PHẦN THỨ NHẤT<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
<br />
uế<br />
<br />
Trong những năm gần đây, ngành khai thác và xuất khẩu quặng titan phát<br />
triển "quá nóng", gần như toàn bộ sản phẩm xuất khẩu ở dạng quặng tinh, bán tinh<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
đã gây lãng phí và thất thoát tài nguyên của đất nước. Theo Quyết định số<br />
104/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: "Phát triển công nghiệp<br />
khai thác và chế biến quặng titan phải phù hợp với quy hoạch phát triển công<br />
<br />
nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đảm<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
bảo thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên titan tiết kiệm, có hiệu quả sản xuất<br />
kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp việc phát triển kinh tế - xã hội với việc<br />
<br />
cK<br />
<br />
bảo vệ an ninh, quốc phòng tại các địa bàn có khoáng sản titan. Khai thác, chế biến<br />
quặng titan một cách đồng bộ đến chế biến sâu thành các sản phẩm có giá trị kinh tế<br />
cao, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu, giảm dần và dừng xuất khẩu<br />
<br />
họ<br />
<br />
quặng tinh vào thời gian thích hợp và gần nhất", [3].<br />
Sau khi có Thông tư số 02/2006/TT - BCN ngày 14/04/2006 của Bộ Công<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Nghiệp (nay là Bộ Công Thương), ban hành kèm theo danh mục tiêu chuẩn chất<br />
lượng và điều kiện khoáng sản xuất khẩu. Công ty gặp một số khó khăn như sau:<br />
Về quặng tinh ilmenite hàm lượng TiO2 ≥ 52% chỉ được xuất khẩu đến hết<br />
<br />
ng<br />
<br />
năm 2008 và tinh quặng zircon chỉ được xuất khẩu đến hết tháng 04/2007 [1].<br />
Theo Thông tư 08/2008/TT - BCT ngày 26/06/2008 quy định đối với quặng<br />
<br />
ườ<br />
<br />
tinh zircon nghiền mịn có hàm lượng Zr02 ≥ 65% mới được phép xuất khẩu, nhưng<br />
thực trạng hiện nay trong tất cả các đơn vị là thành viên của Hiệp hội titan chỉ mới<br />
<br />
Tr<br />
<br />
có một vài đơn vị sản xuất được zircon nghiền mịn ≥ 65% Zr02, song chỉ thu hồi<br />
được khoảng 70%, còn 30% hàm lượng ≤ 60% Zr02 [2].<br />
Chính vì vậy, việc đầu tư một số nhà máy chế biến sâu khoáng sản titan trên<br />
<br />
cơ sở trữ lượng quặng và vùng lãnh thổ là một điều hết sức cấp thiết, mang tính<br />
chiến lược, định hướng cho ngành khai thác chế biến khoáng sản titan trong nước<br />
<br />
1<br />
<br />
và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp công nghệ cao khác có cơ sở<br />
phát triển.<br />
Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị là một trong những doanh nghiệp<br />
Nhà nước đầu tiên của tỉnh Quảng Trị chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty<br />
<br />
uế<br />
<br />
cổ phần. Từ 12/2000, sau khi cổ phần hoá Công ty đã xây dựng nhiều phương án để<br />
đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển. Tuy nhiên, những năm<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
trở lại đây Công ty gặp nhiều khó khăn như: Các thiết bị của Công ty ở khâu khai<br />
<br />
thác và chế biến thiếu, yếu và lạc hậu, không đảm bảo về năng suất sản xuất và chất<br />
lượng sản phẩm; các điểm mỏ khai thác ngày càng nghèo, các yêu cầu từ phía người<br />
dân địa phương quá lớn; chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu có nhiều thay<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
đổi, nhiều sản phẩm của Công ty không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đặc biệt, đầu năm<br />
2008 các loại thuế tăng liên tục và thời tiết không thuận lợi, mưa bão kéo dài làm<br />
<br />
cK<br />
<br />
ảnh hưởng đến việc khai thác nguyên liệu, làm hư hỏng máy móc thiết bị.<br />
Đứng trước tình hình đó, để thực hiện có hiệu quả sản xuất trong quá trình<br />
khai thác và chế biến quặng titan. Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị cần xây<br />
<br />
họ<br />
<br />
dựng một hệ thống các mục tiêu, chiến lược, chính sách, đặc biệt phải đầu tư nhà<br />
máy chế biến sâu thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao phù hợp với quy hoạch<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan, giai đoạn 2007 - 2015, định<br />
hướng đến năm 2025 của Chính phủ.<br />
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả sản xuất<br />
<br />
ng<br />
<br />
kinh doanh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị" để làm luận văn thạc sỹ<br />
Quản trị kinh doanh của mình.<br />
<br />
ườ<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Trên cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác dụng và tình hình sản<br />
<br />
Tr<br />
<br />
xuất chế biến quặng titan ở Việt Nam, nghiên cứu đề tài với mục đích phân tích thực<br />
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, qua đó đề xuất một số giải pháp<br />
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời nâng cao hiệu quả<br />
và chất lượng sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Để<br />
thực hiện được điều đó, đề tài sẽ giải quyết những mục tiêu cụ thể như sau:<br />
<br />
2<br />
<br />
- Tổng luận những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa ra<br />
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
- Thông qua phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty<br />
<br />
uế<br />
<br />
Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm<br />
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề<br />
liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Khoáng sản<br />
Quảng Trị.<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề về lý<br />
<br />
cK<br />
<br />
luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.<br />
Phạm vi về thời gian: Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty<br />
<br />
họ<br />
<br />
Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị, luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm<br />
2006 - 2008 và kế hoạch trong giai đoạn 2009 - 2012.<br />
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thị trường và địa<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
bàn hoạt động của Công ty ở tỉnh Quảng Trị.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp chung<br />
<br />
ng<br />
<br />
Phương pháp tiếp cận chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật<br />
<br />
lịch sử để xem xét các vấn đề đặt ra đảm bảo các kết quả nghiên cứu mang tính<br />
<br />
ườ<br />
<br />
khách quan, khoa học và có sự kế thừa.<br />
4.2 Phương pháp cụ thể<br />
<br />
Tr<br />
<br />
4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu<br />
Điều tra thu thập các số liệu liên quan đến lĩnh vực khai thác, chế biến và<br />
<br />
kinh doanh sản phẩm titan. Chú trọng đến tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất<br />
kinh doanh, cơ chế tổ chức, giá thành sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết<br />
<br />
3<br />
<br />
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó giúp ta hiểu được những khó<br />
khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.<br />
Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu từ các Báo cáo quyết toán của<br />
Công ty từ năm 2006 - 2008; các tài liệu là báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty;<br />
<br />
uế<br />
<br />
các báo cáo tham luận và tài liệu phụ vụ đại hội của Hiệp hội titan Việt Nam, tài<br />
liệu khác có liên quan từ mạng internet.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Thu thập số liệu sơ cấp: Qua phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi phỏng<br />
vấn trực tiếp các cán bộ trong toàn Công ty.<br />
<br />
Nhằm nắm bắt thông tin về hoạt động của Công ty cũng như những đề xuất<br />
<br />
h<br />
<br />
về chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình khai thác, chế biến quặng titan giai<br />
<br />
in<br />
<br />
đoạn hiện nay để điều tra các đối tượng là cán bộ của Công ty: Các cán bộ quản lý,<br />
<br />
tuyển tinh và Xưởng cơ khí.<br />
<br />
cK<br />
<br />
cán bộ thuộc Văn phòng Công ty, Xí nghiệp khai thác nguyên liệu, các Xưởng<br />
<br />
Xác định dung lượng mẫu điều tra: Chọn điều tra 81 mẫu đối với các cán bộ<br />
<br />
Xưởng cơ khí.<br />
<br />
họ<br />
<br />
thuộc Văn phòng Công ty, Xí nghiệp khai thác nguyên liệu, Xưởng tuyển tinh và<br />
<br />
Hình thức điều tra mẫu: Gửi phiếu điều tra trực tiếp đến tận tay từng cán bộ<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
của Công ty<br />
<br />
4.3. Phương pháp xử lý số liệu điều tra<br />
4.3.1. Phương pháp phân tích thống kê<br />
<br />
ng<br />
<br />
Phân tích đánh giá qua các tài liệu liên quan đến phạm vi đề tài nghiên cứu.<br />
<br />
Xử lý số liệu trên cơ sở bằng phương pháp phân tích tỷ lệ, phân tích hiệu quả sản<br />
<br />
ườ<br />
<br />
xuất kinh doanh để xử lý các số liệu thứ cấp về chi phí, vốn, lao động, công nghệ và<br />
<br />
Tr<br />
<br />
các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.<br />
Sử dụng công cụ tin học để xử lý số liệu thứ cấp bằng phần mềm Microsoft<br />
<br />
Excel 2003.<br />
4.3.2. Phương pháp phân tổ: Phương pháp này sử dụng để tổng hợp kết quả điều tra<br />
nhằm phản ánh đặc điểm cơ bản của các đối tượng là cán bộ nhân viên Công ty.<br />
<br />
4<br />
<br />
Căn cứ vào số liệu điều tra và kết quả phỏng vấn cán bộ nhân viên được phân thành<br />
5 tổ: Trình độ chuyên môn; Chức vụ; Giới tính; Độ tuổi; Số năm công tác.<br />
4.3.3. Phương pháp phân tích phương sai ANOVA (Công cụ hỗ trợ phần mềm xử lý<br />
số liệu SPSS 12.0 for Windows).<br />
<br />
uế<br />
<br />
Phương pháp phân tích phương sai ANOVA dùng để kiểm định sự khác<br />
nhau về giá trị trung bình (mức điểm trung bình), ý kiến đánh giá của các nhóm cán<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
bộ được phân theo từng yếu tố có hay không sự khác biệt khi trả lời các câu hỏi<br />
phỏng vấn.<br />
5. Những đóng góp của đề tài<br />
<br />
h<br />
<br />
Đề tài nhằm nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp<br />
<br />
in<br />
<br />
và đề ra những định hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh<br />
<br />
nói riêng.<br />
6. Kết cấu của đề tài<br />
<br />
cK<br />
<br />
của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản titan<br />
<br />
họ<br />
<br />
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề<br />
<br />
Phần thứ hai: Nội dung và kết quả nghiên cứu<br />
Chương 1: Tổng luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Chương 2: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Khoáng sản<br />
Quảng Trị<br />
<br />
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh<br />
<br />
ng<br />
<br />
doanh của Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
5<br />
<br />