Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học
lượt xem 19
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh tiểu học trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm hỗ trợ học sinh tiểu học phát triển kỹ năng quan sát, đồng thời góp phần nâng cao kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho các em, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO HƯƠNG GIANG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO HƯƠNG GIANG TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ngành: Giáo dục tiểu học Mã số: 8.14.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Đào Hương Giang i
- LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên - người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong học tập, nghiên cứu và giúp em hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, khoa Giáo dục Tiểu học, Bộ phận Sau đại học, Phòng Đào tạo, Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo cùng các em học sinh 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: Trường tiểu học thị trấn Chờ số 1; Trường tiểu học Đông Phong; Trường tiểu học Tam Giang, đã giúp tôi khảo sát và thực nghiệm các nội dung trong luận văn này. Để hoàn thành luận văn: “Tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học” tôi đã sử dụng, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, cô giáo; sự giúp đỡ của bạn bè, người thân đã động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Tác giả luận văn Đào Hương Giang ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ........................................ 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 7 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 7 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 9 1.2. Một số khái niệm công cụ........................................................................... 11 1.2.1. Kỹ năng .................................................................................................... 11 1.2.2. Quan sát ................................................................................................... 12 1.2.3. Kỹ năng quan sát ..................................................................................... 12 1.2.4. Rèn luyện kĩ năng quan sát ...................................................................... 13 1.2.5. Vai trò của kĩ năng quan sát trong việc hình thành năng lực khoa học ............................................................................................................ 13 iii
- 1.3. Đặc điểm tâm lý - nhận thức của học sinh đầu cấp tiểu học ...................... 14 1.3.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh đầu cấp tiểu học................................. 14 1.3.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh đầu cấp tiểu học ...................................... 17 1.4. Khái quát nội dung chương trình giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội (CT 2018) .......................................................................................... 20 1.4.1. Đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội ................................................... 20 1.4.2. Quan điểm xây dựng chương trình .......................................................... 20 1.4.3. Mục tiêu chương trình ............................................................................. 21 1.4.4. Các yêu cầu cần đạt ................................................................................. 21 1.4.5. Phương pháp giáo dục ............................................................................. 23 1.4.6. Đánh giá kết quả giáo dục ....................................................................... 27 1.5. Thực trạng rèn luyện kỹ năng quan sát trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học ........................................................................................... 28 1.5.1. Khái quát quá trình khảo sát .................................................................... 28 1.5.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 39 Chương 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO HS TIỂU HỌC QUA DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ............. 40 2.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 40 2.1.1. Đảm bảo tính mục đích ............................................................................ 40 2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống............................................................................. 40 2.1.3. Đảm bảo phát triển năng lực của học sinh .............................................. 41 2.1.4. Đảm bảo tính vừa sức với học sinh ......................................................... 41 2.1.5. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ............................................................ 42 2.2. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát thông qua môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh tiểu học......................................................................... 42 2.2.1. Xây dựng kế hoạch bài học môn Tự nhiên và Xã hội chú trọng nội dung rèn luyện kĩ năng quan sát ........................................................................ 42 2.2.2. Xây dựng câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng quan sát cho HS tiểu học trong dạy học môn TNXH .......................................................................... 45 iv
