intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

28
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng khách du lịch sau sự cố môi trường biển ở Quảng Bình, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN DUY KHÁNH NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN DUY KHÁNH NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO HUẾ, 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người thực hiện luận văn Trần Duy Khánh i
  4. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo ở Trường Đại học Kinh tế Huế và các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy, đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn các Khoa, Phòng Đào tạo Sau đại học – Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào là người trực tiếp hướng dẫn đã dày công chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộSở du lịch, Cục thống kê nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận trong quá trình hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong Quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp, các cá nhân có quan tâm đến vấn đề này góp ý cho tôi để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ Trần Duy Khánh ii
  5. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: TRẦN DUY KHÁNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Mã số: 83 40 410 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO Tên đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao. Do đó, nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao và đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống. Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình đã đạt được những thành tựu nhất định, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh . Năm 2005 lượng du khách mới chỉ đạt 527.000 lượt thì năm 2012 đã thu hút khoảng 1.054,407 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 29.654 lượt. Đến năm 2015 đạt gần 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 65.000. Doanh thu du lịch năm 2005 chỉ đạt 57 tỷ đồng, thì năm 2011 là 424 tỷ đồng, đến cuối năm 2015 đã đạt 805 tỷ đồng... Tuy nhiên, sau sự cố môi trường biển Formosa ngành du lịch biển tại Quảng Bình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Làm thế nào để thu hút trở lại và nâng cao lượng khách du lịch đến Quảng Bình”. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu, đánh giá khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển Formosa. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng - Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập, phân tích số liệu về tình hình du lịch tỉnh Quảng Bình sau sự cố môi trường biển. iii
  6. - Phương pháp tổng hợp và phân tích SPSS: Nhằm làm rõ các nhân tố liên quan đến khả năng thu hút khách du lịch của hình ảnh điểm đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển. 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Luận văn đã đánh giá được thực trạng khách du lịch của tỉnh Quảng Bình 2012-2017 một cách cụ thể về các mặt như số lượng du khách, khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố... Ngoài ra luận văn cũng đánh giá được các vấn đề mà hoạt động du lịch xảy ra sau sự cố tại tỉnh Quảng Bình còn gặp phải và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đó. iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VH, TT&DL : Văn hóa, thể thao và du lịch UBND : Ủy ban nhân dân KDL : Khách du lịch NCC : Nhà cung cấp DV : Dịch vụ GTTB : Giá trị trung bình v
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v MỤC LỤC................................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ,HÌNH, SƠ ĐỒ .....................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................3 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................4 1.5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................6 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN 8 1.1. Sự cố môi trường biển..........................................................................................8 1.1.1. Khái niệm, phân loại môi trường biển ..............................................................8 1.1.2. Khái niệm về sự cố môi trường biển.................................................................8 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự cố môi trường biển: ..................................................9 1.1.4. Hậu quả của sự cố môi trường biển ................................................................10 1.2. Khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường.......................................12 1.2.1. Điểm đến du lịch .............................................................................................12 vi
  9. 1.2.2.Tính hấp dẫn và khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch .......................17 1.2.3. Khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch ................................................18 1.2.4. Khả năng thu hút khách của điểm đến sau sự cố môi trường .........................23 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của điểm đến ..................24 1.2.6. Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo .......................................................28 1.3. Cơ sở thực tiễn về khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển .33 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố ....................................................................................................................33 1.3.2. Kinh nghiệm của một số điểm đến của Việt Nam về nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố .......................................................................................34 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Quảng Bình về việc nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển ..................................................................41 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ..............................................................41 2.1. Tổng quan về tình hình du lịch tỉnh Quảng Bình...............................................44 2.2. Sự cố môi trường biển và các ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến khả năng thu hút khách du lịch tại tỉnh Quảng Bình .......................................................44 2.2.1. Khái quát sự cố môi trường biển.....................................................................44 2.2.2. Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến khả năng thu hút khách du lịch tại tỉnh Quảng Bình ........................................................................................................46 2.2.3.Hoạt động kinh doanh du lịch gặp nhiều khó khăn..........................................53 2.2.4. Các hoạt động thu hút khách du lịch kể từ sau khi sự cố môi trường biển xảy ra tại Quảng Bình ......................................................................................................55 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển .........................................................................................61 2.3.1. Một số đặc điểm của đối tượng khảo sát.........................................................61 2.3.2. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển .........................................................................................63 vii
  10. 2.3.3. Thống kê mô tả đánh giá của các đối tượng khảo sát về khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trưởng biển .......................................76 2.4. Đánh giá chung về khả năng thu hút khách du lịch của hình ảnh điểm đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển ...................................................................................85 2.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................................85 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................86 CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN QUẢNG BÌNH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN TẠI QUẢNG BÌNH .........................................................................................................................91 3.1. Định hướng phát triển du lịch sau sự cố môi trường biển tại Quảng Bình........91 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch chung của tỉnh Quảng Bình ............................91 3.1.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch biển đảo sau sự cố...........................92 3.2. Giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển .........................................................................................................92 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ....................................................................................92 3.2.2. Nhóm giải pháp Sức hấp dẫn điểm đến ..........................................................92 3.2.3. Nhóm giải pháp về khắc phục sự cố môi trường ............................................93 3.2.4. Nhóm giải pháp về dịch vụ du lịch .................................................................96 3.2.5. Nhóm giải pháp về Hạ tầng và cải thiện Khả năng tiếp cận ...........................94 3.2.6. Nhóm giải pháp về hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch ...........................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................100 KẾT LUẬN .............................................................................................................100 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................103 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SỸ PHẢN BIỆN 1,2 BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các thuộc tính ảnh hưởng khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch ....................................................................................................24 Bảng 1.2: Các thang đo đánh giá ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển ..........................................30 Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch tới Quảng Bình giai đoạn từ năm 2012 – 2017 ...44 Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch tới Quảng Bình các tháng trong năm từ 2014- 2017 .......................................................................................................46 Bảng 2.3. Số lượng khách du lịch tới Quảng Bình các tháng trong năm 2016 .....48 Bảng 2.4. Các hoạt động khắc phục sự cố môi trường biển tại Quảng Bình.........53 Bảng 2.5. Các hoạt động hỗ trợ khắc phục sau sự cố môi trường biển tại Quảng Bình ........................................................................................................................55 Bảng 2.6. Các hoạt động du lịch liên quan đến khắc phục sau sự cố môi trường biển tại Quảng Bình ..............................................................................56 Bảng 2.7. Các tour du lịch mới sau sự cố môi trường biển ...................................58 Bảng 2.8. Thông tin chung về đối tượng khảo sát .................................................59 Bảng 2.9: Các thông số về độ tin cậy (Reliability Statistics).................................64 Bảng 2.10: Độ tin cậy của thang đo đối với các biến nghiên cứu ...........................64 Bảng 2.11. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO.............................................67 Bảng 2.12. Kết quả phân tích EFAcho nhóm nhân tố độc lập.................................68 Bảng 2.13. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO.............................................71 Bảng 2.14. Kết quả phân tích EFAcho nhóm yếu tố phụ thuộc ..............................72 Bảng 2.15. Kết quả phân tích tương quan PEARSON ............................................73 Bảng 2.16: Kết quả phân tích hồi quy đa biến các nhân tố......................................74 Bảng 2.17: Giá trị trung bình các yếu tốvề sức hấp dẫn điểm đến ..........................77 Bảng 2.18: Giá trị trung bình các yếu tố về khắc phục sự cố môi trường ...............78 Bảng 2.19: Giá trị trung bình các yếu tố về dịch vụ du lịch ....................................79 Bảng 2.20: Giá trị trung bình các yếu tố về hạ tầng du lịch ....................................80 Bảng 2.21: Giá trị trung bình các yếu tố về quảng bá, xúc tiến du lịch...................81 Bảng 2.22: Giá trị trung bình các yếu tố về khả năng thu hút khách sau sự cố môi trường ....................................................................................................84 ix
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Doanh thu du lịch tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 – 2017 ......50 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách du lịch theo quốc tịch ...............................................61 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch ...........................................61 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu độ tuổi của khách du lịch....................................................62 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu khách du lịch theo trình độ học vấn....................................62 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu thu nhập của khách du lịch .................................................63 Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển ........................................29 Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của điểm đến ..........................................................................19 x
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao. Do đó, nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao và đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an ninh xã hội và còn có ý nghĩa to lớn trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và môi trường tự nhiên. Nên phát triển du lịch là một trong những chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước.Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ- TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trên cơ sở mục tiêu hướng tới, Bộ VH, TT&DL cũng đã xác định các chiến lược thành phần để phát triển du lịch nước nhà một cách hiệu quả. Theo đó ưu tiên hàng đầu là phát triển thế mạnh du lịch biển với hệ thống sản phẩm cạnh tranh khu vực về nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên biển. Với trên 3.260km đường bờ biển, hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển (gấp 3 lần diện tích đất liền) cùng với gần 3.000 đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch biển phong phú để có thể phát triển mạnh ngành du lịch gắn với biển. Du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% hoạt động của toàn ngành du lịch Việt Nam.Trong số đó có 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch và hơn 30/125 trong số này đã được các địa phương khai thác tốt để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Phát triển du lịch biển, đảo là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm qua, du lịch biển Việt Nam phát triển khá mạnh, thu hút khoảng 80% lượng khách đến và chiếm trên 70% doanh thu du lịch cả nước. Quảng Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, vì mảnh đất này sở hữu rất nhiều thế mạnh du lịch, đặc biệt là một “bờ biển cát dài 1
  14. nhất Việt Nam” không phải địa phương nào cũng có.. Bên cạnh đó việc khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới mở ra một cơ hội phát triển mới cho du lịch Quảng Bình trong thời gian tới. Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình đã đạt được những thành tựu nhất định, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh .Năm 2005 lượng du khách mới chỉ đạt 527.000 lượt thì năm 2012 đã thu hút khoảng 1.054.407 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 29.654 lượt. Đến năm 2015 đạt gần 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 65.000. Doanh thu du lịch năm 2005 chỉ đạt 57 tỷ đồng, thì năm 2011 là 424 tỷ đồng, đến cuối năm 2015 đã đạt 805 tỷ đồng... Tuy nhiên, sau sự cố môi trường biển Formosa ngành du lịch biển tại Quảng Bình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại Hội nghị “Định hướng phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành kinh tế mũi nhọn”, đại diện UBND tỉnh Quảng Bình Trần Tiến Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển ở miền Trung, lượng khách du lịch đến Quảng Bình sụt giảm nghiêm trọng. “Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, ngành Du lịch Quảng Bình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động lớn đến đời sống của hơn 4.000 lao động trực tiếp và hơn 7.300 lao động gián tiếp”, Số liệu thống kê cho thấy tổng số lượng khách du lịch đến Quảng Bình năm 2016 chỉ đạt hơn 1,9 triệu lượt khách, giảm hơn 40 % so với cùng kỳ năm 2015. Năm 2017 mặc dầu lượng khách du lịch đến Quảng Bình đã phần nào được phục hồi, nhưng tốc độ tăng lượng khách đến vẫn thấp hơn nhiều so với trước khi sự cố môi trường biển xảy ra. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Làm thế nào để thu hút trở lại và nâng cao lượng khách du lịch đến Quảng Bình”. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu, đánh giá khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển Formosa. 2
  15. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng khách du lịch sau sự cố môi trường biển ở Quảng Bình, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cố môi trường biển, hình ảnh điểm đến du lịch và khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển. - Đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển tại tỉnh Quảng Bình. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch biển, ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tới du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thu hút khách du lịch sau sự cố tại tỉnh Quảng Bình. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Số liệu sử dụng, phiếu khảo sát dùng để phân tích, đánh giá thuộc giai đoạn 2014 - 2017; Các giải pháp đề xuất thuộc giai đoạn 2018 - 2022. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình công bố trên website (phương pháp sử dụng số liệu thứ cấp); các nguồn tài liệu tìm kiếm được (sách báo, truyền hình, internet…); Nghị định, thông tư, chủ trương…. của Chính phủ, của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình. 3
  16. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: + Phỏng vấn, tham khảo ý kiến cán bộ quản lý du lịch (cán bộ Sở Du lịch Quảng Bình), các doanh nghiệp lữ hành thường xuyên có các tour khai thác du lịch ở Quảng Bình như QBtour, ĐHtravel Vietnam,VMtravel, HANGDONGtour, VNtravel…Tham khảo ý kiến của các nhà cung cấp dịch vụ: các khách sạn, nhà hàng ở Quảng Bình. + Tiếp theo tiến hành gửi phiếu khảo sát khách du lịch tại các khu du lịch lớn và tập trung số đông du khách như hệ thống hang động ở Phong Nha, động Thiên Đường, biển Nhật Lệ… trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 để thu thập các thông tin đánh giá của khách du lịch về khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển. Trong nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy bội. Với số lượng 26 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải đảm bảo có ít nhất 130 quan sát trong mẫu điều tra(bollen 2009). Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan, tác giả đã tiến hành thu thập gần 350 phiếu khảo sát tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Chùa – Đảo Yến, Biển Nhật Lệ, Biển Đá Nhảy, khu du lịch Bảo Ninh, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng….Phiếu khảo sát được tác giả phát theo các đoàn Tour du lịch ở ngoại tỉnh đến, hoặc chủ yếu là các nhóm khách ở ngoại tỉnh. Sau khi làm sạch số liệu được đưa vào xử lý là 313 phiếu. 1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 1.4.2.1. Phương pháp phân tích dự báo số liệu khách du lịch dựa trên chuỗi dữ liệu thời gian (time series) Nhằm có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình khách du lịch tại Quảng Bình sau sự cố môi trường biển, tác giả đã sử dụng phương pháp dự báo lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Bình vào các tháng trong năm 2016, dựa trên số liệu của năm 2014 và 2015 so sánh với số liệu thực tế. Dựa trên công thức sau[37]: Ft = At – 1 × (At – 1/At – 2) Trong đó: F = Giá trị cần dự báo; A = giá trị thực tế đạt được; t = Mốc thời gian cần dự báo. 4
  17. 1.4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả Đối với phiếu khảo sát gửi cho các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành phân tích giá trị trung bình (Mean), tần suất (frequency), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), phương sai (variance). Các phương pháp được sử dụng chủ yếu, bao gồm: phương pháp so sánh, phân tổ thống kê… 1.4.2.3. Kiểm định thang đo Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alphađược sử dụng trước nhằm loại các biến không phù hợp. Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu: 0,8 ≤ Cronbach Alpha ≤1 : Thang đo lường tốt. 0,7 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,8 : Thang đo có thể sử dụng được. 0,6 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,7 : Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, những biến có Cronbach Alpha lớn hơn 0,7 thì được xem là đáng tin cậy và được giữ lại. Đồng thời, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. 1.4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố nhằm rút gọn tập hợp nhiều biến thành một số biến tương đối ít hơn, giúp cho nghiên cứu có được một bộ biến số có ý nghĩa hơn. Đồng thời, kiểm tra độ tin cậy của các biến trong cùng một thang đo. Để thực hiện phân tích nhân tố, trị số KMO phải có giá trị từ 0,5 đến 1. Hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố. Đồng thời, khác biệt giữa các hệ số tải nhân tố của một biến ở các nhóm nhân tố khác nhau phải lớn hơn hoặc bằng 0,3. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình.Cuối cùng, tiêu chuẩn tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%. 1.4.2.5. Phân tích hồi quy tương quan Mô hình hồi quy được xây dựng nhằm mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hình ảnh điểm đến du lịch Quảng Bình sau sự cố môi trường biển, là mô hình hàm hồi quy tuyến tính bội có dạng: 5
  18. Y =β0 +β1*X1 + β2*X2 +β3*X3 + .... + βi*Xi+ e Trong đó: Y: Khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường Biển. Xi: Biến độc lập trong mô hình β0: Hằng số βi: Các hệ số hồi quy (i>0) e : Sai số của mô hình Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R2 điều chỉnh. Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Cặp giả thiết: Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Độ tin cậy của kiểm định là 95% Nguyên tắc chấp nhận giả thiết: Nếu Sig < 0,05: Bác bỏ giả thiết Ho Nếu Sig > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho 1.4.2.6. Kiểm định Independent samples T Test Ngoài ra luận văn còn sử dụng kiểm định Independent samples T –Test nhằm đánh giá, xem xét liệu có sự khác nhau trong cách trả lời giữa 2 nhóm đối tượng là nhà cung cấp dịch vụ du lịch và nhóm đối tượng khách du lịch hay không. Nếu Sig T-Test < 0,05: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nếu Sig T-Test > 0,05: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 1.5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vềsự cố môi trường biển và khả năngthu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch tại tỉnh Quảng Bình sau sự cố môi trường biển. Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình sau sự cố môi trường biển 6
  19. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN 1.1. Sự cố môi trường biển 1.1.1. Khái niệm, phân loại môi trường biển Môi trường biển bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí trên biển, nước biển, đất tại đáy biển (trầm tích biển) và các cơ thể sống trong biển [39]. Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng”. Sự cố môi trường có thể xảy ra do: - Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sạt lở đất núi phun lửa, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác. - Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. - Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. 1.1.2. Khái niệm về sự cố môi trường biển Theo Điều 3, Chương I của Luật Tài nguyên, Môi trường và Biển đảo năm 2015: Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là khả năng xảy ra ô nhiễm và thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội do ô nhiễm môi trường biển và hải đảo gây ra. Sự cố môi trường biển là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường biển một cách nghiêm trọng nghiêm trọng. 7
  20. 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự cố môi trường biển: Nguyên nhân dẫn đến sự cố môi trường biển chủ yếu dưới hai nguyên nhân chính là do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra: Sức ép phát triển kinh tế vùng bờ: Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm, suy thoát chất lượng nước biển chính là các hoạt động phát triển kinh tế của con người, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển [39]. Vùng ven biển cũng là nơi chịu sức ép về chất thải của gần 60% tổng dân số, khoảng 50% đô thị lớn của cả nước. Hầu hết các chất thải do sinh hoạt và các khu công nghiệp đều đổ trực tiếp ra biển, một phần chất thải rắn vào sông, biển gây nên ô nhiễm môi trường nước, như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh,... Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển. Từ môi trường lục địa Và một nguyên nhân quan trọng đó là do ô nhiễm các dòng sông từ đất liền. Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, rác, các loại phế thải, nước thải chưa được xử lý… Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước và 270- 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, lượng chất thải đã gia tăng rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1