intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể” vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:250

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể” vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Anh Tuấn XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN CHƯƠNG “CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG – SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÍ 10 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Anh Tuấn XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN CHƯƠNG “CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG – SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÍ 10 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số : 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN QUẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ giáo dục với đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Anh Tuấn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ rất lớn từ quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Phạm Xuân Quế, thầy đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lí và tổ bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này. Ban Giám hiệu trường THPT Lý Thường Kiệt - tỉnh Tây Ninh, cùng toàn thể quý thầy cô trong tổ vật lí và các em học sinh lớp 10A10, 10A11 và đặc biệt là các học sinh lớp 10A6 đã hợp tác giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các anh chị học viên K27 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên khó có thể tránh khỏi các thiếu sót. Kính mong nhận được góp ý từ quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Tác giả Nguyễn Anh Tuấn
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các sơ đồ Danh mục các đồ thị MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ........... 6 1.1. Năng lực của học sinh trung học phổ thông................................................. 6 1.1.1. Khái niệm năng lực ................................................................................ 6 1.1.2. Khái niệm về năng lực của học sinh trung học phổ thông. ................... 7 1.1.3. Phân loại năng lực của học sinh trung học phổ thông ........................... 7 1.2. Năng lực giải quyết vấn đề........................................................................... 8 1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề ................................................... 8 1.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề ................................................ 8 1.2.3. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề ....................................... 8 1.2.4. Các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề .......................................... 9 1.2.5. Ý nghĩa của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí. ...................................................................................... 11 1.2.6. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh .............................. 11 1.3. Bài tập Vật lí .............................................................................................. 13 1.3.1. Khái niệm bài tập Vật lí ....................................................................... 13 1.3.2. Vai trò của bài tập trong dạy học Vật lí ............................................... 14
  6. 1.3.3. Phân loại bài tập Vật lí......................................................................... 15 1.4. Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn ............................................................ 19 1.4.1. Khái niệm bài tập vật lí có nội dung thực tiễn..................................... 19 1.4.2. Vai trò của bài tập vật lí có nội dung thực tiễn trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ...................................................... 19 1.5. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học Vật lí ở trường THPT hiện nay ........................................................................ 20 1.5.1. Mục đích điều tra ................................................................................. 20 1.5.2. Nội dung điều tra ................................................................................. 20 1.5.3. Đối tượng và thời gian điều tra ............................................................ 22 1.5.4. Phương pháp điều tra ........................................................................... 22 1.5.5. Kết quả điều tra .................................................................................... 22 Kết luận chương 1............................................................................................... 31 Chương 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬT LÍ CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN VÀ SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG – SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÍ 10 THPT........................................................................ 32 2.1. Tổng quan nội dung và mục tiêu dạy học chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể” ................................................................................................ 32 2.1.1. Cấu trúc nội dung của chương ............................................................. 32 2.1.2. Kiến thức cơ bản của chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể” Vật lí 10...................................................................................................... 33 2.1.3. Mục tiêu dạy học ................................................................................. 36 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể”................................................................................ 38 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập ................................................ 38 2.2.2. Qui trình xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn ..................................... 40 2.2.3. Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng _ Sự chuyển thể”.......................................................................................... 42
  7. 2.3. Soạn thảo tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể” ........................................................................................ 92 2.3.1. Sơ đồ tiến trình xây dựng một số kiến thức chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể” ................................................................................. 92 2.3.2. Tiến trình dạy học (Phụ lục 2) ............................................................. 96 Kết luận chương 2............................................................................................... 97 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 98 3.1. Mục đích, đối tượng, thời gian và phương pháp thực nghiệm sư phạm .... 98 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .......................................................... 98 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ......................................................... 98 3.1.3. Thời gian thực nghiệm sư phạm .......................................................... 98 3.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................... 98 3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................................................ 99 3.2.1. Công tác chuẩn bị ................................................................................ 99 3.2.2. Công cụ đánh giá kết quả của quá trình thực nghiệm ......................... 99 3.2.3. Tiến hành thực nghiệm ...................................................................... 103 3.3. Kết quả định tính của quá trình thực nghiệm ........................................... 104 3.3.1. Diễn biến các tiết dạy trong quá trình thực nghiệm sư phạm ............ 104 3.3.2. Nhận xét ............................................................................................. 109 3.4. Kết quả định lượng của quá trình thực nghiệm........................................ 110 3.4.1. Đánh giá thông qua quá trình học tập của học sinh ........................... 110 3.4.2. Đánh giá thông qua kết quả của bài tiền kiểm và hậu kiểm .............. 111 Kết luận chương 3............................................................................................. 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 126 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Thứ tự Các chữ viết tắt Các chữ viết đủ 1 BMVL Bộ môn vật lí 2 BT Bài tập 3 BTVL Bài tập vật lí 4 GV Giáo viên 5 GQVĐ Giải quyết vấn đề 6 HS Học sinh 7 HSHT Hồ sơ học tập 8 SGK Sách giáo khoa 9 TB Trung bình 10 THPT Trung học phổ thông 11 VĐ Vấn đề
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề ............................. 8 Bảng 1.2. Các mức độ của năng lực GQVĐ của HS THPT ........................ 9 Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm trung bình môn vật lí học kì I của HS lớp 10A6 .......................................................................................... 98 Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành bài tập nhóm ............... 100 Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành bài tập về nhà .............. 102 Bảng 3.4. Bảng nội dung cần thực hiện ứng với các tiết thực nghiệm .... 104 Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm quá trình sau từng bài học ...................... 110 Bảng 3.6. Bảng thống kê số lượng HS đạt ở các mức độ tương ứng các biểu hiện của năng lực thành phần thông qua bài tiền kiểm và hậu kiểm ................................................................................................. 117
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Tháp Eiffel ........................................................................................ 43 Hình 2. 2. Khối lập phương cạnh l0 ................................................................... 46 Hình 2. 3. Đường ray xe lửa và dầm cầu ........................................................... 51 Hình 2. 4. Tôn lợp mái nhà ................................................................................ 55 Hình 2. 5. Nhiệt kế thủy ngân ............................................................................ 60 Hình 2. 6. Lưỡi liềm........................................................................................... 70 Hình 2. 7 Bánh xe gỗ ........................................................................................ 75 Hình 3. 1. Bài tiền kiểm của HS Nguyễn Hoàng Kiệt lớp 10A6 ..................... 111 Hình 3. 2. Bài hậu kiểm của HS Thi Khắc Quân lớp 10A6............................. 114
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ nội dung cơ bản phần Chất rắn ...................................................... 32 Sơ đồ 2. 2. Sơ đồ nội dung cơ bản phần Chất lỏng .............................................. 33 Sơ đồ 2. 3. Tiến trình xây dựng kiến thức “Sự nở dài của vật rắn” ........................... 93 Sơ đồ 2. 4. Tiến trình xây dựng kiến thức “Sự nở khối của vật rắn” ......................... 94 Sơ đồ 2. 5. Tiến trình xây dựng kiến thức “Hiện tượng căng bề mặt” ....................... 96
  12. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá năng lực thành phần “Phát hiện và làm rõ vấn đề cần giải quyết” .................................................................... 119 Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá năng lực thành phần “Đề xuất và lựa chọn giải pháp đề giải quyết vấn đề” ...................................................... 120 Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá năng lực thành phần “Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề” ........................................................... 121
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam hiện nay đang có nhiều chuyển biến tích cực, điển hình là quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng, đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, cơ sở vật chất đang dần được đáp ứng nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vì vậy chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Những kết quả trên là thành quả của việc giáo dục đang đổi mới không ngừng về phương pháp, nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá và đặc biệt quan trọng là mục tiêu giáo dục. Chương trình giáo dục của nước ta hiện nay chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thưc khoa học cho học sinh mà còn giúp học sinh hình thành và rèn luyện các năng lực cần có cho học sinh nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống. Vì thế việc phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh hiện nay là một mục tiêu mà người giáo viên đặc biệt chú trọng. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, các môn khoa học tự nhiên nói chung và vật lí nói riêng giúp cho học sinh giải thích một số hiện tượng trong thực tế mà học sinh gặp phải. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh sau khi học xong chương trình Vật lí ở bậc trung học phổ thông vẫn không giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và chưa biết cách vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất. Trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, việc giảng dạy bài tập vật lí là một việc làm vô cùng cần thiết. Thông qua dạy học các bài tập vật lí, giáo viên có thể giúp học sinh nắm các kiến thức vật lí một cách chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn, biết cách phân tích, giải thích, ứng dụng được những hiện tượng vật lí trong đời sống thực tiễn và sản xuất. Bài tập vật lí chính là một trong những phương tiện rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức đã được học để phát hiện và giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Giáo viên có thể xây dựng được rất nhiều bài tập định tính hoặc định lượng có nội dung thực tiễn, trong đó yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vật lí đã học để giải thích các hiện tượng hoặc dự đoán
  14. 2 các hiện tượng có thể xảy ra trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước. Mặt khác, bản thân mỗi bài tập vật lí đã là tình huống có vấn đề, vì thế bài tập vật lí có nội dung thực tiễn thực sự là một phương tiện hữu hiệu để giúp học sinh phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Qua việc nghiên cứu các tài liệu và xuất phát từ thực tiễn, tôi nhận thấy chương: “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” - Vật lí 10 THPT là phần kiến thức khá gần gũi, có nhiều hiện tượng trong thực tế và ứng dụng trong kỹ thuật được giải thích bởi kiến thức trong chương. Tuy nhiên chương: “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” lại là chương cuối cùng của chương trình vật lí 10 THPT nên đại bộ phận giáo viên và học sinh hiện nay chỉ chú ý đến việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức chương này về mặt lí thuyết là chủ yếu, ít đề cập đến các ứng dụng và hiện tượng trong đời sống, để tập trung thời gian và sức lực cho các kì kiểm tra cuối năm học. Với mong muốn giúp học sinh phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, khi học chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT, ngoài ra học sinh biết cách vận dụng các kiến thức đã học của chương vào đời sống thực tiễn,sản xuất, phù hợp với mục đích giáo dục trong giai đoạn mới, tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể” vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài này là xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Soạn thảo tiến trình dạy học chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” có sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng. Quan sát, nhận xét và đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
  15. 3 sinh trong quá trình học tập của học sinh khi sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng: Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình dạy và học chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” Phạm vi: Nội dung kiến thức: Chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2017 đến tháng 09/2018. 5. Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn và sử dụng chúng một cách thích hợp khi dạy học chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể”, Vật lí 10 THPT thì sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh 6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, đề tài có những nhiệm vụ sau: Tìm hiểu các khái niệm: bài tập có nội dung thực tiễn, năng lực, vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề. Tìm hiểu về qui trình giải quyết vấn đề. Tìm hiểu về hệ thống bài tập về chương “Chất rắn, chất lỏng - Sự chuyển thể” hiện có và phương pháp giải các bài tập đó. Nghiên cứu lý luận về dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Đặc biệt, là lí luận về phát triển và đánh giá mức độ thể hiện năng lực giải quyết vần đề. Nghiên cứu mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực của học sinh trong chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” Vật lí 10. Từ đó xây dựng hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn cần thiết trong quá trình dạy học Vật lí. Xây dựng tiến trình dạy học và giáo án cụ thể để dạy một số kiến thức chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” trong đó có sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng. Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lí luận Phương pháp này được sử dụng nhằm thu được những thông tin sau:
  16. 4 Cơ sở lý luận về tâm lý học, giáo dục học và lí luận dạy học Vật lí theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Cơ sở lí luận về bài tập Vật lí, bài tập Vật lí có nội dung thực tiễn. Nội dung chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” trong chương trình giáo dục phổ thông bộ môn Vật lí. Cơ sở lí luận về việc xây dựng hệ thống bài tập Vật lí có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất lỏng-Sự chuyển thể” Vật lí 10 phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Việc lồng ghép các hiện tượng thực tế vào trong hệ thống bài tập của một số trường THPT. 7.2. Điều tra quan sát Thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh ở trường trung học phổ thông để biết:  Thực trạng việc dạy học Vật lí bằng hệ thống bài tập vật lí gắn với thực tiễn ở trường.  Đánh giá về năng lực giải quyết vần đề của học sinh trong quá trình học môn Vật lí để xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với khả năng của học sinh. Trong quá trình thực nghiệm, hai phương pháp điều tra và quan sát dùng để tác động lên học sinh thông qua một bài kiểm tra ở cuối đợt thực nghiệm nhằm thu được những thông tin cần thiết về tính khả thi của đề tài phục vụ cho quá trình nghiên cứu 7.3. Thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường trung học phổ thông để kiểm tra tính khả thi của hệ thống bài tập đã xây dựng. 7.4. Thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm thu được. 8. Đóng góp của đề tài Cơ sở lí luận về phát triển năng lực GQVĐ của học sinh và bài tập Vật lí có nội dung thực tiễn. Xây dựng được hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Chất rắn, chất
  17. 5 lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Chứng minh được vai trò của hệ thống bài tập và tiến trình sử dụng bài tập đã xây dựng trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. 9. Bố cục của đề tài Nội dung luận văn gồm các chương và phần chính sau: MỞ ĐẦU Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học vật lí ở trường phổ thông Chương 2. Xây dựng hệ thống bài tập vật lí có nội dung thực tiễn và soạn thảo tiến trình dạy học chương “Chất rắn, chất lỏng – Sự chuyển thể” vật lí 10 THPT Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
  18. 6 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Năng lực của học sinh trung học phổ thông 1.1.1. Khái niệm năng lực Có rất nhiều khái niệm năng lực khác nhau. Theo từ điển giáo khoa tiếng Việt: “Năng lực là khả năng làm tốt công việc”. Theo tâm lý học thì “Năng lực chính là một tổ hợp các đặc điểm tâm lí của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy” (Phạm Minh Hạc,1997). Theo quan điểm về dạy học, năng lực thường được hiểu theo những cách khác nhau và ứng với mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). Năng lực là khả năng thực hiện một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sẵn sàng hành động (Đỗ Hương Trà và các tác giả, 2015). Năng lực là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định (Đỗ Hương Trà và các tác giả, 2015). Tóm lại, năng lực là khả năng huy động, tổng hợp, vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong một bối cảnh, điều kiện cụ thể một cách hiệu quả.
  19. 7 1.1.2. Khái niệm về năng lực của học sinh trung học phổ thông Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ, … phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những VĐ đặt ra cho chính các em trong cuộc sống (Đỗ Hương Trà và các tác giả, 2015). Có ba dấu hiệu quan trọng cần lưu ý về năng lực của học sinh (Đỗ Hương Trà và các tác giả, 2015). Năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học được, … mà quan trọng là khả năng hành động/vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn đề đặt ra với các em. Năng lực không chỉ là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của ba yếu tố này, thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra (gồm động cơ, ý chí, sự tự tin, trách nhiệm xã hội …). Năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ở ngoài lớp học. Nhà trường là môi trường giáo dục chính thống giúp HS hình thành những năng lực chung và năng lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trường khác như gia đình, cộng đồng, … cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em. 1.1.3. Phân loại năng lực của học sinh trung học phổ thông Năng lực của học sinh trung học phổ thông gồm hai loại: Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả như năng lực tự chủ và tự học, năng lực GQVĐ và sáng tạo và năng lực giao tiếp và hợp tác (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). Năng lực chuyên môn là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ năng sống, … nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người như năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ và năng lực thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).
  20. 8 1.2. Năng lực giải quyết vấn đề 1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề Năng lực GQVĐ thuộc nhóm các năng lực chung mà bất kì ai cũng cần phải có để sống và làm việc, học tập hiểu quả. Trong học tập cũng như trong đời sống khi HS gặp một bài toán hoặc một tình huống (VĐ) cần giải quyết thì học sinh phải tư duy nhằm tìm ra VĐ, nhận diện VĐ một cách chính xác, đề xuất các phương án, lựa chọn phương án tối ưu sau đó tiến hành giải quyết VĐ đã đặt ra, sau cùng học sinh sẽ đánh giá hiệu quả của phương án. Vì thế năng lực GQVĐ là một năng lực đòi hỏi HS phải tư duy, phát hiện và GQVĐ và là một tổ hợp của nhiều năng lực thành phần được học sinh vận dụng trong quá trình GQVĐ 1.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề Để giải quyết một vấn đề HS cần thực hiện các công đoạn khác nhau, đó là một quá trình tư duy vì thế ứng với mỗi công đoạn là một năng lực thành phần. Năng lực giải quyết vấn đề gồm 3 năng lực thành phần:  Phát hiện và làm rõ (phát biểu) vấn đề cần giải quyết  Đề xuất và lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề  Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề 1.2.3. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề Khi học sinh vận dụng năng lực GQVĐ thì mỗi năng lực thành phần có những biểu hiện cụ thể được trình bày trong bảng 1.1 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017) Bảng 1.1. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề Năng lực thành phần Biểu hiện của các năng lực thành phần  Mô tả (và phân tích) được tình huống trong học tập, trong cuộc sống. Phát hiện và làm rõ (phát biểu)  Phát hiện được tình huống có vấn đề vấn đề cần giải quyết trong học tập, trong cuộc sống  Phát biểu vấn đề cần giải quyết  Biết thu thập và làm rõ các thông tin có Đề xuất và lựa chọn giải pháp để liên quan đến vấn đề cần giải quyết. giải quyết vấn đề  Đề xuất được một số giải pháp giải quyết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2