Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bidoup
lượt xem 29
download
Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình khai thác DVHST, đặc biệt là DVHST rừng tại ba vườn quốc gia (VQG) điển hình VQG Cát Bà, Xuân Thủy và Bidoup, xác định những cơ hội và thách thức trong phương thức quản lý các VQG dựa trên giá trị DVHST, từ đó đề xuất hướng khai thác bền vững DVHST nhằm tăng cường công tác quản lý tại các VQG ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bidoup
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ Cao Hoàng Thanh Mai KHAI THÁC BỀN VỮNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ Cao Hoàng Thanh Mai KHAI THÁC BỀN VỮNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ ĐỨC MINH Hà Nội - 2013
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .....................................................................................................3 1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu Dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới ........................................3 1.1.1 Khái niệm DVHST ................................................................................................3 1.1.2 Tiếp cận DVHST hướng tới phát triển bền vững các HST.................................4 1.1.2.1 Quan điểm tiếp cận ..............................................................................................4 1.1.2.2 Đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến các DVHST ..........................................5 1.1.2.3 Ứng dụng công cụ PES hướng tới phát triển bền vững hệ sinh thái .................14 1.1.3 Một số mô hình khai thác hiệu quả lợi ích DVHST trên thế giới ....................16 1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam ..........................................................19 1.2.1 Tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam ....................................................19 1.2.2 Tiềm năng áp dụng chi trả DVHST tại Việt Nam ..............................................20 1.2.3 Bước đầu thực hiện cơ chế chi trả đối với DVHST rừng tại Việt Nam ...........21 1.2.3.1 Xu hướng trong quản lý và phát triển DVHST rừng ..........................................23 1.2.3.2 Khai thác DVHST rừng tại Việt Nam .................................................................25 1.3 Thực trạng quản lý các vườn quốc gia tại Việt Nam ..........................................................29 1.3.1 Tầm quan trọng của các VQG ở Việt Nam ........................................................29 1.3.2 Quy hoạch hệ thống các VQG ở Việt Nam ........................................................30 1.3.3 Những tồn tại trong hệ thống quản lý của các VQG ........................................31 CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................................34 2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài : ......................................................................34 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ........................................................................................35 2.3 Phương pháp nghiên cứu : .......................................................................................................35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................................37 3.1. Tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình Bidoup, Xuân Thủy và Cát Bà ......37
- 3.1.1 VQG Bi Doup ...........................................................................................................37 3.1.1.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu ......................................................................37 3.1.1.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Bidoup......................................................39 3.1.1.3 Đánh giá tình hình khai thác DVHST tại VQG Bidoup .....................................42 3.1.2 VQG Xuân Thủy .....................................................................................................53 3.1.2.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu ......................................................................53 3.1.2.