo viên giúp trẻ lên kế hoạch chơi và theo dõi sự tiến bộ của trẻ. Ngoài ra, mức độ chơi của trẻ sẽ được nâng cao hơn nếu như trẻ được cung cấp ý tưởng cho các chủ đề chơi, nội dung chơi. Giáo viên có thể tham gia vào trò chơi của trẻ với tư cách là người hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn hay không biết phải làm gì. Tuy nhiên, giáo viên chỉ nên can thiệp khi cần thiết và sau đó nhanh chóng rời khỏi tình huống chơi. Sự can thiệp này cần phải thực hiện một cách khéo léo và tinh tế để không phá vỡ trò chơi và phá huỷ lối chơi của trẻ em (Scharer, 2017). Hiện nay, tại một số trường mầm non, giáo viên đã quan tâm đến trò chơi đóng vai theo chủ đề nhưng chưa đúng mức. Trò chơi này chưa thực sự thu hút hứng thú của trẻ như phương pháp tổ chức, cách hướng dẫn của giáo viên chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ, nội dung chơi chưa phong phú, không gian chơi chưa đa dạng, trò chơi được diễn ra một cách thụ động, thiếu nguồn cảm hứng và nguyên vật liệu còn hạn chế… Do đó, khi tham gia trò chơi này nhiều trẻ chưa thể hiện hết khả năng của mình. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai”. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng và đề xuất được một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- 3 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xác định rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, thì người nghiên cứu có thể đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non. (2) Khảo sát thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. (3) Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và khảo nghiệm tính khả thi của một số biện pháp. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong giờ hoạt động vui chơi ở một trường mầm non. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu ở các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan, từ đó hệ thống và khái quát hoá các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát là phương pháp chủ đạo. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý và giáo
- 4 viên mầm non của trường để hỗ trợ cho phương pháp quan sát. 7.2.1. Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát một số hoạt động của giáo viên và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trong lớp tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn một số giáo viên và cán bộ quản lý Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhằm tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và đề xuất các biện pháp cần thực hiện để nâng cao việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho các giáo viên mầm non. 7.2.3. Phương pháp phân tích kế hoạch Nghiên cứu kế hoạch hoạt động vui chơi trong lớp của giáo viên mầm non nhằm kiểm chứng việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 7.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non để đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 7.2.5.1. Phương pháp xử lý dữ liệu định tính Tổng hợp và xử lý các ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non qua phỏng vấn về cách tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên, các biểu hiện của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi chơi với nhau. 7.2.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng Phương pháp toán học tính phần trăm để phân tích thực trạng dựa vào số liệu thu thập được từ phỏng vấn. Đồng thời đánh giá hiệu quả của phương án khảo nghiệm.
- 5 8. Những đóng góp mới của đề tài (1) Làm rõ thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. (2) Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục các bảng biểu, chữ viết tắt, đề tài được trình bày theo cấu trúc ba phần: - Phần mở đầu. - Phần nội dung. Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Chương 2: Thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. - Phần kết luận và kiến nghị sư phạm.
