intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài xem xét thực trạng lực lượng lao động nữ ở nông thôn nước ta hiện nay để thấy được những tiềm năng và trở ngại, hạn chế của họ, từ đó đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng lao động này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ------------- NGUYỄN KIM THUÝ LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HÀ NỘI – 2002
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ------------- NGUYỄN KIM THUÝ LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Kinh tế chính trị XHCN Mã số: 5.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Dũng HÀ NỘI - 2002
  3. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. VÀI NÉT VỀ LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ 6 NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1.1 Đặc điểm của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát 6 triển 1.1.1 Lao động nữ nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong lực 6 lượng lao động 1.1.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp 12 1.1.3 Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến 12 1.2 Vai trò của lao động nữ ở các nước đang phát triển 17 1.3 Chính sách của Nhà nước tác động đến lao động nữ ở các 24 nước đang phát triển 1.3.1 Chính sách giáo dục 24 1.3.2 Chính sách việc làm 25 1.3.3 Các chính sách về nông nghiệp và nông thôn 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT 33 NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội của nông nghiệp, nông thôn Việt 33 Nam ảnh hưởng đến lao động nữ ở nông thôn 2.1.1 Đổi mới nền kinh tế 33 2.1.2 Các chính sách kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp, nông 37 thôn 2.2 Đặc điểm lao động nữ ở nông thôn Việt Nam 46 2.2.1 Mấy nét về nhân khẩu học 46
  4. 2.2.2 Về trình độ học vấn 49 2.3 Những đóng góp chủ yếu của lao động nữ ở nông thôn 51 2.3.1 Hoạt động kinh tế của lao động nữ nông thôn 51 2.3.2 Đóng góp của lao động nữ với kinh tế hộ gia đình 64 2.4 Một số vấn đề đặt ra với lao động nữ nông thôn 70 2.4.1 Về chất lượng nguồn nhân lực 70 2.4.2 Sự khác biệt giới và bất bình đẳng giới trong lao động 82 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ LAO 90 ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1 Lao động nữ trong chiến lược phát triển nông thôn 91 3.1.1 Chiến lược phát triển nông thôn đến năm 2010 91 3.1.2 Vị trí của lao động nữ trong việc thực hiện các chiến lược 93 phát triển nông thôn 3.2 Những quan điểm chủ yếu 95 3.2.1 Nâng cao vai trò lao động nữ ở nông thôn là bộ phận của 95 chiến lược phát triển con người 3.2.2 Nâng cao vai trò của lao động nữ nông thôn không chỉ là 97 sự nghiệp của riêng phụ nữ 3.3 Các giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của lao động nữ 99 nông thôn trong thời gian tới 3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho lao động nữ 99 3.3.2 Nhóm giải pháp phát huy năng lực của lao động nữ 103 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
  5. Lời nói đầu Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội, là một nguồn lực tiềm tàng trong sự phát triển. Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Nghiên cứu về người phụ nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng là một vấn đề đang được đặt ra và có ý nghĩa to lớn thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu “Lao động nữ nông thôn Việt nam - Thực trạng và giải pháp”. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bè bạn. Tác giả xin chân thành cám ơn: - Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo mọi thuận lợi cho tác giả hoàn thành chương trình Cao học và bảo vệ luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa, đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TS. Phạm Văn Dũng - người hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. - Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và GS. Lê Thị Nhâm Tuyết đã tạo điều kiện cho tác giả tham gia các dự án nghiên cứu để có tư liệu viết nên luận văn. - Các đồng nghiệp, bè bạn, người thân đã chia sẻ công việc, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả
  6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp với 76,5% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy, trong quá trình phát triển đất nước thì phát triển nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để có thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, bên cạnh các chủ trương, chính sách xã hội phù hợp, cần có những nguồn lực hỗ trợ cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn như tài chính, kỹ thuật - công nghệ... Đặc biệt phải kể đến một nguồn lực quan trọng, đó là nguồn nhân lực, chủ thể của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Nói đến chủ thể của quá trình này, không thể không nhấn mạnh đến nguồn nhân lực nữ ở nông thôn. Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội ở nước ta hiện nay (chiếm 50,84% so với tổng số dân; trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, lực lượng lao động nữ chiếm 52,8%). Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình lao động sản xuất, từ chính bản thân họ (trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ,...) hay những khó khăn hạn chế khách quan (như việc tiếp cận với các nguồn vốn, việc làm, các dịch vụ xã hội...). Vấn đề đặt ra là cần đánh giá đúng thực trạng của lực lượng lao động nữ ở nông thôn hiện nay, đồng thời tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của họ, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng lao động này và qua đó thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, chúng tôi chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ: "Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp".