- 2.2.3. Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực ........................................................................................................ 49 2.2.4. Sử dụng trò chơi “Quan sát 1 phút” ........................................................ 61 2.2.5. Sử dụng công cụ quan sát trong học tập môn Tự nhiên và Xã hội ......... 64 2.3. Một số kế hoạch bài học minh họa ............................................................. 67 2.3.1. Ví dụ 1 ..................................................................................................... 67 2.3.2. Ví dụ 2 ..................................................................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 74 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 75 3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm ................................................................ 75 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 75 3.1.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 75 3.1.3. Danh sách bài thực nghiệm ..................................................................... 75 3.1.4. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 75 3.1.5. Kế hoạch và phương pháp thực nghiệm .................................................. 75 3.1.6. Tiêu chí và thang đo trong thực nghiệm .................................................. 76 3.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 78 3.2.1. Kết quả phân tích định lượng .................................................................. 78 3.2.2. Kết quả phân tích định tính ..................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 89 1. Kết luận .......................................................................................................... 89 2. Khuyến nghị................................................................................................... 90 2.1. Đối với cơ quan quản lí giáo dục................................................................ 91 2.2. Đối với cán bộ quản lí các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh......................................................................................... 92 2.3. Đối với các trường sư phạm ....................................................................... 92 2.4. Đối với sinh viên sư phạm .......................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 94 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 96 v
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Cán bộ quản lí CBQL Đối chứng ĐC Giác quan GQ Giáo viên GV Học sinh HS Kĩ năng KN Kĩ năng quan sát KNQS Miêu tả MT Quan sát QS Rèn luyện kĩ năng quan sát RLKNQS Sách giáo khoa SGK Tập làm văn TLV Thực nghiệm TN Tiếng Việt TV Tiểu học TH Tự nhiên xã hội TNXH Xây dựng XD vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả đánh giá về thực trạng nhận thức của các CBQL, GV về vai trò của môn TNXH bậc tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................ 29 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn TNXH đối với việc phát triển năng lực đặc thù môn TNXH tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ....................... 30 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn TNXH đối với năng lực chung tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ............................................... 32 Bảng 1.4. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn TNXH đối với hình thành phẩm chất tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ......................................... 34 Bảng 1.5. Kết quả khảo sát thực trạng rèn kỹ năng quan sát cho học sinh trong môn TNXH tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................ 35 Bảng 1.6. Hứng thú của học sinh trong hoạt động rèn luyện kĩ năng quan sát trong dạy học môn TNXH tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ...................................................... 36 Bảng 1.7. Tổng hợp kết quả đánh giá các kĩ năng quan sát của HS tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................... 37 Bảng 3.1. Tiêu chí và thang đo trong thực nghiệm ........................................... 76 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra đầu vào môn TNXH của lớp TN và ĐC ............... 79 Bảng 3.3. So sánh mức độ nhận thức đầu vào môn TNXH trước TN .............. 80 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra đầu ra môn TNXH của lớp TN và ĐC .................. 81 Bảng 3.5. Đánh giá của GV về các năng lực được hình thành của HS ............. 83 Bảng 3.6. Đánh giá của GV về hoạt động học tập của HS lớp học TN ............ 