intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

49
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài mô tả và đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn TP. HCM, đánh giá thực trạng nhận thức, quan điểm, cách thức tổ chức/thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi, kết quả của việc giáo dục này. Thiết kế phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi; chứng minh tính khả thi của việc ứng dụng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ CHÍ MINH Lê Thị Châu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO GIÁO DỤC KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾT CÓ Ý NGHĨA CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ CHÍ MINH Lê Thị Châu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO GIÁO DỤC KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾT CÓ Ý NGHĨA CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Lê Thị Châu
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ thầy cô, nhà trường, gia đình, cơ quan và bạn bè. Thông qua luận văn, tác giả muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến: - TS. Nguyễn Thị Hồng Phượng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh LV. - Cô Phan Thị Như Lưu – Hiệu trường trường MN Chim Cánh Cụt (Quận 7) cùng toàn thể giáo viên nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và tổ chức thử nghiệm. - Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Gia đình, đặc biệt là chồng, mẹ đã luôn động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất để tác giả có thời gian nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. - Những người bạn thân thiết, đặc biệt là nhóm Teen ++ đã luôn bên cạnh và hỗ trợ tinh thần để tác giả có động lực thực hiện tốt phương án thử nghiệm. Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2019 Tác giả Lê Thị Châu
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO GIÁO DỤC KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾT CÓ Ý NGHĨA CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI............... 8 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................... 8 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ em ......................................................................................................... 8 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước ......................................................................... 16 1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài ................................................................... 20 1.2.1. Giáo dục kỹ năng ..................................................................................... 20 1.2.2. Tiền đọc viết – kỹ năng tiền đọc viết ....................................................... 21 1.2.3. Giáo dục có ý nghĩa ................................................................................. 22 1.3. Đặc điểm phát triển kỹ năng tiền đọc viết của trẻ 4 – 5 tuổi.......................... 23 1.3.1. Đặc điểm phát triển kỹ năng tiền đọc của trẻ 4 – 5 tuổi.............................. 23 1.4. Quan điểm giáo dục trẻ của mô hình Reggio Emilia ..................................... 24 1.4.1. Lịch sử phát triển của mô hình Reggio Emilia ........................................ 24 1.4.2. Giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo mô hình Reggio Emilia.................................................................... 34 1.5. Các nguyên tắc và điều kiện ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi.......................... 36 1.5.1. Các nguyên tắc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ............................... 36
  6. 1.5.2. Điều kiện ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ........................................ 39 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 43 Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................................................... 44 2.1. Khái quát về điều tra thực trạng ..................................................................... 44 2.1.1. Địa bàn khảo sát ....................................................................................... 44 2.1.2. Mục đích khảo sát ................................................................................... 44 2.1.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 45 2.1.5. Đối tượng và thời gian khảo sát ............................................................... 49 2.2. Phân tích kết quả điều tra thực trạng ............................................................. 49 2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVMN về những KN tiền đọc viết và tính có ý nghĩa trong GD tiền đọc viết cho trẻ MG sau 4 tuổi, về những kỹ năng đọc viết thực thụ của độ tuổi học sinh Tiểu học ........................ 49 2.2.2. Kiến thức của GVMN về mô hình Reggio Emilia................................... 