PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Nền kinh tế Việt Nam đang bước đầu có những chuyển biến tích cực trong<br />
tiến trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh<br />
<br />
uế<br />
<br />
của các doanh nghiệp được mở rộng, song sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt<br />
hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng nhiều<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường<br />
<br />
nhiều biến động, bên cạnh các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng<br />
đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định chiến<br />
<br />
h<br />
<br />
lược kinh doanh cho hợp lý, kịp thời và hiệu quả. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là<br />
<br />
in<br />
<br />
làm sao linh hoạt ứng phó với những thay đổi của thị trường. Các tổ chức muốn<br />
nắm bắt cơ hội hay ngăn chặn, hạn chế nguy cơ đòi hỏi phải nâng cao khả năng<br />
<br />
cK<br />
<br />
cạnh tranh, phải hiểu rõ năng lực của bản thân mình và môi trường xung quanh. Bởi<br />
vậy, muốn kinh doanh thắng lợi doanh nghiệp phải hiểu rõ các yếu tố của môi<br />
<br />
họ<br />
<br />
trường kinh doanh, để có thể đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, chỉ khi<br />
nào làm được như vậy thì sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp mới có thể cạnh<br />
tranh lại sản phẩm - dịch vụ của đối thủ không chỉ trong nội địa mà còn các nước<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
trong khu vực, để nhằm mục tiêu hướng đến một tương lai tốt đẹp cho sự tồn tại và<br />
phát triển của doanh nghiệp.<br />
<br />
Trong hơn 30 năm qua, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập<br />
<br />
ng<br />
<br />
khẩu điện tử Hữu Lai Tiền Giang là một trong những doanh nghiệp phân phối sỉ và<br />
lẻ hàng đầu tại Tiền Giang, kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện cơ, điện gia<br />
<br />
ườ<br />
<br />
dụng, điện lạnh,… đặc biệt công ty là đại lý độc quyền của dịch vụ truyền hình kỹ<br />
thuật số K+ thu qua vệ tinh. Đứng trước xu thế thị trường có nhiều biến động khi<br />
<br />
Tr<br />
<br />
mà thị trường điện tử đóng băng thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có những bước<br />
chuyển mới phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh những mặt hàng phổ thông thì<br />
doanh nghiệp phải nghiên cứu tìm kiếm những mặt hàng kinh doanh mới chất lượng<br />
cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Công ty đang phải đối<br />
phó với sự cạnh tranh gay gắt từ các trung tâm mua sắm lớn cũng như các cửa hàng<br />
<br />
-1-<br />
<br />
kim khí điện máy tại Tiền Giang và các tỉnh lân cận. Sự ảnh hưởng của tiến trình cắt<br />
giảm thuế theo lộ trình WTO, cột móc quan trọng là thời điểm 2012 thuế nhập khẩu<br />
các mặt hàng điện tử sẽ được cắt giảm từ 5% đến 20%, làm cho các mặt hàng điện<br />
tử lắp ráp trong nước có sự cạnh tranh gay gắt với mặt hàng nhập khẩu, buộc doanh<br />
<br />
uế<br />
<br />
nghiệp nếu muốn giữ được thị phần và phát triển trong thời gian tới thì phải có<br />
những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển mới.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Xuất phát từ tình hình trên, một định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng<br />
hợp lý trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như<br />
các thời cơ, thuận lợi của môi trường kinh doanh từ nay đến năm 2015, sẽ giúp<br />
doanh nghiệp có những bước đi vững chắc trong tương lai. Với mong muốn có thể<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
xây dựng chiến lược để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp trên cơ<br />
sở hệ thống lý thuyết đã được trang bị ở nhà trường và căn cứ vào tình hình thực tế<br />
<br />
cK<br />
<br />
của công ty, tôi đã chủ động chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của<br />
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Điện tử Hữu Lai Tiền<br />
Giang” làm luận văn thạc sĩ của mình.<br />
<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
<br />
họ<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng năng lực cạnh<br />
tranh và đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH TM<br />
DV XNK điện tử Hữu Lai Tiền Giang đến năm 2015.<br />
<br />
ng<br />
<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và nâng cao<br />
<br />
ườ<br />
<br />
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh hoạt động kinh doanh về các thiết<br />
bị và sản phẩm điện tử.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
- Xác định, đo lường các nguồn lực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của<br />
<br />
Công ty TNHH TM DV Xuất nhập khẩu Điện tử Hữu Lai Tiền Giang.<br />
- Qua đó, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
<br />
của Công ty TNHH TM DV XNK Điện tử Hữu Lai Tiền Giang đến năm 2015.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
<br />
-2-<br />
<br />
3.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
Công ty TNHH TM DV XNK Điện tử Hữu Lai Tiền Giang.<br />
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
Về nội dung: Nghiên cứu phân tích các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh<br />
<br />
uế<br />
<br />
tranh của Công ty TNHH TM DV XNK Điện tử Hữu Lai Tiền Giang cả về lý luận,<br />
thực tiễn và giải pháp phát triển.<br />
<br />
Giang với hoạt động doanh trong lĩnh vực điện tử.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH TM DV XNK Điện tử Hữu Lai Tiền<br />
<br />
Về thời gian: Tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty trong 3<br />
năm 2010 – 2012 và đề xuất giải pháp đến năm 2015.<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Luận văn nghiên cứu ứng dụng khoa học kinh tế vào một doanh nghiệp cụ thể,<br />
<br />
cK<br />
<br />
vì vậy các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:<br />
<br />
Phương pháp luận: Sử dụng các định nghĩa, khái niệm, khái luận có liên<br />
quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh; sử dụng các ma trận: EFE, ma trận hình ảnh<br />
<br />
họ<br />
<br />
cạnh tranh, IFE, SWOT, QSPM để đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Kết quả các mô hình xử lý dữ liệu được<br />
diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các biện pháp quản lý cũng sẽ được đề<br />
xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp.<br />
<br />
ng<br />
<br />
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:<br />
+ Đối với tài liệu thứ cấp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo<br />
<br />
ườ<br />
<br />
tổng kết và các tài liệu khác của công ty trong các năm 2010-2012; niên giám thống<br />
<br />
Tr<br />
<br />
kê, thông tin truyền tải trên mạng Internet và các nguồn tài liệu liên quan khác.<br />
+ Đối với số liệu sơ cấp: Tham khảo ý kiến của giám đốc công ty, các bộ<br />
<br />
phận, phòng ban, các cán bộ kỹ thuật của công ty, các nhà quản trị trong và các<br />
chuyên gia trong lĩnh vực điện tử ngoài doanh nghiệp để xây dựng chiến lược nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh cho công ty từ năm 2012 - 2015. Tổng số phiếu điều tra<br />
phát ra cho các đối tượng là 22 phiếu, số thu về 20 phiếu đạt 90% hoàn toàn phù<br />
<br />
-3-<br />
<br />
hợp cho việc phân tích của đề tài nghiên cứu. Ngoài việc điều tra lấy ý kiến của<br />
chuyên gia, tác giả có điều tra lấy ý kiến của khách hàng để đánh các yếu tố tác<br />
động từ khách hàng ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty. Tổng số phiếu điều<br />
tra phát ra cho khách hàng là 145 phiếu, số thu về 130 phiếu đạt 89.6% hoàn toàn<br />
<br />
uế<br />
<br />
phù hợp cho việc phân tích của đề tài nghiên cứu.<br />
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Hệ thống hóa tài liệu điều tra và việc<br />
<br />
5. Những đóng góp khoa học của luận văn<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
xử lý số liệu được tiến hành trên máy tính với phần mềm SPSS, Excel.<br />
<br />
Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận về chiến luợc kinh doanh và năng lực<br />
<br />
h<br />
<br />
cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh ngành điện tử.<br />
<br />
in<br />
<br />
Thông tin về thực trạng chiến lược sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh<br />
hiện nay của các doanh nghiệp kinh doanh ngành điện tử của tỉnh Tiền Giang mà<br />
<br />
cK<br />
<br />
điển hình là Công ty TNHH TM DV XNK điện tử Hữu Lai Tiền Giang.<br />
Đề xuất một số giải pháp chiến lược chủ yếu nhằm xây dựng và nâng cao năng<br />
lực cạnh tranh của Công ty TNHH TM DV Xuất nhập khẩu điện tử Hữu Lai Tiền<br />
<br />
họ<br />
<br />
Giang cũng như có thể vận dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành điện tử có<br />
đặc điểm tương tự ở nước ta.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
6. Bố cục của luận văn<br />
<br />
Tên luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH TM DV<br />
Xuất nhập khẩu Điện tử Hữu Lai Tiền Giang”<br />
<br />
ng<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiển về năng lực cạnh tranh của<br />
<br />
ườ<br />
<br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH TM DV<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Xuất nhập khẩu Điện tử Hữu Lai Tiền Giang.<br />
<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH<br />
<br />
TM DV Xuất nhập khẩu Điện tử Hữu Lai Tiền Giang.<br />
<br />
-4-<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NĂNG<br />
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP<br />
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh<br />
<br />
uế<br />
<br />
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh<br />
<br />
Doanh nghiệp (DN) là một chủ thể đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
tế thị trường, vì thế sự tồn tại của doanh nghiệp chịu sự tác động của các quy luật<br />
kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh.<br />
Trong nền kinh tế thị trường mọi tổ chức, cá nhân được quyền tự do lựa chọn lĩnh<br />
<br />
h<br />
<br />
vực, ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, đây là nguồn gốc dẫn tới<br />
<br />
in<br />
<br />
cạnh tranh. Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể có<br />
lợi ích kinh tế đối lập nhau, như: cạnh tranh giữa những người mua, cạnh tranh giữa<br />
<br />
cK<br />
<br />
những người bán, giữa người bán với người mua, giữa những nhà sản xuất, giữa<br />
doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài… Cạnh tranh xuất hiện<br />
<br />
họ<br />
<br />
trong quá trình hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa.<br />
Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau, bởi mục đích nghiên cứu khác nhau,<br />
nên trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã đưa ra quan niệm về cạnh<br />
tranh như sau: "Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa<br />
các nhà tư bản nhằm giành được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu<br />
<br />
ng<br />
<br />
thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch" [7]. Như vậy từ việc nghiên cứu xã<br />
hội tư bản chủ nghĩa, gắn liền với nó là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản<br />
<br />
ườ<br />
<br />
xuất, C.Mác đã nhìn nhận cạnh tranh dưới góc độ là "cá lớn nuốt cá bé", là lấn át,<br />
<br />
Tr<br />
<br />
chèn ép lẫn nhau để tồn tại và thu được lợi nhuận cao nhất.<br />
Tóm lại, từ các quan niệm khác nhau trên có thể đưa ra một khái niệm tổng<br />
<br />
quát về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh<br />
tế (các nhà sản xuất, nhà kinh doanh) ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt được<br />
mục tiêu kinh tế của mình, thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng<br />
cũng như các điều kiện sản xuất, tiêu thụ có lợi nhất nhằm tối đa hoá lợi nhuận [7].<br />
<br />
-5-<br />
<br />