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Xuân Thủy ................................................56 3.1.2.3 Đánh giá công tác quản lý việc khai thác DVHST tại VQG Xuân Thủy ..........60 3.1.3 VQG Cát Bà..............................................................................................................72 3.1.3.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu ......................................................................72 3.1.3.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Cát Bà ......................................................75 3.1.3.3 Tình hình khai thác DVHST tại VQG Cát Bà ....................................................78 3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phương pháp quản lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. ............................................................87 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG tại Việt Nam dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. .............................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................97 PHỤ LỤC................................................................................................................................100
- MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1: Các loại dịch vụ hệ sinh thái............................................................................ 4 Bảng 1.2: Các DVHST dùng chung và các yếu tố tác động bởi các loại HST ................ 6 Bảng 1.3: Biện pháp đánh giá DVHST [42] .................................................................... 9 Bảng 1.4: Phương thức định giá kinh tế chung [42] ...................................................... 12 Bảng 1.5: Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường ............................................. 15 Bảng 1.6: Tổng hợp các hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR trên toàn quốc [26] .......... 28 Bảng 1.7: Tổng hợp nguồn thu DVMTR qua các năm [26] .......................................... 29 Bảng 3.1: Diện tích và dân số các xã vùng đệm VQG Bidoup [8] ................................ 39 Bảng 3.2: Lượng giá giá trị DVHST tại VQG Bidoup - Núi Bà ................................... 41 Bảng 3.3: Thực hiện kế hoạch PFES giai đoạn 2009 - 2013, VQG Bidoup [15] .......... 46 Bảng 3.4: Thống kê số vụ vi phạm các quy định về QLBVR theo năm [15] ................ 46 Bảng 3.5: Thống kê diện tích các loại đất đai ở vùng lõi VQG [19] ............................. 54 Bảng 3.6: Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] ...................... 55 Bảng 3.7: Diện tích - dân số 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] ............................ 55 Bảng 3.8: Lượng giá giá trị cây thuốc tại VQG Xuân Thủy [19] .................................. 58 Bảng 3.9: Loại hình khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy .... 61 Bảng 3.10: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy ... 62 Bảng 3.11: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã điều tra ................................. 63 Bảng 3.12: Dân số, lao động, nghề nghiệp và thu nhập người dân vùng đệm VQG Cát Bà ................................................................................................................................... 74 Bảng 3.13: Thống kê diện tích, số hộ NTTS qua các năm, xã Phù Long ...................... 81 Bảng 3.14: Tổng hợp hoạt động giao khoán BVR từ 2011- 2013, VQG Cát Bà .......... 84 MỤC LỤC HÌNH Hình 1.1: Tổng quan các bước đánh giá rủi ro và cơ hội liên quan đến DVHST [42] ... 5 Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup [8] .............................................................. 37 Hình 3.2: Bản đồ khu vực chi trả DVMTR VQG Bidoup [15] ..................................... 45 Hình 3.3: Bản đồ quy hoạch chung VQG Xuân Thủy [18] ........................................... 54 Hình 3.4: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà, giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn 2020....... 73 Hình 3.5: Bản đồ các điểm DLST VQG Cát Bà ............................................................ 79
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DLST Du lịch sinh thái DVHST Dịch vụ hệ sinh thái DVMT Dịch vụ môi trường DVMTR Dịch vụ môi trường rừng HST Hệ sinh thái PES Payment for Environment Services Chi trả dịch vụ môi trường PFES Payment for Forest Environment Services Chi trả dịch vụ môi trường rừng VQG Vườn quốc gia
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới về đa dạng sinh học. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã thành lập được 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển đại diện cho các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển [11]. Mặc dù đã xây dựng những định chế quản lý đối với từng loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng sự hủy hoại và tàn phá đa dạng sinh học vẫn tiếp tục diễn ngay cả trong các khu vực này. Trong số các nguyên nhân gây tác hại đến đa dạng sinh học, một nguyên nhân chủ yếu là hoạt động sinh kế của người dân trong khu vực các xã vùng đệm. Do đó, việc xây dựng phương thức quản lý phù hợp đối với các vườn quốc gia là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo tồn tốt hơn sự đa dạng sinh học quý giá này. Trong những năm qua, với sự lỗ lực mọi mặt của các ngành, các cấp và sự hỗ trợ của quốc tế trong công tác bảo tồn thiên nhiên, nhất là trong những năm đổi mới của đất nước, quá trình quản lý các khu khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã và đang tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm, hài hoà với những thông lệ, tiêu chí quản lý bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Tuy nhiên, cũng như các tri thức thuộc các lĩnh vực khác của nhân loại, nhận thức về quản lý bảo tồn thiên nhiên là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi mà những kinh nghiệm, mô hình quản lý mới về bảo tồn thiên nhiên được hình thành và áp dụng thành công tại nhiều nước, chúng ta cần được tiếp cận, nghiên cứu, trao đổi, học tập để vận dụng linh hoạt, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước trong quá trình hội nhập. Hướng phát triển bền vững các vườn quốc gia (VQG) dựa trên việc khai thác hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu thực hiện ở Việt Nam. Dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) là thành phần hệ sinh thái trực tiếp hay gián tiếp tạo ra sự thịnh vượng của con người (Fisher và cộng sự, 2009). Các lợi ích đó chia làm các nhóm: Dịch vụ cung cấp như thực phẩm và nước; Dịch vụ hỗ CAO HOÀNG THANH MAI 1 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng; Dịch vụ điều tiết như: điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất và dịch bệnh; Dịch vụ du lịch và văn hóa như: giá trị du lịch, giải trí, nghiên cứu, tôn giáo và các lợi ích phi vật chất khác, và nó đặc biệt to lớn ở các hệ sinh thái của các khu bảo tồn. Để khai thác các lợi ích đó, con người đã đưa ra các sự lựa chọn hay quyết định về quản lý liên quan đến các hệ sinh thái. Do đó, các quyết định hay sự lựa chọn về quản lý thường làm thay đổi chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài: “Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bi Doup” được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình khai thác DVHST, đặc biệt là DVHST rừng tại ba vườn quốc gia (VQG) điển hình VQG Cát Bà, Xuân Thủy và Bidoup, xác định những cơ hội và thách thức trong phương thức quản lý các VQG dựa trên giá trị DVHST, từ đó đề xuất hướng khai thác bền vững DVHST nhằm tăng cường công tác quản lý tại các VQG ở Việt Nam. CAO HOÀNG THANH MAI 2 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu Dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới 1.1.1 Khái niệm Dịch vụ hệ sinh thái Hệ sinh thái (HST) có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người thông qua việc cung cấp các dịch vụ. Các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch vụ mà các HST cung cấp, còn gọi là dịch vụ môi trường, bao gồm: - Dịch vụ cung cấp: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen, … - Dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu, điều tiết nước, lọc nước, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh, … - Dịch vụ văn hoá: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái, lịch sử, khoa học và giáo dục, … - Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hoà dinh dưỡng, … Ở Việt Nam, thuật ngữ Dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường (DVMT) bởi vì DVMT đang được hiểu theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ DVHST được sử dụng trong dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. “DVHST là các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người hưởng thụ từ các chức năng của HST” được mô tả trong tài liệu Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ năm 2005. Bản báo cáo đã xác định danh mục các loại hình DVHST cung cấp như: sản phẩm lương thực, thực phẩm (như lúa gạo, vật nuôi, thủy hải sản...); các cây công nghiệp (như bông, gỗ, gai dầu...); các nguồn dược liệu; cung cấp nguồn nước; điều hòa không khí; điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn; các dịch vụ văn hóa (bao gồm cả tinh thần và tôn giáo, các giá trị thẩm mỹ, giải trí, du lịch sinh thái...)... Cũng theo báo cáo, khoảng 60% DVHST trên thế giới đang bị suy thoái hoặc khai thác, sử dụng không bền vững. Do đó, nhằm mục đích thúc đẩy phát triển HST dựa vào cộng đồng, khôi phục lại những HST bị phá hủy và duy trì việc cung cấp các DVHST quan trọng dẫn đến việc hình thành công cụ chi trả DVHST. CAO HOÀNG THANH MAI 3 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Bảng 1.1: Các loại dịch vụ hệ sinh thái Rừng Biển Đất canh tác/nông nghiệp Hàng hóa - Lương thực - Thực phẩm - Lương thực môi - Nước - Nhiên liệu trường - Nhiên liệu - Sợi - Sợi Dịch vụ - Điều hòa khí hậu - Điều hòa khí hậu - Điều hòa khí hậu điều tiết - Điều tiết lũ lụt - Sản xuất cơ bản - Lọc nước - Điều tiết dịch vụ - Lọc nước Dịch vụ - Tái tạo dinh dưỡng - Tái tạo dinh dưỡng - Tái tạo dinh dưỡng hỗ trợ - Kiến tạo đất - Sản xuất cơ bản - Kiến tạo đất Dịch vụ - Thẩm mỹ - Thẩm mỹ - Thẩm mỹ văn hóa - Tinh thần - Tinh thần - Giáo dục - Giáo dục - Giáo dục - Giải trí - Giải trí Nguồn: Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ 2005 Các dịch vụ hệ sinh thái – việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các chức năng của hệ sinh thái nhằm tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị về kinh tế và môi trường (Hướng dẫn tài chính cho hoạt động bảo tồn, 2002). 1.1.2 Tiếp cận DVHST hướng tới phát triển bền vững các HST 1.1.2.1 Quan điểm tiếp cận Tiếp cận DVHST được định nghĩa là sự lồng ghép DVHST trong việc ra quyết định bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá khoa học để xem xét sự phụ thuộc và tác động của con người tới DVHST và lồng ghép các giá trị DVHST vào việc ra quyết định. Theo báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ, đánh đổi là các quyết định và lựa chọn quản lý làm thay đổi chức năng và dịch vụ mà HST cung cấp. Trong thập kỷ qua, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển đang phải đối mặt với các thách thức trong việc ra quyết định khó khăn liên quan đến các HST. CAO HOÀNG THANH MAI 4 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Nhiều tranh luận ở các cấp quốc tế, quốc gia và địa phương trong việc ra quyết định đánh đổi giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay nhiều HST chưa được định giá đúng mức hoặc không có giá trị kinh tế nào cả. Do quyết định hàng ngày được đưa ra chỉ ưu tiên làm sao để thu được lợi nhuận tài chính ngay lập tức, hàng loạt cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái đều bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó. Các xung đột về lợi ích ở các cấp hay lợi ích của các nhóm khác nhau, hay sự phân bổ giữa được và mất giữa các nhóm ngày càng rõ rệt và thách thức các nhà quản lý trong việc ra quyết định. Trong bối cảnh đó, các quyết định mang tính đôi bên cùng có lợi (win-win) được dùng phổ biến như một thuật ngữ mang tính thỏa hiệp và lý tưởng hóa các quyết định khó khăn. Tuy nhiên, cách tiếp cận thỏa hiệp này đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy và thách thức cho nhà quản lý và đòi hỏi một sự nhìn nhận thâu đáo từ nhiều góc độ trong quá trình ra quyết định. 1.1.2.2 Đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến các dịch vụ hệ sinh thái Thông tin về các DVHST có thể được tăng cường bằng một loạt các qui trình ra quyết định, từ việc tạo ra một chính sách y tế cộng đồng, để chuẩn bị cho kế hoạch kinh tế của một địa phương, một khu vực hay một quốc gia; hoặc thiết lập một lộ trình phát triển. Bước 3: Đánh giá Bước 1: Xác định Bước 2: Sàng lọc hiện trạng và xu DVHST đang hoạt DVHST