- 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo Ở các nước trên thế giới, trò chơi đóng vai theo chủ đề là một trong những loại trò chơi đón nhận nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục. Chính vì thế, số lượng công trình nghiên cứu về loại trò chơi này khá nhiều. Tác giả J. Piaget – nhà Tâm lý học người Thuỵ Sĩ ở thế kỷ XX đã đề cập đến trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ em qua những thành tựu nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ trẻ em, đặc biệt qua các thời kì phát triển của trẻ em (O’Reilly, 1995; Striano, Tomasello, & Rochat, 2001, được trích dẫn trong Berk, 2012) và cho rằng trò chơi giả vờ là một hoạt động nhằm củng cố lược đồ (schemas), giúp trẻ phát triển tư duy trừu tượng, biết tự điều chỉnh cảm xúc qua những gì mà trẻ đã và đang trải nghiệm (Piaget, 1962, được trích trong Saskatchewan Online Curriculum, 2010). Nhà Tâm lý học người Nga – Lev Vygotsky (1933, 1978) giải thích nó như một hoạt động quan trọng giúp hỗ trợ sự phát triển các chức năng nhận thức của trẻ em (Smolucha & Smolucha, 1998; Vygotsky, 1933/1967, 1933/1976, được trích trong O. Korat, E. Bahar, & M. Snapir, 2003) như: giúp trẻ thể hiện những mong muốn (Karpov, 2003, được trích dẫn trong Scharer, 2017) và giải quyết mâu thuẫn của chính bản thân (mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn thực hiện và khả năng chưa cho phép); giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, tức là trẻ học cách hành động phù hợp với ý tưởng cũng như trẻ tưởng tượng với vật thay thế; giúp trẻ biết kiểm soát bản thân, tuân thủ các chuẩn mực xã hội vì trong trò chơi luôn có các quy tắc; giúp trẻ phát triển về mặt nhận thức và tình cảm xã hội do trò chơi giả bộ tạo ra một vùng phát triển gần nhất của trẻ em (zone of proximal development (ZPD)); giúp trẻ phát triển ngôn ngữ do trẻ thường xuyên sử dụng ngôn ngữ trong khi chơi.
- 7 Tiếp tục công trình nghiên cứu của tác giả J. Piaget và L. Vygotsky, nhiều tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện về trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo, điển hình một số tác giả sau: Tác giả Sara Smilansky (1990, được trích trong Matthews, 2008) tập trung nghiên cứu vào trò chơi đóng vai theo chủ đề và tìm hiểu rõ tầm quan trọng của loại trò chơi này đối với việc học của trẻ em. Theo tác giả, trò chơi đóng vai theo chủ đề đề cập đến việc trẻ em giả vờ là một ai đó, không phải là chính mình (Smilansky, 1968, được trích trong Bluiett, 2009). Trong trò chơi này, trẻ biết giao tiếp với bạn chơi và tích hợp kiến thức hoặc tái diễn lại những điều trẻ hiểu về thế giới xung quanh (Farver, 1992; Garver, 1990, được trích trong Bluiett, 2009). Trò chơi đóng vai theo chủ đề cũng là môi trường để trẻ có thể học cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống (Smilansky & Sheftaya, 1990, được trích trong Saskatchewan Online Curriculum, 2010). Bà kết luận rằng, trò chơi đóng vai theo chủ đề là một trong những loại trò chơi có ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ em. Trong bài báo có tựa đề “Tầm quan trọng của chơi” (The Importance of Play) của Saskatchewan Online Curriculum (2010) cho rằng, khi trẻ mẫu giáo tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ thể hiện sự hiểu biết ngày càng nhiều về thế giới xung quanh thông qua ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể (phi ngôn ngữ) và trí tưởng tượng. Tác giả McClellan & Katz (1992, được trích trong Saskatchewan Online Curriculum, 2010) cho biết, những hành vi xã hội của trẻ khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề có thể khác nhau vì một số lý do như sau: tính khí, tính cách, nhu cầu, khả năng của từng trẻ, môi trường gia đình và kinh nghiệm trong quá khứ. Tác giả Dinham & Chalk (2018, được trích trong Victoria State Government, 2019) đề cập đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề như sau: Trò chơi này có vai chơi được mở rộng, cốt truyện được xây dựng bởi chính trẻ, có ngôn ngữ riêng của trẻ, có sự tương tác với nhau, có chỉ đạo nhau. Tác giả cũng cho biết thêm, trẻ em sử dụng trò chơi này để thực hành ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Điển hình: trong lúc tham gia chơi, khi chia sẻ kinh nghiệm, chờ tới lượt, khi tương tác trong các mối