  7. 2 2. Tình hình nghiên cứu Khi nói đến lao động nữ, người ta thường nhắc đến cuốn sách “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970). Theo nhà khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù phụ nữ thường là những người có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của cộng đồng, nhất là trong nông nghiệp, nhưng những đóng góp của họ không được tính đến trong thống kê quốc dân cũng như trong kế hoạch hoá và thực hiện các dự án phát triển. Cuốn sách của E. Boserup đã được coi là lần đầu tiên đặt lại vấn đề trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã chứng minh vai trò kinh tế của phụ nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara, châu Phi. Điều này trước những năm đầu của thập kỷ 70, các nhà tạo lập chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa học nữ đã không thấy hết và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai trò kinh tế rất quan trọng của phụ nữ. Ở Việt Nam công trình nghiên cứu về phụ nữ đầu tiên xuất bản được phát hành rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng là cuốn “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của Lê Thị Nhâm Tuyết (1973, 1975). Nhìn từ góc độ nhân học xã hội, tác giả đã phân tích trong cuốn sách những nét cơ bản về các truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt về vai trò truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp. Cuốn sách đã trình bày nhiều tư liệu dân tộc học - lịch sử có giá trị khoa học, gây tiếng vang trong giới nghiên cứu. Một phần tư thế kỷ sau, tác giả cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” lại cho xuất bản cuốn “Hình ảnh Phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI” [66]. Như lời giới thiệu cuốn sách của GS. Vũ Khiêu: Cuốn sách này đã thu thập những ý kiến khác nhau xung quanh những vấn đề lớn của người phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là giới thiệu các kết quả thu được qua các cuộc điều tra khoa học. Cuốn sách tập trung vào những đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, trong lao động nghề nghiệp, trong gia đình, trong quản lý xã hội.
  8. 3 Khoảng mươi năm trở lại đây - nhất là từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII - có nhiều cuốn sách xuất bản với nội dung đề cập đến vấn đề phụ nữ với phát triển kinh tế hoặc bàn về phụ nữ với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để tiện theo dõi, chúng tôi chia theo một số chủ đề như sau: * Phụ nữ và phân công lao động theo giới: Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân (Lê Ngọc Văn, 1999); Phân công lao động trong kinh tế hộ gia đình nông thôn - vấn đề giới trong cơ chế thị trường (Vũ Tuấn Huy, 1997); Phân công lao động nội trợ trong gia đình (Vũ Tuấn Huy và Deborah Carr, 2000); Phân công lao động theo giới trong gia đình ngư dân đánh bắt hải sản (Lê Ngọc Văn, 1999); Vấn đề giới trong kinh tế hộ: tìm hiểu phân công lao động nam nữ trong gia đình ngư dân ven biển miền Trung (Lê Tiêu La và Lê Ngọc Hùng, 1998); * Phụ nữ với phát triển ngành, nghề: Tìm hiểu cơ cấu kinh tế và khả năng phát triển ngành nghề của phụ nữ nông thôn (Lê Ngọc Lân, 1997); Vấn đề ngành, nghề của phụ nữ nông thôn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (Lê Thi, 1999); Người buôn bán nhỏ ở vùng trung du Bắc bộ (Bùi Quang Dũng, 2000); Những vấn đề chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn hiện nay (Đỗ Thị Bình, 1997); Phụ nữ nghèo nông thôn trong cơ chế thị trường (Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân, 1996); Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay (Lê Thi, 1991); Lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố (Hà Thị Phương Tiến - Hà Ngọc Quang, 2000) Những công trình trên đây nghiên cứu khá sâu sắc từng khía cạnh của vấn đề phụ nữ với phát triển kinh tế nhưng chưa có công trình nào thực sự tập trung vào nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn hiện nay. Nghiên cứu đề tài, Tác giả hy vọng đem lại sự đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu một nguồn lực và là một chủ thể quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn.
  9. 4 3. Mục đích nghiên cứu Xem xét thực trạng lực lượng lao động nữ ở nông thôn nước ta hiện nay để thấy được những tiềm năng và trở ngại, hạn chế của họ, từ đó đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng lao động này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn Việt Nam, không chỉ với tư cách là một nguồn lực quan trọng, mà còn là chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn. Luận văn nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn với bối cảnh kinh tế - xã hội của nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trong luận văn, trong đó các phương pháp cụ thể sau đây được sử dụng phổ biến: logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê... Luận văn cũng khai thác và sử dụng những tài liệu, số liệu đã được công bố, đồng thời cũng sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các đề tài khoa học mà tác giả đã trực tiếp tham gia từ năm 1996 đến nay. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá trên phương diện lý thuyết những vấn đề cơ bản về lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển, những đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng.
  10. 5 - Làm rõ thực trạng của lực lượng lao động nữ ở nông thôn nước ta hiện nay, những thuận lợi và khó khăn của họ. - Đưa ra được các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Vài nét về lao động nữ nông thôn ở một số nước đang phát triển Chương 2: Thực trạng lao động nữ ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò lao động nữ ở nông thôn trong những năm tới
  11. 6 CHƢƠNG 1 VÀI NÉT VỀ LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1.1 Đặc điểm của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển 1.1.1 Lao động nữ nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong lực lƣợng lao động Lao động nữ nông thôn luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong lực lượng lao động và điều này đúng trong hầu hết các nhóm tuổi. Những nghiên cứu từ các quốc gia trong khu vực châu Á cho thấy: tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của phụ nữ theo các nhóm tuổi khác nhau thường rất cao. Một vài số liệu thống kê sau đây sẽ chứng minh cho nhận định đó: Bangladesh: Có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động so với 82,5% nam giới. Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp hơn 2 lần phụ nữ thành thị (67,3% và 28,9%). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nhiều nhất ở độ tuổi 30-49, tiếp đó là ở các nhóm tuổi 25-29, 50-54. Đáng chú ý rằng, gần 61% phụ nữ nông thôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lượng lao động, cao gấp gần 2 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi. Đặc biệt phụ nữ nông thôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham gia lực lượng lao động. Bảng 1.1: Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động theo nhóm tuổi, giới tính và nơi cƣ trú, 1989 (%) Nhóm tuổi Bangladesh Thành thị Nông thôn Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Tổng số 80.9 61.5 72.7 28.9 82.5 67.3 10-14 40.9 31.3 21.8 13.9 44.3 34.5 15-19 70.7 55.2 52.4 25.3 74.3 61.5 20-24 82.4 64.9 68.1 29.4 85.6 71.4 25-29 96.5 68.9 92.8 27.8 97.1 76.9 30-34 98.7 74.9 97.9 37.5 98.9 82.2 35-39 98.4 78.0 98.5 40.6 98.4 84.3 40-44 98.3 76.9 98.3 38.1 98.3 82.8 45-49 98.3 75.6 97.8 36.1 98.9 81.4 50-54 96.8 73.5 94.4 43.8 97.1 77.5 55-59 95.7 67.8 92.8 36.3 96.1 72.7 60-64 89.4 57.9 79.2 31.8 90.9 60.6
  12. 7 65+ 65.2 33.5 55.9 14.7 66.3 35.8 Nguồn: United Nation (1995), Women of Bangladesh - A Country profile Khác với Bangladesh, ở Trung Quốc, nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao nhất ở độ tuổi 20-29, tiếp đó là nhóm tuổi 30-39 và giảm dần theo các nhóm tuổi cao hơn. Điểm tương đồng với Bangladesh là ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ độ tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này cao gấp 2,5 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi. Bảng 1.2: Tỷ lệ lao động theo tuổi và giới tính: Điều tra dân số năm 1982 và 1990 (%) Nhóm tuổi Điều tra 1982 Điều tra 1990 Trung Quốc Thành thị Nông thôn Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 15-19 70.55 77.82 61.38 68.22 39.97 42.13 68.21 76.43 20-24 96.13 90.34 92.38 89.62 81.41 79.90 96.55 93.02 25-29 98.59 88.77 97.87 90.79 95.51 87.78 98.96 92.10 30-34 98.83 88.77 98.58 90.93 97.36 89.76 99.17 91.49 35-39 98.86 88.46 98.83 91.02 98.06 89.52 99.16 91.76 40-44 98.63 83.34 98.66 88.12 98.18 85.22 98.86 89.31 45-49 97.47 70.57 97.68 81.01 96.91 73.37 97.99 84.09 50-54 91.42 50.90 93.32 61.96 89.93 41.70 94.76 70.69 55-59 82.96 32.87 83.60 44.94 72.98 21.40 88.05 54.16 60-64 63.66 16.37 63.18 27.21 38.52 12.00 72.53 32.53 65+ 31.11 4.73 32.59 7.95 18.96 3.58 37.02 9.33 Nguồn: United Nation (1997), Women in China - A Country profile Một đặc điểm là phụ nữ thường làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau hơn là nam giới. Ở các nước phát triển, hầu hết các phụ nữ không tham gia sản xuất nông nghiệp thì tham gia vào các công việc dịch vụ, nhưng ở các nước đang phát triển, lực lượng nữ tham gia sản xuất trong các nhà máy đang tăng lên ngang bằng với số phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ. Phụ nữ tham gia sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp thường tập trung ở một số ngành: 2/3 lực lượng lao động trong ngành may mặc trên thế giới là phụ nữ, số lượng phụ nữ tham gia lĩnh vực may mặc chiếm 1/5 số lượng phụ nữ đang lao động trong lĩnh vực công
  13. 8 nghiệp. Trong khi đó nam giới lại chiếm tỷ phần lực lượng lao động cao hơn ở các ngành như: mỏ, cơ khí, xây dựng, giao thông... Mặt khác, do cầu về lao động tăng bền vững trong thời kỳ tăng trưởng nhanh cũng đã thu hút một lượng lớn phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Các ngành kinh tế xuất khẩu quan trọng như may mặc và điện tử cũng dựa vào nguồn lao động nữ kỹ năng thấp, tuy nhiên phần lớn số lao động này đều biết đọc, biết viết. Năm 1970, phụ nữ chiếm 26-31% lực lượng lao động tại Singapore, Indonesia và Malaysia (bảng sau). Cho tới năm 1995, tỷ lệ lao động nữ tại các nước này đã tăng lên, từ 37-40%. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ phụ nữ đi làm ăn lương tăng từ 65% năm 1965 tới 81% năm 1992 và trong ngành khai khoáng và chế tác, tỷ lệ lao động nữ so với lao động nam tăng từ 0,37 lên tới 0,68 Bảng 1.3: Tỷ lệ phụ nữ trong lực lƣợng lao động ở Đông Á (% trong tổng số) Nền kinh tế 1970 1980 1995 Hồng Kông, Trung Quốc 35 34 37 Indonesia 30 35 40 Hàn Quốc 32 39 40 Malaysia 31 34 37 Philippines 33 35 37 Singapore 26 35 39 Thái Lan 48 47 46 Nguồn: Ngân hàng thế giới (2001) Đưa vấn đề giới vào phát triển Việc mở rộng sự tham gia của lao động nữ phần lớn được bắt nguồn từ quá trình tái cơ cấu sản xuất và việc làm tại các khu vực truyền thống. Tại Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, tỷ lệ phụ nữ làm nghề nông đã giảm đi, còn tỷ lệ phụ nữ làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ lại tăng lên (xem bảng). Tại Hồng Kông nơi mà nông nghiệp không giữ vị trí quan trọng, sự chuyển dịch lại xuất hiện từ công nghiệp sang khu vực dịch vụ. Ở Đài Loan, Trung Quốc, các ngành công nghiệp trong nước đòi hỏi kỹ năng cao hơn, bởi vì các công ty đòi
  14. 9 hỏi nhiều lao động giản đơn đã chuyển ra nước ngoài, chủ yếu là vào Trung Quốc đại lục và sang Đông Nam Á Bảng 1.4: Sự phân bố theo ngành của lực lƣợng lao động nữ ở Đông Á (%) Nền kinh tế Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Hồng Kông, 1970 4.7 61.2 34.2 TQ 1980 1.2 56.1 42.8 1990 0.7 33.0 66.3 1997 0.2 16.4 83.4 Indonesia 1970 65.3 10.0 24.8 1980 55.8 12.4 31.8 1990 56.4 12.5 31.1 1997 39.6 15.4 39.4 Hàn Quốc 1980 37.5 23.1 35.9 1990 20.0 29.5 48.7 Malaysia 1970 66.4 9.9 23.7 1980 49.3 17.7 33.0 1990 25.6 22.7 51.8 1997 14.2 29.8 56.0 Thái Lan 1990 62.8 11.9 22.0 1997 50.8 16.6 31.2 Nguồn: Ngân hàng thế giới (2001) Đưa vấn đề giới vào phát triển Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, từ năm 1978, các xí nghiệp huyện - xã (TVES) đã thu hút một lượng lớn các công nhân nông thôn, trong đó có nhiều phụ nữ (tức những người rời đất nhưng không rời quê hương). Giả sử rằng 30% của số 28,3 triệu công nhân làm việc ở các TVES vào năm 1978 là phụ nữ, khi đó có khoảng 8,5 triệu phụ nữ làm việc cho các TVES vào năm 1978 và số phụ nữ trong các TVES tăng tới 15,9 triệu năm 1988 và 19,6 triệu năm 1993. Tuy nhiên tỷ trọng của phụ nữ trong tổng số công nhân ở các TVES thì chỉ tăng chút ít từ 32,4% năm 1988 lên 33,9% năm 1993. Tỷ lệ tham gia của phụ nữ vào các TVES rất khác nhau trong sản xuất công nghiệp, 15-16% trong xây dựng và 10%  Tổng các dòng nếu không bằng 100% là làm tròn hoặc bỏ qua ngành khai khoáng
  15. 10 ở các hoạt động khác. Trong năm 1993 tỷ trọng của phụ nữ trong tổng số công nhân của TVES là 38% trong sản xuất nông nghiệp, 10% trong ngành xây dựng và 41% ở các hoạt động khác. Trong sản xuất công nghiệp, phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn trong các lĩnh vực như lắp ráp, là những lĩnh vực cần nhiều lao động và sản xuất những mặt hàng đã được chuẩn hoá và sử dụng công nghệ đơn giản (chẳng hạn phụ nữ chiếm 60-70% trong những xí nghiệp sản xuất đồ nhựa, dệt và quần áo). Bảng 1.5: Tổng số lao động và lao động nữ từ các hộ nông nghiệp ở các khu vực thành thị và nông thôn theo từng ngành ở Trung quốc, 1990 Công nhâna từ các hộ nông nghiệpb Tổng số Thành thịc Nông thôn Ngoài nông nghiệp (000) 59622 22393 37229 Phần trăm của công nghiệpd 52.8 31.6 53.5 Xây dựng 9.4 11.2 8.4 Vận tải và viễn thông 7.0 6.2 7.5 Thương nghiệpe 12.7 13.7 12.1 Hoạt động khác 18.1 17.4 18.6 Phụ nữ ngoài nông nghiệp (000) 21295 8810 12485 Phần trăm của - Công nghiệpd 64.6 60.9 67.2 - Xây dựng 1.5 2.3 1.0 Vận tải và viễn thông 1.4 1.5 1.3 Thương nghiệpe 16.9 21.6 16.9 Hoạt động khác 15.6 13.7 16.9 Tỷ lệ phụ nữ Tổng số 46.1 45.5 46.2 Nông nghiệp 47.5 49.2 47.3 Công nghiệpd 43.7 46.5 42.1 Xây dựng 5.5 7.9 3.6 Vẫn tải và viễn thông 7.0 9.2 5.8 Thương nghiệpe 47.7 62.2 37.9 a Những người từ 15 tuổi trở lên có làm việc thường xuyên hoặc tạm thời nhưng đã làm việc được 16 ngày trong giai đoạn 6 tháng trước khi điều tra dân số b Các cá nhân ở Trung quốc đăng ký tên gọi hoặc “hộ nông nghiệp” “hộ phi nông nghiệp”. Sự khác biệt cơ bản là các hộ nông nghiệp tự cung tự cấp lúa gạo trong khi các hộ phi nông nghiệp phải mua lương thực từ kho Nhà nước với giá chính thức thành viên của các công xã (tức là nông dân) đều đăng ký như là các hộ nông nghiệp c Thành thị được định nghĩa như là tập hợp cả các quận huyện thành thị thuộc những thành phố có tổ chức cơ cấu quận huyện; các huyện dân cư ở những thành phố không tổ chức cơ cấu quận huyện thành thị; các vùng dưới sự quản lý của hội đồng khu vực thuộc những thị trấn thị xã chịu sự điều hành của các thành phố không tổ chức cơ cấu huyện thị và các thành phố nhỏ (thị trấn thị xã) dưới sự quản lý của các tỉnh. Nông thôn là tất cả những vùng còn lại d Kể cả ngành mỏ, phát điện, cấp nước và công nghiệp chế tạo e Bao gồm thương nghiệp bán lẻ, cung ứng lương thực thực phẩm, dự trữ hàng hoá
  16. 11 Hoạt động khác 30.8 31.1 30.6 Nguồn: Uỷ ban các vấn đề xã hội của quốc hội Việt Nam và cơ quan phát triển quốc tế Canada (1995), Kỷ yếu hội thảo: Vai trò giới tính và nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Một điều tra khác ở 4 khu vực ở Lusaka, Guayaquil ở Ecuador, Metro Manila và Budapest [78, tr.18] đã cho thấy rằng các hoạt động kinh doanh nhỏ đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong thời kỳ cải cách kinh tế. Mặc dầu số lượng phụ nữ và nam giới tham gia lực lượng lao động tăng lên trong thời gian gần đây, phụ nữ vẫn phụ thuộc vào lao động sản xuất nhỏ hơn là so với nam giới. Tính cạnh tranh của phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh này thường bị hạn chế do khả năng đi lại của phụ nữ cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng như hỗ trợ vốn hay phương tiện đi lại bị hạn chế. Phụ nữ thường có khuynh hướng chuyên môn hoá những loại mặt hàng sản xuất không nhằm mục đích kinh doanh và những dịch vụ công cộng mà có mức thu nhập thấp. Ở khu vực nông thôn, nơi mà kinh tế quốc doanh thường kém phát triển thì những hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh đóng một vai trò quan trọng chính yếu. Ở châu Á, tỷ lệ phụ nữ nông thôn tham gia thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể trong thập kỷ 60-70. Ở Ấn Độ tỷ lệ phụ nữ nông thôn tham gia sản xuất ngoài quốc doanh cao hơn tỷ lệ nữ tham gia sản xuất trong nền sản xuất quốc doanh bởi vì số hộ gia đình không có đất sản xuất và nghèo đói ở nông thôn đang tăng lên. Nguồn nhân lực tham gia sản xuất trong các thành phần kinh tế ở nông thôn có sự phân chia không đồng đều, phụ nữ nông thôn chiếm đa phần trong các lao động có tính chất không căn bản, chủ yếu là do phân công lao động trong gia đình, đặc biệt là do không làm chủ được tình trạng nghèo đói đã hạn chế khả năng lao động của phụ nữ vì tính cạnh tranh trong công việc, phụ nữ sẽ không thể có năng suất lao động cao như nam giới nếu họ vừa phải đảm nhận mọi công việc nuôi con và nội trợ. Do địa vị của mình trên thị trường lao động
  17. 12 thấp kém hơn so với nam giới đã ảnh hưởng đến chỉ số về giáo dục, y tế và dinh dưỡng của phụ nữ. 1.1.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển còn rất thấp. Ở các nước đang phát triển cho đến nay, 31,6% lao động nữ không được học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai. Theo điều tra ở Burkina Faso, 40% trong số phụ nữ nông thôn có kiến thức về các công nghệ trồng trọt và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến. Tuy nhiên, những người phụ nữ này cũng không được học các kỹ thuật một cách có bài bản mà chủ yếu những kiến thức mà họ có được là do học hỏi từ họ hàng và bạn bè. Khoảng 1/3 trong số này là học được từ các phương tiện truyền thông trong khi đó chỉ có 1/5 trong số những người này nói là học kinh nghiệm từ chồng mình. Đàn ông thường không thích nói lại những kiến thức về chăn nuôi và trồng trọt cho vợ mình nghe. Ở Malawi, phụ nữ kêu ca rằng chồng mình rất ít khi chịu nói về những kinh nghiệm mà họ biết cho vợ nghe, nếu chồng họ có nói về những kinh nghiệm thường không nói đúng những điều mà họ muốn hỏi. Ở Ấn độ, những người phụ nữ học hỏi kinh nghiệm từ họ hàng bạn bè, hàng xóm và đôi khi từ chồng của họ. Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm được truyền đạt kiểu này thường ít khi làm thay đổi được mô hình cách thức sản xuất của họ. 1.1.3 Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có học vấn quá thấp, tức là rất ít phụ nữ có kỹ năng hoặc có điều kiện để cạnh tranh một cách bình đẳng trong những công vệc
  18. 13 được trả lương cao. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là những định kiến xã hội coi thường phụ nữ đã được hình thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt, công việc mà họ làm vẫn không được ghi nhận một cách xứng đáng. Gần như ở khắp nơi, mức thu nhập của phụ nữ nông thôn chưa bằng một nửa của nam giới nông thôn. Có khi, cùng làm một việc như nhau, nam giới được trả công nhiều hơn phụ nữ. Phổ biến hơn nữa, người ta chia công việc theo giới. Trong nghề làm gạch ở Kêrala, phụ nữ bị khoanh vào công việc nặng nhọc - chở gạch bằng xe kéo - và không bao giờ kiếm nổi quá 5 rupi một ngày, trong khi đàn ông có thể dự kiến kiếm tới 10 rupi hoặc hơn nữa. Lại nữa, trong ngành công nghiệp xơ dừa, nữ công nhân tước vỏ dừa không kiếm nổi 4 rupi một ngày trong khi đàn ông làm việc chuyên chở vỏ dừa kiếm được 12 đến 16 rupi [13, tr. 214]. Thế mặc cả yếu của phụ nữ là do thân phận xã hội thấp kém, thực tế bị nam giới áp đảo về thể chất, chức phận làm mẹ thôi thúc phải làm việc. Phụ nữ phải nuôi con và không có lương ăn thì không thể mặc cả, trừ phi cố sống cố chết đòi được một mức tối thiểu nào đó. Và họ ít khi có khả năng thương lượng vì họ cần việc làm bằng bất kỳ giá nào trong những thời điểm khó khăn trong năm, đặc biệt trong mùa mưa và khi giáp hạt. Cho nên, ở Kenia, khi phỏng vấn những nhóm phụ nữ làm việc ngoài đồng dưới trời mưa như trút, thì họ nói rằng họ chẳng có khái niệm về việc được trả bao nhiêu tiền cho một ngày làm việc, nhưng họ chẳng còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc phải lao vào làm. Như một phụ nữ đã kể: "Chúng tôi có thể làm gì? Liệu chúng tôi có ngồi nổi ở nhà nghe con cái kêu gào vì đói hay không? Chúng tôi có thể chịu đựng một hai đêm, nhưng sau đó thì chúng tôi phải đến với bất cứ ai cho chúng tôi ít việc làm. Đây là thời buổi khó khăn và con trẻ phải khổ sở vô cùng. Mà ngay cả cái đói của chính chúng tôi cũng khó lòng mà chịu đựng nổi" [13, tr. 215]
  19. 14 Theo số liệu thống kê năm 1989 thì 60% nam giới tham gia thành phần lao động này được trả mức lương của người lao động có chuyên môn trong khi đó thì chỉ có 18% phụ nữ chỉ được trả ở mức như vậy. Trong khi 80% số phụ nữ tham gia lực lượng lao động chính thức ngoài xã hội cũng là thành viên làm các loại công việc nhà không được trả lương. Số nam giới như vậy chỉ có 37% mà thôi [43, tr. 42]. Một loại hình lao động phổ biến nhất trong thành phần lao động không chính thức là buôn bán, tiếp theo là các công việc sửa chữa, chuẩn bị thức ăn, mua bán và tham gia mô hình sản xuất nhỏ. Sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp nhìn chung bị lãng quên. Rất nhiều lao động của họ trong những hình thức không được trả công và vì thế không được xem là hoạt động kinh tế. Sự phát triển của công nghệ và hiện đại hoá không giúp gì cho phụ nữ nông thôn. Các chương trình phát triển nông thôn và cơ khí hoá nông nghiệp sau này đã giảm bớt đói nghèo nhưng đồng thời nó cũng đem lại sự giảm đi đáng kể về sử dụng lao động đối với cả nam và nữ. Ngay cả điều này cũng có những ảnh hưởng bất lợi đối với phụ nữ. Lao động của họ phần lớn được thực hiện bằng công nghệ hiện đại và một vài trường hợp được thay thế bởi nam giới. Những nghề trước đây do phụ nữ và nam giới đảm nhận như thu hoạch mùa màng thì do nam giới đảm trách trong khi phụ nữ lui về lĩnh vực gia đình của họ, trở thành những người nội trợ hoàn toàn. Đây là quá trình “nội trợ hoá” phụ nữ nông thôn, một kết quả gián tiếp của những chính sách phát triển nông nghiệp trước đó. Điều này tạo nên sự phân biệt giữa vai trò khác nhau trong sản xuất, trong kinh tế gia đình giữa phụ nữ và nam giới, trong đó nam giới là người đóng vai trò chính còn phụ nữ chỉ là người đóng vai trò phụ. Các thành viên của tổ chức nông nghiệp mà ở đó giáo dục và đào tạo về công nghệ mới chủ yếu là nam giới. Sự phân biệt về hệ tư tưởng này giữa nam giới người đóng vai trò chính và phụ nữ người nội trợ có cái giá phải trả là phụ nữ
  20. 15 nông thôn mất một cơ sở kinh tế của họ. Cho dù họ tiếp tục có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dầu trong những năm 1980, số lượng đông hơn bao giờ hết các phụ nữ nông dân đảm đương công việc đồng áng, tạo ra thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong gia đình và nhận tiền lương cũng như các công nhân tạm thời ở các nhà máy, công việc của họ vẫn thuộc diện được trả công thấp nhất. Như Tamara Jacka lập luận rằng: “Bất chấp những thay đổi cơ bản trong phương thức làm việc, các cuộc cải cách nông thôn, không dẫn tới xoá bỏ sự phân công lao động theo giới, cũng như việc đánh giá lại vị trí của người phụ nữ và nam giới trong quá trình phân công lao động. Ngược lại, điều đang diễn ra là những gì bao hàm trong công việc lý tưởng của phụ nữ và nam giới đang bị thay đổi, thế nhưng sự phân công lao động trên vẫn được duy trì, cũng giống như vị trí ít được quan tâm đến của phụ nữ trong sự phân công đó" [70, tr. 111]. Ở các nước kém phát triển, phụ nữ nhận được mức thu nhập bằng nửa của nam giới, một phần là do sự gạt ra, một khuynh hướng phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (và những người thiểu số) trong các nghề nghiệp được trả lương tốt, buộc họ phải đi vào làm các công việc thấp kém hoặc có lương thấp. Trong khối các nước đang phát triển, phụ nữ nông thôn chiếm ít nhất 50% sản xuất lương thực thực phẩm. Công việc này thường không được đưa vào báo cáo, không được tính toán. Thật vậy, ở những nước đang phát triển có thu nhập thấp, phần lớn phụ nữ làm việc ngoài nền kinh tế thị trường. Ví dụ ở Cộng hoà Đôminica đầu những năm 1980, 21% phụ nữ nông thôn đã tham gia vào lực lượng lao động được trả công, nhưng một điều tra về những hoạt động của khu vực không chính thức và chính thức cho thấy 84% phụ nữ nông thôn đang làm việc [24, tr. 308]. Các ước tính bằng số có sự khác nhau đáng kể, nhưng các nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm công việc gia đình nhiều hơn nam giới. Một số nghiên cứu cho biết ở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1