56 2.2.3. Quan điểm của CBQL về vấn đề GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi .............................................................................. 58 2.2.4. Thực trạng tổ chức và thực hiện các HĐ GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi tại một số trường MN hiện nay........................................ 70 2.2.5. Thực trạng nhận thức của PH về việc GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi .......................................................................................... 91 2.2.6. Khả năng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở một số trường MN ................. 104 Chương 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO GIÁO DỤC KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾT CÓ Ý NGHĨA CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI .............................................................................. 112 3.1. Bối cảnh thử nghiệm .................................................................................... 112
  7. 3.2. Định hướng xây dựng phương án thử nghiệm mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ 4 – 5 tuổi ................................ 114 3.2.1. Mục đích phương án thử nghiệm ........................................................... 114 3.2.2. Cơ sở định hướng xây dựng phương án thử nghiệm ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ 4 – 5 tuổi ...................................................................................................... 115 3.2.3. Đề xuất phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ...................................... 116 3.3. Tổ chức thử nghiệm phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi................................ 120 3.3.1. Chuẩn bị đồ dùng, học cụ và vật liệu ..................................................... 121 3.3.2. Quan sát lớp học và xây dựng xưởng nghệ thuật................................... 123 3.3.3. Thiết kế môi trường đọc viết trong/ ngoài lớp học ................................ 124 3.3.4. Trẻ trò chuyện với chuyên gia và khám phá các đồ dùng, học cụ, vật liệu trong môi trường đọc viết đã thiết kế ............................................. 125 3.3.5. Chọn dự án, thiết lập mạng nội dung, mạng hoạt động và lập kế hoạch cho trẻ khám phá dự án ............................................................... 126 3.3.6. Khám phá, tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng tiền đọc viết xoay quanh dự án tại xưởng nghệ thuật ................................................ 132 3.4. Đánh giá phương án thử nghiệm .................................................................. 135 3.4.1. Phương pháp đánh giá phương án thử nghiệm ...................................... 135 3.4.2. Đánh giá phương án thử nghiệm............................................................ 136 3.4.3. Những thành công và hạn chế của phương án thử nghiệm .................... 147 3.4.4. Hiệu quả và khả thi của phương án thử nghiệm .................................... 148 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 150 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 156 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Chữ viết tắt Cán bộ quản lý : CBQL Giáo viên mầm non : GVMN Chương trình : CT Giáo dục mầm non : GDMN Phụ huynh : PH Giáo dục và Đào tạo : GD&ĐT Làm quen chữ viết : LQCV Bồi dưỡng thường xuyên : BDTX Việt Nam : VN Giáo dục : GD Kỹ năng : KN Tiền đọc viết : TĐV Mẫu giáo : MG Hoạt động : HĐ Nguyên vật liệu : NVL Thành phố Hồ Chí Minh : TP HCM
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy trình đánh giá Portfolios.............................................................. 33 Bảng 2.1. Thang đánh giá các mức độ khảo sát .................................................. 48 Bảng 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học tự nhiên để GDKN tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi ................................................................... 55 Bảng 2.3. Sự hiểu biết của giáo viên mầm non về mô hình Reggio Emilia ....... 57 Bảng 2.4. Tình trạng GVMN thực hiện việc dạy KN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo đánh giá của CBQL và GVMN ........................... 60 Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL về khả năng dạy học tự nhiên về tiền đọc viết của GV mẫu giáo (sau 3 tuổi) trong trường MN ................................ 63 Bảng 2.6. Những hoạt động thường xuyên được tiến hành ở các lớp MG của trường để GD tiền đọc viết có ý nghĩa ................................................ 67 Bảng 2.7. Khảo sát về tần suất tổ chức các HĐ GDKN tiền đọc viết ................. 71 Bảng 2.8. Nguyên nhân dẫn đến việc một số GVMN khó tổ chức thường xuyên các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ................. 72 Bảng 2.9. Mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi .......................................................................... 74 Bảng 2.10. Hình thức thường xuyên sử dụng dạy KN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ 4 – 5 tuổi theo ý kiến của CBQL và GVMN .......................... 78 Bảng 2.11. Nguyên tắc để tổ chức môi trường HĐ làm quen với đọc viết cho trẻ.................................................................................................. 81 Bảng 2.12. Tần suất GV tổ chức các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ............................................................................................. 83 Bảng 2.13. Khả năng thực hiện đủ các nội dung yêu cầu của chương trình GDMN về GD kiến thức, kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi ..... 85 Bảng 2.14. Những điều kiện cần hỗ trợ trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với đọc viết của chương trình GDMN ................................................ 87 Bảng 2.15. Quan điểm của GVMN về những mong đợi của PH trong việc dạy trẻ 4 – 5 tuổi học chữ .......................................................................... 89
  10. Bảng 2.16. Những hình thức tuyên truyền hoặc tư vấn PH về GD tiền đọc viết của nhà trường .................................................................................... 90 Bảng 2.17. Mong muốn của PH trong việc dạy trẻ MG 4 – 5 tuổi học chữ ......... 95 Bảng 2.18. Ý kiến của PH về việc cho trẻ MG 4 – 5 tuổi “làm quen với đọc, viết” ............................................................................................. 96 Bảng 2.19. Đánh giá của PH về những KN tiền đọc viết của trẻ .......................... 97 Bảng 2.20. Đánh giá của PH về mức độ sử dụng các biện pháp cho trẻ MG 4 – 5 tuổi làm quen với đọc viết ............................................................ 98 Bảng 2.21. Ý kiến của PH về tiêu chí chọn sách cho trẻ .................................... 100 Bảng 2.22. Thực trạng cho trẻ “học thêm” về chữ ngoài trường MN................. 102 Bảng 3.1. Các đồ dùng, học cụ và vật liệu cần chuẩn bị ................................... 122 Bảng 3.2. Các đồ dùng, học cụ và vật liệu được thay thế - tận dụng ................ 123 Bảng 3.3. Những điều trẻ biết và muốn biết về Cây ......................................... 128 Bảng 3.4. Mạng hoạt động dự án Cây ............................................................... 129
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Quan điểm của GV về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết .. 51 Biểu đồ 2.2. Quan điểm của PH về độ tuổi có thể cho trẻ làm quen với đọc viết... 92 Biểu đồ 2.3. Mức độ quan tâm của PH đến việc tổ chức HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN ................................................... 94 Biểu đồ 2.4. Đánh giá về sự tin tưởng của phụ huynh cho rằng trẻ 4 – 5 tuổi cần học sớm về tiền đọc viết ................................................................... 102
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục kỹ năng tiền đọc viết là một trong những nội dung không thể thiếu trong chương trình GDMN cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với đọc viết là cơ sở quan trọng để hình thành kỹ năng đọc viết, đồng thời góp phần tích cực giúp trẻ thích ứng với việc học tập nói chung ở trường phổ thông – một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình học tập của trẻ về sau. Biết đọc viết sẽ giúp trẻ có cảm nhận sâu sắc hơn, hình thành thói quen tự học, tự suy nghĩ. Huygo cho rằng, “Sách vở là phương tiện cải tạo linh hồn. Nó cần thiết cho con người ở chỗ nó là chất nuôi dưỡng nguồn sáng” (Phùng Đức Toàn, 2009) Hiện nay, vấn đề giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ lứa tuổi mầm non có thể bắt đầu từ lứa tuổi nhà trẻ, được các nhà giáo dục bàn đến như: Glenn Doman - nhà giáo dục nổi tiếng ở Mỹ với cuốn sách có tựa đề “Dạy trẻ biết đọc sớm”. Ông cho rằng trẻ sẽ tập đọc trước khi tập nói, trẻ sẽ được ghi nhớ chữ viết, tự tổng hợp cách ghép vần và phiên âm một cách vô thức thông qua môi trường kích thích và phương thức tác động giáo dục của người lớn. Tác giả Phùng Đức Toàn với Phương án 0 tuổi cho rằng giai đoạn sơ sinh là thời kỳ học chữ lý tưởng nhất. Với quan điểm này, ông đưa ra rất nhiều phương pháp để giúp trẻ học chữ như qua môi trường sống, qua trò chơi. Ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) nói riêng, phần lớn các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường mầm non do cô tổ chức chưa gây hứng thú cho trẻ, trẻ ít hiểu được ý nghĩa của từ dù do chính trẻ đọc hay viết ra, trẻ không được học đọc viết trong hoạt động, tình huống có ý nghĩa. Và không những thế, có những trường MN cô giáo không quan tâm đến hoạt động làm quen với đọc viết cho trẻ 4 – 5 tuổi. Hơn thế nữa, chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam còn giới hạn về giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ. Vì vậy, có một câu hỏi đặt ra đó là: làm thế nào để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN một cách có ý nghĩa
  13. 2 và tạo hứng thú nhằm giúp trẻ làm quen với đọc viết? Chúng ta có nên đổi mới cách dạy học để giúp trẻ phát huy tiềm năng học tập của mình? Xuất phát từ câu hỏi này, chúng tôi quan tâm đặc biệt đến mô hình giáo dục Reggio Emilia do nhà tâm lý học người Italya, Loris Malaguzzi (1920 – 1994) phát triển và đang được ứng dụng rộng rãi. Triết lý Reggio Emilia bắt nguồn từ niềm tin cho rằng mỗi trẻ đều có một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có. Theo đó, trẻ chính là nhân vật khởi xướng việc học của mình. Các nhà giáo dục Reggio Emilia cho rằng đọc và viết là những công cụ mà trẻ em sử dụng để chia sẻ ý tưởng, hợp tác hướng tới các mục đích, thể hiện cảm xúc và về cơ bản kết nối với những người khác. Một người thực sự “biết chữ” không chỉ biết cách đọc và viết mà còn có thể sử dụng những kỹ năng đó để làm những việc này. Khi trẻ em xem việc đọc và viết như một công cụ hữu ích chứ không chỉ là một bài tập để học mà trẻ buộc phải làm, trẻ cần được học hỏi nhiều hơn và học tập sẽ diễn ra hiệu quả hơn. Việc học tập của trẻ qua mô hình Reggio Emilia là thông qua các trò chơi, đa dạng học liệu và cách học có ý nghĩa trong thiên nhiên hay trong đời sống thường ngày, trẻ được học một cách rất tự nhiên. Hơn thế nữa, trẻ hầu như tự khám phá thông qua quan sát, giải thích, phân tích và được cơ hội chia sẻ cùng nhau mọi thứ đã được trải nghiệm. Từ những gì tích lũy được, trẻ có thể sáng tạo ra những điều mới lạ thú vị một cách đầy bất ngờ. Cũng như trong quá trình giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ, nếu các nhà giáo dục tích hợp chữ vào cuộc sống hàng ngày của trẻ, cho trẻ được tự khám phá với những gì có trong môi trường đó thì kỹ năng tiền đọc viết của trẻ được phát triển một cách có ý nghĩa hơn. Nhìn thấy được những nét đặc sắc của việc giáo dục phát triển kỹ năng đọc viết có ý nghĩa cho trẻ trong mô hình Reggio Emilia, tôi mong muốn được tiếp cận và ứng dụng cách thức mà các nhà giáo dục Reggio thực hiện. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài “Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là ứng dụng mô hình Reggio Emilia nhằm nâng cao tính
  14. 3 có ý nghĩa vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 - 5 tuổi. 3. Giới hạn đề tài 3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về: - Mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi và việc ứng dụng mô hình này (đặc biệt là các phương pháp tổ chức, phương pháp giáo dục). 3.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu - Việc khảo sát thực trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi dựa vào hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết được tiến hành ở 9 trường MN, cụ thể là: Trường MN 19/5 – Quận 1, Trường MN Rạng Đông 11a – Quận 6, Trường MN Chim Cánh Cụt – Quận 7, Trường MN Hoa Phượng – Quận 8, Trường MN Ngôi Sao Nhí – Quận 12, Trường MN Tuổi Xanh – Tân Bình, Trường MN Bông Sen – Tân Phú, Trường MN Tân Hòa – Huyện Hóc Môn, Trường MN Tây Bắc – Huyện Củ Chi. - Thử nghiệm sư phạm được tổ chức tại 1 lớp 4 – 5 tuổi của Trường Mầm non Chim Cánh Cụt – Quận 7 – TP. HCM. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Các nguyên tắc và phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nếu: Xác định được phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia hiệu quả vào hoạt động đọc viết của trẻ. Thì: Nâng cao được tính có ý nghĩa của kỹ năng tiền đọc viết của trẻ MG 4 – 5 tuổi.
  15. 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết 4 nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. - Xác định thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non và tìm hiểu khả năng ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. - Thiết kế phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào hoạt động đọc viết nhằm nâng cao tính có ý nghĩa của trẻ MG 4 – 5 tuổi. - Tổ chức thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của việc thử nghiệm ứng dụng này. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tổng hợp và đánh giá các tài liệu trong và ngoài nước về: - Nghiên cứu lý thuyết các vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: cụ thể là các khái niệm công cụ của đề tài, quan điểm giáo dục trẻ của mô hình Reggio Emilia, các nguyên tắc và chương trình giáo dục phát triển kỹ năng đọc viết cho trẻ em của phương pháp Reggio Emilia; các nguyên tắc và điều kiện ứng dụng, các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc giáo dục này. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phương pháp quan sát sư phạm - Quan sát dự giờ hoạt động dạy trẻ MG 4 - 5 tuổi kỹ năng tiền đọc viết tại một số trường mầm non. Việc quan sát nhằm ghi nhận: a) Cách giáo viên tiếp cận tổ chức và thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. b) Khả năng ứng dụng giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi theo mô hỉnh Reggio Emilia (kết hợp phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo viên có liên quan và phương pháp phỏng vấn GV, BGH) - Trong quá trình quan sát chúng tôi lưu lại bằng các ghi chép, hình ảnh.
  16. 5  Phương pháp điều tra - Sử dụng phiếu điều tra (14 câu) bằng bảng hỏi trên Cán bộ quản lý. Kết quả khảo sát CBQL với mục đích tìm hiểu: + Tìm hiểu quan điểm của CBQL về vấn đề GDKN tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi + Mức độ quan tâm của CBQL trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động GDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường MN + Những thuận lợi – khó khăn trong công tác quản lý GVMN khi ứng dụng chương trình BDTX có liên quan đến kiến thức và kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG. - Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi (20 câu) trên giáo viên mầm non đang phụ trách lớp 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát GVMN ở các trường mầm non khác nhau với mục đích tìm hiểu: + Nhận thức của GVMN về những KN tiền đọc viết ở trẻ MG sau 4 tuổi và trẻ học Tiểu học + Thực trạng việc tổ chức và thực hiện các HĐGDKN tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi tại một số trường MN hiện nay. + Quan điểm của giáo viên mầm non về giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. - Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi (9 câu) trên phụ huynh (PH) có con học lớp MG 4 – 5 tuổi tại 3 trường MN (Trường MN Ngôi Sao Nhí – Quận 12, Trường MN Chim Cánh Cụt – Quận 7, Trường MN Hoa Phượng – Quận 8) với mục đích: + Tìm hiểu nhận thức của PH về việc cho trẻ MG 4 – 5 tuổi làm quen với đọc viết. + Tìm hiểu về các biện pháp mà PH sử dụng để giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở nhà.  Phương pháp phỏng vấn - Phỏng vấn 2 cán bộ quản lý trường MN (1 Hiệu trưởng, 1 Hiệu phó chuyên môn) và 2 giáo viên mầm non của trường chúng tôi tổ chức thử nghiệm để tìm hiểu
  17. 6 sâu về nhận thức dạy học có ý nghĩa nói chung, cách thức - những thuận lợi - khó khăn trong tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết mà họ đã tiến hành trên trẻ MG 4 – 5 tuổi.  Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo viên Nghiên cứu kế hoạch giáo dục tháng, tuần và một số giáo án, cũng như kế hoạch vui chơi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong hồ sơ của giáo viên dạy lớp MG 4 – 5 tuổi để đánh giá GV có thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ theo Chương trình giáo dục MN 2017 của Bộ GD&ĐT không, có tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ hay không, tần suất tổ chức các hoạt động.  Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của trẻ Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của trẻ như sách/truyện/thiệp do trẻ làm, các bài tập làm quen chữ cái, ký hiệu trẻ tự tạo ra cho riêng mình, các sản phẩm hoạt động ở các góc…để xác định kỹ năng cũng như mức độ tích cực, hứng thú của trẻ khi tham gia HĐ làm quen với đọc viết. Việc tổng hợp kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo viên, cũng như phương pháp nghiên cứu sản phẩm của trẻ giúp chúng tôi có cái nhìn xác thực về giáo dục kỹ năng đọc viết cho trẻ tại các trường mầm non, cách tổ chức hoạt động, sự hiểu biết của giáo viên và cơ hội - khả năng ứng dụng. 7.3. Phương pháp thử nghiệm Kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của phương án thử nghiệm mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. 7.4. Phương pháp toán thống kê Phương pháp toán học được sử dụng để xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu. Cụ thể là sử dụng các công thức toán học để xử lý và phân tích các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu và xuất trình các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị mô tả kết quả nghiên cứu.
  18. 7 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Đóng góp về lý luận Hệ thống hóa và lý luận về hướng tiếp cận giáo dục trẻ MG 4 – 5 tuổi các kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa của mô hình Reggio Emilia. Đề xuất và thử nghiệm phương án ứng dụng mô hình giáo dục này dựa trên cơ sở các nguyên tắc ứng dụng và các điều kiện tổ chức, điều kiện thực hiện nhiệm vụ GD này trên trẻ ở TP. HCM, trong điều kiện của trường mầm non Việt Nam. 8.2. Đóng góp về thực tiễn Mô tả và đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn TP. HCM, đánh giá thực trạng nhận thức, quan điểm, cách thức tổ chức/thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi, kết quả của việc giáo dục này. Thiết kế phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi; chứng minh tính khả thi của việc ứng dụng này. 9. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 3 phần: - Phần 1: Phần mở đầu - Phần 2: Phần nội dung: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở một số trường MN tại TP. Hồ Chí Minh. Chương 3: Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào giáo dục kỹ năng tiền đọc viết có ý nghĩa cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. - Phần 3: Phần kết luận và kiến nghị sư phạm.
  19. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO GIÁO DỤC KỸ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾT CÓ Ý NGHĨA CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về giáo dục kỹ năng tiền đọc viết cho trẻ em Trong lịch sử giáo dục học trẻ em, việc nghiên cứu vấn đề cho trẻ làm quen với đọc viết chiếm vị trí đáng kể. Chiều dài lịch sử nghiên cứu liên quan tới vấn đề này cho thấy sự phân biệt và kết nối giữa hai nhiệm vụ giáo dục phát triển tiền đọc - viết; đó là: - Nhiệm vụ giáo dục chuẩn bị những kỹ năng tiền đọc viết. - Nhiệm vụ giáo dục phát triển những kỹ năng đọc và viết. Liên quan đến hai vấn đề này phải kể đến các nghiên cứu sau đây: Những nghiên cứu vấn đề dạy đọc – viết ở trẻ em Quan điểm về sự cần thiết có giai đoạn sẵn sàng cho việc học đọc - viết Morphett & Washburne (1931) khẳng định 6.5 tuổi là thời điểm cho kết quả tốt nhất để trẻ học đọc, viết thực thụ. Vì ở độ tuổi này, bộ máy phát âm đã hoàn thiện, trẻ phát âm rõ ràng, chính xác hơn. Hơn nữa hệ xương, hệ cơ, vận động tinh của trẻ phát triển; vốn từ, ngữ pháp tăng vọt; trẻ tích lũy được vốn sống, vốn kinh nghiệm. Nhìn chung, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc học chữ. Tương tự, King (1955), Green & Simmons (1962), Cartơ (1956) đều đưa ra quan điểm: trẻ em trước 6 tuổi không thể tập đọc vần thành thục vì thế không nên cho trẻ học đọc – viết trước khi học lớp Một. Gesell (1920 – 1950), tin rằng phát triển là kết quả của sự thuần thục, trẻ cần có thời gian để được trang bị kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, người lớn phải cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trẻ. Bằng cách người lớn hãy tạo ra một môi trường đầy ấn phẩm để trẻ có thể tắm mình trong “chữ viết”. Đó là một góc đọc sách hay một góc thư viện ở gia đình – trường mầm non.
  20. 9 Hall, Robvich & Ramig (1979) xác định 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học đọc viết của trẻ: thể lực, tri giác, nhận thức, xúc cảm, tình cảm, môi trường và kinh nghiệm. Trẻ phải sẵn sàng về thể chất để có vận động tinh cầm bút và điều khiển khi viết đường nét, về tri giác để có thể phân biệt chữ viết và âm thanh, sẵn sàng về nhận thức ngôn ngữ để có thể hiểu, nghe, nói thành thạo, có khả năng thích ứng với môi trường mới, đặc biệt là trẻ phải có những kinh nghiệm về đọc, viết. Quan điểm này đã gây nên nhiều tranh cãi nhưng khái niệm về độ chuẩn bị đọc vẫn được sử dụng trong một thời gian dài và cho tới nay thì độ tuổi bắt đầu học đọc, viết chính thức ở trường phổ thông phổ biến nhất là 6. Quan điểm về “tiền đọc, viết” sớm Trái chiều với quan điểm trên đây, là quan điểm có thể và nên cho trẻ học đọc, viết sớm hơn 6 tuổi. M. Clay (1966) là người đầu tiên sử dụng khái niệm tiền đọc, viết (emergent literacy). Đọc, viết của trẻ mầm non được thể hiện tự do theo kinh nghiệm phù hợp và sự tương tác với người lớn. Clay cũng cho rằng khả năng học chữ thực thụ không chỉ là đọc hiểu đơn giản mà cần phải biết quy trình đọc, hiểu chức năng của chữ viết, biết sử dụng sách. Cụ thể hơn, theo M. Clay, khái niệm tiền đọc, viết dùng để mô tả hành vi của trẻ khi chúng sử dụng sách và tài liệu, dụng cụ đọc, viết để bắt chước các hoạt động đọc và viết mặc dù trẻ thực sự không thể đọc, viết theo cách thông thường. Ilana Zeiler (1992) đã dẫn ra quan điểm của Shirley Brice - Heath rằng “biết đọc biết viết” là khi ký tự được đề cập tới bằng ý nghĩa. Đối với trẻ nhỏ, “biết đọc biết viết” bao hàm chữ viết, đọc, những hành động như đọc khi đang có sách trong tay. Đồng ý với quan điểm này, Ilana Zeiler cho rằng giáo viên không dạy trẻ em thành người đọc, mà chính trẻ em “làm cho mình thành người đọc”, như vậy công việc của người lớn là làm những hành động mẫu cho việc đọc. Ilana Zeiler quan sát thấy rằng khi đứa trẻ bắt đầu phát triển thành người đọc (tác giả này nhấn mạnh để phân biệt: không phải học đọc, mà là “thành người đọc”) thì trẻ em sử dụng hai chiến lược khác nhau - đó là: (1) Trẻ bắt đầu nắm được ý nghĩa từ tranh ảnh trong sách hoặc từ sự lắng nghe người lớn đọc trang viết của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2