- 8 quan hệ khác nhau (cha/ con, anh/ chị, bác sĩ/ bệnh nhân…), khi trao đổi với nhau về cách chơi. Ngoài ra, các tác giả cũng đề cao vai trò của người lớn trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo. Cụ thể một số tác giả sau đây: Trong lý thuyết của nhà Tâm lý học L. Vygotsky đề cao vai trò của người lớn. Người lớn nên can thiệp vào lối chơi của trẻ và vai trò chính của người lớn là giúp trẻ hiểu được các vai trò xã hội có trong thế giới xung quanh. Nếu không có sự giải thích, trẻ em sẽ không thể chơi, và trò chơi giả bộ của chúng sẽ không phát triển, nghèo nàn (Karpov, 2003, được trích dẫn trong Scharer, 2017). Trong nghiên cứu của S. Smilansky (1990, được trích trong Matthews, 2008), bà quan sát những đứa trẻ từ những ngôi nhà khó khăn, ít có khả năng tham gia vào các trò chơi đóng vai theo chủ đề. Bà thấy rằng, những đứa trẻ này không có kinh nghiệm và kỹ năng chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề do chúng không nhận được sự quan tâm và giao tiếp với người lớn. Tác giả Jones & Reynold (1992, được trích trong Saskatchewan Online Curriculum, 2010) cho rằng người lớn đóng góp cho trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ bằng cách người lớn giúp trẻ mở rộng ngôn ngữ nói, khả năng đọc viết đơn giản, cung cấp kiến thức và vật liệu để làm phong phú trò chơi. Tác giả Amy Halliburton (2009) cũng nhấn mạnh vai trò của người lớn khi hỗ trợ trẻ em tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề như sau: (1) Giáo viên cần tạo một khu vực chơi và cung cấp cho trẻ nhiều loại đồ vật. Hãy đảm bảo có khu vực lưu trữ đồ chơi. (2) Giáo viên cần khuyến khích trẻ nói về trò chơi đóng vai theo chủ đề bằng cách yêu cầu trẻ mô tả trò chơi như: Trẻ đóng vai ai? Tại sao trẻ lại muốn đóng vai người đó?... Tuy nhiên, giáo viên không nên làm gián đoạn cuộc chơi của trẻ với nhiều câu hỏi đặt ra. (3) Người lớn có thể tham gia chơi cùng trẻ em, chẳng hạn như đưa ra các đề xuất cho các hoạt động và giới thiệu các từ vựng mới cho trẻ em. Nhưng, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, còn trẻ là người dẫn dắt trò chơi. (4) Đưa ra các chủ đề chơi dựa vào nhu cầu của trẻ. Trên đây là những điều mà giáo viên cần phải thực hiện khi tổ chức trò chơi giả bộ cho trẻ mẫu giáo. Từ đó cho
- 9 thấy, giáo viên không chỉ chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ mà còn có biện pháp sư phạm phù hợp để kích thích trẻ tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tác giả Sophia Hermann (2017) cũng tuyên bố ủng hộ quan điểm cần phải có sự hướng dẫn của người lớn để trò chơi được phát triển. Người lớn có thể dạy cho trẻ các chuẩn mực xã hội, điều chỉnh cảm xúc, hành vi xã hội, đồng thời hợp tác với bạn cùng chơi (Gioia & Tobin, 2010, được trích dẫn trong Hermann, 2017). Tác giả đưa thêm một số biện pháp mà giáo viên có thể thực hiện trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mầm non như: Giúp trẻ lên kế hoạch chơi; cho trẻ đảm nhận và duy trì vai chơi; kéo dài trò chơi của trẻ trong một thời gian dài; kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ để phát triển nội dung của trò chơi; khuyến khích trẻ phối hợp với bạn. Tuỳ thuộc vào cấp độ chơi (khả năng chơi) của từng trẻ mà người lớn đưa ra những cách hỗ trợ phù hợp nhất. Các công trình nghiên cứu về trò chơi đóng vai theo chủ đề luôn được các nhà nghiên cứu giáo dục hết sức quan tâm. Đa số các tác giả đều cho rằng để trẻ mầm non tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề thành công thì người lớn có vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, các nhà giáo dục Việt Nam vẫn luôn tiếp thu các thành quả mà các nhà nghiên cứu nước ngoài đã để lại về việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề và họ cũng đánh giá cao vai trò của người giáo viên trong trò chơi của trẻ. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo Trên thực tế, có rất nhiều nhà Tâm lý học và Giáo dục học ở Việt Nam đã đưa ra quan điểm của mình về trò chơi đóng vai theo chủ đề như tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Thị Thanh Hà, Đinh Văn Vang… Sau đây là nhận định của một số tác giả: Tác giả Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, & Trần Thị Sinh (2004) cho biết trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo gồm có các thành phần cấu trúc như sau: chủ đề chơi, vai chơi, nội dung chơi, luật chơi. Tất cả những yếu tố này có liên
- 10 quan mật thiết với nhau và chi phối lẫn nhau. Trò chơi đóng vai theo chủ đề sẽ không được diễn ra nếu thiếu một trong những yếu tố trên. Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), trò chơi đóng vai dành cho trẻ khoảng 2,5 tuổi hoặc 3 tuổi trở lên. Trò chơi đóng vai còn có tên gọi khác là trò chơi sắm vai. Trò chơi này có chủ đề rõ ràng. Khi chơi, trẻ thể hiện vai một cách rõ nét. Khi nghiên cứu về trò chơi đóng vai theo chủ đề, bà khẳng định, khi chơi trẻ em sẽ được nâng cao về nhiều mặt như: Nội dung cốt truyện của trò chơi (gọi tắt là nội dung trò chơi); kĩ năng chơi giả bộ; khả năng phối hợp của trẻ với bạn khi chơi; mức độ tự lực, tự sáng tạo của trẻ khi chơi (Nguyễn Thị Thanh Hà, 2006). Những mặt này ngày càng được nâng cao sẽ làm cho hoạt động chơi của trẻ trở nên hấp dẫn hơn. Nếu các mặt này được trẻ thực hiện tốt thì trẻ sẽ thoả mãn nhu cầu làm người lớn của mình. Các mặt này rất cần thiết đối với trẻ, nó giúp trẻ phát triển tình cảm đạo đức – xã hội. Trong khi chơi, trẻ tái hiện lại những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới của người lớn, trẻ học cách ứng xử và giao tiếp. Hơn nữa, trẻ chơi cùng với bạn bè, trẻ sẽ nảy sinh những tình cảm tốt đẹp với bạn, có tinh thần trách nhiệm trước nhóm chơi, thậm chí trẻ còn biết hy sinh những mong muốn của bản thân vì lợi ích chung của cả nhóm. Chính ở nhóm chơi này, trẻ biết đánh giá hành vi của bản thân, hành vi của bạn và biết tự điều chỉnh hành vi của mình (Nguyễn Thị Hoà, 2013). Để giúp trẻ phát triển tốt khả năng của mình khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề, thì người giáo viên có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ trẻ. Tác giả Đinh Văn Vang (2009) và Nguyễn Thị Thanh Hà (2006) cũng đồng quan điểm với nhà Tâm lý L. Vygotsky, cả hai tác giả đều nói rằng, người lớn có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hoạt động chơi của từng trẻ. Vai trò này được các nhà giáo dục ví như là “giá đỡ” (Scaffolds) trợ giúp sự phát triển các trò chơi trẻ em. Dưới đây là trình bày của hai tác giả về vai trò của giáo viên trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo: Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà (2006) cho rằng, quan điểm trên hoàn toàn không mâu thuẫn với việc “lấy trẻ làm trung tâm” mà đặt ra cho người hướng dẫn những yêu cầu cao mang tính sư phạm. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải biết xây
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 408 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 540 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 515 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 298 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 213 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 189 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn