Đại học Kinh tế Huế<br />
<br />
Phần I. MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thực tế cho thấy, những cơ quan hoạt động hiệu quả, vững mạnh là do có đội ngũ<br />
CBCC mạnh, chất lượng cao và những cơ quan yếu kém thì cũng do yếu kém từ khâu<br />
CBCC. Trong những năm gần đây, đội ngũ CBCC của các cơ quan nhà nước trong cả nước<br />
nói chung và UBND huyện Quảng Ninh nói riêng đã có những mặt tiến bộ rõ nét. Tuy nhiên,<br />
một bộ phận CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, năng lực còn nhiều mặt hạn chế, làm<br />
việc thiếu tích cực, kém hiệu quả; cách làm việc còn bảo thủ, quan liêu, thiếu năng động, sáng<br />
tạo; thiếu chuyên nghiệp, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu<br />
trách nhiệm... dẫn đến sự trì trệ về phương thức hoạt động và giảm hiệu lực, hiệu quả của các cơ<br />
quan chuyên môn thuộc UBND huyện Quảng Ninh.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Trong bối cảnh trên, cần có sự nghiên cứu toàn diện để đưa ra những giải pháp hữu<br />
<br />
ại<br />
<br />
hiệu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UNND huyện<br />
<br />
ho<br />
<br />
Quảng Ninh trong thời gian tới. Từ thực trạng nêu trên tác giả lựa chọn vấn đề: "Nâng cao<br />
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân<br />
<br />
̣c k<br />
<br />
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài luận văn Thạc sĩ. Đây là vấn đề cấp bách<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
h<br />
<br />
thực tiễn của địa phương.<br />
<br />
in<br />
<br />
xuất phát từ yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay và phù hợp với nhu cầu<br />
<br />
tê<br />
<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
<br />
́H<br />
<br />
Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực trạng, đề tài hướng vào việc tìm kiếm các<br />
<br />
́<br />
uê<br />
<br />
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên<br />
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn<br />
thuộc UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm vừa qua, qua đó chỉ ra<br />
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên<br />
môn thuộc UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm tới.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
1<br />
<br />
Đại học Kinh tế Huế<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến chất lượng đội ngũ<br />
CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng<br />
Bình.<br />
Đối tượng khảo sát của đề tài là cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy<br />
ban nhân huyện Quảng Ninh, người dân với tư cách là đối tượng phục vụ.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND<br />
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.<br />
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ, chất lượng đội ngũ và các biện<br />
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện<br />
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2014 – 2016; các thông tin số liệu sơ cấp thu<br />
<br />
Đ<br />
<br />
thập trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2017 và các giải pháp<br />
<br />
ại<br />
<br />
đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2018-2022.<br />
<br />
ho<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
<br />
̣c k<br />
<br />
- Thông tin thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài gồm các văn bản<br />
<br />
in<br />
<br />
quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu về vấn đề nhân lực của nền hành chính công,<br />
<br />
h<br />
<br />
các luận án tiến sĩ, giáo trình, bài báo, tạp chí chuyên ngành, công trình khoa học, sách tham<br />
khảo, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng; Các báo cáo, kế hoạch nhân sự<br />
<br />
tê<br />
<br />
hàng năm của các đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh.<br />
<br />
́H<br />
<br />
- Thông tin sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo sát đối với các<br />
<br />
́<br />
uê<br />
<br />
đối tượng sau:<br />
<br />
+ Đội ngũ là CBCC làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Quảng<br />
Ninh, tỉnh Quảng Bình. Địa điểm phỏng vấn là tại văn phòng của các cơ quan chuyên môn<br />
thuộc UBND huyện Quảng Ninh gồm toàn thể CBCC với 94 người.<br />
+ Người dân đến giao dịch tại bộ phận một cửa liên thông của UBND huyện với số<br />
phiếu phát ra gồm 90 phiếu.<br />
4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý<br />
Những dữ liệu thứ cấp thu được được phân loại, tổng hợp theo các nội dung và mục<br />
đích nghiên cứu. Những dữ liệu thu được trong quá trình nghiên cứu lí luận khoa học, tiến<br />
hành phân loại tổng hợp, đối chiếu, phân tích các thông tin để đưa ra được những nhận định,<br />
quy luật thông tin có được; hiểu được ý nghĩa của các con số, dữ liệu, từ đó xây dựng cơ sở<br />
2<br />
<br />
Đại học Kinh tế Huế<br />
<br />
lý luận, rút ra những bài học kinh nghiệm và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ<br />
CBCC trong tương lai.<br />
4.3. Phương pháp phân tích<br />
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích- tổng hợp, so<br />
sánh, đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa.<br />
- Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong Chương 1 nhằm khái quát cơ sở lý<br />
luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng CBCC nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho<br />
vấn đề nghiên cứu.<br />
- Phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức, tĩ số bình quân; thống kê mô tả,<br />
tổng hợp, so sánh đối chiếu được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 nhằm khái quát tình hình<br />
kinh tế xã hội huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, qua đó phân tích tổng hợp thực trạng và<br />
<br />
Đ<br />
<br />
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CBCC, thống kê số liệu các năm, so sánh, đối chiếu,<br />
<br />
ại<br />
<br />
đánh giá thực trạng CBCC của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình những mặt mạnh, mặt<br />
<br />
ho<br />
<br />
tồn tại hiện nay và so với các địa phương khác để đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các<br />
biện pháp nâng cao chất lượng CBCC để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương trong<br />
<br />
̣c k<br />
<br />
giai đoạn mới hiện nay và những năm tiếp theo.<br />
<br />
in<br />
<br />
- Phương pháp suy luận logic được sử dụng ở Chương 3 để xây dựng phương hướng,<br />
<br />
h<br />
<br />
giải pháp cho việc nâng cao chất lượng CBCC của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình<br />
trong thời gian tới qua kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực trạng vấn đề ở Chương 2.<br />
<br />
tê<br />
<br />
5. Bố cục của đề tài<br />
<br />
́H<br />
<br />
Ngoài phần các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo,<br />
<br />
́<br />
uê<br />
<br />
Phụ lục, nội dung chính của đề tài được thiết kế gồm 3 chương:<br />
<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ<br />
công chức cấp huyện<br />
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan chuyên môn<br />
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình<br />
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức<br />
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình<br />
<br />
3<br />
<br />
Đại học Kinh tế Huế<br />
<br />
Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Chương 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO<br />
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN<br />
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cán bộ, công chức cấp huyện<br />
1.1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức<br />
1.1.1.1. Khái niệm về cán bộ<br />
Tại Điều 4, Khoản 1 và Khoản 3, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán<br />
bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo<br />
nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội<br />
<br />
Đ<br />
<br />
ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố<br />
<br />
ại<br />
<br />
thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[21].<br />
<br />
ho<br />
<br />
Vậy cán bộ theo nghĩa cơ bản nhất, đó là những người lãnh đạo, dẫn dắt quần chúng,<br />
tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân của một tổ chức, là nòng cốt của một phong trào.<br />
<br />
̣c k<br />
<br />
Cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng<br />
yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta, là nhân tố quyết định sự thành công của cách<br />
<br />
in<br />
<br />
mạng. Vì: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân<br />
<br />
h<br />
<br />
chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho<br />
<br />
tê<br />
<br />
Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho Đảng. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc nên<br />
<br />
́H<br />
<br />
huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [16, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr.269].<br />
<br />
́<br />
uê<br />
<br />
1.1.1.2. Khái niệm về công chức<br />
<br />
Khái niệm công chức trên thế giới xuất hiện cùng với sự ra đời của chế độ công chức ở<br />
các nước tư bản phương Tây từ nửa cuối thế kỷ XIX, đánh dấu bước phát triển quan trọng<br />
của lịch sử các tổ chức nhà nước. Tuy vậy, mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về khái<br />
niệm này.<br />
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, Kỳ họp thứ 4, ngày<br />
13/11/2008 đã thông qua Luật cán bộ, công chức.<br />
Tóm lại, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,<br />
chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm<br />
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các<br />
cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội và bộ máy lãnh đạo,<br />
4<br />
<br />
Đại học Kinh tế Huế<br />
<br />
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.<br />
1.1.2. Đặc điểm của CBCC các cơ quan chuyên môn cấp huyện<br />
Thứ nhất, CBCC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là những người<br />
làm việc trong cơ quan HCNN, không những là người chấp hành luật và các văn bản quy<br />
phạm pháp luật (QPPL) của cơ quan nhà nước cấp trên mà còn là người thực thi và bảo vệ<br />
pháp luật.<br />
Thứ hai, địa bàn hoạt động của CBCC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND<br />
huyện không rộng nhưng thường rất phức tạp, đòi hỏi sự sâu sát của CBCC.<br />
Thứ ba, CBCC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có mối quan hệ<br />
công tác phức tạp với các cơ quan nhà nước cấp trên, với các lãnh đạo UBND huyện, các cơ<br />
quan thuộc UBND huyện.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Thứ tư, về trình độ, năng lực và kỹ năng làm việc của CBCC của các cơ quan chuyên<br />
<br />
ại<br />
<br />
môn thuộc UBND huyện.<br />
<br />
ho<br />
<br />
Thứ năm, về tính chất công việc của CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND<br />
huyện, đòi hỏi phải đề cao đạo đức công vụ. Do yêu cầu đặc thù của công việc, CBCC của<br />
<br />
̣c k<br />
<br />
UBND huyện phải là người trung thực, liêm chính, chí công vô tư.<br />
<br />
h<br />
<br />
1.1.3.1. Vai trò của cán bộ, công chức<br />
<br />
in<br />
<br />
1.1.3. Vai trò, nghĩa vụ và quyền hạn của CBCC các cơ quan chuyên môn cấp huyện<br />
<br />
- CBCC của UBND huyện có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả<br />
<br />
tê<br />
<br />
hoạt động của bộ máy HCNN trên địa bàn huyện; đưa đường lối của Đảng, chính sách, pháp<br />
<br />
́H<br />
<br />
luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.<br />
<br />
́<br />
uê<br />
<br />
- CBCC của UBND huyện là nhân tố quyết định nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến<br />
đấu và hiệu quả lãnh đạo, quản lý của Đảng ủy và UBND huyện, là lực lượng quyết định<br />
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, KT-XH, văn hóa, QP-AN; là người quyết định<br />
xây dựng hệ thống chính trị và phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân.<br />
- CBCC của UBND huyện có vai trò rất quan trọng trong phát huy vai trò của các tổ<br />
chức, các đoàn thể, đảm bảo và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thắt chặt mối quan<br />
hệ giữa chính quyền với nhân dân.<br />
1.1.3.2. Nghĩa vụ và quyền của cán bộ công chức<br />
- Nghĩa vụ của CBCC được quy định tại Chương II, Mục 1, Điều 8, Điều 9, Điều 10<br />
trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 [21].<br />
- Quyền của CBCC được quy định tại Chương II, Mục 2, Điều 11, Điều 12, Điều 13,<br />
5<br />
<br />