PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định trong<br />
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta “một thành phần mới xuất hiện và hình<br />
<br />
uế<br />
<br />
thành ngày càng rõ nét trong những năm gần đây: thành phần kinh tế có vốn đầu tư<br />
nước ngoài”. Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các thành<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đều là bộ<br />
<br />
phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát<br />
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.<br />
<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới; Các nhà đầu tư nước ngoài<br />
mang đến nhiều vốn, công nghệ, sự tiếp cận thị trường quốc tế và những thông lệ<br />
<br />
cK<br />
<br />
quản lý tốt hơn cần thiết cho Việt Nam. Do đó, yêu cầu phát triển kinh tế đất nước<br />
trong thời gian tới đòi hỏi phải nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, tìm ra mô<br />
hình kinh tế phù hợp nhằm khuyến khích đầu tư trong nước, đẩy mạnh cạnh tranh<br />
<br />
họ<br />
<br />
thu hút đầu tư nước ngoài, chớp thời cơ đón nhận các luồng vốn đầu tư mới, đáp<br />
ứng nhu cầu vốn đầu tư tạo đà tăng tốc cho phát triển kinh tế.<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
KKT Chân Mây – Lăng Cô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui chế<br />
hoạt động theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg vào ngày 05/01/2006; Đây là mô<br />
hình KKT mới, được áp dụng các thể chế, cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm<br />
<br />
ng<br />
<br />
thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước. Mục tiêu xây dựng KKT Chân MâyLăng Cô nhằm từng bước hình thành và hoàn thiện mô hình KKT ở các tỉnh miền<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Trung, cùng với KKT Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, đến năm 2020 tạo thành<br />
chuỗi các khu kinh tế ven biển miền Trung liên kết chặt chẽ với nhau thành hạt<br />
<br />
Tr<br />
<br />
nhân tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Có thể khẳng định rằng<br />
triển vọng dài hạn của Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô sẽ tuỳ thuộc rất lớn vào kết<br />
quả thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài để tạo sự bứt phá trong giai<br />
đoạn đầu hình thành và phát triển; đòi hỏi cần phải có giải pháp trong công tác quy<br />
hoạch, cơ chế chính sách, môi trường đầu tư để đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn<br />
<br />
đầu tư vào khu vực này. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thu hút đầu<br />
tư trực tiếp nước ngoài vào Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên<br />
Huế” trong thời gian tới là rất cần thiết.<br />
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn<br />
<br />
- Tiềm năng, lợi thế của Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.<br />
<br />
uế<br />
<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
- Các chính sách của Nhà nước, Tỉnh về thu hút đầu tư vào KKT Chân Mây<br />
– Lăng Cô.<br />
<br />
- Các hoạt động đầu tư, trong đó cụ thể là đầu tư trực tiếp nước ngoài.<br />
<br />
- Phương thức, giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào KKT Chân Mây – Lăng<br />
<br />
2.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
Cô.<br />
<br />
cK<br />
<br />
Về không gian: Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.<br />
<br />
Về thời gian: Xem xét đánh giá hoạt động các dự án đầu tư đăng ký đến cuối<br />
năm 2008, đặc biệt là trong ba năm gần đây.<br />
<br />
họ<br />
<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài.<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút đầu tư vào Thừa Thiên<br />
Huế nói chung, KKT Chân Mây - Lăng Cô nói riêng.<br />
<br />
ng<br />
<br />
- Đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để duy trì, cải thiện môi trường<br />
đầu tư trên địa bàn KKT Chân Mây – Lăng Cô.<br />
<br />
ườ<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Tr<br />
<br />
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử<br />
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp<br />
- Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo<br />
<br />
2<br />
<br />
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Phân tích thống kê, toán kinh tế, phân<br />
tích hồi quy… Toàn bộ việc phân tích số liệu được tiến hành trên phần mềm SPSS<br />
15.0 để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn.<br />
5. Những kết quả dự kiến của Luận văn<br />
<br />
trực tiếp nước ngoài, xu hướng vận động của FDI trên thế giới.<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Tổng kết một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực đầu tư<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
- Cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh<br />
<br />
Thừa Thiên Huế nói chung, KKT Chân Mây – Lăng Cô nói riêng. Đánh giá tác<br />
động của FDI đến quá trình phát triển KTXH của địa phương.<br />
<br />
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để duy trì, cải thiện<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng hiệu quả<br />
vào KKT Chân Mây-Lăng Cô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa<br />
<br />
cK<br />
<br />
Thiên Huế. Ngoài ra, đề tài còn:<br />
<br />
- Cung cấp cho các nhà đầu tư cơ sở nhận định tình hình đầu tư trên địa bàn<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế, KKT Chân Mây – Lăng Cô, từ đó có chiến lược đầu tư thích<br />
<br />
họ<br />
<br />
hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhà đầu tư.<br />
- Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, Ban quản lý KKT những ý<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
kiến đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như những giải pháp thiết<br />
thực, cần thiết để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát<br />
triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
ng<br />
<br />
Nội dung của Luận văn :<br />
<br />
Ngoài phần Mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận<br />
<br />
ườ<br />
<br />
văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Chương 2: Phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Khu Kinh tế<br />
Chân Mây – Lăng Cô.<br />
Chương 3: Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào KKT<br />
Chân Mây-Lăng Cô.<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI<br />
<br />
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ<br />
<br />
uế<br />
<br />
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI<br />
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) ngày càng có vai trò<br />
<br />
quan trọng đối với các nước tiếp nhận đầu tư. Chính vì vai trò quan trọng của nó mà<br />
có rất nhiều quan điểm của các nhà kinh tế học nhằm lý giải nguyên nhân hình<br />
thành và phát triển của hiện tượng này.<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
Xuất phát từ học thuyết về phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so<br />
sánh và thương mại quốc tế, các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng khởi nguyên của<br />
<br />
cK<br />
<br />
quan hệ kinh tế giữa các quốc gia bắt nguồn từ hoạt động thương mại quốc tế. Bằng<br />
học thuyết “Lợi thế so sánh – Comparative advantages”, Adam Smith và David<br />
Ricardo cho rằng mỗi quốc gia trên thế giới đều chuyên môn hoá sản xuất ra một<br />
<br />
họ<br />
<br />
hoặc một nhóm sản phẩm với chi phí sản xuất thấp hơn so với quốc gia khác và tiến<br />
hành xuất khẩu hàng hoá này sang quốc gia đó. Đồng thời, quốc gia này cũng dành<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
cơ hội để quốc gia khác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có chi phí sản xuất thấp<br />
hơn chi phí sản xuất do nước mình tiến hành mà không phụ thuộc vào qui mô sản<br />
xuất, trình độ phát triển. Lợi thế so sánh chính là nguyên nhân hình thành, phát triển<br />
<br />
ng<br />
<br />
quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và cũng cho thấy trình độ<br />
phát triển về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia cơ bản là rất khác nhau. Như vậy,<br />
<br />
ườ<br />
<br />
thương mại quốc tế là quan hệ đầu tiên, cơ bản và làm phát sinh quan hệ kinh tế<br />
quốc tế giữa các quốc gia sau này [37].<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Đến giai đoạn phát triển của nền sản xuất TBCN, đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
<br />
tăng lên nhờ vào quá trình tích tụ, tập trung tư bản lớn. Sự phát triển khoa học công<br />
nghệ cùng với sự phát triển của quá trình phân công lao động xã hội; sự chi phối<br />
của các qui luật kinh tế nhất là quy luật lợi thế so sánh đã làm cho hoạt động của<br />
FDI ngày càng mở rộng về quy mô lẫn phạm vi [36].<br />
<br />
4<br />
<br />
Ngày nay, thực chất của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước khác<br />
là nhằm phục vụ chính quyền lợi của các nước tiến hành đầu tư thông qua hoạt động<br />
của các doanh nghiệp tiến hành đầu tư. Các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư<br />
cũng thực hiện công việc phổ biến như vậy. Mục đích của đầu tư trực tiếp là để<br />
<br />
uế<br />
<br />
dùng các sức mạnh phi vật thể mới để khống chế, để đạt được quyền chi phối hưởng<br />
thụ các thành quả của mình với mức độ cao, được bảo đảm, và dồn những khó khăn,<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
những vấn đề nan giải về môi trường, về sự thiếu thốn các tài nguyên, đặc biệt là<br />
đất đai, và sự thiếu thốn nhân lực các ngành nghề nhất định vào những không gian<br />
lãnh thổ khác [53].<br />
<br />
1.1.2. Xu hướng vận động của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
FDI phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thương mại thế giới.<br />
Toàn cầu hoá kinh tế thế giới ngày càng thúc đẩy sự phát triển các luồng vốn FDI<br />
<br />
cK<br />
<br />
nhằm tối đa hoá lợi nhuận của vốn đầu tư thông qua di chuyển sản xuất, kinh doanh<br />
đến địa điểm có lợi nhất về chi phí và tiệu thụ. Vai trò của các công ty xuyên quốc<br />
gia ngày càng gia tăng trong quá trình phân bổ và di chuyển các dòng vốn FDI trên<br />
<br />
họ<br />
<br />
thế giới. Sự vận động của FDI biển hiện trên một số xu hướng sau:<br />
Một là, cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng,<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thái quan trọng<br />
trong hoạt động đầu tư của các quốc gia trên thế giới.<br />
Hai là, sự phân bổ dòng vốn FDI không đều, phần lớn tập trung ở các nước<br />
<br />
ng<br />
<br />
công nghiệp phát triển, dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuy có<br />
chiều hướng tăng lên nhưng tỷ trọng vẫn rất nhỏ bé.<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Ba là, dòng vốn FDI đang chịu sự chi phối và kiểm soát chủ yếu bởi các<br />
<br />
công ty xuyên quốc gia của các nước phát triển.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Bốn là, tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu<br />
<br />
tư với nhau ngày càng cao.<br />
Năm là, quá trình luân chuyển FDI giữa các đối tác tham gia quá trình luân<br />
<br />
chuyển này vừa có tính quốc tế hoá, vừa có tính cục bộ hoá.<br />
<br />
5<br />
<br />