intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp Hai

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

121
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số biện pháp và quy trình tổ chức trò chơi học tập môn Toán cho học sinh lớp hai nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về việc tổ chức trò chơi học tập môn Toán cho học sinh khối lớp hai. Từ đó thể hiện được thực trạng dạy học môn Toán và thực trạng tổ chức các trò chơi học tập môn Toán cho học sinh khối lớp hai để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp Hai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lưu Kim Thanh XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở KHỐI LỚP HAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lưu Kim Thanh XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở KHỐI LỚP HAI Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) Mã số: 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN LÊ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được xuất phát từ yêu cầu trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, thu thập trong quá trình nghiên cứu và không trùng lặp với các đề tài khác. Người viết Nguyễn Lưu Kim Thanh
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cho em thêm cơ hội để học tập và nghiên cứu. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn với các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Bằng tấm lòng thành kính và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phan Lê người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và làm đề tài này. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đã đóng góp ý kiến bổ sung cho luận văn của em được hoàn thiện hơn. Đồng thời, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân yêu và bạn bè gần, xa đã cổ vũ, động viên em hoàn thành luận văn. TP. HCM, tháng 5 năm 2020 Học viên thực hiện Nguyễn Lưu Kim Thanh
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt trong đề tài Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 5 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 5 1.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 6 1.2.1. Khái niệm trò chơi và trò chơi học tập .............................................. 6 1.2.2. Tổ chức trò chơi học tập .................................................................... 8 1.2.3. Môn Toán ở lớp Hai......................................................................... 10 Chương 2. BIỆN PHÁP VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở KHỐI LỚP HAI ...................................................................................... 18 2.1. Mục đích, nguyên tắc lựa chọn tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp Hai ........................................................................................ 18 2.1.1. Mục đích của trò chơi học tập môn Toán đối với học sinh lớp hai .................................................................................................... 18 2.1.2. Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập môn Toán..... 19 2.2. Các biện pháp và quy trình tổ chức các trò chơi học tập môn Toán cho học sinh lớp hai ............................................................................... 22 2.2.1. Các biện pháp chung tổ chức các trò chơi học tập môn Toán cho học sinh lớp hai ......................................................................... 23 2.2.2. Quy trình tổ chức các trò chơi học tập............................................. 24 2.3. Xây dựng các hoạt động của trò chơi học tập ....................................... 27
  6. 2.4. Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập trong tiết dạy ....................... 28 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................... 29 3.1. Khái quát về thực nghiệm ...................................................................... 29 3.1.1. Thời gian, mục đích, phạm vi, đối tượng thực nghiệm ................... 29 3.1.2. Nội dung thực nghiệm ..................................................................... 30 3.1.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ............................................... 30 3.1.4. Quy trình thực nghiệm ..................................................................... 30 3.2. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................... 31 3.2.1. Tính khả thi ...................................................................................... 31 3.2.2.Tính cấp thiết .................................................................................... 33 3.2.3.Vận dụng các biện pháp và quy trình chung để tổ chức trò chơi học tập trong tiết dạy và thiết kế các trò chơi học tập môn Toán cho học sinh lớp hai ............................................................... 33 3.2.4. Nhận thức của GV về tổ chức trò chơi học tập môn Toán nhằm tạo hứng thú cho HS ........................................................................ 49 3.2.5. GV và cán bộ quản lý cung cấp thông tin........................................ 55 3.3. Kết quả sau thực nghiệm ........................................................................ 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 63 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI BT : Bài tập ĐDHT : Đồ dùng học tập ĐDDH : Đồ dùng dạy học ĐMPPDH : Đổi mới phương pháp dạy học GDĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên GVTH : Giáo viên tiểu học HS : Học sinh HT : Hình thức KN : Kỹ năng KT : Kiến thức ND : Nội dung PH&GQVĐ : Phát hiện và giải quyết vấn đề PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách hướng dẫn giáo viên TC : Trò chơi TCHT : Trò chơi học tập