phù hợp thế các DVHST động thích hợp Bước 4: Những Bước 5: Xác định đánh giá cần thiết rủi ro và cơ hội của về giá trị kinh tế DVHST cho dịch vụ kinh tế Hình 1.1: Tổng quan các bước đánh giá rủi ro và cơ hội liên quan đến DVHST [42] CAO HOÀNG THANH MAI 5 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐANG HOẠT ĐỘNG Bước đầu tiên là xác định tất cả các DVHST phụ thuộc vào một quyết định và có ảnh hưởng. Nó liên quan đến việc xem xét một cách có hệ thống cho mỗi DVHST có hay không phụ thuộc vào một quyết định hoặc quyết định có tác động tới các DVHST. Xác định trước các vấn đề liên quan sẽ cho phép các nhà sản xuất ra quyết định để chủ động quản lý bất kỳ rủi ro và cơ hội liên quan nào. Sử dụng danh sách các dịch vụ dùng chung của loại HST để giúp thông báo liệu một DVHST có thể tồn tại trong một địa điểm cụ thể: Bảng 1.2: Các DVHST dùng chung và các yếu tố tác động bởi các loại HST Hệ sinh Dịch vụ hệ sinh thái Các yếu tố thay đổi hệ sinh thái thái Biển Cá và hải sản khác (cá thương Đánh bắt quá mức, hoạt động đánh mại và thủy sản tự cung cấp), du bắt hủy diệt, dòng chảy chất dinh lịch sinh thái, vui chơi giải trí, các dưỡng và lắng đọng, biến đổi khí hậu, sản phẩm dược, khí hậu quy định, ô nhiễm môi trường (xả nước thải, sự giao thông, chu trình nước ngọt cố tràn dầu, khai thác mỏ) Ven Du lịch, vui chơi giải trí, giá trị Dòng chảy chất dinh dưỡng và lắng biển văn hóa, thủy sản (thương mại và đọng tạo ra các vùng chết, tốc độ công sinh hoạt), nuôi trồng thủy sản, nghiệp và đô thị hóa gây ô nhiễm môi giao thông vận tải, chu trình dinh trường, nạo vét đường thủy, vận dưỡng, chống lại bão/lũ, điều hoà chuyển bùn cát từ sông, biến đổi khí khí hậu, xử lý chất thải, kiểm soát hậu, các loài xâm lấn, chuyển đổi các xói mòn, thủy điện, lưu trữ nước cửa sông và vùng đất ngập nước, phá ngọt hủy các vườn ươm cá cửa sông, phá rừng ngập mặn, rạn san hô, khai thác thủy sản, rừng ngập mặn (củi), cát xây dựng, rong biển để tiêu thụ Vùng Cây trồng, thủy sản, nước ngọt, Dòng chảy chất dinh dưỡng, chuyển nước lưu trữ khí nhà kính, bổ sung đổi đất ngập nước đối với nông nghiệp, sâu nước ngầm và xả nước cho ngành thủy lợi quy mô lớn và chuyển hướng CAO HOÀNG THANH MAI 6 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC trong nông nghiệp và công nghiệp, giải sông, mở rộng nông nghiệp (phân bón đất độc của nước, kiểm soát lũ, vui tăng và sử dụng thuốc trừ sâu), thu chơi giải trí, du lịch, giá trị văn hoạch vượt mức các nguồn tài nguyên hóa, lưu giữ trầm tích, thủy điện, tự nhiên như cá, đường giao thông và chu kỳ dinh dưỡng kiểm soát lũ cơ sở hạ tầng, đập, nạo vét để điều hướng, phá rừng, ô nhiễm môi trường do đô thị và công nghiệp hóa, các loài xâm lấn Rừng Thụ phấn, thuốc men, thực phẩm, Cháy rừng, biến đổi khí hậu và gỗ kiểm soát xói mòn, nước, gỗ, - Vùng nhiệt đới: mở rộng nông rừng nhiên liệu sinh học, thức ăn, điều nghiệp, khai thác gỗ (thương mại hay hoà khí hậu, bệnh chỉ định, du sinh hoạt), cơ sở hạ tầng giao thông lịch, vui chơi giải trí, giá trị văn vận tải, biến động dân số con người hóa - Ôn đới: trồng rừng do giá trị ngày càng tăng của các dịch vụ tiện nghi và dịch vụ bảo vệ, ô nhiễm không khí, bùng phát dịch hại Vùng Giữ độ ẩm của đất, chu kỳ dinh Biến đổi khí hậu, dòng nước cho nông đất dưỡng, thực phẩm, chất xơ, hóa nghiệp, tích tụ muối, sa mạc hóa, khô sinh, nhiên liệu sinh học, thụ giảm độ che phủ của thảm thực vật, cằn phấn, nước ngọt, điều tiết nước, chăn thả quá mức, mở rộng nông điều hoà khí hậu, giá trị văn hóa, nghiệp, tăng dân số và di cư du lịch Đảo Thủy sản, nước ngọt, du lịch, vui Thay đổi nhân khẩu học, nhu cầu chơi giải trí, gỗ, nhiên liệu, giá trị năng lượng, các loài xâm lấn, ô văn hóa, phòng chống lụt bão nhiễm, đất chuyển đổi và suy thoái, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế, thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu Núi Nước ngọt, thực phẩm, cây thuốc, Biến đổi khí hậu, thiên tai và thảm ngăn ngừa thảm họa tự nhiên, điều họa, chăn thả gia súc, khai thác mỏ, hoà khí hậu, màu mỡ của đất, điều xói mòn, xây dựng cơ sở hạ tầng du CAO HOÀNG THANH MAI 7 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC tiết nguồn nước,vui chơi giải trí, lịch và vui chơi giải trí, suy thoái nền du lịch, giá trị văn hóa, nhiên