intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

75
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ mầm non

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Thùy Dung ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GÓC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẦM NON LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thị Thùy Dung ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GÓC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẦM NON Chuyên ngành: Giáo dục học (Mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Võ Thị Thùy Dung
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ thầy cô, nhà trường, gia đình, cơ quan và bạn bè. Thông qua luận văn, tác giả muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến: - TS. Phan Thị Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. - Cô Lê Thị Hòa – Hiệu Trưởng trường Mầm Non 6, quận 3 cùng tập thể giáo viên nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và tổ chức thử nghiệm. - Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Gia đình, đặc biệt là chồng, mẹ đã luôn động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất và chăm sóc con nhỏ để tác giả có thời gian nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. - Những người bạn thân thiết, đặc biệt là nhóm ABC đã luôn bên cạnh và hỗ trợ tinh thần để tác giả có động lực thực hiện tốt phương án thử nghiệm. Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2016 Tác giả Võ Thị Thùy Dung
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CHO TRẺ MẦM NON …………………………………… ...………7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 7 1.2. Môi trường học tập và góc nghệ thuật trong trường mầm non ........................... 15 1.2.1. Môi trường học tập ................................................................................... 15 1.2.2. Góc nghệ thuật .......................................................................................... 18 1.3. Thiết kế và sử dụng môi trường vật chất trong mô hình Reggio Emilia ............. 22 1.3.1. Lịch sử phát triển của mô hình Reggio Emilia .......................................... 22 1.3.2. Triết lý giáo dục của Reggio Emilia .......................................................... 22 1.3.3. Thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật trong mô hình Reggio Emilia ............. 27 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG GÓC NGHỆ THUẬT Ở LỚP 3-4 TUỔI VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG REGGIO EMILIA ................................................................. 33 2.1. Khảo sát về thực trạng thiết kế và sử dụng môi trường học tập cho trẻ hiện nay và thực trạng ứng dụng Reggio Emilia. ........................................................ 33 2.1.1. Đôi nét về địa bàn khảo sát. ....................................................................... 33 2.1.2. Mục tiêu của khảo sát. ............................................................................... 34
  6. 2.1.3. Cách thức khảo sát. .................................................................................... 34 2.2. Kết quả khảo sát.................................................................................................. 40 2.3. Thuận lợi và khó khăn của việc ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào xây dựng môi trường học tập cho trẻ .................................................................. 54 2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 54 2.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 55 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VẬN DỤNG REGGIO EMILIA VÀO XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG GÓC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI .................................................................................................... 59 3.1. Bối cảnh thử nghiệm ........................................................................................... 59 3.2. Định hướng xây dựng phương án thử nghiệm ứng dụng mô hình giáo dục Reggio Emilia vào xây dựng góc nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tại trường Mầm Non 6, Quận 3 ................................................................................. 62 3.2.1. Mục đích phương án thử nghiệm ............................................................... 62 3.2.2. Định hướng xây dựng phương án thử nghiệm ............................................ 62 3.3. Tổ chức thử nghiệm phương án ứng dụng mô hình giáo dục Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật tại hai lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: BamBoo và Teddy .............................................................................................. 65 3.3.1. Chuẩn bị đồ dùng, học cụ và vật liệu ....................................................... 66 3.3.2. Quan sát hai lớp, chọn vị trí phù hợp và tiến hành sắp đặt góc nghệ thuật ........................................................................................................... 67 3.3.3. Trẻ tiếp xúc cùng chuyên gia và khám phá các đồ dùng, học cụ, vật liệu tại góc nghệ thuật ................................................................................ 70 3.3.4. Chọn chủ đề, xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động và bổ sung vật liệu vào môi trường vật chất tại góc nghệ thuật ..................................... 73 3.3.5. Khám phá, khai thác góc nghệ thuật xoay quanh chủ đề ............................ 82
  7. 3.4. Đánh giá phương án thử nghiệm. ........................................................................ 89 3.4.1.Phương pháp đánh giá phương án thử nghiệm ............................................ 89 3.3.2. Đánh giá phương án thử nghiệm ................................................................ 90 3.3.3. Những thành công và hạn chế của phương án thử nghiệm ....................... 112 3.3.4. Hiệu quả và khả thi của phương án thử nghiệm ....................................... 113 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 119 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 122
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Nguyên vật liệu mở: NVLM Vật liệu thiên nhiên: VLTN Môi trường học tập: MTHT Giáo viên mầm non: GVMN
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các trường, độ tuổi và nội dung quan sát ………………………. 35 Bảng 2.2: Tóm tắt điều kiện vật chất thành tích các trường mầm non tham gia nghiên cứu và mục tiêu bảng hỏi ………………………………………….36 Bảng 2.3: Tóm tắt về đối tượng phỏng vấn và nội dung phỏng vấn …………………39 Bảng 2.5: Xếp thứ tự mức độ các đồ dùng, học cụ và NVLM, VLTN sắp đặt tại góc nghệ thuật ………………………...………………………..............41 Bảng 2.7: Mức độ hoạt động nghệ thuật của trẻ tại góc nghệ thuật ………………….45 Bảng 2.8: Hình thức hoạt động của trẻ tại góc nghệ thuật theo nhận định của giáo viên mầm non hiện nay ……………………………………….……...47 Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên về hứng thú của trẻ khi hoạt động tại góc nghê thuật …………………………………………………………………49 Bảng 2.10: Mức độ tương tác của giáo viên với trẻ trong quá trình trẻ hoạt động tại góc nghệ thuật ……………………………………………..……..50 Bảng 2.11: Đánh giá của giáo viên về hiệu quả sử dụng đồ dùng, học cụ và các vật liệu trong góc nghệ thuật tại lớp ………………………………….51 Bảng 2.12: Sự hiểu biết của giáo viên mầm non về mô hình Reggio Emilia ……….. 52 Bảng 2.13: Tìm hiểu ứng dụng về thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật theo mô hình giáo dục Reggio Emilia …………………………………………53
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.4: Nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của MTVC ……........40 Biểu đồ 2.6: Tự đánh giá của giáo viên về mức độ thích hợp của cách sắp đặt NVL tại góc nghệ thuật ………………….……….44
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các nhà giáo dục nhận định rằng môi trường học tập (MTHT) rất quan trọng đối với trẻ mầm non và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ. Để trẻ thật sự được thể hiện đầy đủ những kinh nghiệm bản thân và làm giàu nhận thức của trẻ thì trẻ cần có sự thoải mái trong hoạt động, tìm tòi, khám phá trong MTHT phù hợp với trẻ. Phù hợp ở đây nghĩa là phù hợp về vật chất và tinh thần. MTHT phải được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất hỗ trợ cho quá trình hoạt động của trẻ, mời gọi trẻ khám phá và trẻ mang một tâm lý tự nguyện, hứng thú và mong muốn tham gia vào hoạt động. Hiện nay, đa số các trường mầm non xây dựng môi trường học tập cho trẻ còn nhiều bất cập. Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nhiều vấn đề còn tồn tại trong “Rút kinh nghiệm về thực hiện chương trình giáo dục mầm non”. Trong đó, vấn đề thiết kế và sử dụng MTHT cho trẻ mầm non được đề cập. Việc thiết kế MTHT chưa tạo được sự hấp dẫn đối với trẻ, chưa tác động đến khả năng hứng thú và tự nguyện tham gia hoạt động của trẻ. Vấn đề này càng được nhìn rõ hơn ở góc tạo hình, giáo viên đã sắp đặt rất nhiều nguyên vật liệu, màu sáp, màu nước, đất nặn nhưng sự sắp xếp các nguyên vật liệu và học cụ chưa mời gọi trẻ tham gia. Từ đó, đồ dùng, học cụ và các nguyên vật liệu mở (NVLM) được sắp đặt tại góc tạo hình trẻ rất ít sử dụng, sản phẩm mà trẻ tự tạo ra từ khả năng sáng tạo rất ít và khu vực trưng bày sản phẩm tạo hình của trẻ vẫn còn mờ nhạt, chưa phong phú về hình thức và chưa thường xuyên được thay đổi [15]. Reggio Emilia là một mô hình giáo dục nổi tiếng xuất phát từ Ý từ những năm 1960 và đang được ứng dụng mạnh mẽ tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, New Zealand, Úc, Hàn Quốc… Đây là một mô hình đã và đang có thiết kế môi trường đặc sắc và sử dụng hiệu quả. Các nhà giáo dục Reggio Emilia tin tưởng vào khả năng của đứa trẻ, với quan điểm “Đứa trẻ có hàng trăm ngôn ngữ” để thể hiện khả năng, trẻ có thể và khám phá được môi trường xung quanh trẻ. Trẻ chính là nhân vật chính trong quá trình nhận thức của mình. Vì thế, họ giáo dục trẻ bằng cách xây dựng cho trẻ một MTHT đầy sự kích thích, kêu gọi trẻ, để trẻ tình nguyện tham gia vào môi trường này một cách hứng thú, khuyến khích trẻ trải nghiệm thời gian khám phá và giải quyết vấn đề. MTHT
  12. 2 dành cho trẻ phải đẹp cả bên trong lớp và ngoài lớp, mang thiên nhiên vào cả lớp học của trẻ. Đặc biệt góc nghệ thuật trong mô hình Regigo Emilia là một nét đặc trưng của mô hình này, bất cứ nơi nào trong lớp học Reggio Emilia chúng ta cũng nhìn thấy được sự ẩn chứa nghệ thuật của trẻ. Lớp học Reggio còn có cả một “xưởng nghệ thuật” riêng dành cho trẻ. Trong xưởng nghệ thuật này trẻ thỏa sức được tự do sáng tạo và thật sự tích cực, hứng thú tham gia để thể hiện bản thân mình [21]. Nhìn thấy được những nét độc đáo của việc thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật trong mô hình Reggio Emilia chúng tôi mong muốn được tiếp cận và vận dụng cách thức mà các nhà giáo dục Reggio Emilia thực hiện. Đó chính là lý do đề tài “Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ mầm non” được thiết lập. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục. 3. Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ ở trường mầm non. 4. Khách thể nghiên cứu Vấn đề xây dựng môi trường học tập cho trẻ tại trường mầm non. 5. Giả thuyết nghiên cứu Lý luận dạy học hiện đại nói chung và lý luận dạy học mầm non nói riêng đều nhấn mạnh sự cần thiết cho trẻ được học một cách tích cực, học qua trải nghiệm của chính mình và tương tác với một MTHT tốt sẽ thúc đẩy hứng thú và các trải nghiệm học tập của trẻ. Chúng tôi cho rằng cách thức xây dựng và sử dụng MTHT của Reggio Emilia nói chung và góc nghệ thuật nói riêng có nhiều ưu việt và có thể phần nào ứng dụng vào thực tế các trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng học tập của trẻ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu giải quyết 3 nhiệm vụ như sau:
  13. 3 - Tìm hiểu về mô hình dạy học Reggio Emilia nói chung và cách thức xây dựng và sử dụng môi trường học tập trong mô hình này nói riêng. - Tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng ứng dụng Reggio Emilia. - Xây dựng và thử nghiệm phương án vận dụng Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ 3 – 4 tuổi. 7. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ và thực trạng ứng dụng Reggio Emilia tại một số trường mầm non công lập và tư thực / quốc tế tại quận 3 (Nội thành thành phố Hồ Chí Minh). Chúng tôi không đủ thời gian để thiết kế và thử nghiệm toàn bộ môi trường hoạt động trong lớp học theo mô hình Reggio Emilia nên đề tài giới hạn việc vận dụng Reggio Emilia vào góc nghệ thuật cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường Mầm Non 6, quận 3. 8. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu lý luận Tổng hợp và đánh giá các tài liệu trong và ngoài nước về: - Tầm quan trọng của môi trường đối với việc học tập của trẻ mầm non; - Mô hình giáo dục mầm non Reggio Emilia; - Cách thức xây dựng và sử dụng môi trường vật chất, đặc biệt là góc nghệ thuật của mô hình Reggio Emilia.  Phương pháp tìm hiểu thực trạng Mục tiêu của tìm hiểu thực trạng: - Đánh giá của giáo viên mầm non (GVMN) và cán bộ quản lí (CBQL) về tầm quan trọng của môi trường vật chất (MTVC) đối với việc học tập của trẻ, đặc biệt là góc nghệ thuật. - Thực trạng thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật ở các trường mầm non hiện nay; - Hiểu biết của GVMN về mô hình Reggio Emilia và thực trạng ứng dụng vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật. Để thu thập số liệu về thực trạng chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp sau:
  14. 4  Quan sát Chúng tôi quan sát góc nghệ thuật tại 6 lớp có trẻ ở độ tuổi 3 – 4 tuổi tại 6 trường mầm non chất lượng cao mà chúng tôi phát bảng hỏi khi điều tra thực trạng. Trong quá trình quan sát chúng tôi lưu lại bằng notes, hình ảnh và clip về hoạt động của trẻ để phân tích được tại các trường mầm non trên có hay không có góc nghệ thuật dành cho trẻ hoạt động. Nếu có, chúng tôi sẽ đánh giá cách họ thiết kế như thế nào, có phù hợp với trẻ hay không, có an toàn, thẩm mĩ, mời gọi trẻ hoạt động hay không. Ngoài ra, chúng tôi còn chú ý đến việc trẻ sử dụng góc nghệ thuật ra sao, việc trẻ sử dụng đó có khai thác được tiềm năng của trẻ hay không.  Bảng hỏi Bảng hỏi được phát cho 60 GVMN tại 6 trường mầm non thuộc quận 3, trong đó có 3 trường công lập (Mầm Non A, mầm non H.M, mầm non TT7) và 3 trường tư thục/quốc tế chất lượng cao ( Mầm non BOSG, KC, GK). Đề tài chọn các trường mầm non trên để đánh giá được thực trạng thiết kế, sử dụng MTVC và những hiểu biết của GVMN về mô hình Reggio Emilia được chính xác và thiết thực nhất. Điều đó giúp chúng tôi biết được cụ thể thực trạng ở các trường tại quận 3 có chất lượng cao và có thể xây dựng phương án vận dụng mô hình Reggio Emilia vào xây dựng và sử dụng góc nghệ thuật đạt hiệu quả cao nhất.  Phỏng vấn Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2 Hiệu trưởng, 2 Hiệu phó chuyên môn và 2 giáo viên của trường chúng tôi tổ chức thực nghiệm và trường đã ứng dụng mô hình Reggio Emilia nhằm giúp chúng tôi có được chính xác hơn những câu trả lời chưa được trả lời trong bảng hỏi. Điều đó giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan, xác thực về MTHT tại các loại hình trường mầm non khác nhau, cách họ xây dựng MTHT, sự hiểu biết của giáo viên trực tiếp đứng lớp về mô hình Reggio Emilia và khả năng ứng dụng xây dựng môi trường học tập tại lớp nói chung và góc nghệ thuật nói riêng.  Xử lí số liệu điều tra thực trạng
  15. 5 Sau khi tổ chức điều tra thực trạng chúng tôi sử dụng phần mềm exel để xử lí kết quả điều tra của bảng hỏi, về quan sát và phỏng vấn chúng tôi sử dụng phương pháp định tính để phân tích hình ảnh, notes, clip hoạt động, đoạn thu âm đã có nhằm có được kết quả đáng tin cậy nhất.  Phương pháp thử nghiệm Chúng tôi tiến hành thử nghiệm việc thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật theo mô hình Reggio Emilia tại 2 lớp mầm non dành cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường Mầm Non 6, quận 3. Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau để đánh giá kết quả thử nghiệm:  Phương pháp quan sát Chúng tôi quan sát quá trình trẻ hoạt động tại góc nghệ thuật để thu thập hình ảnh, đoạn phim trong quá trình trẻ tham gia hoạt động. Cách thức này hỗ trợ chúng tôi trong vấn đề lưu trữ thông tin tại góc nghệ thuật.  Phương pháp đánh giá bằng portfolio Portfolio: chúng tôi lập hồ sơ gồm: - Hình ảnh góc nghệ thuật đã được thiết kế như thế nào? - Trẻ đã sử dụng góc nghệ thuật ra sao, các hoạt động của trẻ ở góc nghệ thuật trong thời gian thử nghiệm, tương tác giữa trẻ và môi trường vật chất, giữa trẻ và trẻ, giữa giáo viên và trẻ (hình ảnh, đoạn phim ngắn, mẩu đàm thoại, các sản phẩm của trẻ).  Phương pháp phỏng vấn sâu Chúng tôi phỏng vấn sâu đối với Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường thử nghiệm và 4 giáo viên của hai lớp tổ chức thực nghiệm về hiệu quả và tính khả thi của ứng dụng Reggio Emilia vào xây dựng và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ 3-4 tuổi.  Xử lí số liệu kết quả thực nghiệm Portfolio và kết quả phỏng vấn sẽ được đọc kĩ và phân tích theo các chủ đề sau: thành công và hạn chế (nếu có) của phương án đã xây dựng, tính hiệu quả và tính khả thi của ứng dụng Reggio Emilia vào xây dựng và sử dụng môi trường vật chất ở góc Nghệ thuật cho trẻ 3-4 tuổi.
