BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
--------------------------------------Bùi Thị Quyên<br />
<br />
HOÀN THIỆN VĂN HOÁ CÔNG SỞ<br />
TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ<br />
THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :<br />
TS. NGUYỄN VĂN TRUNG<br />
<br />
Thái Nguyên – Năm 2013<br />
<br />
Luận văn Thạc sỹ QTKD<br />
<br />
Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Công sở là nơi cán bộ, công chức viên chức hàng ngày tiếp xúc và giải quyết<br />
những công việc liên quan đến ngƣời dân. Vì vậy, từ nề nếp đến phong cách làm việc<br />
và thái độ tiếp cận của đội ngũ CBCCVC đều ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc và<br />
hiệu lực quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh những yếu tố mang tính chuyên môn, kỹ thuật tác<br />
động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết công việc của ngƣời dân thì yếu tố văn hóa công<br />
sở giữ một vai trò rất quan trọng. Môi trƣờng làm việc, thái độ phục vụ cũng nhƣ cách<br />
thức giao tiếp, ứng xử đối với ngƣời dân của đội ngũ cán bộ công chức viên chức sẽ<br />
tạo nên bầu không khí bình đẳng thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hành<br />
chính với công dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính hiện đại.<br />
Quyết định 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành cách đây 5 năm<br />
là một chủ trƣơng đúng đắn, nhằm xây dựng phong cách chuẩn mực của cán bộ, công<br />
chức, viên chức trong hoạt động công vụ, bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt<br />
động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Thực hiện quyết định trên đây của Thủ<br />
tƣớng Chính phủ, những năm qua phong cách ứng xử của cán bộ, công chức, viên<br />
chức ở nhiều cơ quan đã có chuyển biến, tiến bộ, tạo nên nề nếp văn hoá mới trong các<br />
công sở. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức các cơ quan hành<br />
chính, nhất là cơ quan công quyền còn có biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền,<br />
thiếu tôn trọng nhân dân và đồng nghiệp trong giao tiếp, ứng xử nhƣ viên chức tỏ thái<br />
độ vô cảm, lạnh lùng, không những không tận tình giải thích cho ngƣời dân hiểu biết<br />
cặn kẽ những vấn đền còn khúcqmắcqmàqcóqkhiqcònqcóqnhữngqlờiqnóiqkhiếmqnhã<br />
hay tình trạng bằng mặt, không bằng lòng, bài xích lẫn nhau, vô hiệu hóa ngƣời cộng<br />
sự, chèn ép, trù dập những ngƣời không đồng quan điểm trong cùng cơ quan…..<br />
Những biểu hiện trên đây đã và đang làm vẩn đục môi trƣờng văn hoá công sở, thậm<br />
trí làm nẩy sinh những thói hƣ tật xấu nhƣ cơ hội, thực dụng, xu nịnh, bè phái, tham<br />
nhũng…, ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính<br />
trịqcủaqcơqquanqđơnqvị. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ trong<br />
việc giao tiếp: “…phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhƣợng, biết<br />
Học viên: Bùi Thị Quyên<br />
Khoá:<br />
2011- 2013<br />
<br />
1<br />
<br />
Khoa Kinh tế & Quản lý<br />
<br />
Luận văn Thạc sỹ QTKD<br />
<br />
Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
trân trọng nhân cách của ngƣời ta"… “ Chính phủ là công bộc của dân. Việc gì có lợi<br />
cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” . Công chức, viên chức là ngƣời<br />
đƣợc giao những công việc nhất định của cơ quan là để phục vụ nhân dân, phải coi<br />
nhân dân là đối tƣợng phục vụ, phải hết lòng hết sức làm tròn trách nhiệm với tinh<br />
thần là “công bộc” của dân, chống thái độ ban ơn cửaqquyền.<br />
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên tôi đã chọn đề tài “ Hoàn thiện văn hoá công sở<br />
tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp cho<br />
mình, với mong muốn đánh giá và đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện văn hoá<br />
công sở tại cơ quan BHXH TPTN.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa, văn hoá công sở.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa công sở tại cơ quan BHXH TPTN<br />
<br />
-<br />
<br />
Đƣa ra các kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện văn hóa công sở tại BHXH<br />
<br />
thành phố Thái Nguyên.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về văn hoá<br />
<br />
công sở, thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hoá công sở tại cơ quan Bảo hiểm xã<br />
hội thành phố Thái Nguyên<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến<br />
văn hóa công sở tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Thái Nguyên<br />
+ Về mặt thời gian: Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa từ nay đến năm 2020.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện đƣợc đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp điều tra ý kiến bằng câu hỏi, phƣơng<br />
pháp phỏng vấn để phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa công sở trong hoạt động của<br />
<br />
Học viên: Bùi Thị Quyên<br />
Khoá:<br />
2011- 2013<br />
<br />
2<br />
<br />
Khoa Kinh tế & Quản lý<br />
<br />
Luận văn Thạc sỹ QTKD<br />
<br />
Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
cơ quan BHXH thành phố Thái Nguyên, từ đó đề xuất những giải pháp để cụ thể để<br />
hoàn hiện văn hóa công sở tại cơ quan.<br />
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp bổ trợ khác nhƣ thống kê, so<br />
sánh,…<br />
5. Bố cục của đề tài<br />
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục thì đề<br />
tài đƣợc bố cục thành 3 chƣơng nhƣ sau:<br />
Chƣơng 1. Những cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa công sở.<br />
Chƣơng 2. Thực trạng văn hóa công sở tại cơ quan BHXH thành phố Thái Nguyên<br />
Chƣơng 3. Giải pháp hoàn thiện văn hóa công sở tại cơ quan BHXH thành phố Thái<br />
Nguyên.<br />
<br />
Học viên: Bùi Thị Quyên<br />
Khoá:<br />
2011- 2013<br />
<br />
3<br />
<br />
Khoa Kinh tế & Quản lý<br />
<br />
Luận văn Thạc sỹ QTKD<br />
<br />
Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
CHƢƠNG I<br />
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CÔNG SỞ<br />
1.1 Khái niệm về văn hoá<br />
Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Nhƣng mãi đến thế kỷ XVII,<br />
nhất là vào nữa cuối thế kỷ XIX trở đi, các nhà khoa học trên thế giới mới tập trung<br />
vào nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Bản thân vấn đề văn hóa rất đa dạng và phức<br />
tạp, nó là một khái niệm có một ngoại diện rất lớn (có nhiều nghĩa). Do đó, sẽ có<br />
nhiều quan niệm xung quanh nội dung thuật ngữ văn hóa.<br />
Năm 1952, hai nhà nhân văn học ngƣời Mỹ là A.Koroeber và C.Kluchohn trong<br />
tác phẩm Tổng luận các quan điểm và định nghĩa văn hóa đã thống kê đƣợc 164 định<br />
nghĩa về văn hóa và cho đến nay con số này đã tăng hơn 400. Việc có nhiều khái niệm<br />
văn hóa khác nhau không có gì đáng ngạc nhiên, trái lại càng làm vấn đề đƣợc hiểu<br />
biết phong phú và toàn diện hơn<br />
-<br />
<br />
Theo nghĩa gốc của từ<br />
Tại các quốc gia phƣơng Tây, văn hóa – culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp)<br />
<br />
hay kultur (tiếng Đức), …. đều xuất xứ từ tiếng La tinh, đó là từ “Cultus”, có nghĩa<br />
là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lƣơng thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng.<br />
Sau đó từ cultus đƣợc mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng,<br />
giáo dục, đào tạo, phát triển mọi khả năng của con ngƣời và hoàn thiện các giá trị<br />
tinh thần, trí tuệ cho con ngƣời<br />
Ở phƣơng Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý nghĩa văn là vẻ đẹp của<br />
nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con ngƣời có thể đạt đƣợc bằng sự tu dƣỡng của<br />
bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ hóa trong văn hóa<br />
là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa<br />
trong thực tiễn, đời sống. Vậy, văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa.<br />
Nhƣ vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phƣơng Đông và phƣơng Tây đều có<br />
một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con ngƣời (bao gồm cá<br />
nhân, cộng đồng và xã hội loài ngƣời), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc<br />
sống trở nên tốt đẹp hơn.<br />
<br />
Học viên: Bùi Thị Quyên<br />
Khoá:<br />
2011- 2013<br />
<br />
4<br />
<br />
Khoa Kinh tế & Quản lý<br />
<br />