liệu, văn hóa truyền thống, năng động giữa vùng đất chăn thả cho động vật vùng cao và dân số vùng đất thấp Địa Điều hòa khí hậu, nước ngọt, thủy Biến đổi khí hậu, phát triển các ngành cực sản, động vật sinh sống, nhiên công nghiệp khai khoáng, chất gây ô liệu, chất xơ, giá trị văn hóa, du nhiễm từ vĩ độ thấp hơn tích lũy trong lịch, vui chơi giải trí. vùng cực, đánh bắt quá mức, xâm phạm đặc sách phục hồi, chuyển đổi đất đai Vùng Thực phẩm, chất xơ, nhiên liệu, Gia tăng nhu cầu cho các sản phẩm, trồng thụ phấn, chu kỳ dinh dưỡng, thị trường quốc tế và thương mại, trọt hình thành đất, quy định dịch hại, chính sách, bối cảnh pháp lý và văn nước ngọt hóa xã hội, giá cả, công nghệ và phương pháp quản lý, các loài xâm lấn, biến đổi khí hậu Thành DVHST nói chung tiêu thụ nhiều Tiêu dùng quá mức, thay đổi nhân phố hơn sản xuất. Dịch vụ cung cấp khẩu học, phát sinh chất thải, ô nhiễm bởi không gian xanh và công viên nước,ô nhiễm không khí, khí thải nhà bao gồm: chất lượng không khí, kính, phá cây xanh trong khu vực đô điều tiết vi khí hậu, giảm tiếng ồn, thị điều tiết nước (thoát nước bề mặt), thụ phấn, thư viện di truyền, ngừa dịch hại, xử lý chất thải và tái chế, giá trị văn hóa, giải trí, du lịch BƯỚC 2: SÀNG LỌC LỰA CHỌN CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI PHÙ HỢP Bước thứ 2 đòi hỏi phải sàng lọc các DVHST xác định trong bước một để xác định dịch vụ có liên quan nhất đến quyết định để thiết lập ưu tiên cho các đánh giá chuyên sâu về tính phục thuộc và các tác động của DVHST - Tính phụ thuộc DVHST: Một DVHST có thể được thay thế bởi một sản phẩm chế tạo hoặc cấu trúc vật lý cung cấp một dịch vụ tương tự. Ví dụ, một nhà máy lọc CAO HOÀNG THANH MAI 8 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC nước mới có thể cung cấp các dịch vụ xử lý nước của vùng đất ngập nước (mặc dù nó sẽ không cung cấp môi trường sống động vật hoang dã hoặc các dịch vụ khác của đất ngập nước). Đê biển được xây dựng để phòng chống thiên tai (bảo vệ bờ biển) dịch vụ của rừng ngập mặn hoặc các rặng san hô. Dịch vụ cung cấp cây, cá, gỗ có nhiều phương thức thay thế (kể cả được xách tay hoặc nhập khẩu từ địa điểm khác). Nếu thay thế tồn tại, điều quan trọng là cũng xem xét đến hiệu quả chi phí liên quan đến các DVHST mà nó thay thế. - Tác động của DVHST : Một yếu tố quan trọng trong việc xác định ảnh hưởng đến một DVHST có liên quan là có hay không các giới hạn tác động hay tăng cường tính khả dụng để sử dụng hoặc hưởng lợi từ dịch vụ. Người sử dụng hay hưởng lợi có thể được đặt trong không gian từ địa phương (ví dụ như cộng đồng ven biển địa phương được hưởng lợi từ dịch vụ bảo vệ chống thiên tai từ một vùng đất ngập nước) đến toàn cầu (ví dụ như những người lấy được giá trị đạo đức hoặc giá trị tồn tại từ khi biết rằng một loài quí hiếm được bảo vệ). Ngoài ra, họ có thể là người sử dụng hiện tại hoặc tương lai của dịch vụ. Chính phủ và xã hội, ví dụ thường hành động vì lợi ích chung của hiện tại hoặc tương lai. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng các đối tượng khác nhau của các DVHST có thể có phương án trả lời rất khác nhau cho các câu hỏi. BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CÁC DVHST THÍCH HỢP Bước thứ 3 liên quan đến việc tiến hành một phân tích chi tiết hơn về tình trạng của các DVHST được lựa chọn trong bước 2 và xu thế của chúng. Các thông tin này sẽ được sử dụng trong bước cuối cùng để xác định những rủi ro và cơ hội của các DVHST liên quan đến việc ra quyết định. Bảng 1.3: Biện pháp đánh giá DVHST [42] Biện pháp Mô tả Mẫu sử dụng Ví dụ Phân tích Dữ liệu được thu từ Đánh giá các khu vực Nhóm nghiên cứu đánh từ xa vệ tinh cảm biến rộng lớn, đa dạng sinh giá toàn cầu của Ấn Độ hoặc hình ảnh trên học đã sử dụng ảnh vệ tinh CAO HOÀNG THANH MAI 9 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC không để theo dõi nạn phá (LANDSAT, rừng MODIS) Hệ thống Phần mềm bản đồ Phân tích những thay Nhóm nghiên cứu đánh thông tin và không gian đổi theo thời gian trong giá toàn cầu tại Nam địa chất phân tích dữ liệu các HST; bao gồm các Phi sử dụng GIS để số hóa (ArcGis, thông tin kinh tế xã hội phân tích nơi mà nhu ArcView, IDRISI) với thông tin HST; xu cầu con người tồn tại và hướng tương ứng trong nơi mà dịch vụ được các DVHST với