  16. 6 9. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 3 phần: - Phần 1: Phần mở đầu - Phần 2: Phần nội dung: gồm 3 chương:  Chương 1: Tìm hiểu về mô hình dạy học Reggio Emilia và cách thức thiết kế và sử dụng môi trường học tập nói chung và góc nghệ thuật trong mô hình này nói riêng.  Chương 2: Tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng MTHT cho trẻ hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh, và thực trạng ứng dụng Reggio Emilia.  Chương 3: Xây dựng phương án vận dụng Reggio Emilia vào thiết kế và sử dụng góc nghệ thuật cho trẻ 3 – 4 tuổi. - Phần 3: Phần kết luận và kiến nghị sư phạm - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục
  17. 7 CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CHO TRẺ MẦM NON 1.1 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề  Nghiên cứu ở nước ngoài Các mô hình giáo dục tiến bộ và các nhà triết lý nổi tiếng trên thế giới đều nhận định tầm quan trọng của môi trường đối với giáo dục và luôn khẳng định được vai trò của môi trường. Quan điểm tiên phong đánh giá về tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển của trẻ từ Friedrich Froebel (1782 – 1852) – Nhà giáo dục nổi tiến người Đức đã khẳng định rằng “Trẻ em có thể học tốt nhất trong môi trường mang đến sự kích thích đối với trẻ và môi trường chuẩn bị cho trẻ có thể khám phá và học hỏi theo quan điểm riêng của mình”. Với quan điểm trên, Froebel đã đã có sự chuẩn bị chu đáo về MTHT cho trẻ hoạt động. Môi trường lớp học có sự chỉnh chu và an toàn khi trẻ khám phá. Bên cạnh đó, môi trường lớp học trang bị vật liệu đặc biệt phục vụ cho nhu cầu chơi của trẻ, vật liệu được gọi rằng “Froebel gifts”. Trẻ sử dụng món quà từ Froebel để chơi với âm nhạc, hát, nhảy, phát triển các kỷ năng khác. MTHT của lớp học Froebel có nhiều điểm mạnh: giúp trẻ học được cách nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và giải quyết một cách độc lập; trẻ có được sự kiên trì khi hoạt động khám phá các vật liệu từ “Froebel gifts”; sự tự tin khi xử lý các tình huống nảy sinh với người cùng chơi; phát triển các kỹ năng vận động, kỹ năng hỗ trợ việc học tập trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng cấu trúc của chương trình quá cứng nhắc và môi trường chưa có sự phong phú, các vật liệu chỉ xoay quanh những món quà từ Froebel [39]. Năm 1897, Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952) đã đưa ra học thuyết về phương pháp Montessori nổi tiếng thế giới cho đến ngày nay. Cùng lúc đó bà xuất bản nhiều quyển sách viết về triết lý giáo dục của phương pháp Montessori. Gần đây nhất có 2 quyển sách đó là quyển“Maria Montessori: A Critical introduction to key and debates” và “Maria Montessori”. Trong đó quan điểm về MTHT của bà Maria Montessori được tác giả Marion O’Donnell trình bày rất chi tiết và cụ thể. Môi trường trong lớp học được bố trí theo từng khu vực – nấu ăn; dọn dẹp; làm vườn; nghệ thuật; chăm sóc động vật… Trẻ luôn luôn được di chuyển trong lớp học và không có giới hạn
  18. 8 về thời gian khi đứa trẻ làm việc với học cụ của trẻ chọn. Một MTHT đẹp tạo nên sự hứng thú của trẻ và môi trường lớp học có nhiều độ tuổi khác nhau sẽ hổ trợ trẻ trong quá trình hoạt động, trẻ tự do lựa chọn sự tương tác với bạn hay với cô hay chỉ hoạt động riêng lẻ. Từ đó, trẻ học được thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân trẻ. Bà Maria Montessori đã nhận định rằng “The teacher’s first duty is to watch over the environment, and this takes precedence over all the rest. It’s influence is indirect, but