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thông tin lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ................................ 29 Bảng 3.2. Biện pháp và quy trình tổ chức TCHT môn Toán nhằm tạo hứng thú cho HS lớp hai................................................................ 31 Bảng 3.3. Khảo sát về quy trình tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp hai .................................................................................... 32 Bảng 3.4. Quan điểm của cán bộ, giáo viên về sự cần thiết tổ chức trò chơi học tập ................................................................................... 33 Bảng 3.5. Nhận thức của GV từ khối Một đến khối Năm về việc tổ chức trò chơi học tập ngay trong các tiết dạy cho HS mỗi khối ............ 49 Bảng 3.6. Ý kiến của GV về hình thức và chất lượng tổ chức TCHT Toán trong tiết học .................................................................................. 50 Bảng 3.7. Tác động của TCHT môn Toán trong việc tạo hứng thú học tập . 51 Bảng 3.8. Những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức TCHT môn Toán ở tiểu học trong tiết dạy .................................................................... 52 Bảng 3.9. Quan điểm của GV về TCHT ........................................................ 53 Bảng 3.10. Nhận xét của GV khối hai về đáp ứng yêu cầu trong tổ chức TCHT môn Toán cho HS lớp hai .................................................. 54
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thư gửi cho giáo viên ngày 31-10-1955, nói về phương pháp giáo dục đối với bậc tiểu học, Bác Hồ đã viết: “… Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, … Trong lúc học cũng cần cho chúng chơi, trong lúc vui cũng cần cho chúng học” được đề cập đến trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Theo Bác, phương pháp dạy học học sinh đều có yếu tố “vui”, “chơi mà học, học mà chơi”. Cái chơi trong cái học ấy với mục đích tạo hứng thú trong học tập, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động. Bên cạnh đó, Luật giáo dục, khoản 2, Điều 24 cũng quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Ở phần 2 của chỉ thị số 40/2008/CT Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008– 2013, Bộ cũng đã nêu lên yêu cầu: “Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo”. Với học sinh lớp hai, khi có hứng thú trong học tập các em sẽ bước những bước đi vững vàng trên con đường học vấn. Một trong những yếu tố để hình thành hứng thú học tập cho HS là trò chơi học tập. Khi tham gia vào trò chơi học tập học sinh không chỉ có thể hoạt động một cách tự nhiên, thoải mái, vui vẻ mà còn đạt được kết quả học tập cùng với tiếng cười trong trẻo, phấn khích đi kèm. Trò chơi học tập giúp các em thỏa mãn nhu cầu được nói, được làm, được thể hiện những gì đã nghĩ. Không chỉ vậy, trò chơi học tập
  10. 2 còn giúp học sinh yêu thích đến trường, vượt qua các chướng ngại, đặc biệt là các chướng ngại về tâm lý, giúp các em phát huy tính linh hoạt và tích cực của chính mình, những em nhút nhát cũng sẽ dần dần trở nên mạnh dạn. Chính vì thế, hiểu biết về trò chơi học tập môn Toán cũng như việc đưa nó vào trong hoạt động học thường ngày của học sinh đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu ở hiện tại, đáp ứng được định hướng đổi mới về phương pháp dạy học, tổ chức dạy học cho học sinh theo hướng phát triển về năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên thực tế, chưa có tài liệu hướng dẫn về tổ chức trò chơi học tập môn Toán lớp hai đáp ứng tiết dạy, bài học cụ thể (một bài tập hay phần kiến thức mới của bài). Đến với các tiết học môn Toán ở nhà trường, nhất là các giờ học toán của học sinh lớp hai, dù giáo viên đã cố gắng trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức trò chơi hay trò chơi học tập thì điều này mới chỉ dừng lại ở khâu mở bài, củng cố bài một cách chung chung. Giáo viên chưa tổ chức được trò chơi học tập thật sự phù hợp với nội dung bài, vì thế học sinh vẫn chưa thật yêu thích môn học. Một bộ phận giáo viên đã tìm hiểu, nghiên cứu thêm về trò chơi học tập môn Toán nhưng khi tổ chức vẫn chưa được hoàn chỉnh, chưa tạo được nhiều hứng thú cho học sinh của lớp cũng như chưa tạo được điều kiện cho tất cả học sinh trong lớp được tham gia. Nhiều em vẫn hoạt động chưa đều, chưa thực sự muốn tham gia. Nhằm góp phần giúp giáo viên khối lớp hai và giáo viên tiểu học nói chung có những hiểu biết cụ thể và rõ ràng hơn về trò chơi học tập môn Toán, biết được quy trình xây dựng và biện pháp để tổ chức trò chơi học tập môn Toán, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp Hai”. Kết quả của đề tài được mong mỏi sẽ giúp ích phần nào cho các tiết học toán chuyển từ nhàm chán, khô khan sang hấp dẫn và có tính kích thích học tập cao. Trò chơi học tập môn Toán không chỉ đưa kiến thức bài học đến học sinh một cách nhẹ nhàng hơn mà còn giúp các em lĩnh hội được kiến
  11. 3 thức ở mức độ sâu hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp và quy trình tổ chức trò chơi học tập môn Toán cho học sinh lớp hai nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về việc tổ chức trò chơi học tập môn Toán cho học sinh khối lớp hai. Từ đó thể hiện được thực trạng dạy học môn Toán và thực trạng tổ chức các trò chơi học tập môn Toán cho học sinh khối lớp hai để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng và tổ chức TCHT môn Toán khối lớp hai. 3.2.Nghiên cứu thực trạng Phản ánh thực trạng dạy học môn Toán và thực trạng xây dựng và tổ chức các TCHT môn Toán khối lớp Hai, để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. 3.3.Xây dựng các biện pháp và quy trình tổ chức TCHT môn Toán khối lớp Hai. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Khách thể nghiên cứu Xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp Hai 4.2.Đối tượng nghiên cứu Biện pháp và quy trình tổ chức trò chơi học tập môn Toán cho học sinh khối lớp Hai. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: HS lớp Hai, GV từ khối Một đến khối Năm - Thời gian: 8/2019- 12/2019 - Địa điểm: Trường TH, THCS, THPT Việt Úc; Trường PTLC Vinschool.
