PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
K<br />
<br />
IN<br />
<br />
H<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
́H<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế<br />
đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải chấp nhận cạnh tranh và<br />
tuân theo các quy luật cạnh tranh của thị trường. Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập<br />
tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản<br />
phẩm lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Kinh tế thị trường là nền kinh tế tự<br />
vận động, tự phát triển, tự đào thải. Bên cạnh các cơ hội mới không ngừng được mở<br />
ra, nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những mối đe dọa mang tính thách thức đối<br />
với mỗi doanh nghiệp hoạt động ở trong đó. Doanh nghiệp phải hoạt động trong<br />
một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt với những đòi hỏi ngày càng khắt<br />
khe từ phía khách hàng. Khả năng cạnh tranh là yếu tố tổng hợp mang tính quyết<br />
định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.<br />
Các Công ty bia trên thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.<br />
Theo thống kê hiện cả nước có gần 350 cơ sở sản xuất bia, phân bổ hầu hết trên các<br />
tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20<br />
triệu lít/năm; 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở<br />
có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.<br />
Chỉ tính đến cuối năm 2008 đến nay, có trên 400 triệu lít bia được các doanh<br />
nghiệp đầu tư sản xuất. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy Bia Hà Tây đã công<br />
bố việc hoàn thành mở rộng công suất nhà máy, tăng tổng công suất từ 30 triệu<br />
lít/năm lên 50 triệu lít bia/năm với tổng kinh phí của dự án là hơn 10 triệu USD.<br />
Công ty Bia Huế - Huda cũng công bố sẽ từng bước nâng công suất nhà máy bia tại<br />
Phú Bài từ 100 triệu lít/năm lên 160 triệu lít/năm, rồi lên 240 triệu lít/năm và đạt<br />
290 triệu lít/năm vào năm 2011- 2012. Hãng bia Pháp Kronenbourg vừa chính thức<br />
có mặt tại thị trường Việt Nam. Nhà máy bia Kronenbourg (liên doanh giữa 2 tập<br />
đoàn Scottish & Newcastle và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam) đã được động thổ<br />
xây dựng tại Đức Hòa - Long An, công suất giai đoạn đầu là 150 triệu lít bia/năm,<br />
vốn đầu tư khoảng 43 triệu USD.Tập đoàn San Miguel của Philippines thông báo sẽ<br />
chi 8 triệu USD để nâng công suất nhà máy tại Việt Nam.[48]<br />
Đó là chưa kể thời gian qua hàng loạt các dự án bia đã được đầu tư mới, mở<br />
rộng nâng công suất như liên doanh SABMiller Việt Nam (Bình Dương) 100 triệu<br />
lít/năm; Công ty Bia Việt Nam nâng công suất từ 150 lên 230 triệu lít/năm; Công ty<br />
Bia Foster’s (Đà Nẵng) nâng công suất từ 45 lên 85 triệu lít/năm; Công ty Vilaken<br />
<br />
1<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
K<br />
<br />
IN<br />
<br />
H<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
́H<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
(Nghệ An) 100 triệu lít/năm; Công ty Tân Hiệp Phát (Bình Dương) nâng công suất<br />
từ 100 lên 150 triệu lít/năm; Công ty Bia Quy Nhơn nâng công suất từ 20 lên 100<br />
triệu lít/năm v.v... [48]<br />
Việc nhiều doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư sản xuất bia và mở rộng quy mô<br />
sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường bia và lẽ dĩ nhiên<br />
cùng với nó là cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt.<br />
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình là thành viên thuộc Tổng Công ty Bia<br />
- Rượu - Nước giải khát Hà Nội hoạt động theo mô hình công ty Mẹ, công ty Con<br />
theo quyết định số 2092/QĐ -TCCB ngày 11 tháng 8 năm 2004 của Bộ Công<br />
nghiệp nay là Bộ Công thương. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong<br />
những năm qua phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng cao, hàng năm đóng góp<br />
vào ngân sách địa phương từ 70 đến 80 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu<br />
nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Với thương hiệu trên 100 năm<br />
bia Hà Nội - Quảng Bình bước đầu đã quảng bá được hình ảnh và có được chổ đứng<br />
nhất định trên thị trường bia Việt Nam. Nhưng, nếu so sánh với các hãng bia khác<br />
trên thị trường Quảng Bình như: bia Sabeco, Huda, Larue, Tiger, Halida v.v... thì<br />
khả năng cạnh tranh của bia Hà Nội - Quảng Bình còn nhiều hạn chế. Trước các đối<br />
thủ này việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng<br />
Bình đang gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực trạng này tôi chọn đề tài: “Nâng<br />
cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng<br />
Bình” làm luận văn Thạc sỹ của mình.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Trên cơ sở phân tích thực trạng về khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của<br />
Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trong những năm qua, đề xuất các giải<br />
pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm này trong thời<br />
gian tới.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
Để đạt được mục tiêu chung trên đây, đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:<br />
- Khái quát hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và khả năng<br />
cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.<br />
- Đánh giá đúng thực trạng về khả năng cạnh tranh sản phẩm bia, xác định các<br />
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng<br />
Bình trong những năm qua.<br />
<br />
2<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
K<br />
<br />
IN<br />
<br />
H<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
́H<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Bia của<br />
Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trong thời gian tới.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề, hiện tượng liên quan đến cạnh tranh và<br />
khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trên<br />
ba đối tượng chủ yếu đó là: công ty, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.<br />
4. Phạm vi và nội dung nghiên cứu<br />
4.1. Về không gian<br />
Đề tài nghiên cứu khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia<br />
Hà Nội - Quảng Bình, đóng tại Tiểu khu 13- Phường Bắc Lý - Thành phố Đồng Hới Quảng Bình, trên cơ sở điều tra khảo sát ý kiến khách hàng tiêu thụ sản phẩm bia của<br />
công ty tại các tại các huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Trạch và Thành<br />
phố Đồng Hới thuộc địa bàn Tỉnh Quảng Bình.<br />
4.2. Về thời gian<br />
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp và phân tích số liệu phản ánh tình<br />
hình hoạt động của công ty trong giai đoạn từ năm 2006 - 2008 và các số liệu sơ cấp<br />
thu thập qua điều tra khảo sát ý kiến khách hàng được thực hiện trong khoảng thời gian<br />
từ tháng 10/2008 đến tháng 6/2009<br />
4.3. Về nội dung<br />
Việc phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp<br />
trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề rộng lớn và hết sức phức tạp. Tuy nhiên, do<br />
điều kiện về thời gian nên đề tài chỉ tập trung phân tích đánh giá những khía cạnh mang<br />
tính cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty cổ phần bia Hà<br />
Nội - Quảng Bình như các chính sách Maketing - Mix, các nhân tố ảnh hưởng đến khả<br />
năng cạnh tranh, giá trị của khách hàng, nhận diện các đối thủ cạnh tranh của công ty,<br />
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các thách thức để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm<br />
nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của công ty trong thời gian tới.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử<br />
Luận văn quán triệt phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử xem xét<br />
đối tượng nghiên cứu trong sự vận động và phát triển trong mối quan hệ tương hỗ với<br />
các tác động môi trường, để khái quát đối tượng nghiên cứu và nhận thức đầy đủ khách<br />
quan về bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội.<br />
5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu<br />
Các số liệu và thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung<br />
và năng lực cạnh tranh của công ty được thu thập từ nguồn thứ cấp và sơ cấp.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập từ sách, báo, tạp chí, các quyết định của<br />
Chính Phủ, các trang tin điện tử, và các tài liệu do công ty cung cấp có liên quan đến đề<br />
tài như: báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế<br />
hoạch phát triển công ty từ năm 2005 - 2010 v.v...<br />
- Nguồn số liệu sơ cấp: Để tiến hành phân tích đánh giá giá trị khách hàng về<br />
tiêu thụ sản phẩm bia của công ty, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp được thu thập<br />
bằng bảng hỏi đối với khách hàng tại các địa bàn nghiên cứu được thực hiện từ tháng<br />
10/2008 đến tháng 6/2009.<br />
trong và ngoài nước về lĩnh vực có liên quan đến đề tài.<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Ngoài ra luận văn còn kế thừa hợp lý các kết quả của các công trình nghiên cứu<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
K<br />
<br />
IN<br />
<br />
H<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
́H<br />
<br />
U<br />
<br />
5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br />
Các số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm Excel<br />
và SPSS, sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh, mô hình hoá, phân tích<br />
nhân tố, kiểm định mô hình, phân tích diễn giải, phương pháp ma trận SWOT v.v... để<br />
phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh sản phẩm<br />
bia của công ty và đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn<br />
Đóng góp của luận văn:<br />
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh sản phẩm<br />
nói chung và sản phẩm bia nói riêng của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế<br />
thị trường.<br />
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của<br />
Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trong những năm qua.<br />
- Đề xuất hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh<br />
sản phẩm bia của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình trong những năm tới.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, nội dung chính của luận<br />
văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề chung về cạnh tranh và cạnh tranh sản phẩm<br />
Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của Công ty cổ<br />
phần bia Hà Nội - Quảng Bình.<br />
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản<br />
phẩm bia của Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH<br />
SẢN PHẨM BIA<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
K<br />
<br />
IN<br />
<br />
H<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
́H<br />
<br />
U<br />
<br />
Ế<br />
<br />
1.1. Lý luận chung về cạnh tranh và cạnh tranh sản phẩm<br />
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh<br />
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh<br />
Sản xuất xã hội đã trải qua quá trình phát triển từ hình thức tự cấp, tự túc lên<br />
sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa là sản xuất không phải để mình dùng, mà là<br />
để bán thông qua trao đổi, phân phối trên thị trường. Động lực mạnh mẽ cho sự phát<br />
triển của sản xuất hàng hóa là nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của con người.<br />
Hình thức trao đổi, mua - bán trên thị trường đã làm xuất hiện cạnh tranh giữa các<br />
nhà sản xuất trong quá trình này.<br />
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm không giống nhau về khái niệm cạnh<br />
tranh tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể.<br />
Trong các lý thuyết cổ điển, cạnh tranh được luận giãi thông qua nhiều quan<br />
điểm khác nhau như: Thuyết lợi thế tuyệt đối, thuyết lợi thế so sánh, thuyết sở hữu<br />
tự nhiên các yếu tố sản xuất, thuyết chu kỳ sản phẩm v.v...<br />
Với quan điểm cạnh tranh là lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia, A.Smit cho<br />
rằng: “Cạnh tranh rất quan trọng, cạnh tranh bảo đảm mỗi một cá nhân hay quốc<br />
gia thực hiện những công việc mà chúng có thể thực hiện tốt nhất và nó bảo đảm<br />
mỗi thành viên sẽ thu được phần thưởng xứng đáng cho công việc của mình và<br />
đóng góp tối đa cho phúc lợi chung. Vì lẽ đó, vai trò của nhà nước, hay chủ quyền<br />
nên giảm tối thiểu. Các chính sách của nhà nước là nhằm loại bỏ độc quyền và bảo<br />
vệ cạnh tranh”[27].<br />
Theo Randall: “Cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì được thị phần<br />
trên thị trường với lợi nhuận nhất định”[27].<br />
Theo Dunning: “Khả năng cạnh tranh là khả năng cung cấp sản phẩm của<br />
chính các doanh nghiệp trên các thị trường khác mà không phân biệt nơi bố trí sản<br />
xuất của doanh nghiệp đó”[27].<br />
Từ điển tiếng Việt giải thích:“ Cạnh tranh là sự cố gắng giành phần hơn,<br />
phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi<br />
ích như nhau”[29].<br />
Cạnh tranh phát triển mạnh trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.<br />
Giá cả thị trường, lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất hình thành thông qua sự<br />
<br />
5<br />
<br />