PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa<br />
(XHCN) Việt Nam, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đội ngũ<br />
công chức, viên chức nhà nước đã có những bước chuyển biến tích cực, cố gắng học<br />
tập để tiếp thu kiến thức và nâng cao năng lực thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý xã<br />
hội đến nay đội ngũ công chức, viên chức đã dần thích ứng với cơ chế thị trường,<br />
<br />
Ế<br />
<br />
với yêu cầu tình hình mới. Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận công chức, viên chức bảo<br />
<br />
U<br />
<br />
thủ trong cách nghĩ, cách làm, chưa chủ động, sáng tạo; làm việc quan liêu, hành<br />
<br />
́H<br />
<br />
chính hóa, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
trách nhiệm... trong công việc dẫn đến sự trì trệ về phương thức hoạt động ở các cơ<br />
quan hành chính.<br />
<br />
H<br />
<br />
Kế thừa và phát huy truyền thống của nền hành chính nhà nước (HCNN) ta<br />
<br />
IN<br />
<br />
đội ngũ công chức, viên chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế đã không ngừng học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để<br />
<br />
K<br />
<br />
tham mưu Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các<br />
<br />
̣C<br />
<br />
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Thừa<br />
<br />
O<br />
<br />
Thiên Huế trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn một số công chức, viên chức<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
chưa đáp ứng yêu cầu công việc; việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên<br />
chức có lúc chưa gắn với việc sử dụng nên hiệu quả công việc chưa cao… Trước<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
yêu cầu nhiệm vụ mới phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố<br />
trực thuộc Trung ương, cần nhanh chóng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ<br />
công chức, viên chức HCNN của tỉnh, trong đó có Văn phòng UBND tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
Từ các vấn đề nêu trên, việc đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ công chức,<br />
viên chức của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để tìm ra nguyên nhân, bài<br />
học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ này<br />
là yêu cầu bức thiết hiện nay. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng<br />
đội ngũ công chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế” làm<br />
luận văn thạc sĩ.<br />
<br />
1<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của<br />
Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng<br />
đội ngũ nhân lực này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, góp phần phát triển tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
Ế<br />
<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức, viên chức;<br />
<br />
U<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của<br />
<br />
́H<br />
<br />
Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;<br />
<br />
- Đề xuất những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh Thừa<br />
<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
H<br />
<br />
Thiên Huế.<br />
<br />
IN<br />
<br />
3.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu<br />
<br />
K<br />
<br />
- Số liệu thứ cấp: Số liệu từ các báo cáo của UBND tỉnh, Văn phòng UBND<br />
tỉnh; Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế và các văn bản quy phạm pháp luật<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
(QPPL) có liên quan.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
- Số liệu sơ cấp: Số liệu điều tra, phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi được thiết<br />
kế sẵn đối với Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
phòng, Phó trưởng phòng, trung tâm và công chức, viên chức Văn phòng UBND<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế; công dân và cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành...<br />
- Mẫu điều tra: Luận văn tiến hành điều tra, phỏng vấn 80 công chức, viên chức tại<br />
<br />
Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (trong đó: 4 Lãnh đạo UBND tỉnh, 4 Lãnh đạo<br />
Văn phòng UBND tỉnh; 31 Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, trung tâm; còn lại 41 công<br />
chức, viên chức); điều tra 50 công dân và cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành.<br />
- Phương pháp chọn mẫu bằng cách chọn ra những mẫu mang tính đại diện<br />
cho tổng thể các mẫu cần điều tra. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp chuyên gia<br />
để tham khảo ý kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực này, giúp cho kết quả nghiên cứu<br />
đảm bảo tính khách quan, toàn diện và hệ thống.<br />
<br />
2<br />
<br />
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu<br />
- Dùng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu điều tra theo<br />
các tiêu thức phù hợp với yêu cầu nghiên cứu.<br />
- Xử lý và tính toán số liệu theo phần mềm SPSS và EXCEL trên máy tính.<br />
3.3. Phương pháp phân tích số liệu<br />
- Đánh giá độ lêch chuẩn (Std.Deviaton), độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và<br />
độ giá trị (factor Analyis) bằng phân tính nhân tố khám phá KMO (Kaiser-<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Meyer-Olkin).<br />
<br />
U<br />
<br />
- Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp, vận dụng các phương pháp<br />
<br />
́H<br />
<br />
phân tích thống kê, phân tích nhân tố… để phân tích chất lượng đội ngũ công chức,<br />
<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
viên chức qua các năm.<br />
<br />
H<br />
<br />
- Nội dung nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến chất lượng đội ngũ công<br />
<br />
IN<br />
<br />
chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
K<br />
<br />
- Đối tượng khảo sát: Đội ngũ công chức, viên chức.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
- Về không gian: Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có 5 phòng chuyên<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
môn, 2 phòng hành chính, quản trị và 2 Trung tâm, 1 Cổng thông tin điện tử.<br />
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2010 đến năm 2013; điều tra<br />
khảo sát đội ngũ công chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
năm 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.<br />
5. Nội dung nghiên cứu<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức;<br />
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Văn<br />
phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;<br />
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên<br />
chức của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG<br />
ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC<br />
<br />
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC<br />
1.1.1. Khái niệm công chức, viên chức<br />
1.1.1.1. Khái niệm về công chức<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Ở nước ta hiện nay, khái niệm công chức được hình thành, gắn liền với sự<br />
<br />
U<br />
<br />
phát triển của nền HCNN. Văn bản có tính pháp lý đầu tiên quy định về công chức<br />
<br />
́H<br />
<br />
là Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng<br />
hòa, tại Điều 1 quy định: Công chức là những công dân Việt Nam được chính quyền<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan chính phủ, ở<br />
trong hay ngoài nước, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định.<br />
<br />
H<br />
<br />
Sau đó suốt một thời gian dài, khái niệm công chức ít được sử dụng, thay vào<br />
<br />
IN<br />
<br />
đó là khái niệm cán bộ, công nhân viên nhà nước, không phân biệt công chức, viên<br />
<br />
K<br />
<br />
chức với công nhân.<br />
<br />
Thực hiện công cuộc đổi mới, trước yêu cầu khách quan của tiến trình cải cách<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
nền HCNN và đòi hỏi chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, thuật ngữ<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
công chức được sử dụng trở lại. Tại Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của<br />
Hội đồng Bộ trưởng, tiếp đó là Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 và<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử<br />
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (CQNN), khái niệm<br />
công chức được đề cập một cách rõ ràng, cụ thể; xong vẫn chưa phân biệt công<br />
chức hành chính với công chức sự nghiệp [4].<br />
Đến nay, trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của<br />
đời sống chính trị pháp lý Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa<br />
XHCN Việt Nam khóa XII thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày<br />
1/1/2010 quy định rõ: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ<br />
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong<br />
<br />
4<br />
<br />
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân<br />
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân<br />
dân mà không là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,<br />
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ<br />
chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước<br />
(NSNN); đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp<br />
công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo<br />
<br />
Ế<br />
<br />
quy định của pháp luật [26].<br />
<br />
U<br />
<br />
Từ quy định các đối tượng là công chức như trên, chúng ta thấy công chức<br />
<br />
́H<br />
<br />
theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, công chức không chỉ bao gồm<br />
những người làm việc trong hệ thống cơ quan HCNN, mà còn bao gồm cả những<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
người làm việc cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội như: các Ban<br />
tham mưu của Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông<br />
<br />
H<br />
<br />
dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt<br />
<br />
IN<br />
<br />
Nam; các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Đây là một<br />
<br />
K<br />
<br />
trong những đặc trưng cơ bản nhất của công chức, xuất phát từ đặc thù của thể chế<br />
chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, đảng, đoàn thể của nước ta.<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
Đồng thời, phạm vi đối tượng là công chức cũng đã được xác định rõ, theo đó:<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Thứ nhất, công chức làm việc trong các CQNN ở cơ sở (cấp xã, phường, thị<br />
trấn) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 117/2003/NĐ-CP, mà được<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
điều chỉnh bởi Nghị định số 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị<br />
trấn. Dù Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) đã bổ<br />
sung đối tượng này vào phạm vi điều chỉnh, hoạt động của những người này có tính<br />
chất như công chức nhà nước và các cơ quan Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND<br />
xã phường, thị trấn là các CQNN ở cơ sở [4].<br />
Thứ hai, khái niệm công chức không áp dụng cho đối tượng làm việc trong các<br />
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, kể cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công<br />
(trừ các công chức giữ chức vụ lãnh đạo). Những nhân viên làm việc trong các đơn<br />
vị sự nghiệp y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ, văn hóa thông tin, thể dục thể<br />
thao, doanh nghiệp của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các hội nghề<br />
<br />
5<br />
<br />