intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài à nghiên cứu về thực trạng phát triển nền nông nghiệp hàng hoá nhằm góp phần làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1. H Ạ I H Ọ C q i ố ( G IA 1IÀ N Ộ I KHOA KINH TẾ i£ > - Đ ạng Thị Tố Tâm Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp C huyên ngành : Kinh tê chính trị XHCN Mã số : 5.02.01 Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tê CA í HOC QUỐC. G IA HẨ NỘ' l aUHũÚM ĨHÔSG TIN TiiìíViỊN N gư ời hư ớng dẫn k hoa học : TS. TẠ ĐỨC KHÁNH H à Nội, 2 . 2002
  2. MỤC LỤC PHẦN M Ỏ ĐẨU 1 CHƯƠNG I - PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HẢNG HOÁ- cơ sở LÝLUẬN VÀ 5 THỰC TIỄN 1.1 - Nhận diện nền nông nghiệp hàng hoá 5 1.1.1 - Khái niệm nền nông nghiệp hàng hoá 5 1.1.2 - Đặc trưng căn bản của nển nông nghiệp hàng hoá 7 1.2 - Những điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hoá 8 1.2.1 - Khái niệm phát triển nông nghiệp hàng hoá 8 1.2.2. Điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hoá 11 1.3. Kỉnh nghiệm của một sô nước và vùng lãnh thổ trong quá trình 15 phát triển nông nghiệp hàng hoá 1.3.1. Trung Quốc 15 1.3.2. Đài Loan 17 1.3.3. Thái Lan 20 1.4. Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam 23 1.4.1. Tính tất yếu của quá trình chuyển biến từ nền nông nghiệp tự 23 nhiên sang nền nông nghiệp hàng hoá 1.4.2. Đặc điểm phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta 25 CHƯƠNG II: THỤC TRẠNG PHẢT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁở NƯỚC 29 TATHỜI KŸĐỔI MỚI 2.1. Nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1954 -1981 29 2.1.1. Những đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp Việt Nam trong 29 giai đoạn này 2.1.2. Những hạn chế căn bản xét theo tiêu chí của nông nghiệp 36 hàng hoá
  3. 2.2. Quá trình hình thành nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt 42 Nam từ 1981 đến nay 2.2.1. Những vấn đề mang tính thể chế dẫn đến sự hình thành nền 42 nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam 2.2.2. Thành tựu của quá trình phát triển nông nghiệp hàng hoá ở 60 Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 2.3. Những vấn đề đang đặt ra 68 2.3.1. Theo tiêu chí nền nông nghiệp hàng hoá thì nông nghiệp Việt 68 Nam hiện nay đạt mức độ nào? 2.3.2. Một số yếu tố đang cản trở quá trìnhphát triển nông nghiệp 69 hàng hoá ở Viột Nam CHƯƠNG III: MỘT số KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP NHẰM 80 ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ ở N ước TA 3.1. Kiến nghị về phương hướng 80 3.1.1. Phương hướng tổng quát 80 3.1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2010 81 3.2. Các giải pháp cơ bản 82 3.2.1. Những giải pháp hình thành khung thể chế 82 3.2.2. Những giải pháp hỗ trợ 88 3.2.3. Những giải pháp xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp 108 hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá PHẦN KẾT LUẬN 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
  4. PHẦN M Ỏ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn: Kinh tế hàng hoá là sản phẩm của sự phát triển xã hội loài người. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nước phát triển nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường vói những cấp độ khác nhau. Thực tế trong lịch sử, sự đổ vỡ của các nền kinh tế phi thị trường đã chứng minh con đường phát triển kinh tế có hiệu quả nhất của loài người cho đến nay là phải phát triển nền kinh tế hàng hoá, tôn trọng các quy luật kinh tế thị trường. Từ sau Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội nước ta và đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng; trong đó nền nông nghiệp nước ta chuyển sang kinh tế hàng hoá đã có những thành công nhất định. Hiện nay, chuyển sang giai đoạn đây mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuẩn bị tham gia hội nhập các tổ chức thương mại trong khu yực và trên thế giới. Trong tình hình mới, đặt ra các yêu cầu mới cho sự phát triển của nông nghiệp hàng hoá, nó đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp phải có chất lượng cao hom, tỷ suất hàng hoá lớn, chủng loại đa dạng, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài, làm cơ sở phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiộp hàng hoá trong giai đoạn mới đang đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc cần giải quyết như : tình trạng đất đai bị phân tán, manh mún, nguồn lao động dồi dào song chưa được sử dụng hết , khả năng xây dựng các điểm kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ ở từng vùng và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội ở nông thôn còn nhiều hạn chế. Thị trường nông thôn chưa ổn định, còn nhiều ách tắc, nhiều mặt hàng nông sản còn ứ đọng, khó tiêu thụ, sức mua thấp... sản xuất vẫn có nơi còn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, độc canh cây lúa... 1
  5. Đây là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tìm ra giải pháp giải quyết nhằm phát triển nẻn nông nghiệp hàng hoá - là một trong những vấn đề đang đặt ra một cách cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mrớc ta. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: ‘Thát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế với hy vọng góp phần vào việc xây dựng giải pháp đối với những vấn đề khó khăn vướng mắc đang đặt ra nhằm phát triển nông nghiệp hàng hoá trong giai đoạn mới của đất nước 2. Tình hình nghiên cứu luận văn: Vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được đề cập đến trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng và trong các bài phát biểu của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Những năm gần đây có một sô công trình nghiên cứu và những bài viết đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề này như: - “Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị” - do PGS, TSKH Lê Đình Thắng chủ biên. - “Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam” của PTS khoa học kinh tế Nguyễn Sinh Cúc. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX- 08-01 “ Hệ quan điểm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn trong giai đoạn mới” do PTS Chử Văn Lâm chủ trì. Nhìn chung, các tác giả tập tiling trình bày những vấn đề lý thuyết về phát triển nông thôn; kinh nghiệm phát triển nông thôn Việt Nam trong lịch sử; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn; Vấn đề phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt nam. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao 2
  6. cấp sang cơ chế thị trường theo định hưứng XHCN, cho nên ở nông thôn, phát triển nông nghiệp hàng hoá còn nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích: Nghiên cứu về thực trạng phát triển nền nông nghiệp hàng hoá nhằm góp phần làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với nông nghiệp ở nước ta hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu. + Nhận diện nền nông nghiệp hàng hoá + Phân tích kinh nghiêm của một số nước và vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. + Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta thời kỳ đổi mói + Một số kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta. 4. Phạm vi nghiên cứu. - Chủ đề của luân văn là nghiên cứu phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta - thực trạng và giải pháp. - Về thời gian: Chủ yếu nghiên cứu phát triển nông nghiệp hàng hoá giai đoạn công nghiệp hoá - hiộn đại hoá đất nước. Tuy nhiên có đề cậpđến kinh nghiêm của các thời kỳ trước đó. Nhưng không nghiôn cứu nông nghiệp miền Nam Việt nam thời nguỵ quyền. - Về không gian: Trực tiếp nghiên cứu thực tiễn nông nghiệp Việt Nam, đổng thời có tìm hiểu kinh nghiệm một số nước tương đồng trong khu vực. 5. Phương pháp nghiên cứu. vể phương pháp nghiên cứu: vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kết hợp nghiên cứu lý luận với 3
  7. phân tích tài liệu thực tế, kết hợp phân tích và tổng hợp, sử dụng phương pháp thống kê. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn. - Làm rõ xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. - Tìm hiểu và trình bày kinh nghiệm một số nưóc trong khu vực về phát triển nông nghiệp hàng hoá trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển nông nghiệp hàng hoá trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương: Chương I: Phát triển nông nghiệp hàng hoá - cơ sở lý luận và thực tiễn Chương II: Thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta thời kỳ đổi mới. Chương III: Một số kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta. 4
  8. CHƯƠNG I PHÁT TRIấN NÔNG NGHlêP HỒNG HÓn - Cơ SỞ LV luẠn và thực tiI n 1.1. Nhận diện nền nông nghiệp hàng hoá: 1.1.1. Khái niệm nền nông nghiệp hàng hoá: Nông nghiệp là ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm chăn nuôi và trồng trọt. Trong một thời gian dài của lịch sử, nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ yếu của hầu hết các quốc gia. Nông nghiệp là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Dù trình độ phát triển của khoa học có đi đến đâu thì ngày nay sản phẩm của nông nghiệp chưa có một ngành sản xuất nào thay thế được. Thiếu những sản phẩm đó, con người không thể tồn tại và phát triển được, do đó không thể đảm bảo cho các ngành khác phát triển. Là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp phải phát triển theo các quy luật kinh tế hàng hoá trong nền kinh tế hàng hoá. Nghĩa là trong một nền kinh tế hàng hoá thì nông nghiệp phải phát triển đổ trở thành một nẻn nông nghiệp hàng hoá. Vậy nông nghiệp hàng hoá là gì? Có một số quan điểm khác nhau vể vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, cứ có sản phẩm nông nghiệp trao đổi trên thị trường thì được gọi là nền nông nghiệp hàng hoá. Như vây, những sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra trước hết để phục vụ cho nhu cầu của chính gia đình họ, nêú còn thừa mới đem ra thị trường để bán, nhu cầu trao đổi hàng hoá chỉ là tự phát, không có mục đích từ trước khi sản xuất. Loại quan điểm này không thấy được mục đích cơ bản của nền sản xuất hàng hoá. Theo Mác, sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán trên thị trường, tức là sản phẩm sản xuất ra xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường, chứ 5
  9. không phải từ bản thân họ. Vì thế, theo quan điểm trên thì nền nông nghiệp vẫn chỉ là tự nhiên, tự cấp, tự túc. Quan điểm thứ hai cho rằng, nền nông nghiệp hàng hoá phải là nền nông nghiệp mà mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng không chỉ được biểu hiện qua thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà còn được biểu hiện qua thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường tiền tệ, thị trường đất đai và thị trường sức lao động. Thực ra, quan điểm này quá rộng. Bởi vì đây là nền nông nghiệp trong một nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường chính là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá không chỉ bao gồm những sản phẩm đầu ra của sản xuất mà còn bao hàm các yếu tố đầu vào của sản xuất. Dung lượng thị trường và cơ cấu thị trường dược IĨ1Ởrộng và hoàn thiện. Mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều được tiền tệ hoá. Quan điểm thứ ba cho rằng, nền nông nghiệp hàng hoá là nền nông nghiệp được thương mại hoá, chuyên môn hoá hiện đại. Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra không phải để tiêu dùng mà để bán. Mục đích của sản xuất là tối đa hoá lợi nhuận. Do đó sản xuất cái gì không xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất mà xuất phát từ nhu cầu của xã hội, của thị trường. Do tính chất hàng hoá, sản xuất nông nghiệp đi vào chuyên môn hoá cao độ. Do thương mại hoá, người nông dân tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động. Quan điểm này phản ánh đầy đủ bản chất của nền nông nghiệp hàng hoá, nó tôn trọng các quy luật của nền kinh tế hàng hoá. Từ đó, có thể hiểu rằng, khi nói tới nông nghiệp hàng hoá là nói tới tính chất và trình độ phát triển của một nền nông nghiệp. Nông nghiệp hàng hoá đối lập với nông nghiệp tự nhiên, tự cấp, tự túc. Sản phẩm nông nghiệp làm ra mang tính hàng hoá. Những sản phẩm nông nghiệp ấy có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào quá trình tiêu dùng thông qua mua - bán. Là hàng hoá nên sản phẩm nông nghiệp làm ra cũng có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Lao động trong nền nông nghiệp hàng hoá cũng có tính 6
  10. chất hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá cũng tuân thủ quy luật giá trị, quy luật của thị trường, quy luật cạnh tranh và quy luật cung - cầu hàng hoá. Vậy, đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp hàng hoá là gì? 1.1.2. Đặc trưng căn bản của nền nông nghiệp hàng hoá: Song song với tiến trình chuyển biến từ thủ công lên hiện đại hoá, sản xuất của xã hội loài người đã chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hoá. Đây là quá trình phát triển tất yếu, phù hợp với tính quy luật của sự vận động. Kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc ra đời, phát triển và cho đến nay vẫn còn tồn tại ở một số nơi. Trong nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc người sản xuất cũng đồng thời là người tiêu dùng. Tự sản xuất, tự tiêu dùng là đặc điểm nổi bật của kinh tế tự nhiên. Mục đích của sản xuất là tạo ra những giá trị sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất vì thế có thể nói quá trình tái sản xuất của nển kinh tế tự nhiên chỉ gồm hai khâu: sản xuất - tiêu dùng. Các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế tự nhiên đẻu mang hình thái hiện vật. Trong nền kinh tế tự nhiên, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu; nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, công cụ và kỹ thuật canh tác lạc hậu, dựa vào lao động chân tay là chủ yếu, sản xuất chủ yếu hướng vào giá trị sử dụng cho chính gia đình nên ngành nông nghiệp mang tính chất tự cung, tự cấp. Tiến bộ vé kỹ thuật và công cụ cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn, sản phẩm dư thừa nhiểu hơn, quy mô trao đồi sản phẩm lớn hơn, trao đổi sản phẩm mở rộng hơn, lợi nhuận của người sản xuất cao hơn, xuất hiện nhiều chủ thể sản xuất - kinh doanh hơn. Quá trình chuyển hoá khách quan đó làm cho nền kinh tế chuyển từ kinh tế tự cấp tự túc sang kinh tế hàng hoá, nghĩa là chuyển sang nền kinh tế mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi trên thị trường. Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất là trao đổi và để bán. Mục đích đó được xác định trước quá trình sản xuất và 7
  11. có tính khách quan. Sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất đều gắn với thị trường. Cần sản xuất sản phẩm gì, với số lượng bao nhiêu phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Tiêu dùng sản phẩm gì cần thông qua thị trường. Phân phối và trao đổi đương nhiên diễn ra trên thị trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình tái sản xuất. Tất cả những quan hệ kinh tế do phân công lao động xã hội làm nảy sinh ra đều được thực hiện qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ trên thị trưcmg. Kinh tế hàng hoá phát triển trước tiên ở lĩnh vực công nghiệp, đô thị, sau lan dần đến nông nghiệp và nông thôn. Có thể nói quá trình phát triển của phân công lao động xã hội và sức sản xuất là hai vấn đề cơ bản tác động đến sản xuất hàng hoá. Trong nông nghiệp, nông thôn, kinh tế hàng hoá diễn ra chậm chạp hơn vì nông dân sản xuất ra phần lớn sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng nội bô của họ, phần dư thừa mới đem trao đổi. Chỉ khi nào trong nông nghiệp, nông thôn số sản phẩm đem ra trao đổi là sản phẩm hàng hoá của một đom vị sản xuất, của một vùng hay của ngành nông nghiệp, thì lúc đó trong nông nghiệp nông thôn, sản xuất mới mang tính sản xuất hàng hoá. Nghĩa là, chỉ đến khi trong nông nghiệp, sản phẩm sản xuất ra là để bán, để trao đổi trên thị trường thì khi đó sản xuất mới mang tính sản xuất hàng hoá. Như vậy, sự khác biệt căn bản nhất giữa nén nông nghiệp tự nhiên với nền nông nghiệp hàng hoá đó là trong nền nông nghiệp hàng hoá, sản phẩm được sản xuất ra là để trao đổi và để bán, mục đích này được xác định trước quá trình sản xuất. Đây chính là đặc trưng căn bản nhất của nền nông nghiệp hàng hoá. 1.2. Những điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hoá: 1.2.1. Khái niệmphát triển nông nghiệp hàng hoá: Từ khái niệm và đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hoá cho thấy phát triển nền nông nghiệp hàng hoá là quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp từ trạng thái tự nhiên, tự cấp, tự túc thành nền nông nghiộp hàng hoá. 8
  12. Trong giai đoạn này nông nghiệp không chỉ đảm bảo cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho xã hội mà còn đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng của nền kinh tế thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bản thân nó. Quá trình phát triển nông nghiệp hàng hoá diễn ra nhanh hay chậm là tuỳ vào những chính sách, những giải pháp thực hiện của mỗi nước, đây là một yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nó phải phù hợp với những điều kiộn lịch sử nhất định của mỗi nước, mỗi địa phương. Giai đoạn này có một số đặc trưng chủ yếu: - Sản phẩm nông nghiệp một phần đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, một phần để bán. - Trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu sử dụng những công nghệ mới đem lại năng suất cao hơn. Bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đó là những vật nuôi, cây trồng có năng suất cao, thu nhập lớn hơn được đưa vào sử dụng. - Nông dân bắt đầu quan hệ với ngân hàng để vay vốn. - Thu nhập của cư dân nông nghiệp tăng lên và ổn định hơn Theo Lênin, nền nông nghiệp thương phẩm (nông nghiệp hàng hoá) phát triểnkhi có những biểu hiện sau: - Sản lượng lương thực theo đầu người tăng lên. - Phân công xã hội trong nội bộ dân cư tăng. - Nhân khẩu thương nghiệp và công nghiệp tăng. - Nhân khẩu trong nông nghiệp giảm, do chuyển sang thương nghiệp, công nghiệp. - Có phân hoá giàu nghèo trong nông thôn. - Chuyên môn hoá trong nông nghiệp tăng. - Thị trường phát triển ... 9
  13. Ông viết: "Có một sự kiện đặc biệt đáng chú ý ỉà chính nông nghiệp thương phẩm đang phát triển, số lượng lúa mì thu hoạch (trừ giống má) tãng lên tính theo đầu người, và sự phân công xã hội ngày càng rõ rệt hơn trong nội bộ dân cư đó; nhân khẩu thương nghiệp và công nghiệp tăng thêm; nhân khẩu nông nghiệp phân hoá thành nghiệp chủ nông thôn và giai cấp vô sản nông thôn; sự chuyên môn hoá được tăng cường ngay cả trong nông nghiệp nữa, cho nên số lượng lúa mì sản xuất để bán tăng nhanh hơn nhiều so với mức tăng của tổng sản lượng lúa mì sản xuất trong nước" [28(308)] Tư tưởng về phát triển nông nghiệp hàng hoá của Lênin càng thể hiện rõ trong thời kì "chính sách kinh tế mới" (NEP). Chính sách "Trưng thu lương thực thừa" phù hợp với thòi kỳ "Cộng sản thời chiến" nhưng đến thời kỳ NEP lại kìm hãm sức sản xuất trong nông nghiệp. Vì vậy, trong thời kỳ NEP, Lênin đã chủ trương gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường. Nghĩa là, theo Lênin, dưới CNXH, kinh tế hàng hoá vẫn tồn tại và phát triển. Phát triển nông nghiộp hàng hoá trong CNXH là một quy luật khách quan. Đường lối NEP đã khẳng định vị trí của vấn đề nông nghiệp, nông dân trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở một nước mà nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân và nông dân chiếm đại bộ phận trong dân cư. NEP cho ta một nhận thức về việc chuyển một nền kinh tế chậm phát triển dựa trên nông nghiệp sang kinh tế phát triển, trong đó phất triển kinh tế hàng hoá, phát triển kinh tế nông dân là giải pháp đẩu tiên trước khi công nghiệp hoá. Luận điểm " Bắt đầu từ nông dân" của Lênin trong NEP không những như là một chiến lược tình thế mà còn là chiến lược lâu dài xây dựng CNXH. Rất tiếc, những tư tưởng ấy của Lênin, sau khi ông mất do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã không được thực hiện ở Liên xô (trước đây) và các nước trong phe XHCN, chỉ đến khi các nước XHCN có "đổi mới", "cải cách", "mở cửa" thì những tư tưởng đó của Lênin mới được các Đảng cộng sản vận dụng sáng tạo vào trong những hoàn cảnh riêng của mỗi nước. 10
  14. 1.2.2. Điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hoá: Phát triển nông nghiệp hàng hoá là quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp từ tự nhiên, tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp hàng hoá. Phát triển nông nghiệp hàng hoá phù hợp với quy luật của sự vận động, chính quá trình này đã hình thành nền nông nghiệp hàng hoá. Dưới giác độ kinh tế chính trị, điều kiện để dẫn đến sự hình thành nền nông nghiệp hàng hoá là: T h a y đ ổ i quyền s ở hữii ruộng đ ấ t : Trong điều kiện kinh tế hàng hoá, quyền sở hữu đất đai bao gồm quyển cho những cá nhân, những nhóm người sử dụng đất cho những hoạt động kinh tế bình thường, trong đó có những quyền: để canh tác; chuyển giao cho người thừa kế; cho người khác thuê; bán và để thuế chấp nhằm có được tín dụng. "Sở hữu" đất có nghĩa 5 quyển đó được giao cho một cá nhân hoặc một nhóm. Muốn nông nghiệp trở thành một nền sản xuất hàng hoá, trước hết phải tạo ra các chủ thể thị trường thực sự. Người chủ này là nông dân, họ phải được làm chủ đối với các tư liệu sản xuất, làm chủ trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh, từ đó mà làm chủ đối với nông phẩm và do đó, sản phẩm của họ mới trở thành hàng hoá. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không tái sản xuất ra được và không gì thay thế được, cho nên quyền tự chủ của nông dân ở khâu cơ bản nhất - chính là khâu ruộng đất. Ruộng đất phải được sử dụng, chi phối theo quyền tự do phát triển sản xuất - kinh doanh của người nông dân nói chung. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá , việc cho phép nông dân được quyền "sở hữu" đất sản xuất là phù hợp. Bởi lẽ, trên cơ sở có chủ thật sự, thì nguồn tài nguyên ruộng đất mới có điều kiện sử dụng có hiệu quả, được bảo vệ và phát triển độ màu mỡ trong quá trình khai thác. Việc cho phép nông dân được quyền "sở hữu" ruộng đất, được quyền bán - mua theo yêu cầu, một mặt, kích thích sử dụng có hiệu quả ruộng đất, nhanh chóng phát triển sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, với giá trị gia tăng cao, đảm bảo điều kiện để nông dân phát huy hết khả nãng kinh doanh nông nghiệp của mình. Mặt khác, quá trình mua - bán, luân chuyển tự 11
  15. do ruộng đất dẫn đến sự tích tụ, tập trung ruộng đất. Đất đai vận động theo hướng tích tụ, hình thành nên các trang trại, đồn điẻn, có quy mô sản xuất hàng hoá lớn, đem lại lợi nhuận cao. Người nông dân được làm chủ ruộng đất, đây là điểm khởi đầu cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá, vì như Mác đã nói: "Quyền sở hữu về ruộng đất là cơ sở để phát triển sự độc lập cá nhân. Nó là bước quá độ cần thiết đối với sự phát triển của bản thân nông nghiệp" 127(421)]. Trong lịch sử nhân loại, những thay đổi trong hệ thống xã hội và kinh tế luôn đi cùng với những thay đổi lớn về quan hệ sở hữu đất đai. Vì vậy, viộc cho phép nông dân quyền sở hữu đất sản xuất, xác nhận quyền sở dụng đất đai lâu dài là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự hình thành nền nông nghiệp hàng hoá. T ạ o ra cá c yếu t ố t h ể chế, chính sách kinh t ế v ĩ m ô : Chính sách kinh tế vĩ mô là các yếu tố tạo ra môi trường kinh doanh để hình thành nển nông nghiệp hàng hoá. Vì thế, nếu chính sách đúng, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thể sản xuất - kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá và ngược lại nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước không đúng đắn, không thích hợp nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển nông nghiệp hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nhà nưóc cần tác động có hiệu quả để khắc phục những khuyết tạt của thị trường. Nhà nước điều khiển nền kinh tế thông qua một loạt chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách đất đai, chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách khoa học... các chính sách này vừa tạo phân công lao động sâu hơn, vừa tạo điều kiện, môi trường và sự vững tin của * người sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn. H ìn h thành những chủ th ể kinh tê : Chủ thể sản xuất trong nông nghiộp nông thôn là các doanh nghiệp (Nhà nước, tập thể, tư nhân) và phần đông là các hộ nông dân. 12
  16. Với đường lối đổi mới của Đảng; nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài; được vay vốn tín dụng; được chuyển giao kỹ thuật; được tự quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có lợi; được tự do lưu thông, mua bán sản phẩm. Như vậy, nông dân đã là những chủ thể tự chủ sản xuất kinh doanh. Song làm cái gì, làm như thế nào, bao nhiêu, cho ai? Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở một số nước và trong thời kỳ mà cơ chế thị trường đã phát triển đến sự thống nhất khu vực với thế giới, thì nông dân muốn là chủ thể sản xuất kinh doanh, họ không thể dừng lại để sản xuất hàng hoá giản đơn mà phải là những người có trình độ kinh doanh hàng hoá. Nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh của các chủ thể đó ở nước ta hiện nay (nhất là hộ nông dân) còn non yếu. Vì vậy khi tiến hành sản xuất - kinh doanh trong điểu kiện mới; các chủ thể sản xuất trong nông nghiệp nồng thôn gặp nhiều lúng túng, vì họ vừa mới thoát khỏi một nền sản xuất nhỏ với kiểu quản lý kế hoạch hoá tập trung gò bó và cơ chế quan liêu bao cấp. Với cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp, nông thôn, đã khơi dậy những tiềm năng sản xuất, nhưng đó mới chỉ là bước đầu. Điều quan trọng là phải tiếp tục hỗ trợ cho họ trên nhiều lĩnh vực, tạo điểu kiện sản xuất và trình độ tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh, giúp họ có được những quyết định đúng đắn trong hợp tác đầu tư, tổ chức sản xuất và ứng dụng công nghệ mới để họ thực sự trở thành những chủ thể sản xuất kinh doanh có trình độ. S ự tác động của công nghiệp vào nông nghiệp và x á c lập quan hệ đúng đ ắ n giữa công nghiệp với n ô n g nghiệp đ ể p h á t triển nông nghiệp hàng hoá: Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp hàng hoá cũng như việc quá trình xác lập mối quan hệ hợp lý công - nông nghiệp là quá trình xây dựng hệ thống công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhằm cải tạo sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp phải hướng vào nông thôn, lấy nông thôn làm mục tiêu phát triển như nghiên cứu các dây chuyền công nghệ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, 13
  17. chế tạo các máy móc thiết bị để phục vụ sau thu hoạch. Các ngành kinh tế chỉ có thể phát huy chức năng và sức mạnh của mình khi mà chính nó xác lập được mối quan hệ hợp lý với nhau và phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của từng ngành, tạo nên sự thống nhất biện chứng, mối quan hệ hữu cơ trong sự thúc đẩy nhau phát triển, hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Nông nghiệp là ngành kinh tế tổng hợp và gắn bó chặt chẽ với tự nhiên. Vì vậy, việc bố trí cơ cấu cây con, ngành nghề như thế nào để công nghiệp (khoa học kỹ thuật - công nghệ) hoà nhập, tác động vào nông nghiệp, tạo ra năng suất cao, sản phẩm hàng hoá lớn... là vấn đề không đơn giản. Nói chung, mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp là mối quan hệ cơ bản nhất của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Không thể phát triển được công nghiệp, không thể công nghiệp hoá được đất nước nếu như chưa có nền nông nghiệp tương đối phát triển. Trong khi nển nông nghiệp chưa phát triển ở mức độ cần thiết thì công nghiệp không có mảnh đất mà phát triển. Mặt khác, không gắn liền với sự phát triển của công nghiệp, thì bản thân nông nghiệp cũng không thể đi lên với tốc độ cao, nhanh và vững chắc. Tuy nhiên, công nghiệp không thể ngồi chờ nông nghiệp phát triển đủ mức độ để thực hành chức năng của mình mà công nghiệp phải chủ động, tích cực tác động và xác lập mối quan hệ hợp lý ngay từ đầu để sớm tạo nên một sức sản xuất mới cho nông nghiệp để bảo đảm tốc độ tăng trưởng và sự bền vững của nển kinh tế quốc dân. Không thể dựa vào nguồn tích luỹ bên ngoài mà phải giải quyết thực sự động lực nội sinh của mối quan hệ công nông nghiệp, tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa trình độ của nông nghiệp với công nghiệp mới có khả năng tích luỹ và phát triển bền vững nén kinh tế đất nước. Tác động của công nghiệp và nông nghiệp sẽ tạo nên sự phân công lao động mới trong nội bộ nông nghiộp, tạo nên nhiều ngành nghề mới, nhiều khu vực nông nghiệp chuyên canh không thuần nhất, sang nền nông nghiệp chuyên môn hoá cao tạo khối lượng sản phẩm có năng suất cao, có khả năng 14
  18. trao đổi sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài ra, còn tác động, chuyển bộ phận lao động sang làm dịch vụ nông nghiệp trong nông thôn. 1.3. Kinh nghiệm của một sô nước và vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Mõi một quốc gia dân tộc có Iiiột lịch sử phát triển nển nông nghiệp hàng hoá riêng. Song dù là một quốc gia nào đi chăng nữa, sự phát triển nền kinh tế của họ cũng có thể chỉ ra cho đất nước khác những vấn đề cần suy xét, nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm một cách sáng tạo cho mình trong thực tế và hướng suy ngẫm trong tương lai. Phần này trình bày kinh nghiệm một số nước đi lên từ việc thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. 1.3.1. Trung quốc: Trước cải cách (tức là trước năm 1978), Trung quốc vốn là một nước nghèo nếu xét theo thu nhập bình quân đầu người; nông dân chiếm một tỷ lệ rất lớn, xấp xỉ tới 80% tổng dân số; đói nghèo là một căn bệnh kinh niên kéo dài và rất phổ biến. Từ năm 1978, Trung quốc tiến hành cải cách kinh tế, trong đó chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Từ năm 1980 thực hiện biện pháp quán khoán toàn bộ đến hộ gia đình nông dân. Đến năm 1982 thì biện pháp này chính thức thực hiện trên toàn quốc. Việc giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm triệu hộ nông dân là hết sức đúng đắn và thuyết phục. Kinh tế nông thôn Trung quốc có bước tiến nhảy vọt với tỷ lệ tăng trưởng bình quân của giá trị tổng sản lượng nông nghiệp là 11,5%/nãm trong giai đoạn 1980 - 1985, cao gấp 3,5 lần tốc độ trung bình đạt được trong 28 năm từ 1953 - 1980. Đến nay Trung quốc không chỉ tự giải quyết được vấn đề lương thực cho một dân tộc có trên 1 tỷ người (1,2367 tỷ người), mà còn có thành tích từ một nước lạc hậu đã vươn lên vị trí thứ 7 trên thế giới, nhiều mặt hàng nông nghiệp chủ yếu có sản lượng đứng đầu thế giới như: lương thực, thịt, bông, lạc, hạt có dầu, hoa quả... 15
  19. Đạt được thành tích như vậy còn phải nói đến sự đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng thành công các xí nghiệp hương trấn, nó đóng một vai trò quan trọng trong sự đa dạng hoá ngày càng gia tăng của nền kinh tế nông thôn Trung quốc. Với phương châm "Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành", mô hình xí nghiệp hương trấn cùng với phương thức khoán sản xuất nông nghiệp đến hộ nông dân đã mở ra con đường phát triển độc đáo cho nền kinh tế nông nghiệp nông thôn Trung quốc. Cựu thủ tướng Trung quốc Lý Bằng, trong báo cáo trước Quốc hội ngày 10/3/1994 khẳng định "Xí nghiệp hương trấn là con đường tất yếu để nông thôn tiến lên giàu có". Xí nghiệp hương trấn là tên gọi chung các xí nghiệp công, thương nghiệp, xây dựng và hoạt động ở nông thôn, phát triển từ các xí nghiệp xã đội trước đây có mở rộng thêm các hình thức tổ chức quản lý. về cơ bản là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sự phát triển mạnh các loại hình xí nghiệp hương trấn đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuần nông, sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, sử dụng được phần lớn lao động dư thừa của nông nghiệp ngay tại nông thôn, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp truyền thống. Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng khác nhau, nhiều mô hình xí nghiệp hương trấn ra đời với những sản phẩm làm ra khác nhau. Song nhìn chung các xí nghiệp hương trấn Trung quốc phát triển liên tục về số lượng, chất lượng, phát huy được tác dụng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đi đôi với sự phát triển kinh tế công nghiệp nông thôn thông qua các xí nghiệp hương trấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, công nghiệp hoá nông nghiệp cũng từng bước tiến hành bao gồm nghiên cứu ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá nông nghiệp. Đẩy mạnh công nghệ sinh học là tạo được nhiều giống cây trổng, vật nuôi tốt và đưa vào phổ biến sản xuất. Đưa giống lúa lai vào sản xuất trên 40% diện tích lúa cho hiệu quả cao. 16
  20. Từ năm 1980 đến 1995 là thời kỳ Trung quốc mới bước vào khoán ruộng đất, nông dân còn khó khăn về vốn nên sử dụng máy móc thiết bị cho nông nghiệp rất hạn chế, họ chủ yếu sắm công cụ thủ công. Nhưng những năm tiếp đó số máy móc tăng lên do nhiều hộ nông dân đi vào sản xuất hàng hoá có tích luỹ, hộ tự mình mua sắm máy móc để phát triển sản xuất. Từ năm 1987 đến nay, máy móc nông nghiệp thuộc quyền sở hữu và quản lý của hộ nông dân, ngoài ra các hộ nông dân còn mua hàng chục triệu máy kéo và máy nông nghiệp. Từ một nển nông nghiệp lạc hậu, một xã hội nông dân đầy thăng trầm, với đất nước hàng tỷ người trong đó dân số tập trung ở nông thôn, nếu như không có sự ổn định và phát triển tiến bộ toàn diện, không có sự giàu có của nông dân thì đất nước không thể có khả năng giàu có và vững mạnh được. Nếu như không hiện đại hoá nền nông nghiệp thì khó có thể hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do vậy sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là vấn đề mấu chốt của sự phát triển nông nghiệp và nông thôn Trung quốc với tốc độ và hiệu quả kinh tế như thế. 1.3.2. Đài loan. Đài loan có diện tích 36.000km2. Đất đai đa số là đất đồi núi, trong tổng số 1,7 triệu ha đất nông nghiệp, đất canh tác chỉ có gần 900.000 ha. Đất canh tác bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới (470m2). Trong những năm 60, Đài loan phát triển nông nghiệp để nuôi dưỡng công nghiệp, đảm bảo đủ nông sản cho nhu cầu công nghiệp hoá và xuất khẩu lấy ngoại tệ. Từ những năm 70 đến nay là thời kỳ phát triển công nghiệp để hỗ trợ nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá đô thị và nông thôn, hiện đại hoá nông nghiệp. Để phát triển nồng nghiệp, Đài loan tiến hành cải tạo nông nghiệp từ đầu những năm 50. Vấn đề gay cấn nhất ở Đài loan trong thời kỳ đầu là sự OA! HỌC O U Ó C G IA l U N Ộ l TRUNGTÂM 1MCWTI.N TH!''VlfN 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1