PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh<br />
mẽ, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng kết chặt hơn trên tất cả các lĩnh vực, hoạt<br />
động thương mại đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới với mức độ cạnh tranh ngày<br />
càng gay gắt, quyết liệt. Chính vì thế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tìm ra<br />
những bước đi cụ thể, tạo môi trường chính sách khuyến khích đầu tư theo hướng<br />
cạnh tranh thu hút các nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi phát huy “nội lực” trên cơ<br />
sở kết hợp với “ngoại lực”, nhanh chóng vượt qua những thách thức của nền kinh<br />
tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).<br />
Phú Yên là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam trung bộ, có tiềm năng lợi<br />
thế về lao động và tài nguyên. Cùng với sự phát triển kinh tế mở của cả nước, Phú<br />
Yên tạo mọi điều kiện thuận lợi để đón chào các nhà đầu tư. Đặc biệt, Quyết định số<br />
122/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Phú Yên<br />
đến năm 2020. Trong đó, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2020 khoảng<br />
238 nghìn tỷ đồng; Xây dựng và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đến<br />
năm 2020; Mở rộng các dự án đầu tư, đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, đẩy mạnh<br />
cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai kịp thời<br />
các chính sách của Nhà nước một cách cụ thể và phù hợp với đặc điểm của tỉnh.<br />
Để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, với những chính sách ưu<br />
đãi chung của cả nước, tỉnh Phú Yên đã ban hành một số chính sách khuyến khích<br />
thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, du lịch và đầu tư<br />
vào các khu công nghiệp. Song bên cạnh đó, việc khai thác nguồn vốn của các<br />
thành phần kinh tế, tranh thủ vốn đầu tư của các bộ, ngành trung ương, vốn tín dụng<br />
và các Chương trình mục tiêu để đầu tư vào các lĩnh vực then chốt, quyết định và<br />
cần thiết, còn những hạn chế, tồn tại cần phải được tháo gỡ. Đây chính là vấn đề đòi<br />
hỏi cần được giải quyết.<br />
<br />
1<br />
<br />
Tuy vậy, từ trước đến nay chung quanh vấn đề hoàn thiện môi trường chính<br />
sách khuyến khích đầu tư vốn đã có một số sách, đề tài nghiên cứu liên quan như:<br />
- Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt<br />
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
- Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư<br />
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.<br />
- Nguyễn Hoàng Giáp. Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư<br />
nước ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, thực trạng và giải pháp.<br />
Tạp chí Châu Á – Thái Bình Dương, 6/2000.<br />
- Đỗ Hải Hồ (2008), “Cải thiện môi trường để thu hút đầu tư”, Tạp chí kinh<br />
tế và dự báo, (số 3/2008).<br />
- Nguyễn Đình Hương (2003), Hoàn thiện môi trường thể chế phát triển<br />
đồng bộ các loại thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.<br />
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
- Lê Chí Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và chính sách<br />
công, Nxb Đại học Quốc gia thành phố HCM.<br />
- Trần Thị Cẩm Trang. So sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)<br />
của Việt Nam với các nước ASEAN – 5 và Trung Quốc. Giải pháp cải thiện môi<br />
trường FDI của Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 11/2004<br />
- Trần Nguyên Tuyên. Hoàn thiện môi trường và chính sách khuyến khích<br />
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Tạp chí Cộng sản số 14 (7/2004)<br />
- Hà Xuân Vấn (2007), Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu<br />
tư vốn ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, Đề tài cấp bộ nghiệm thu 2008 ở trường<br />
Đại học Kinh tế - Đại học Huế.<br />
Riêng ở tỉnh Phú Yên, chưa có đề tài nào nghiên cứu đến vấn đề hoàn thiện<br />
môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoàn<br />
thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên” làm nội<br />
dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.<br />
<br />
2<br />
<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Mục tiêu: Chính sách thu hút đầu tư ngày càng hấp dẫn nhằm tạo môi<br />
trường thuận lợi để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Phú Yên.<br />
- Nhiệm vụ:<br />
+ Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về vốn đầu tư, chính sách khuyến khích<br />
vốn đầu tư.<br />
+ Đánh giá toàn diện thực trạng chính sách thu hút và khuyến khích vốn đầu<br />
tư, chỉ ra nguyên nhân hạn chế của chính sách trong việc thu hút vốn đầu tư ở tỉnh<br />
Phú Yên.<br />
+ Đề xuất những giải pháp phù hợp để tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng<br />
cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Phú Yên.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách khuyến khích đầu tư vốn.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2001-2010, định hướng sử dụng các giải<br />
pháp tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư từ năm 2011 đến năm 2020.<br />
+ Về không gian: tại địa bàn tỉnh Phú Yên<br />
+ Nội dung nghiên cứu: các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xúc tiến<br />
đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, cải cách hành chính.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành<br />
- Ngoài phương pháp chung là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài<br />
sử dụng các phương pháp cụ thể sau:<br />
+ Phương pháp phân tích tổng hợp, lôgích-lịch sử.<br />
+ Phương pháp diễn giải – quy nạp<br />
+ Phương pháp thống kê.<br />
+ Phương pháp tổng kết thực tiễn.<br />
+ Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp thăm dò ý kiến<br />
thông qua phiếu thăm dò đối với 30 cá nhân đại diện các DN: Tổng giám đốc, giám<br />
đốc, trưởng phòng và chuyên viên công tác trong các DN và chuyên ngành đầu tư,<br />
<br />
3<br />
<br />
công tác ban hành chính sách...từ đó rút ra những ý kiến chung về các nội dung mà<br />
đề tài nghiên cứu.<br />
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến và những đóng góp mới của luận văn<br />
- Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận của vấn<br />
đề môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn, làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các<br />
đối tác liên doanh, các nhà quản lí, các nhà quản trị đầu tư tham khảo ý kiến để xây<br />
dựng nên những chính sách đầu từ phù hợp với tình hình thực tế ở tỉnh Phú Yên.<br />
- Góp phần tìm ra các giải pháp có tính khả thi trong việc thực hiện chính<br />
sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên trong thời gian tới, đến năm 2015,<br />
tầm nhìn đến năm 2020.<br />
6. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung<br />
luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận và thực tiễn về môi trường chính sách khuyến khích đầu<br />
tư vốn.<br />
Chương 2: Thực trạng môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở<br />
tỉnh Phú Yên.<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến khích<br />
đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên.<br />
<br />
4<br />
<br />
Chương 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƯỜNG<br />
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ VỐN<br />
1.1. Những vấn đề chung về chính sách và môi trường chính sách<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
Chính sách:<br />
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), chính sách được hiểu là “những<br />
chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối nhiệm vụ; chính sách được thực hiện trong<br />
một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực nào đó. Bản chất, nội dung và phương<br />
hướng của chính sách tùy thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế,<br />
văn hoá, xã hội... muốn định ra chính sách đúng phải vừa căn cứ vào tình hình thực<br />
tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu chung, phương<br />
hướng được xác định trong đường lối nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào<br />
điều kiện cụ thể” [37, 475]<br />
Giáo trình Chính sách trong quản lý KT-XH của Khoa Khoa học quản lý,<br />
Trường đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, “Chính sách quản lý nói chung, chính<br />
sách KT-XH nói riêng là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các<br />
thủ thuật mà các chủ thể quản lý sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể<br />
quản lý để đạt đến những mục tiêu trong số các mục tiêu chiến lược chung của đất<br />
nước một cách tốt nhất sau một thời gian đã định” [14, 21]<br />
Tiến sĩ Lê Chí Mai cho rằng, chính sách là chương trình hành động do các<br />
nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm<br />
vi thẩm quyền của họ… [27, 475]<br />
Thống nhất một số điểm chung của các định nghĩa trên, có thể hiểu: Chính<br />
sách là tổng thể các chương trình hành động, các quan điểm với các công cụ,<br />
phương tiện, biện pháp kỹ thuật mà chủ thể ban hành để sử dụng nhằm theo đuổi<br />
các mục tiêu đã định trong một khoảng thời gian xác định. Nói cách khác, một<br />
chính sách bao giờ cũng bao hàm năm yếu tố cấu thành, đó là chủ thể chính sách<br />
với hệ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu của chính sách, các nguồn lực thực thi chính<br />
sách, môi trường của chính sách và các đối tượng liên quan đến chính sách. Mặt<br />
khác, với tư cách một hệ thống hành động thực tiễn, chu trình của một chính sách<br />
<br />
5<br />
<br />