85 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn số lượng điểm kiểm tra đầu vào môn TNXH của nhóm TN và nhóm ĐC ........................................................... 80 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn số điểm của nhóm TN và ĐC STN môn TNXH ............................................................................................ 82 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh số điểm của nhóm TN TTN và STN môn TNXH ............................................................................................ 82 viii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm HS học được cái gì đến quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Môn TNXH ở bậc tiểu học là một môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người, sức khỏe và một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự 1
- nhiên - xã hội. Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng trong học tập như kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận xét, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội. Quan sát là hoạt động nhận thức được con người sử dụng thường xuyên trong cuộc sống, để tiếp nhận tri thức, mở mang vốn sống, vốn hiểu biết cho bản thân. Khi tham gia hoạt động quan sát, con người có nội dung để trao đổi, trò chuyện, tham gia giao tiếp, nhờ đó mà con người hiểu biết về nhau, cùng vun đắp và phát triển cuộc sống chung. Đối với học sinh tiểu học, quan sát là một kĩ năng học tập cơ bản giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và tổ chức tốt các hoạt động sống của mình. Đối với nhiệm vụ học môn TNXH ở bậc tiểu học, quan sát giúp học sinh có tư liệu để học tập, có cái nhìn đa chiều để học tốt các môn học TNXH. Thực tiễn trong thời gian qua, giáo dục tiểu học đã tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong dạy học các môn học nói chung, dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng. Hoạt động dạy học của GV đã hướng tới hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và hình thành, phát triển kỹ năng của HS. Trong đó, GV đã tạo ra môi trương học tập khoa học, thân thiện, hướng học sinh tới việc chủ động phát hiện các vấn đề và tìm hiểu giải phóng để giải quyết vấn đề đó trong các môn học nói chung, môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng. Tuy nhiên, bên canh những hiệu quả đạt được, việc tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng rèn luyện kỹ năng quan sát cho HS ở các trường tiểu học hiện nay vấn tồn tại nhiều hạn chế và yếu điểm cần khắc phục, chẳng hạn như: GV vẫn chưa thực sự quan tâm đến môn Tự nhiên và Xã hội; Một số GV chưa nắm vững được kĩ năng, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học rèn luyện kỹ năng quan sát, cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học,…Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho HS các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. 2
- Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh tiểu học trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm hỗ trợ học sinh tiểu học phát triển kỹ năng quan sát, đồng thời góp phần nâng cao kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho các em, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn TNXH ở tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa việc dạy học môn TNXH với hoạt động quan sát, với các kỹ năng quan sát của học sinh phục vụ cho việc học tập môn TNXH. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát một cách khoa học, hợp lí, phù hợp thì sẽ phát triển năng lực khoa học cho học sinh tiểu học đầu cấp (lớp 1, lớp 2, lớp 3) trong học tập môn TNXH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh ở các trường tiểu học - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức dạy học môn TNXH nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh ở các trường tiểu học - Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học và tổ chức thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài và tác động của các biện pháp tổ chức dạy học môn TNXH nhằm rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh tiểu học. 3
- 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài nghiên cứu những biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát thông môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh ở các trường tiểu học. - Đối tượng điều tra: HS tiểu học, giáo viên dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, cán bộ quản lý tại 3 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: Trường tiểu học thị trấn Chờ số 1; Trường tiểu học Đông Phong; Trường tiểu học Tam Giang. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tổng hợp và khái quát lí luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn kiện Nghị Quyết của Đảng, Nhà nước, các tài liệu, văn bản của các cấp quản lý về nhiệm vụ phát triển giáo dục – đào tạo, các tài liệu khoa học có liên quan đến nội dung đề tài để xây dựng hệ thống tư liệu khoa học và khung lý thuyết của nghiên cứu. Đồng thời, tác giả tìm hiểu các tài liệu liên quan đến môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp tiểu học; các tài liệu liên quan đến kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học. Từ đó, hệ thống hoá cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phân tích lịch sử - logic: để tổng quan và xây dựng hệ thống kinh nghiệm và quan điểm khoa học làm điểm tựa cho tiến trình và logic tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp khái quát hóa: để xác định những khái niệm công cụ và quan niệm, định hướng phương pháp luận nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: để phân tích kinh nghiệm giáo dục tiểu học ở địa phương - Phương pháp điều tra: được tiến hành bằng các kỹ thuật bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học tại 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên 4
- Phong, tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: Trường tiểu học thị trấn Chờ số 1; Trường tiểu học Đông Phong; Trường tiểu học Tam Giang về các nội dung sau: + Thực trạng nhận thức của các CBQL, GV về vai trò của môn TNXH bậc tiểu học + Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn TNXH + Thực trạng thực hiện nội dung kiến thức môn TNXH + Thực trạng thực hiện yêu cầu kỹ năng quan sát của học sinh trong môn TNXH + Thực trạng thực hiện quy trình tổ chức dạy học môn tự nhiên và xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học + Thực trạng kết quả RLKNQS trong dạy học môn TNXH cho HS tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - Phương pháp quan sát: quan sát thực tế quá trình tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học tại 4 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh để phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Đồng thời, tác giả tiến hành quan sát kỹ năng quan sát của học sinh tại 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: Trường tiểu học thị trấn Chờ số 1; Trường tiểu học Đông Phong; Trường tiểu học Tam Giang. - Phương pháp phỏng vấn: được tiến hành để phỏng vấn các đối tượng điều tra nhằm làm rõ thực trạng tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học tại 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê - Phương pháp so sánh, đối chiếu: được dùng để so sánh các quan điểm, quan niệm khác nhau liên quan đến nội dung nghiên cứu; so sánh, đối chiếu kết quả khảo sát sau thực nghiệm. Tác giả sử dụng phần mềm excel để hỗ trợ xử lý dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài. 5
- 8. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Danh mục từ viết tắt, Danh mục bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh ở các trường tiểu học Chương 2: Biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Nhiều tác giả quan tâm, đề cao vai trò của QS, cho rằng QS là nguồn gốc của mọi tri thức, là con đường quan trọng để nhận thức thế giới khách quan. Các đại diện tiêu biểu như: J.A. Komenxki, X.I.Kixegof, Petxtalôgi, K.D.Uxinxki, E. I. Rôgov, L. A. Vengher, G. A.Uruntaeva, Billman.J; M. N. Skatkin, M. A. Đanilôp, P. B. Exipốp. Các tác giả. J.J Rutxo, Petxtalogi coi QS là một phương pháp dạy học hữu hiệu, QS được thể hiện thông qua “nguyên tắc vàng” - dạy học trực quan - QS là phương tiện quan trọng để kích thích tính tích cực và phát triển tư duy cho các em. Các tác giả đều cho rằng, lời nói không đi trước sự vật, muốn nắm bắt được sự vật, hiện tượng một cách vững chắc phải cho trẻ nhìn, nghe, sờ, ngửi bằng tất cả các giác quan của mình. Vấn đề QS cũng được bàn đến trong những nghiên cứu của N.Đ. Levitop, P. A. Rudich, A.A. Xmirnop, Bogoxlopki, V. I. Loginova, P. G. Xamorukova, Kym Iving, MarkG, Bredekamp S, Lay- Dopyera M and Dopyera J, Gae G. & Marlyn J, Ded A. & Abbe K, Betty R, Leonie A, Beecher B, Dockett S, Farmer S, Death E, v.v... Các kết quả nghiên cứu đề cập tới phương pháp QS nói chung và QS của trẻ Mầm non nói riêng [4] Trong các nghiên cứu của M.Goorki, Lỗ Tấn A.Xâytlin, Alếcxêi Tônxtôi, Gôgôn (và các nhà văn uy tín của thế giới) đều cho rằng QS là vô cùng quan trọng, QS là phương pháp đầu tiên, có tính chất khởi đầu trong các phương pháp tìm tài liệu, coi QS là công cụ để tìm kiếm tư liệu trong sáng tác văn chương để tạo nên các áng văn chương bất hủ. 7
- Lỗ Tấn khuyên chúng ta cần QS thật nhiều và khi QS thì hết sức chú ý, hết sức tập trung và phải QS toàn diện. A.Xâytlin (Nga) chú trọng tới sự “tự QS” của mỗi con người, ông chỉ ra rằng chú ý của con người có vai trò cao trong khi QS, ông nói “sự chú ý là tiền đề dẫn tới việc tự QS; là tiền đề tất yếu để QS”. Alếcxêi Tônxtôi nói rằng: “Cần tập cho mình biết QS. Phải thích công việc này”. Các tác giả Frederick Crews (Mỹ), X.L Rubinstein và B.M Cheplov (Nga) quan tâm tới QS ở góc độ tri giác, điểm nhìn. Họ cho rằng điểm nhìn được thể hiện đồng thời ở 2 khía cạnh: điểm nhìn và thái độ. Cùng quan tâm tới vấn đề này, nhóm các tác giả Pháp trong cuốn “Tiếng Pháp văn học và thực hành quyển 3” (Literature et pratique du francais 3e) chỉ ra rằng có 3 loại điểm nhìn: điểm nhìn bên ngoài (người viết nhìn đối tượng từ bên ngoài); điểm nhìn bên trong (người viết như hiểu được tâm trạng của đối tượng); và điểm nhìn thấu suốt (người viết như hiểu biết tường tận mọi chi tiết về sự vật, đối tượng). V.V Bogoxlopxki và B.G Ananhev, L.X Vưgốtxki nghiên cứu về QS trong mối liên hệ với ngôn ngữ, chỉ ra rằng QS là một hoạt động tâm lí phức tạp trong đó tri giác, tư duy và ngôn ngữ liên kết lại trong một hành động trí tuệ thống nhất và toàn vẹn. Tác giả Gary D. Borich trong tài liệu “Kỹ năng quan sát để giảng dạy hiệu quả” giới thiệu cách học cách quan sát trong tám lĩnh vực: môi trường học tập, quản lý lớp học, sự rõ ràng của bài học, sự đa dạng trong giảng dạy, định hướng nhiệm vụ, sự tham gia của học sinh, sự thành công của học sinh và các quá trình suy nghĩ cao hơn. Tám lĩnh vực này đã được các nhà nghiên cứu tìm thấy có liên quan đến kết quả nhận thức, xã hội và cảm xúc mong muốn ở người học. Cuốn sách này cũng hướng dẫn người học cách quyết định những gì cần quan sát, cách quan sát hiệu quả và hiệu quả trong lớp học, và cách áp dụng những gì HS đã học được thông qua quan sát để phát triển như một phản xạ [5]. 8
- Derek Denby với bài báo khoa học “Kỹ năng quan sát” [8] tác giả đã lí giải và làm rõ vấn đề “Làm thế nào để phát triển kỹ năng quan sát của học sinh trong thí nghiệm hóa học”. Bài báo đã đưa ra các chứng minh nói về tầm quan trọng của quan sát: Việc quan sát đĩa nuôi cấy của Alexander Fleming đã dẫn đến sự phát triển của thuốc kháng sinh. Cuộc điều tra về một loại keo của Spencer Silver và Arthur Fry đã giới thiệu cho tất cả chúng ta về những tờ giấy dán. Việc quan sát một vạch không giải thích được trong quang phổ mặt trời trong một lần nguyệt thực đã xác định heli là một nguyên tố mới. Hình ảnh trên các tấm ảnh của Henri Becquerel đã khiến Marie Curie nghĩ đến một từ mới - phóng xạ. Mỗi quan sát này đều có kết quả có sự ảnh hưởng sâu sắc. Từ đó nhắc nhở học sinh về tầm quan trọng của việc quan sát của học sinh trong thực hành hóa học. 1.1.2. Ở Việt Nam Các tác giả như Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Tú Nam trong các nghiên cứu và kinh nghiệm của mình, đã đề cập tới QS ở khía cạnh ý thức của con người khi tham gia QS, kinh nghiệm và cách thức QS khoa học, cách ghi chép hiệu quả. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong mục “Đãi cát tìm vàng” đã thông qua câu chuyện cuộc sống và sáng tác của mình nói với các bạn trẻ lời khuyên chí tình, ông viết: “Nói đến viết văn, ai cũng bảo muốn viết văn phải QS. Đúng vậy! Nhưng QS thế nào? Theo tôi, không phải QS bằng mắt mà bằng tấm lòng”. Nói về ý thức khi QS, Tô Hoài cho rằng: “thói quen mài rũa cái nhìn, cái nghe, cái nghĩ, đó là công việc bắt sức óc phải chăm chú tìm tòi, đổi mới, lọc lõi đến tận chi tiết cho phong phú”. Tác giả còn cung cấp cho bạn đọc cách thức QS: “QS không phải chỉ là đứng ngắm mà QS bắt ta hòa mình vào cuộc sống”. Nếu như người nào luôn “chỉ quanh quẩn gặm nhấm dăm ba suy nghĩ đã có sẵn trong sách, trong đầu, không chịu tiếp xúc và tìm hiểu đời sống, không thể có cái gì mới để viết ra được.”. Và cách QS hiệu quả là: “phải thấy ra nét chính, thấy những tính riêng, moi móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề"... 9
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Trí cho rằng: "QS là sự vận dụng các giác quan để xem xét, nhận biết sự vật và hiện tượng nào đó”. Tác giả cũng chỉ ra cho mọi người thấy được việc QS không quá khó “Đây là một khả năng mà mọi người có thể luyện tập, trau dồi để trở nên thành thạo”, đồng thời tác giả đề cao vai trò của liên tưởng, tưởng tượng; tác giả chỉ ra cho người đọc thấy “Khi QS và hồi tưởng, người QS thường từ những điều mình QS được, nhớ tới hình ảnh này, hình ảnh khác tương tự. Đó là quá trình tưởng tượng, liên tưởng. Nhờ tưởng tượng, liên tưởng phong phú, táo bạo, mới mẻ, người QS sẽ có nhận xét cụ thể, có tác động đến người đọc”. Các tác giả Nguyễn Quý Thanh - Nguyễn Công Khanh, nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang, tác giả Trần Trọng Thủy đề cập tới QS trong tâm lí học và chú ý nghiên cứu QS qua đặc điểm của tri giác và năng lực nhìn. Nguyễn Quý Thanh - Nguyễn Công Khanh nói rằng “QS là quá trình tri giác (mắt thấy, tai nghe) và ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá đối tượng". Nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang cho chúng ta thấy QS ở khía cạnh khác. Theo các tác giả ,“Hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là QS làm cho tri giác của con người khác xa tri giác của con vật”. Các tác giả còn đề cập tới năng lực QS và các điều kiện cần thiết để QS đạt kết quả tốt nhất. KNQS cũng đã được một số tác giả quan tâm, nghiên cứu: Trần Thị Tố Oanh trong các nghiên cứu của mình đã đề cập tới vấn đề đặc điểm KNQS của HS TH. Bài viết đi sâu phân tích về nội dung KNQS của HSTH, các đặc điểm KNQS bao gồm: bản chất của QS, các kiểu QS, cấu trúc KNQS; đặc điểm HSTH, chủ thể của đối tượng QS. Cùng quan tâm tới KNQS, Trịnh Thị Xim đề cập tới việc nghiên cứu KNQS của sinh viên Cao đẳng Sư phạm ngành giáo dục Mầm non trong giáo dục trẻ Mầm 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn