intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm. Điều tra thực trạng dạy học hoạt động trải nghiệm ở 03 trường THPT trên địa bàn huyện Võ Nhai: trường THPT Hoàng Quốc Việt, trường THPT Trần Phú và trường THPT Võ Nhai. Thiết kế 04 chủ đề dạy học phần Sinh học Vi sinh vật lớp 10 bằng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ BIÊN THÙY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ BIÊN THÙY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT Ngành: LL&PPDH bộ môn Sinh học Mã số: 8 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Văn Hưng THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Văn Hưng. Các tài liệu trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kì công trình khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả Hoàng Thị Biên Thùy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Văn Hưng - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau Đại học, khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu. Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường THPT Hoàng Quốc Việt đã hợp tác nhiệt tình, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân đã luôn tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Hoàng Thị Biên Thùy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..........................................................................vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 4 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học................................................... 4 5. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề ............................................. 5 7. Những đóng góp mới của đề tài..................................................................... 7 8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................... 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu HĐTN ...................................................................... 8 1.1.1. Trên thế giới............................................................................................. 8 1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 12 1.2. Cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm ................................................ 15 1.2.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................... 15 1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 25 1.3.1. Thực trạng việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên Sinh học ở các trường THPT ......................................................... 25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 30 Chương 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT .............................. 31 2.1. Cấu trúc nội dung phần Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10) ................. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.2. Nội dung các chủ đề hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần Sinh học vi sinh vật................................................ 33 2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế các HĐTN............................................. 35 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế các HĐTN.............................................................. 35 2.3.2. Quy trình thiết kế các HĐTN................................................................. 35 2.4. Thiết kế một số kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần Sinh học vi sinh vật................................................ 36 2.5. Xác định chỉ số đối với yêu cầu cần đạt của HĐTN ............................. 67 2.5.1. Chỉ số về phẩm chất và năng lực chung mà HĐTN cần đạt được ...... 67 2.5.2. Chỉ số về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HĐTN ................... 68 2.5.3. Tiêu chí đánh giá HS thông qua các HĐTN .......................................... 70 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 74 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................... 75 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 75 3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 75 3.3. Đối tượng thực nghiệm .......................................................................... 75 3.4. Thời điểm thực nghiệm sư phạm ........................................................... 76 3.5. Phương pháp thực nghiệm ..................................................................... 76 3.5.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 76 3.5.2. Kiểm tra thực nghiệm ............................................................................ 76 3.6. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 76 3.6.1. Phân tích kết quả bài kiểm tra của HS ................................................... 76 3.6.2. Phân thích kết quả đánh giá năng lực của HS ....................................... 