unless it be well done there will be no effective and permanent results of any kind, physical, intellectual or spiritual” [33]. Tạm dịch là nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên là bao quát toàn bộ môi trường, và điều này cần được ưu tiên hơn tất cả. Nó có ảnh hưởng gián tiếp, nếu không được thực hiện tốt sẽ không có kết quả và hiệu quả lâu dài của các loại, thể chất, trí tuệ hay tình cảm. Ngoài ra, Maria Montessori đã nói “Người lớn chỉ nên can thiệp gián tiếp lên trẻ, thông qua việc xây dựng và tổ chức kích thích từ môi trường vật chất lên trẻ” và “Chúng tôi phát hiện ra rằng giáo dục không phải là một cái gì đó mà giáo viên không có gì, nó là một quá trình tự nhiên mà phát triển một cách tự nhiên trong con người. Nó không được mua lại bằng cách lắng nghe lời, nhưng trong hành động chứa đựng kinh nghiệm mà trẻ hoạt động trên môi trường của mình. Nhiệm vụ của người giáo viên không phải là để nói chuyện, mà để chuẩn bị và sắp xếp các học cụ, đồ dùng để tạo nên một môi trường đặc biệt cho trẻ.” [37]. Từ đó cho thấy bà đã nhấn mạnh rằng việc xây dựng môi trường vật chất có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. MTHT trong lớp học Montessori là sự sắp đặt gọn gàng những bộ học cụ do bà sáng tạo nhằm kích thích và phát triển tư duy và các kỹ năng ở trẻ. Bà sử dụng chất liệu gỗ cho tất cả những bộ học cụ để tạo cảm hứng gần gũi thiên nhiên ở trẻ. Như vậy, Maria Montessori đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường kích thích trẻ khám phá, tìm tòi nhưng môi trường trong phương pháp của bà còn hạn chế về sự tương tác của trẻ với trẻ, trẻ với người lớn. Cùng với quan điểm của Maria Montessori, Jean Piaget (9/8/1896 – 19/9/1980) đã nói lên quan điểm của ông rằng MTHT là nơi đem đến cho trẻ những cơ hội, hứng thú, tư duy, nhịp độ học hỏi, phong cách học hỏi. Ngoài các quan điểm trên chúng ta còn thấy được nhiều quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển của trẻ, John Dewey (20/10/1859 –
  19. 9 1/6/1952) cho rằng “Người lớn chỉ có một cách để kiểm soát được kiểu giáo dục trẻ nhỏ, đó là cách kiểm soát môi trường mà trẻ đang hoạt động trong đó và cần tổ chức môi trường hợp lý để có thể phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và xã hội lên trẻ. Môi trường vật chất cần thay đổi theo nhu cầu hoạt động của đứa trẻ” và “Các giáo viên không có trong nhà trường để áp đặt ý tưởng nhất định hoặc để tạo thành thói quen nhất định ở trẻ em, nhưng là có như một thành viên trong nhóm để lựa chọn những ảnh hưởng đó sẽ ảnh hưởng đến trẻ em và giúp đỡ trẻ vào đúng lúc.” [40]. Gleen Domen (26/8/1919) đã trải qua gần nữa thế kỷ để chứng minh rằng vai trò quan trọng của môi trường trong việc giáo dục trẻ. Ông cho rằng người lớn cần tạo môi trường tốt cho trẻ, kích thích sự hứng thú để trẻ tham gia vào hoạt động. Điều quan trọng là bầu tâm lý khi tổ chức các hoạt động cho trẻ: cần khơi gợi niềm vui học tập nơi trẻ, giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm. Người lớn giữ vai trò quyết định trong việc tổ chức và hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động. Gandini– học trò của Malaguzi, MTHT là nơi trẻ cảm thấy an toàn và trẻ được vui chơi, thử nghiệm và khám phá. Đối với ba mẹ, đây là nơi họ tin tưởng vào sự chăm sóc và giáo dục của người giáo viên đối với con họ, và nơi đây họ luôn được chào đón, tôn trọng. Bên cạnh đó, đối với nhà giáo dục thì đây cùng là nơi mà họ làm việc và tạo nên mối quan hệ gắn bó với trẻ, với phụ huynh và cùng đồng nghiệp của mình [21]. Loris Malaguzi - người sáng lập ra mô hình giáo dục Reggio Emilia, môi trường được coi là có tiềm năng khi chúng mang lại cảm hứng cho trẻ. Thiết kế môi trường với đầy đủ ánh sáng tự nhiên, ngăn nắp và đẹp với không gian mở thông thoáng khuyến khích sự hợp tác, tương tác, giao tiếp và khám phá. Bố trí nguyên vật liệu mở, vật liệu thiên nhiên ở các góc khuyến khích trẻ tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn nữa những điều trẻ quan tâm. Reggio Emilia là mô hình giáo dục ra đời từ năm 1945 đến nay, Reggio Emilia đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục và được sự tin tưởng của các bậc phụ huynh trên thế giới. Mô hình Reggio Emilia được hình thành ở miền Bắc nước Ý vào năm 1945, tại vùng Reggio Emilia – một vùng đất giàu có của đất nước Ý. Nguồn gốc chính là sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, người dân ở một ngôi làng nhỏ tên Villa Cella gần thị trấn Reggio Emilia cùng nhau muốn xây dựng lại cộng đồng sau một thời gian dài rối loạn về chính trị - xã hội và lực lượng lao động nữ cần
  20. 10 phải quay trở lại với lao động. Lúc bấy giờ, Loris Malaguzi – một giáo viên trẻ, nắm bắt được nhu cầu thực tiễn của cộng đồng là mong muốn xây dựng trường mầm non, mong muốn thế hệ tương lai không phải chịu đựng sự bất bình đẳng và đứa trẻ phải biết mình là ai. Loris Malaguzi đã vận dụng kinh nghiệm giáo dục của bản thân, đồng thời tiếp thu tri thức, mong muốn, nhu cầu đặc biệt của những người phụ nữ và ông truyền cảm hứng đến họ, cùng họ sáng lập nên mô hình dạy học Reggio Emilia. Loris Malaguzi đã từng nói “ It was based on the intiative of women who had developed their awareness through all the terrible experiences of war and through the struggle for liberation, through the resistance…Without these women we would never have seen not just the birth, but the survival of this kind…[22]” dịch là “Nó được dựa trên sáng kiến của những người phụ nữ, họ đã phát triển kinh nghiệm của bản thân từ chiến tranh khủng khiếp, từ cuộc đấu tranh giải phóng, những cuộc kháng chiến… Nếu không có những người phụ nữ chúng ta sẽ không bao giờ thấy được sự ra đời của loại hình này” để khẳng định sự đóng góp to lớn của những người phụ nữ trong việc hình thành mô hình giáo dục Reggio Emilia. Chính bởi xuất phát từ ý tưởng của bậc phụ huynh mà họ nên đã tạo ra được một mô hình dạy học nhân văn, gần gũi, dựa trên những nguyên tắc trách nhiệm, tôn trọng, và cộng đồng cao. Đến năm 1963 triết lý về mô hình giáo dục Reggio Emilia được công nhận bởi luật quốc gia. Đến năm 1971 các trung tâm trẻ sơ sinh đầu tiên được thành lập và về sau phát triển một cách nhanh chóng. Các trường mầm non được xây dựng sau chiến tranh thế giới thứ 2 ngày càng tăng và thì triết lý của mô hình dạy học Reggi Emilia ngày càng được mở rộng. Vào năm 1991, tạp chí Newsweek đã công nhận trường mầm non Reggio Emilia là một trong những ngôi trường mầm non tốt nhất thế giới. Ngày nay, mô hình dạy học này đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, New Zealand và nhiều đất nước phát triển khác. Nói đến Loris Malaguzzi (1920 – 1994), tại Correggio, gần Reggio Emilia. Ông lớn lên dưới sự cai trị của chế độ Phát Xít. Năm 1946 Loris Malaguzzi đã đến Roma để học khóa học đầu tiên về tâm lý của trung tâm nghiên cứu quốc gia (CNR). Ông là một người đam mê thể thao, là giám đốc của nhà hát và nhà báo từ năm 1947 đến năm 1951. Ông làm việc tại một trường tiểu học được 7 năm và sau đó ông đến Reggio Emilia và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0