sự cung cấp thay đổi sử dụng đất Kiểm kê Danh sách Các DVHST kiểm đếm Đánh giá tại vùng đất và tài nguyên thiên ngập nước ở sông Cửu nhiên Long tại Việt Nam phát triển một HST rất phong phú và có các dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong khu vực (với con người, với kinh tế) Mô hình Đơn giản hóa các Điền vào khoảng trống Nhóm đánh giá tại sinh thái biểu thức toán học trong những dữ liệu Trung Quốc sử dụng đại diện cho các hiện có, định lượng Mô hình qui hoạch sinh yếu tố phức tạp là ảnh hưởng của quản lý thái nông nghiệp để ước sự tương tác giữa quyết định vào thực tính sức chịu tải của đất vật lý, sinh học, trạng của DVHST; dự (tức là số lượng tối đa kinh tế xã hội và án ảnh hưởng lâu dài của các cá thể có thể các yếu tố của hệ tới những thay đổi được hỗ trợ bởi sinh thái (SWAT, trong HST, đánh giá DVHST trong một đơn IMAGE, ảnh hưởng của các yếu vị diện tích giả định IMPACT, tố tác động riêng biệt phát triển bền vững). CAO HOÀNG THANH MAI 10 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC WaterGap, và các kịch bản về tình Nhóm Nam Phi sử dụng EcoPath, Ecosim) trạng HST và cung cấp mô hình PODIUM để DVHST, khám phá đánh giá cân bằng giữa mối liên hệ giữa các thực phẩm và dịch vụ yếu tố trong một hệ cung cấp nước. thống. Xin ý kiến Thông tin cung Tập hợp các kiến thức Đánh giá ở NaUy và Bồ chuyên cấp bởi các bên không có sẵn trong tài Đào Nha sử dụng xếp gia liên quan, các liệu khoa học, lấp đầy hạng, tính điểm cho chuyên gia khoa những khoảng trống thực trạng và xu hướng học, hội thảo, kiến trong các tài liệu; cho của DVHST và đa dạng thức truyền thống. biết thêm quan điểm sinh học mới, kiến thức và giá trị để đánh giá. BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ CHO CÁC DVHST Định giá là nỗ lực để định lượng giá trị kinh tế của các DVHST, bao gồm cả dịch vụ chiếm thị phần ít nhất (ví như cung cấp mốt số dịch vụ văn hóa) và chúng hiện không có giá trị trên thị trường (ví như các qui định về các dịch vụ bảo vệ bờ biển và chống xói mòn). Các thông tin này có thể thu hút sự chú ý đến giá trị của DVHST mà nếu không chú ý có thể bị bỏ quan khi đưa ra quyết định quản lí, và có thể được sử dụng để thông báo việc xác định các rủi ro và cơ hội . Các nhà nghiên cứu đã phát triển một số phương pháp để xác định những giá trị liên quan đến hệ sinh thái (xem Bảng 1.4). Các giá trị chia làm ba loại, trong đó kết hợp để tạo ra các Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái: Giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm các dịch vụ dự phòng (cây, gỗ…) và dịch vụ không tiêu hao (nhiếp ảnh, du lịch….) Giá trị sử dụng gián tiếp bao gồm các dịch vụ điều tiết nước, bảo vệ các vùng đất ẩm, ví dụ như bảo vệ các rừng ngập mặn khỏi hiểm họa thiên tai CAO HOÀNG THANH MAI 11 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Giá trị không sử dụng bao gồm, ví dụ, tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyên cho con em chúng ta như gấu trúc, núi Giá trị sử dụng trực tiếp có xu hướng đơn giản nhất để giải thích như lợi nhuận từ việc bán gỗ, thú quí hiếm. Các giá trị khác có nhiều khó khăn để có thể đo lường được. Giá trị không sử dụng được đặc biệt khó khăn, và có thể thường chỉ được ước tính thông qua một kỹ thuật được gọi là định giá ngẫu nhiên, trong đó các cuộc điều tra của người dân “sẵn sàng trả tiền” của người dân về giá trị trong câu hỏi. Mặc dù một số giá trị cố gắng để ước lượng Tổng giá trị kinh tế, hầu hết các nghiên cứu chỉ bao gồm một tập hợp các thành phần giá trị, và do đó cần phải được xem xét các ước tính thấp hơn giới hạn trên giá trị của HST. Bảng 1.4: Phương thức định giá kinh tế chung [42] Phương Biện pháp tiếp cận Ứng dụng pháp Ảnh hưởng Theo dõi sự thay đổi trong điều Bất kỳ tác động nào có ảnh đến năng kiện hệ sinh thái đến sản xuất hưởng đến sản xuất hàng hóa suất hàng hóa (VD: chất lượng đất giảm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp) Chi phí Theo dõi tác động của sự thay Bất kỳ tác động nào có ảnh bệnh, nguồn đổi trong các DVHST do bệnh hưởng đến sức khỏe (VD: không nhân lực tật và tỷ lệ chết khí hoặc nước bị ô nhiễm) Chi phí thay Sử dụng chi phí thay thế mất Bất kỳ tổn thất hàng hóa dịch vụ thế hàng hóa hoặc dịch vụ nào (VD: trước đây nước sạch hiện tại đã bị ô nhiễm bởi