82 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 90 1. Kết luận ........................................................................................................ 90 2. Kiến nghị...................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 91 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 GDĐT Giáo dục đào tạo 2 GDPT Giáo dục phổ thông 3 GV Giáo viên 4 HĐTN Hoạt động trải nghiệm 5 HS Học sinh 6 KN Kĩ năng 7 NL Năng lực 8 PPDH Phương pháp dạy học 9 THPT Trung học phổ thông 10 TN Thực nghiệm 11 TNSP Thực nghiệm sư phạm 12 VK Vi khuẩn 13 VSV Vi sinh vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả điều tra GV về HĐTN ............................................................. 26 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về HĐTN ............................................................ 27 Bảng 1.3. Kết quả điều tra HS về HĐTN .............................................................. 29 Bảng 2.1. Các HĐTN cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần Sinh học VSV .... 33 Bảng 2.2. Chỉ số về phẩm chất và năng lực chung mà HĐTN cần đạt ................. 67 Bảng 2.3. Chỉ số về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HĐTN ................... 68 Bảng 2.4. Đánh giá kĩ năng HĐTN của HS........................................................... 71 Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá việc tổ chức rèn luyện năng lực lập kế hoạch học tập thông qua các HĐTN....................................................................... 72 Bảng 2.6. Đánh giá việc tổ chức rèn luyện năng lực xây dựng kế hoạch học tập cho HS thông qua HĐTN ................................................................ 72 Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá việc tổ chức rèn luyện năng lực lập kế hoạch thông qua HĐTN ................................................................................... 73 Bảng 2.8. Đánh giá việc tổ chức rèn luyện năng lực thực hiện kế hoạch thông qua HĐTN ............................................................................................. 73 Bảng 2.9. Các mức độ đạt được của các năng lực nghiên cứu .............................. 74 Bảng 3.1. Bảng thông tin về các lớp thực nghiệm trường THPT Hoàng Quốc Việt ..... 76 Bảng 3.2. Đánh giá việc tổ chức rèn luyện năng lực lập kế hoạch học tập thông qua các HĐTN ....................................................................................... 77 Bảng 3.3. Bảng tần số xuất hiện điểm kiểm tra của các đợt TN ........................... 81 Bảng 3.4. Bảng tần suất xuất hiện điểm kiểm tra của các đợt TN ........................ 81 Bảng 3.5. Bảng tiêu chí đánh giá các kĩ năng hoạt động nhóm ............................ 82 Bảng 3.6. Bảng kết quả đánh giá năng lực HS lần TN 1 ....................................... 83 Bảng 3.7. Bảng kết quả đánh giá năng lực HS lần TN 2 ....................................... 83 Bảng 3.8. Bảng kết quả đánh giá năng lực HS lần TN 3 ....................................... 84 Bảng 3.9. Bảng kết quả đánh giá năng lực HS lần TN 4 ....................................... 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1. Chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb ..................................... 23 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện các mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua bốn lần TN ........... 79 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện các mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua bốn lần TN ........... 79 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện các mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua bốn lần TN ........... 80 Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện tần xuất điểm của các đợt TN .................................... 82 Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện kết quả TN của các lớp. ............................................. 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng bước được khẳng định trong các văn kiện đại hội Đảng, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định “đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống” [1]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [9]. Trên cơ sở xác định đúng mục tiêu đổi mới giáo dục thì việc tiếp theo là “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng và phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm sáng tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [9]. Hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học, phương thức tiếp cận nội dung của học sinh (HS) cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí giáo dục. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” [26]. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [22]. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo “định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới” [22]. Thực hiện định hướng đổi mới, chương trình giáo dục ở nhà trường phổ thông cần có những thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục, kiểm tra đánh giá. “Các phương pháp và hình thức dạy học được áp dụng nhằm tích cực hóa hoạt động của người học. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành, được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng” [7]. 1.2. Xuất phát từ đặc điểm nội dung phần Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10) Sinh học là một trong những môn khoa học tự nhiên mang tính thực nghiệm cao. Nội dung phần Sinh học Vi sinh vật có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn. Các kiến thức về “chuyển hóa vật chất và năng lượng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật; Quá trình sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật; Sự nhân lên của virus” (SGK Sinh học 10) sẽ là cơ sở để các em HS vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn liên qua đến đời sống, biết bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường. Theo đó, GV Sinh học phải thiết kế các hoạt động học tập và có phương pháp dạy học phù hợp nhằm tăng hứng thú học tập của HS, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, khám phá cái mới lạ nhưng rất gần gũi trong cuộc sống ở xung quanh các em HS. 1.3. Xuất phát từ thực trạng hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) cùng với các môn học khác được coi là một phương pháp học của HS, làm tăng giá trị cho bản thân người học. “Đó là một quá trình, trong đó chủ thể - học sinh - trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng, học sinh tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh” [20]. “Các hoạt động học trải nghiệm nếu được tổ chức tốt sẽ dạy cho học sinh các kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo động lực học tập tích cực, tăng sự quan tâm của học sinh trong việc học. Tổ chức học trải nghiệm trong các môn khoa học nói chung và Sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển năng lực của học sinh đồng thời còn là cơ hội để các em rèn luyện, tích lũy thêm các kỹ năng sống, có điều kiện hơn để phát triển đầy đủ cả đức - trí - thể - mỹ” [33]. HĐTN “giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới” [30]. Tuy nhiên, hiện nay, HĐTN ở trường trường trung học phổ thông (THPT) chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Phần lớn GV chỉ biết đến HĐTN thông qua tự tìm hiểu, tham khảo mà chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên môn. Một số ít GV đã biết đến và áp dụng HĐTN trong quá trình giảng dạy nhưng mới áp dụng ở mức độ thấp. Một số các em HS hiện nay còn chưa thực sự biết đến và chưa hứng thú với các HĐTN ở trường THPT. Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: - Hoạt động học: Hiện nay các tài liệu, sách, báo nói về HĐTN, đang có sẵn ở nhà trường còn ít; Các trang thiết bị phục vụ cho HĐTN như: Loa, đài, máy chiếu, các dụng cụ thực hành... còn hạn chế. Trong các bài thực hành, các em HS chỉ thực hiện đúng theo quy trình thực hành trong sách giáo khoa cung cấp mà chưa có sự tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới có liên quan đến nội dung bài thực hành đó. Trong các giờ lí thuyết, chủ yếu là các em HS chỉ nắm được nội dung lí thuyết của bài học, phần vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế. Các sản phẩm chế biến theo phương pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. truyền thống như: rượu, tương, muối dưa, muối cà... ngày càng ít, số lượng các cơ sở sản xuất các sản phẩm truyền thống cũng giảm vì đa số các sản phẩm này đã được sản xuất theo quy mô công nghiệp, giá thành rẻ hơn rất nhiều. Các thế hệ trẻ hiện nay phụ thuộc nhiều quá vào các phương tiện điện tử như điện thoại, máy tính, ti vi mà chưa coi trọng việc rèn luyện các kĩ năng (KN) mềm, các kinh nghiệm sống hoặc các sáng tạo từ kiến thức trong sách giáo khoa để có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. - Hoạt động dạy: Chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể quy trình HĐTN cho GV và HS. Các cơ sở vật chất: nhà đa năng, sân khấu và phương tiện đi lại ở các trường ở khu vực miền núi còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu của HĐTN. Trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, HĐTN là một vấn đề cấp bách, cho nên tôi muốn nghiên cứu về HĐTN, thiết kế các giáo án trải nghiệm phần Sinh học Vi sinh vật bằng hình thức đa dạng hóa các HĐTN, làm tư liệu cho các giáo viên khác tham khảo nâng cao nghề nghiệp. Với xu thế xã hội và thực tiễn đặt ra như trên, cùng với sự mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học ở trường phổ thông chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Thiết kế được một số chủ đề HĐTN cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật. - Thiết kế được kế hoạch tổ chức dạy học 04 chủ đề HĐTN cho học sinh lớp 10 trong dạy học Sinh học Vi sinh vật. - Tổ chức được các HĐTN đó theo kế hoạch đã thiết kế. - Đánh giá hiệu quả sư phạm qua các hoạt động trải nghiệm đó theo kế hoạch đã thiết kế. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu HĐTN trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật ở lớp 10 THPT. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10 THPT. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. - Tại sao phải thiết kế các HĐTN cho HS lớp 10 trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật? - Tổ chức đa dạng hóa HĐTN thông qua các chủ đề học tập phần Sinh học Vi sinh vật bằng cách nào? - Nếu tôi thiết kế được các HĐTN cho HS lớp 10 trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật sẽ đem lại hiệu quả học tập nào? - Các HĐTN này có tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển năng lực của HS? 4.2. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và tổ chức được HĐTN cho HS lớp 10 trong dạy học “phần ba. Sinh học Vi sinh vật” thì sẽ kích thích hứng thú học tập phát huy tính sáng tạo, nâng cao khả năng tự học của học sinh và là nguồn tư liệu cho dạy học. 5. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của thiết kế và tổ chức HĐTN; - Điều tra thực trạng dạy học hoạt động trải nghiệm ở 03 trường THPT trên địa bàn huyện Võ Nhai: trường THPT Hoàng Quốc Việt, trường THPT Trần Phú và trường THPT Võ Nhai; - Nghiên cứu thiết kế quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật cho HS lớp 10 THPT; - Thiết kế 04 chủ đề dạy học phần Sinh học Vi sinh vật lớp 10 bằng tổ chức HĐTN; - Tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức HĐTN, qua đó khẳng định tính khả thi của đề tài. 6. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước về những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay làm cơ sở lựa chọn đề tài. Nghiên cứu các tài liệu về HĐTN, về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xác định cơ sở khoa học của đề tài. Nghiên cứu các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về Sinh học Vi sinh vật và các kiến thức ứng dụng công nghệ vi sinh. 6.2. Phương pháp chuyên gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia phương pháp dạy học, giáo dục học và GV dạy bộ môn Sinh học và một số các môn học khác ở một số trường THPT về: - Quy trình thiết kế đề tài khoa học và quy trình dạy học bằng tổ chức các HĐTN cho học sinh trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật; - Hệ thống chủ đề HĐTN đưa vào dạy học phần Sinh học Vi sinh vật; - Hệ thống các tiêu chí, công cụ để đánh giá năng lực của GV cho HS thông qua HĐTN; - Một số nội dung điều tra thực trạng dạy học phần Sinh học Vi sinh vật trong các trường THPT hiện nay làm cơ sở định hướng nghiên cứu; - Trao đổi và lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý và GV trường THPT về những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai xây dựng và giảng dạy các chủ đề HĐTN trong môn Sinh học. 6.3. Phương pháp điều tra thực trạng Khảo sát tình hình thực tế tổ chức HĐTN trong dạy học ở các trường: Trường THPT Hoàng Quốc Việt, trường THPT Trần Phú và trường THPT Võ Nhai thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng phiếu điều tra trên 75 GV đang giảng dạy ở 03 trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trường THPT Hoàng Quốc Việt, trường THPT Trần Phú và trường THPT Võ Nhai), tiến hành điều tra bằng bảng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu về nhận thức của HV về: 1) Bản chất và vai trò của dạy học HĐTN; 2) Vai trò của HĐTN trong hình thành và phát triển năng lực HS; 3) Mức độ hiểu biết của GV về phương pháp tổ chức HĐTN; 4) Mức độ rèn luyện năng lực chung và năng lực chuyên biệt của GV cho HS thông qua HĐTN; 5) Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng rèn luyện năng lực chung và năng lực chuyên biệt của GV cho HS trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật. 6.4. Phương pháp thực nghiệm - Chọn 06 lớp thuộc khối 10 trường THPT Hoàng Quốc Việt - Võ Nhai - Thái Nguyên để dạy thực nghiệm. Bởi vì, khu vực huyện Võ Nhai - Thái Nguyên thuộc khu vực có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn. Ngoài giờ học lí thuyết trên lớp, các em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. HS còn phải tham gia rất nhiều các hoạt động lao động sản xuất để phụ giúp bố mẹ về kinh tế. - Phương pháp tiến hành thực nghiệm: mô hình Trước & Sau cho cùng 6 lớp/1 trường; - Phương án thực nghiệm được thiết kế là để đánh giá sự phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt cùng một đối tượng trước, trong và sau khi hoạt động trải nghiệm trong dạy học theo hướng dạy học phát triển năng lực. 6.5. Phương pháp thống kê toán học Thống kê, mô tả và phân tích các kết quả TNSP thu được bằng phần mềm Excel, các tham số thống kê toán học đặc trưng, từ đó đưa ra các kết luận khoa học. 7. Những đóng góp mới của đề tài - Làm sáng tỏ được cơ sở lí luận, thực tiễn của thiết kế và tổ chức HĐTN. - Thiết kế được một số chủ đề HĐTN cho học sinh lớp 10 phần Sinh học Vi sinh vật. - Kết quả luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình giảng dạy và học tập môn Sinh học 10 ở trường THPT. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần “Mở đầu”, phần “Kết luận”, các danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, sơ đồ, bảng biểu, phần “Nội dung” có cấu trúc như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2. Thiết kế và tổ chức dạy học một số HĐTN trong dạy học Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10 - THPT). Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. Kết luận và khuyến nghị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lịch sử nghiên cứu HĐTN Vấn đề HĐTN không phải là vấn đề mới với nhiều nước trên thế giới, nhưng với Việt Nam vấn đề này mới được nghiên cứu nhiều trong mấy năm gần đây. 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, khẳng định tầm quan trọng của giáo dục toàn diện, Rabơle (1494- 1553) nhà giáo dục thời kỳ Phục hưng đã nhấn mạnh việc tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức trải nghiệm sáng tạo “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí đức, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày” [8]. Rutxo - nhà tư tưởng người Pháp trong cuốn “Những cơ sở lí luận của việc dạy học” tập 1 (1971) đẫ viết “Đồ vật, đồ vật - hãy đưa ra đồ vật. Tôi không ngừng nhắc đi, nhắc lại rằng chúng ta lạm dụng quá mức lời nói. Bằng cách giảng dạy ba hoa, chúng ta chỉ tạo nên những con người ba hoa” [3]. Như vậy, Rutxo đã đề cao các hoạt động thực hành, thực nghiệm bởi nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục trí tuệ và nhân cách cho HS. Isma’il Al - Qabbami (1898 - 1963), nhà cải cách giáo dục tiên phong của Ai Cập đã đưa chủ nghĩa thực dụng (do Jone Dewey - người Mỹ khởi sướng) đến với nhân dân Ai Cập và áp dụng nó rất thành công, đó là: “sử dụng phương pháp giảng dạy theo nguyên tắc học đi đôi với hành, tăng khả năng quan sát, nhận thức, phân tích và đánh giá”,“Phát triển tinh thần tự do, khuyến khích dân chủ, tự định hướng và tôn trọng lẫn nhau giữa các trẻ, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo” [13]. Theo chúng tôi phương pháp này ngược với phương pháp truyền thống “đọc, viết, nghe và đọc”. Giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người Mĩ, John Dewey, với tác phẩm “Kinh nghiệm và Giáo dục” đã chỉ ra “hạn chế của giáo dục nhà trường và đưa ra quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục”. Với triết lí giáo dục đề cao vai trò của kinh nghiệm, Dewey cũng chỉ ra rằng, “những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối người học và những kiến thức được học với thực tiễn” [11]. Kolb (1984) cũng đưa ra một lí thuyết về “học từ trải nghiệm” theo đó, “học là một quá trình trong đó kiến thức của người học được tạo ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; nghĩa là, bản chất của hoạt động học là quá trình trải nghiệm” [33]. Những kinh nghiệm này giúp tác giả định hình rõ hơn về bản chất của hoạt động học là quá trình trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực; chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống… mà tác giả có thể nêu ra một số ví dụ điển hình như: Singapore: “Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…” [17]. Netherlands: “Thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những học sinh có những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp. Học sinh gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của mình vào trang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi học sinh nhận được khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình…” [17]. Vương quốc Anh: “Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…” [17]. Ở nước Anh và nhiều nước phát triển, giáo dục không chỉ phó thác cho mình nhà trường. Rất nhiều tổ chức, cá nhân, xã hội đều chung tay góp sức và cùng chia sẻ sứ mệnh nặng nề mà vinh quang ấy. Một trong những trung tâm giáo dục trải nghiệm được rất nhiều học sinh tham gia là Trung tâm Widehorizon (tạm dịch: Chân trời rộng mở). Thành lập 2004, “Chân trời rộng mở như là niềm hy vọng của giáo dục ngoài trời trong đó có dạy học phiêu lưu - mạo hiểm (Adventure Learning). Trung tâm này vốn là sáng kiến của các khu Greenwich và Lewisham thuộc thành phố London, sau mở rộng ra nhiều vùng khác” [30]. Tầm nhìn hay sứ mạng của tổ chức này đơn giản là: “Chúng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều có cơ hội trải nghiệm những tri thức về phiêu lưu-mạo hiểm như là một phần được giáo dục trong cuộc đời chúng”. Tầm nhìn ấy bắt đầu từ một hiện thực mà họ cho là khó tin rằng: Hơn 50% trẻ con của nước Anh chưa bao giờ biết nông thôn, miền quê là gì; riêng London con số này là 35%. Cứ 10 đứa trẻ ở Thủ đô nước Anh thì có tới 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. em sống trong đói nghèo và luôn có nhu cầu được đến những địa điểm ngoài trời an toàn với giá thấp. Việc rất nhiều trẻ em chưa biết nông thôn là gì cùng với sự giảm sút đáng kể cơ hội giáo dục thông qua các cuộc tổ chức thăm quan cho trẻ con ở các nhà trường phổ thông là nguyên nhân của sự lo lắng về tương lai của trẻ nhỏ, về quyền được kết nối với thiên nhiên giảm sút và vô số các lợi ích khác liên quan đến giáo dục ngoài trời. Những người sáng lập ra Chân trời rộng mở khẳng định: “việc đi thăm các miền quê và trải nghiệm giáo dục ngoài trời là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển lành mạnh của trẻ và học tập về phiêu lưu - mạo hiểm là một chất xúc tác mạnh mẽ cho điều đó. Những khóa học và hoạt động phiêu lưu - mạo hiểm sẽ làm cho học sinh hứng thú, kích thích, vui vẻ, giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu và học tập tốt hơn” [30]. Hàng loạt các hoạt động ngoài trời cho tất cả các lứa tuổi học đường, từ tổ chức trải nghiệm thiên nhiên cho HS Tiểu học đến các hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm cho học sinh thanh, thiếu niên. Nhiều hoạt động liên kết với các chủ đề của chương trình và phù hợp với mục đích, đối tượng học tập. Chẳng hạn,“liên quan đến môn khoa học là việc quan sát: thú lớn và thú nhỏ; dầm mình xuống ao hồ; môi trường sống, vực đá, đầm lầy siêu khí hậu... Liên quan đến môn Địa lý là các khái niệm bờ biển, sông ngòi, sự trái ngược của các hướng; địa mạo học... Liên quan đến môn nghệ thuật như làm báo, đồ gốm, môi trường nghệ thuật... Liên quan đến giáo dục thể chất là môn chạy định hướng, khám phá đường đua... Liên quan đến lịch sử như các triều đại Victory, WWII, khám phá của tôi... Liên quan đến thiết kế công nghệ là việc xây cất nhà cửa, những kĩ năng sinh tồn... Trong đó học phiêu lưu - mạo hiểm với các nội dung như: kayaking, bắn cung, leo dây thừng; xe đạp núi, leo trèo và cắm trại...” [30]. Phiêu lưu, mạo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong học tập và phát triển của con trẻ. Với một số người, phiêu lưu, mạo hiểm có thể trở thành một bí quyết học tập. Một học sinh tâm sự: “Học tập với cây bút và cuốn vở luôn là công việc nặng nhọc với tôi; nhưng tôi đã tìm thấy sự nhẹ nhàng trong học tập khi cùng một lúc liên hệ với những kinh nghiệm mạo hiểm và buồn cười” (Rob Jarvis) (dẫn theo [17]). Vai trò, tính hữu ích của các hoạt động ngoài trời và phiêu lưu - mạo hiểm đã được khẳng định rất rõ. Một nghiên cứu mới công bố gần đây chỉ ra rằng cần mở rộng các tri thức hữu ích cho trẻ em thông qua môi trường bên ngoài: “Các hoạt động học tập ngoài trời ví dụ như học ở vườn trường, công viên địa phương, thăm nông trại và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. các khu dân cư, sẽ làm cho các môn học chính giàu có thêm và giúp cho HS hứng thú học tập hơn”. Hussain Shefaar, một giáo viên dạy lớp 5 trường Tiểu học Cayley nhận xét: “Nhiều trẻ em đã vượt qua được những rào cản cá nhân và tất cả mọi HS đều tăng thêm lòng tự tin. Những kĩ năng làm việc nhóm của trẻ là rất tuyệt vời và điều đó đã mang lại cho các em cách nhìn quan trọng về sự trợ giúp của bạn bè cùng trang lứa trong tất cả các hoạt động”. Trong dạy học hiện đại, lớp học không thể là không gian sáng tạo cho tất cả mọi người; không gian cảm hứng thực sự chỉ có thể là môi trường tự nhiên với một số người; với một số khác có thể sử dụng phiêu lưu, mạo hiểm để bổ sung và mở rộng tri thức của họ. Theo Chân trời rộng mở, “những lợi ích của học tập phiêu lưu - mạo hiểm là xa rộng và lâu dài. Những kinh nghiệm trực tiếp là rất khó quên và là công cụ để phát triển sức khỏe cường tráng. Bởi vì những gì làm trực tiếp bằng tay bao giờ cũng là phương pháp học tập tốt nhất. Với hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, trẻ con là trung tâm, rất vui vẻ; do vậy chúng không thể quên được” [30]. Một trung tâm Chân trời rộng mở cần có đầy đủ các phương tiện để tổ chức được các hoạt động ngoài trời, hoạt động trải nghiệm và phiêu lưu - mạo hiểm. Đây là thông tin của Trung tâm chân trời rộng mở về môi trường ở London: “Phương tiện: Phòng học; vườn/công viên; bếp; nơi đỗ xe; sân chơi; thiết bị đo thời tiết; địa điểm tạo khu hoang dã (wildlife site). Các hoạt động trải nghiệm: Muông thú; nghệ thuật và thiết kế; trường học về rừng; môi trường sống; các loại thú nhỏ; định hướng và bản đồ; cây cỏ; thu gom vật liệu phế thải; đá và đất; các mùa; tri giác và cảm giác; nghề xây dựng...” [30]. Đức: “Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình.” [17]. Nhật Bản: “Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo”…” [17]. Hàn Quốc: “Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến con người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo. Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển công dân toàn cầu có suy nghĩ sáng tạo. Cùng với hoạt động dạy học các môn học, HĐTN là một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2