  12. 4 - Số lượng: 60 HS, 30 GV. 5. Giả thuyết khoa học Chúng tôi giả định rằng: Nếu xây dựng được một số trò chơi học tập có tính khoa học, tính thực tiễn, đa dạng về hình thức và tổ chức chức các trò chơi học tập ấy một cách có hiệu trong quá trình học tập môn Toán ở khối lớp Hai thì sẽ góp phần tạo sự hứng thú học tập, từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài học nhanh và biết ứng dụng bài học vào thực tế cuộc sống. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các phương pháp: - Tra cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp các quan điểm của các nhà nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học Tiểu học, khái quát hóa nhận định độc lập. - Quan sát các hoạt động của HS và cách tổ chức của GV để xây dựng các loại hoạt động, các TCHT môn Toán cho HS. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - PP quan sát: Quan sát HS, ghi nhận thái độ, hành vi các em trong các tiết học toán có tổ chức TCHT và các tiết không có tổ chức TCHT. - Điều tra: Dùng phiếu điều tra HS, GV - Tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp thống kê, tổng kết ý kiến của GV, cán bộ quản lý. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục; Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Biện pháp và quy trình xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp Hai Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
  13. 5 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các công trình ngoài nước Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết, nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người. Có thể cho rằng mỗi dân tộc đều có một ngân hàng trò chơi được tích lũy và phát triển qua nhiều thế hệ. Giữa thế kỷ XIX một số nhà tâm lý giáo dục học như J. Piagiet, P. Phieben, K.Đ. Usinxki, P.P. Kapterep, P.P. Lexgapht, Montesori, v.v… đã đưa trò chơi gắn liền với công việc dạy học, dùng trò chơi làm phương tiện giáo dục. Ý tưởng này tiếp tục được phản ánh trong nhiều nghiên cứu của các nhà giáo dục học Liên Xô như U. Pusova, A.L. Radina, A.N. Avanhesova, … Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một hình thức trải nghiệm quan trọng. Là một trong những nước đứng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục, Bỉ đã đưa trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc gia. Hiện nay, các trò chơi truyền hình (gameshow) được nhiều người xem ưa thích, đặc biệt là trẻ em. Các trò chơi này đều tích hợp hay lồng ghép một số nội dung học tập trong chính nội dung của chúng. 1.1.2. Các công trình trong nước Trò chơi học tập là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ các nhà giáo dục, tâm lý, khoa học, các chuyên viên cao cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo để giới thiệu và đưa đến với giáo viên ở hầu hết các môn học. Có thể kể đến một số tài liệu tiêu biểu về trò chơi học tập môn Toán như Trò chơi học tập cấp tiểu học (môn Toán) của Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Hoạt động và trò chơi Toán lớp 2 của tổ chức Cứu trợ trẻ em Úc-Thụy Điển (2005); 112 trò chơi Toán của lớp 1 và 2 của Phan Đình Thực (2008). Đặc biệt, với các khối lớp đầu 1, 2, 3 đã có tài liệu: Các trò chơi học toán lớp 1, 2, 3 của nhóm tác giả Đào Thái Lai, Vũ Quốc Chung,
  14. 6 Nguyễn Thị Hồng Hà, Phạm Thanh Tâm (2009). Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổ chức thi Violympic và Toán tuổi thơ, trong đó có những hình thức trò chơi học tập hấp dẫn học sinh. Từ đó, tác giả Nguyễn Thị My (2010) đã có ý kiến về việc “Nâng cao hiệu quả học Toán cho học sinh tiểu học” thông qua một số trò chơi trên web Violympic. Những trò chơi học tập môn Toán, hoạt động và trò chơi môn Toán, trò chơi Toán của các tác giả, nhóm các tác giả nêu trên rất phong phú, khoa học, giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy. Tuy nhiên, việc vận dụng chưa hợp lý cũng như việc không chọn được trò chơi phù hợp với nội dung bài học đã dẫn đến trường hợp một bộ phận giáo viên chưa thể phát huy được tác dụng của trò chơi học tập và nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 1.2. Cơ sở khoa học 1.2.1. Khái niệm trò chơi và trò chơi học tập 1.2.1.1. Trò chơi Trò chơi là một hình thức hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người, đưa lại niềm vui cho người tham gia. Có nhiều cách hiểu về khái niệm trò chơi. - J. Piaget cho rằng “Trò chơi là tư duy của cá nhân với học tập thuần túy nhất của nó”. - Ngoài ra tác giả Lưu Ngọc Sơn có bài báo trên Tạp chí Giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo, 334( kỳ 2 năm 2014) (Tr.: 22–25) nhận định “Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người. Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em”. - Theo tác giả Bùi Văn Huệ có nhận định trong Giáo trình tâm lý học Tiểu học - Nxb Đại học Sư phạm (2003) ở tiểu học có các loại trò chơi sau: + Trò chơi rèn luyện trí tuệ như câu đố, gấp giấy thành đồ vật, cờ tướng, chơi ô ăn quan, …
  15. 7 + Trò chơi có tác dụng bồi bổ sức khỏe như kéo co, đu quay, leo núi, bơi thuyền, các trò chơi khổ luyện như mở mắt lâu không chớp, đứng im lâu không động đậy. + Trò chơi rèn luyện sức khéo léo như đá cầu, các trò chơi tung hứng, trốn tìm, đi cà kheo, thả vòng cổ chai, đi xe đạp chậm. + Trò chơi rèn luyện tính cách như cờ tướng, bóng chuyền, đóng kịch,… Như vậy, có thể thấy rằng trò chơi có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em. Ở thực tế giảng dạy, tiết học nào có thể tổ chức trò chơi được cũng sẽ có được bầu không khí học tập hào hứng và sôi nổi. Kết hợp các ý kiến nêu trên cùng với vốn kinh nghiệm dạy học, trong luận văn này, chúng tôi cho rằng đối với học sinh tiểu học “Trò chơi là một hoạt động có nội dung, có luật. Hoạt động này thỏa mãn nhu cầu và cảm xúc của trẻ, tức là hoạt động mang lại hứng thú tích cực cho trẻ”. 1.2.1.2. Trò chơi học tập Nhà tâm lý học, giáo dục học người Pháp Edua Clapared cho rằng “Trường học cần phải hoạt động, nghĩa là động viên sự hoạt động của đứa trẻ. Nó cần làm một phòng thí nghiệm hơn là một giảng đường”. Để đạt được tới mục đích này, có thể tận dụng triệt để trò chơi vì trò chơi kích thích tối đa hoạt động của trẻ. Trò chơi học tập là một dạng trò chơi có luật, là loại trò chơi đòi hỏi người chơi phải thực hiện một quá trình hoạt động trí tuệ để giải quyết những tình huống học tập nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của họ. Đối với học sinh tiểu học, trò chơi học tập là một hoạt động phục vụ cho học tập. Nó khác với tiết học ở chỗ trong trò chơi học tập, nhiệm vụ của trẻ không được đặt ra trực tiếp và công khai trước lớp mà nằm ở nhiệm vụ chơi, ở luật chơi và hành động chơi. Trò chơi học tập giúp tiết học trở nên thú vị hơn khi giải quyết nhiệm vụ học tập chính là chơi. Hành động chơi đòi hỏi các em phải tích cực
  16. 8 huy động kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt được kết quả mà trò chơi đã đặt ra. Có thể thấy rằng trò chơi học tập là một sân chơi trí tuệ của hoạt động học, thỏa mãn nhu cầu và cảm xúc của trẻ, đồng thời mang lại hứng thú học tập cho trẻ. 1.2.2. Tổ chức trò chơi học tập Nâng cao chất lượng học tập và đóng góp vào việc phát triển nhân cách của học sinh không chỉ là mục tiêu cần đạt của trò chơi học tập mà còn là mong muốn của mỗi giáo viên khi thiết kế bài dạy của mình. Viện chiến lược và chương trình Giáo dục, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục đặc biệt đã trình bày một số ý kiến dưới đây (được trình bày qua các ý có chấm tròn hoặc chấm vuông ở đầu) có thể giúp giáo viên chuẩn bị một tiết học hiệu quả. Nếu chúng ta muốn thực hiện được những ý này thì TCHT là một hoạt động không thể thiếu được trong quy trình thiết kế bài dạy của GV. ● Với hoạt động chuẩn bị vào bài mới ▪ Học sinh thấy được sự cần thiết của bài học ▪ Hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh tập trung bài học ▪ Giới thiệu được mục tiêu bài học Từ ý vừa nêu chúng ta có thể thấy rằng trò chơi học tập là một phương pháp đáp ứng yêu cầu. Tiết học có thành công hay không, phần lớn là ở phần mở bài. Nếu học sinh cảm thấy hứng thú thì phần giải quyết bài học và tổng kết bài mới gặp nhiều thuận lợi. ● Với hoạt động học kiến thức mới hay giải quyết bài: ▪ Giáo viên chủ động duy trì mối quan hệ với học sinh, tạo cơ hội, động cơ cho tất cả học sinh hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên và hứng thú. Đôi khi giáo viên cần lật vấn đề để kích thích sự suy nghĩ sâu và nắm bài vững chắc của trẻ.
  17. 9 ▪ Giáo viên sử dụng bảng, đồ dùng, thiết bị có hiệu quả, chú ý màu, vật thật. ▪ Mô hình hóa các kiến thức. ▪ Khuyến khích hành vi có thể quan sát được học sinh. ▪ Thu nhận thông tin phản hồi của học sinh, giáo viên cần chú ý phải khẳng định ý đúng, bổ sung, điều chỉnh ý sai. ▪ Ra quyết định điều chỉnh (tốc độ, nhịp điệu nội dung) nếu chia nhóm theo nhóm trình độ thì tùy theo mỗi nhóm có thể giao nhiệm vụ ở các mức độ khác nhau sao cho vừa sức, để cho các em phấn đấu. ▪ Sử dụng hình thức nhóm. Trong các hình thức tổ chức học hay hoạt động trò chơi học tập cần tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học hợp tác. Gibbon cho rằng “Mọi người đều được hấp thu hai thứ giáo dục: một thứ do người khác tặng cho mình, và thứ kia quan trọng hơn, do chính mình tặng cho bản thân” . Khâu giải quyết bài rất quan trọng. Ngoài việc giúp học sinh nắm vững kiến thức, đây còn là thời điểm học sinh phải thật sự hứng thú (từ bên trong), thật sự khoái cảm khi chiếm lĩnh kiến thức mới để làm nền cho những tiết học khác, các môn học khác. ● Với hoạt động kết thúc bài: ▪ Nhiều học sinh tham gia tự tóm tắt, nói lại, làm lại những phát ý chính của bài học, giáo viên chấp nhận những đề xuất về cách giải bài tập, trả lời các câu hỏi vượt nội dung bài. ▪ Kết thúc bài sao cho như một tiếng chuông ngân, một bản nhạc theo vào tâm học sinh. Dựa vào các lưu ý vừa nêu trong khi thiết kế bài dạy, chúng ta có thể tổ chức TCHT môn Toán lớp hai như một hoạt động để giải quyết nhiệm vụ học của học sinh:
  18. 10 - Đối với tiết học bài mới có thể tổ chức trò chơi học tập ở một hoặc nhiều khâu tổ chức dạy học như + Vào đầu tiết học, để gián tiếp kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới. + Phần tìm hiểu kiến thức mới (tổ chức trò chơi học tập mang nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh). + Giai đoạn chuyển tiếp từ kiến thức mới đến phần luyện tập của bài (trò chơi giữa tiết mang ý nghĩa học tập). + Phần luyện tập ứng dụng kiến thức vừa học (Tổ chức trò chơi học tập thay cho việc giải quyết một bài tập). - Khi củng cố bài hay trò chơi học tập tổng kết bài. - Đối với tiết luyện tập, ôn tập có thể tổ chức trò chơi học tập để + Đầu tiết để ôn kiến thức, vận dụng cho làm bài tập + Thay cho giải một bài tập của tiết học. + Củng cố kiến thức nội dung cần ôn luyện của bài luyện tập. 1.2.3. Môn Toán ở lớp Hai 1.2.3.1. Mục tiêu dạy học Môn Toán ở lớp 2 hướng đến việc giúp học sinh đạt được các mục tiêu sau đây. - Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, các số tự nhiên, phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100; về độ dài và đơn vị đo độ dài trong phạm vi đề-xi-mét, xăng-ti-mét; về tuần lễ và ngày trong tuần; đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình như hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, tứ giác, đoạn thẳng, điểm thẳng hàng; về toán có lời văn. - Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100, cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng; nhận biết các hình vuông, hình chữ nhật, tam giác, tứ giác, đoạn thẳng, điểm thẳng hàng; giải một số bài toán đơn giản có
  19. 11 một phép tính cộng hoặc trừ; tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh. - Rèn luyện sự tự tin, cẩn thận, chăm chỉ, thể hiện sự ham hiểu biết và hứng thú trong học tập Toán. 1.2.3.2. Các phương pháp dạy học Toán Sau đây là một số phương pháp dạy học Toán tiêu biểu, thường được vận dụng ở thực tế giảng dạy. a. Phương pháp trực quan Đây là phương pháp quan trọng, bởi lẽ tư duy của học sinh lớp hai là tư duy cụ thể. Các em không những cần được quan sát đồ dùng dạy học mà còn rất cần được thao tác trên đồ dùng dạy học. Từ thao tác trên đồ dùng, học sinh rút ra kiến thức, kết quả, kinh nghiệm cho bản thân, nhờ đó các em có được niềm hứng thú trong học tập. - Ưu điểm: + Đồ dùng trực quan giúp học sinh thuận lợi chiếm lĩnh kiến thức. Chẳng hạn như thao tác trên que tính giúp các em hiểu và rút ra kỹ thuật cộng, trừ. Điều này cũng giúp các em phát triển tư duy trừu tượng. + Với HS lớp hai, kết quả, sản phẩm làm ra từ đồ dùng học tập sẽ tạo cho các em niềm tin trong việc vận dụng kỹ thuật, công thức toán. Và điều ấy tạo hứng thú trong học tập bởi các em đã bước đầu nhận thức giá trị của việc học với đồ dùng học tập. Mặt khác, đồ dùng học tập đẹp, lạ cũng sẽ gây hứng thú cho học sinh. - Hạn chế: + Học sinh quan sát, thao tác trên đồ dùng nhiều làm ảnh hưởng đến thời lượng trung bình của tiết học. + Trường hợp học sinh chỉ quan tâm đến màu sắc, hình thức của đồ dùng sẽ làm nhạt đi nội dung chính. Các em không những không hình thành được
  20. 12 tư duy cụ thể mà còn dẫn đến cả việc không phát triển được tư duy trừu tượng. b. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm Với phương pháp này, học sinh được phân chia thành từng nhóm riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất. Mục tiêu của nhóm được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Sau đó, những hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung. - Ưu điểm: + Học sinh được học cách cộng tác trên nhiều phương diện. Các em được nêu lên ý kiến của mình và được nghe ý kiến của bạn khác trong nhóm, trong lớp chọn cách làm, cách giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao của nhóm. Qua đó, tư duy phê phán và kỹ năng làm việc hợp tác của học sinh được rèn luyện và phát triển. + Các thành viên trong nhóm chia sẻ với nhau những suy nghĩ, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, học hỏi lẫn nhau. Học sinh được nghe, được nói, được làm nên dễ nhớ. Các em trao đổi, trình bày vấn đề theo cách nói gần gũi của mình nên dễ hiểu, dễ tiếp thu. Học sinh hào hứng khi có sự đóng góp của chính mình vào thành công của nhóm, của lớp. + Phương pháp này tạo cho học sinh lớp hai sự hoạt bát, tinh thần trách nhiệm, giúp các em phát triển tư duy, hợp tác. - Hạn chế: + Khó đảm bảo thời gian trung bình của tiết học. + Tinh thần tham gia của mỗi học sinh trong nhóm có sự khác nhau. Nếu không phân công hợp lý, sẽ chỉ có học sinh khá giỏi tham gia, một số học sinh trung bình, yếu ít tham gia. Điều này đưa đến tình trạng em giỏi càng giỏi, em yếu khó tiến, thậm chí học sinh yếu càng yếu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2