một nhà máy, bờ biển được bảo vệ khi được cung cấp bởi rừng ngập mặn hoặc các rặng san hô) Chi phí du Rút ra đường cong từ dữ liệu về Vui chơi giải trí, du lịch lịch chi phí du lịch thực tế để ước tính giá trị CAO HOÀNG THANH MAI 12 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Giá thụ Trích xuất ảnh hưởng của yếu tố Chất lượng không khí, danh lam hưởng môi trường và giá hàng hóa bao thắng cảnh, lợi ích văn hóa (VD: gồm nhiều yếu tố nhà bên cạnh không gian xanh) Tránh các So sánh các mô hình giảm thiểu Dịch vụ bảo vệ bờ biển, giảm sự cố thiệt hại bằng cách bảo vệ chống xói mòn…. lại các thảm họa tự nhiên: động đất, bão lụt Định giá Hỏi trả lời trực tiếp sẵn sàng trả Một dịch vụ bất kỳ (VD: sẵn ngẫu nhiên tiền cho một dịch vụ cụ thể sàng trả tiền để giữ một rừng tại địa phương được nguyên vẹn) Mô hình lựa Yêu cầu trả lời để lựa chọn tùy Một dịch vụ bất kỳ chọn thích của họ từ một tập hợp các lựa chọn thay thế với các thuộc tính riêng biệt Chuyển giao Các kết quả thu được trong một Bất kỳ dịch vụ nào mà các lợi ích bối cảnh sử dụng trong một bối nghiên cứu so sánh thích hợp là cảnh khác (ví dụ, ước tính liên có sẵn hợp giá trị của một khu rừng bằng cách sử dụng giá trị kinh tế tính toán của một khu rừng khác cùng loại và kích thước) BƯỚC 5: XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ CƠ HỘI CỦA DVHST Xác định các rủi ro và cơ hội liên quan tới DVHST liên kết với một quyết định bao gồm việc sử dụng các thông tin tập trung ở các bước trước đó. Khi xác định rủi ro và cơ hội, nó có thể hữu ích để suy nghĩ về những thay đổi DVHST về sự cân bằng. Sự cân bằng phát sinh từ sự lựa chọn quản lý hay hành động cố ý hoặc nếu không làm thay đổi số lưng hoặc chất lượng của một DVHST để đạt được một mục tiêu. Đánh giá sự thỏa hiệp liên quan đến việc xác định các nhóm khác nhau sẽ giành chiến thắng và mất trong ngắn hạn cũng như dài hạn là kết quả của CAO HOÀNG THANH MAI 13 KHOA MÔI TRƯỜNG
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC những thay đổi với các DVHST. Cân bằng có thể liên quan đến thiệt hại kinh tế, hoặc thiệt hại cho sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng nào đó. Ví dụ, một nghiên cứu bởi Trust for Public Lands và American Water Works Associant ở Mỹ phân tích mối quan hệ giữa diện tích rừng đầu nguồn và chi phí xử lý nguồn nước của quốc gia. Trong 25 lưu vực sông, họ phát hiện ra rằng cứ mất 10 % độ che phủ rừng dẫn đến một sự gia tăng 12 % trong chi phí xử lý nước. Mặc dù một số người sẽ được hưởng lợi từ rừng thanh toán bù trừ (cho cả gỗ hoặc phát triển đất), một số lượng lớn của người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi sự mất mát của dịch vụ hệ sinh thái đối với hệ thống lọc nước, và có trả nhiều hơn cho nước uống (Ernst 2004). Một số công cụ có thể giúp xác định và đánh giá DVHST thỏa hiệp liên quan đến sức khỏe con người. Cách tiếp cận này như là "lập bản đồ nghèo đói và DVHST" có thể giúp đánh giá tác động đối với các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như các nghèo ở nông thôn, bằng cách đánh giá các liên kết giữa các DVHST và chỉ số đói nghèo. Giá trị kinh tế cũng là một công cụ ngày càng phổ biến để đánh giá và giao tiếp tác động kinh tế của những thay đổi trong việc cung cấp các DVHST. 1.1.2.3 Ứng dụng công cụ PES hướng tới phát triển bền vững Hệ sinh thái (*) Giới thiệu về PES Trên thực tế, những người bảo tồn, gìn giữ và phát triển các DVMT chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho các nỗ lực của họ. Còn những người sử dụng các dịch vụ này chưa chi trả cho những dịch vụ mà họ được hưởng. Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng DVMT đó không bền vững. Trong bối cảnh này, “Chi trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment Services – PES)” được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. PES là công cụ kinh tế yêu cầu những người được hưởng lợi từ các DVHST chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của HST đó. Nguyên tắc cơ bản của PES là tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ những DVMT phải chi trả (User pays) cho những người sử dụng tài nguyên để cung cấp các dịch vụ môi trường đó (Provider gets). CAO HOÀNG THANH MAI 14 KHOA MÔI TRƯỜNG
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn