Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận văn trình bày tổng quan về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu; thực trạng rủi ro và tình hình hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của việt nam trong thời gian qua; một số giải pháp về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của việt nam thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
- ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa kinh tÕ -----***------- NguyÔn ThÞ Thu Hµ rñi ro vµ h¹n chÕ rñi ro trong ho¹t ®éng xuÊt khÈu cña ViÖt nam Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ chÝnh trÞ XHCN M· sè: 5.02.01 luËn v¨n th¹c sü khoa häc kinh tÕ Ng-êi h-íng dÉn khoa häc : TS. TrÇn Anh Tµi Hµ Néi - 2002
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8 1.1. KHÁI LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8 1.1.1. Những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. 9 1.1.2. Tính chất của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. 11 1.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 11 1.2.1. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan đƣa lại. 11 1.2.2. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan đƣa lại. 13 1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 15 1.3.1. Đối với nền kinh tế thế giới. 15 1.3.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. 16 1.3.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp. 19 1.4.ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 20 1.4.1. Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung 20 và xuất khẩu nói riêng 1.4.2. Lợi ích của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu 21 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ TÌNH HÌNH HẠN CHẾ RỦI RO TRONG 22 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 22 THỜI KỲ 1997-2001. 2.1.1. Rủi ro xuất khẩu theo nhóm hàng. 23 2.1.1.1. Nhóm hàng Dầu thô 24 2.1.1.2. Nhóm hàng Công nghiệp nhẹ (may mặc, giày dép ... ). 26 2.1.1.3. Nhóm hàng Nông sản. 30 2.1.1.4. Nhóm hàng Thuỷ hải sản. 40 2.1.1.5. Nhóm hàng Thủ công mỹ nghệ. 46 1
- 2.1.1.6. Nhóm hàng Điện tử và linh kiện vi tính. 47 2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực và tác động của rủi ro với từng khu 48 vực thị trƣờng. 2.1.2.1. Khu vực Châu Á. 49 2.1.2.2. Khu vực Châu Âu. 52 2.1.2.3. Khu vực Châu Mỹ. 54 2.1.2.4. Các khu vực khác 55 2.2. TÌNH HÌNH NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO XUẤT KHẨU TRONG NHỮNG 58 NĂM QUA. 2.2.1. Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu: 58 2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan 58 2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 60 2.2.2. Việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. 64 Kết luận chương 2. 66 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG 67 HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 3.1. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO. 67 3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƢỚC. 68 3.2.1. Thiết lập chính sách ngoại thƣơng có tính chiến lƣợc và duy trì một 69 cơ chế điều hành xuất nhập khẩu ổn định, lâu dài nhằm hạn chế rủi ro, chính trị, pháp lý. 3.2.2. Nhanh chóng thiết lập Trung tâm thông tin phòng ngừa và hạn chế 69 rủi ro xuất khẩu. 3.2.3. Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại, nâng cao hiệu quả hoạt 70 động của bộ phận làm công tác thƣơng vụ ở nƣớc ngoài. 3.2.4. Mở rộng các hoạt động tài trợ, tƣ vấn xuất khẩu. 71 3.2.5. Đổi mới chính sách thuế và duy trì tỷ giá hợp lý trên cơ sở khuyến 72 2
- khích tăng trƣởng xuất khẩu. 3.2.6. Thực hiện cải cách qui trình thủ tục hải quan để giảm bớt rủi ro cho 75 doanh nghiệp. 3.3. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 75 3.3.1. Chủ động và tăng cƣờng hơn nữa về Marketing xuất khẩu 75 3.3.2. Chủ động khai thác và cập nhật thông tin. 80 3.3.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thƣơng ở cơ sở mình. 81 3.3.4. Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, tạo dựng các liên minh kinh 81 tế giữa các doanh nghiệp. 3.3.5. Tạo dựng mối liên kết tốt với ngân hàng và các tổ chức tài chính. 82 3.3.6. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu. 84 3.3.6.1. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình đàm phán ký 83 kết hợp đồng. 3.3.6.2. Phòng ngừa hạn chế rủi ro trong quá trình chuẩn bị 85 nguồn hàng. 3.3.6.3. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình vận 86 chuyển, giao nhận làm thủ tục hải quan. 3.3.6.4. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình 87 thanh toán, mua bảo hiểm. KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 3
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG BIỂU Trang BẢNG 01 Xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997 – 2001 22 BẢNG 02 Tình hình xuất khẩu dầu thô giai đoạn 1997 - 2001 24 BẢNG 03 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may và giày dép giai đoạn 1997 - 2001 26 BẢNG 04 Tình hình xuất khẩu gạo giai đoạn 1997 – 2001 32 BẢNG 05 Tình hình xuất khẩu cà phê giai đoạn 1997 - 2001 34 BẢNG 06 Tình hình xuất khẩu cao su giai đoạn 1997 - 2001 37 BẢNG 07 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 1997 - 2001 41 BẢNG 08 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1997 - 2001 46 BẢNG 9 Tình hình xuất khẩu máy vi tính và linh kiện lắp ráp giai đoạn 1997 – 47 2001 BẢNG 10 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu giai đoạn 1997 - 2001 49 PHỤ LỤC 1 Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản 1997 - 2001 93 PHỤ LỤC 2 Kim ngạch xuất khẩu sang Singapore 1997 - 2001 94 PHỤ LỤC 3 Kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan 1997 - 2001 95 PHỤ LỤC 4 Kim ngạch xuất khẩu sang Đức 1997 - 2001 96 PHỤ LỤC 5 Kim ngạch xuất khẩu sang Úc 1997 - 2001 97 PHỤ LỤC 6 Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ 1997 - 2001 98 PHỤ LỤC 7 Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 1997 - 2001 99 PHỤ LỤC 8 Kim ngạch xuất khẩu sang Philipin 1997 - 2001 100 PHỤ LỤC 9 Kim ngạch xuất khẩu sang Anh 1997 - 2001 101 PHỤ LỤC 10 Kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông 1997 - 2001 102 4
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây đạt mức tăng trƣởng khá cao (từ 18% - 20%) góp phần đáng kể vào việc tăng trƣởng kinh tế hàng năm. Nhƣng hoạt động xuất khẩu càng gia tăng thì rủi ro của việc xuất khẩu ngày càng lớn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những rủi ro, nhằm duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam trong thời gian tới. Ngày nay, xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế toàn cầu. gia tăng làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc tất yếu là các quốc gia phải mở cửa để hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu không chỉ đối với Việt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam khó có thể đẩy mạnh xuất khẩu và đảm bảo hiệu quả xuất khẩu nếu nhƣ không có những biện pháp hữu hiệu để phòng tránh, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những rủi ro phát sinh trong quá trình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng qua từng thời kỳ là hết sức cần thiết. Từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm hạn chế rủi ro xuất khẩu. Điều này càng có ý nghĩa hơn với chủ trƣơng khuyến khích, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Nhà nƣớc. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài: Trong lĩnh vực xuất khẩu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, nhà quản lý, các nhà hoặch định chính sách và đã có nhiều công 5
- trình đã đƣợc công bố nhƣ : TS Nguyễn Cảnh Lâm: “Làm sao xuất khẩu có hiệu quả" -1997, TS Vũ Hữu Hà: "Tiếp thị xuất khẩu"-2000, TS Lê Đức Linh: "Xuất khẩu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ"-1999 và nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành… Nhƣng nhìn chung các công trình đã nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số khía cạnh nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu, những công trình nghiên cứu cụ thể mang tính khả thi về vấn đề hạn chế những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu thì chƣa nhiều, mà rủi ro trong xuất khẩu là một vấn đề phức tạp nên khó có thể định tính, định lƣợng đầy đủ hậu quả của các loại rủi ro đó, doanh nghiệp chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế, khó có khả năng loại bỏ hẳn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu thời gian qua, tìm ra những nguyên nhân đƣa đến rủi ro và đề xuất những giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Tên của đề tài đã xác định đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu kết quả xuất khẩu của Việt Nam, tổng kết những rủi ro và tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1997 – 2001. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp hệ thống hoá, khái quát hoá, thống kê so sánh, phân tích thực chứng... 6
- 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn: Hệ thống hoá và luận giải những vấn đề lý luận về xuất khẩu của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu. Phân tích tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua và nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo luận văn kết cấu gồm 3 chƣơng: Chương 1: Tổng quan về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Chương 2: Thực trạng rủi ro và tình hình hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới. 7
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1. KHÁI LUẬN VỀ RỦI RO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG. 1.1.1. Những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu: Quan điểm của một số nhà Kinh tế học và học giả bảo hiểm trong và ngoài nƣớc: Kinh doanh là một trong những hoạt động đầy rủi ro mạo hiểm và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh từ lâu đã trở thành câu châm ngôn quen thuộc của các nhà kinh doanh. Không dám mạo hiểm trong kinh doanh, đừng nói đến kinh doanh, tuy nhiên, đó không phải là tất cả, chỉ có những ngƣời biết phân tích, đánh giá và lƣờng trƣớc rủi ro thì mới có nhiều cơ may nhận đƣợc khoản lợi nhuận trƣớc đó, nhƣ là một "phần thƣởng" cho sự dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm có tính toán, cân nhắc của họ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho các doanh nghiệp và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu rủi ro lại càng đa dạng và phức tạp. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bó tay trƣớc rủi ro trong kinh doanh. Mặc dù không thể loại bỏ hẳn rủi ro mạo hiểm nhƣng có thể hạn chế bằng cách chia ra làm nhiều mức độ để phân tán rủi ro. Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, chính vì vậy danh từ “rủi ro” đã đƣợc rất nhiều nhà kinh tế và các học giả về bảo hiểm định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi. Trong khi đó, Irving Pfeffer lại cho rằng rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lƣờng đƣợc bằng xác xuất. Ngoài ra, Marilu Hurt Mecarty thuộc Viện khoa học Kỹ thuật Georgia trong tác phẩm "Managerial Economic with Applications" xuất bản năm 1986 cũng có quan niệm tƣơng tự . Ông cho rằng, rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tƣơng lai có thể xác định đƣợc. 8
- Nhƣ vậy, đa số các nhà kinh tế và các học giả về bảo hiểm cho rằng rủi ro có thể đo lƣờng đƣợc, có thể xác định đƣợc và điều đó cho phép chúng ta có thể lƣờng trƣớc và phòng ngừa cũng nhƣ hạn chế chúng đến mức tối đa. Một số nhà kinh tế còn bổ xung thêm những định nghĩa về rủi ro nhƣ: - “Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại. Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại, phát triển” - “Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”. Những định nghĩa này hầu nhƣ đều có chung quan điểm đó là xem xét rủi ro dƣới góc độ những ảnh hƣởng và tác động do rủi ro đem lại. Có lẽ những định nghĩa này có ý nghĩa thiết thực hơn trong kinh doanh, nhất là trong xu hƣớng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học và thực tế xuất nhập khẩu, rủi ro trong xuất khẩu có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "Rủi ro xuất khẩu là những bất trắc có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu, làm giảm hiệu quả xuất khẩu". 1.1.2. Tính chất của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu: - Rủi ro có tính khách quan: mọi rủi ro đều có tính khách quan, chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không phụ thuộc vào ý chí con ngƣời. - Rủi ro mang tính lịch sử: ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau rủi ro có những đặc điểm khác nhau. - Với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, chiến lƣợc kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ, chiến lƣợc kinh tế của các quốc gia đều hƣớng mạnh về xuất khẩu, nên rủi ro xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào từ khâu chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu, đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng đến khâu vận chuyển, giao nhận, thanh toán. Điều đó, luôn ảnh hƣởng 9
- tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng và ảnh hƣởng đến hiệu quả xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Những bất trắc mặc dù không tác động trực tiếp đến quá trình xuất khẩu nhƣng làm giảm hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thì cũng đƣợc coi là rủi ro xuất khẩu, chẳng hạn nhƣ cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á vừa qua. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nƣớc. Khi sản xuất phát triển và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi (do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế tiến hành), hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trƣờng nội địa với các khu chế xuất trong nƣớc. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này đƣợc tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đƣợc tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác đƣợc lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã phát triển mạnh và đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tƣ liệu sản xuất, máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia. 10
- 1.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động xuất khẩu: Rủi ro trong xuất khẩu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng tác giả phân loại rủi ro căn cứ vào các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan: 1.2.1. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan đưa lại: Các yếu tố khách quan đó là những yếu tố do môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng quốc tế, môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng tác nghiệp dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xuất khẩu, ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Không giống những doanh nghiệp hoạt động trong nƣớc môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu tƣơng đối rộng nên những yếu tố rủi ro phát sinh từ môi trƣờng bên ngoài ngày càng lớn. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan mang lại bao gồm: rủi ro do thiên nhiên, rủi ro chính trị, pháp lý, rủi ro do lạm phát, rủi ro do chính sách, cơ chế xuất khẩu thay đổi, rủi ro hối đoái. Sau đây tác giả sẽ nghiên cứu từng yếu tố cụ thể: - Rủi ro thiên nhiên: Là những rủi ro do thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, tác động xấu đến quá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Những hậu quả rủi ro do thiên nhiên gây ra thƣờng rất nghiêm trọng, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ không may do hạn hán hoặc lũ lụt trong nƣớc, làm cho sản lƣợng thu hoặch thấp, chất lƣợng kém, giá tăng cao. Doanh nghiệp thu mua không đủ số lƣợng để giao, chất lƣợng hàng hoá không đạt tiêu chuẩn nhƣ đã ký. Cho nên doanh nghiệp không thực hiện đƣợc hợp đồng, chịu bồi thƣờng hoặc là thực hiện nhƣng bị thua lỗ. Mặc dù mức độ và hậu quả do rủi ro thiên nhiên thƣờng rất nghiêm trọng và khốc liệt song điều đó hoàn toàn không có ý nghĩa là chúng ta không thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro này trong hoạt động xuất khẩu. 11
- - Rủi ro do chính sách ngoại thương thay đổi: Chính sách ngoại thƣơng là hệ thống các nguyên tắc, các biện pháp kinh tế, hành chính, luật pháp nhằm thực hiện điều tiết các hoạt động mua bán quốc tế của một Nhà nƣớc trong một giai đoạn nhất định. Trong rủi ro do sự thay đổi chính sách ngoại thƣơng, doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau nhƣng cơ bản nhất vẫn là những rủi ro do các qui định về hạn ngạch, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu và các quy định hành chính khác. Đây là loại rủi ro mà các nhà kinh doanh, nhất là các nhà xuất khẩu lo ngại nhất. Bởi vì, trƣớc khi xây dựng chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp hay quyết định ký kết một hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội và dựa trên các qui định pháp luật về quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu. Một biến động mạnh về chính trị, pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn các kế hoạch của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp bị động. - Rủi ro do lạm phát, hối đoái: Rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng. Trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ mà nhà xuất khẩu sẽ nhận trong tƣơng lai giảm giá so với bản tệ. Sự biến động tỷ giá làm cho các hợp đồng xuất khẩu trở lên không chắc chắn. Do vậy, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng cần phải có biện pháp để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên. Các nhà xuất khẩu luôn gặp những rủi ro do các biến động về kinh tế. Đây là một trong những rủi ro điển hình thuộc loại rủi ro do các biến động về 12
- kinh tế. Khi lạm phát xảy ra ở mức cao thì một hợp đồng sinh lợi sẽ không còn ý nghĩa. Hơn nữa, do đặc điểm của quá trình kinh doanh xuất khẩu, thời gian thực hiện một hợp đồng thƣờng tƣơng đối dài, trung bình khoảng 30 đến 45 ngày. Do đó, xác suất xảy ra rủi ro lạm phát không phải là ít và mức độ rủi ro do lạm phát gây ra quả là một thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp. - Rủi ro do sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào. Đó là sự biến động về giá cả hàng hoá, dịch vụ và giá cả các yếu tố đầu vào nhƣ giá cả nguyên vật liệu, chi phí lƣu thông. Bên cạnh việc xác định rủi ro do lạm phát, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu không thể không tính đến loại rủi ro này. Rủi ro do sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các hợp đồng xuất khẩu có thời gian dài. 1.2.2. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan đưa lại: - Rủi ro do thiếu vốn: Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam thì vốn đóng vai trò rất quan trọng. Đa số các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi vào vụ, các doanh nghiệp đều phải xuất với giá rẻ do không có vốn để thu mua lƣu trữ chờ giá lên. Bên cạnh đó do thiếu vốn, doanh nghiệp không đủ khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất tối ƣu. Trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro do thiếu vốn còn làm cho quá trình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không đƣợc đảm bảo, dẫn đến giao hàng chậm. Từ đó, không đủ sức cạnh tranh với đối thủ và dẫn tới việc mất thị phần - Rủi ro do thiếu thông tin: 13
- Thông tin với các nhà xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhà xuất khẩu hơn ai hết phải là những ngƣời biết rất rõ các thông tin về giá cả, sự biến động của thị trƣờng thế giới, đặc biệt là những thông tin về đối tác. Sự thiếu những thông tin sẽ đem lại những hậu quả không xác định đƣợc doanh nghiệp. Hơn nữa, việc không nắm bắt đƣợc tình hình biến động giá cả của thị trƣờng thế giới, nhiều doanh nghiệp trong nƣớc đã ký những hợp đồng với giá thấp đến khi giá thế giới tăng vọt, làm cho giá cả trong nƣớc của mặt hàng đó cũng tăng theo, khiến doanh nghiệp bị thua lỗ. Chính vì thế, với sự bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, để nhận biết và tránh những sai lệch thông tin không còn cách nào khác là doanh nghiệp cần phải có nó nhƣ là một trong những yếu tố mà nếu không chuẩn bị trƣớc sẽ đem đến rủi ro cho doanh nghiệp. - Rủi ro do năng lực quản lý kém và do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đây là rủi ro đƣợc xem nhƣ là phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Một nhà xuất khẩu có năng lực quản lý kém có thể sẽ gặp liên tiếp những rủi ro khác nhau: Điều này có lẽ hoàn toàn đúng với thực trạng của đội ngũ cán bộ quản lý Việt Nam tồn tại từ thời kỳ bao cấp và từ đó thực tế cho thấy với đội ngũ cán bộ nhƣ vậy đã đem lại hiệu quả xuất khẩu rất thấp. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn thua lỗ do năng lực quản lý kém. Hàng hoá thu gom về bảo quản không tốt, chất lƣợng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn cứ xuất. Uy tín hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu nhân viên có trình độ nghiệp vụ ngoại thƣơng, nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán quốc tế mà thể hiện chào hàng không sát giá, nhầm chất lƣợng, thiếu số lƣợng vi phạm giao kết trong hợp đồng và trong L/C. Một khi trình độ nghiệp vụ ngoại thƣơng của nhân viên còn yếu kém thì họ dễ dàng bị mắc lừa và hậu quả là rủi ro phát sinh thƣờng xuyên và liên tiếp xảy ra. 14
- Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có lẽ là ngƣời phải chịu nhiều rủi ro trong khâu này hơn cả do phải lệ thuộc vào ngƣời sản xuất, đại lý thu gom. Rủi ro thƣờng hay gặp nhất của doanh nghiệp trong khâu này là khi ký hợp đồng với khách hàng nƣớc ngoài rồi mới chuẩn bị hàng sau. Đó là, các đại lý giao không đủ số lƣợng hoặc đủ số lƣợng nhƣng chất lƣợng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đấy là chƣa kể đến những rủi ro khác nhƣ đột biến giá cả thu mua, thiên tai. Nhƣng doanh nghiệp không thể không làm nhƣ vậy, nhất là đối với mặt hàng có tính thời vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không tránh khỏi những rủi ro về bảo quản, bao bì, đóng gói, ký mã hiệu nếu không có biện pháp phòng ngừa. 1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 1.3.1. Đối với nền kinh tế thế giới: Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thƣơng là hoạt động đầu tiên trong thƣơng mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng nhƣ là trên toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh riêng về lĩnh vực này nhƣng lại yếu về lĩnh vực khác. Để khai thác đƣợc lợi thế và giảm thiểu những bất lợi, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi nhất, nhập khẩu những sản phẩm mà mình bất lợi nhất trong sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra giữa các nƣớc có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Điều này đƣợc thể hiện trong lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thƣơng mại quốc tế để tạo ra lợi ích của mình”. Và khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại 15
- hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu các loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là bất lợi lớn nhất”. Tức là một quốc gia dù có bất lợi trong việc sản xuất đến đâu vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác lợi thế. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tƣơng đối. 1.3.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Các lý thuyết về tăng trƣởng và phát triển kinh tế đều chỉ ra rằng: Để tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ. Nhƣng hầu hết các quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ thì làm thế nào có thể tăng trƣởng và phát triển kinh tế đƣợc. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có vốn và kỹ thuật? 1.3.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp phát triển. Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bƣớc đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu chậm phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi phải có một số lƣợng vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến. Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn cho nhập khẩu, một số nƣớc có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính nhƣ sau: - Thu từ xuất khẩu. - Đầu tƣ nƣớc ngoài. - Vay nợ các nguồn viện trợ. - Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nƣớc. 16
- Tầm quan trọng của vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì không ai có thể phủ nhận đƣợc, song việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nƣớc đi vay thƣờng phải chịu thiệt thòi, phải chịu các o ép và sẽ phải trả sau này. Bởi vậy thu từ xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến qui mô và tốc độ tăng trƣởng của hoạt động nhập khẩu. Ở đa số các nƣớc, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu vốn. Do đó, nguồn vốn từ bên ngoài đƣợc coi là nguồn chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tƣ vay nợ và viện trợ của nƣớc ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tƣ và ngƣời cho vay thấy đƣợc khả năng sản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực. 1.3.2.2. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dƣới tác động của xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu và tiêu dùng của thế giới đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thứ nhất: Chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trƣờng hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản còn chƣa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trƣởng chậm, do đó, các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển. Thứ hai: Coi thị trƣờng thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, thể hiện: 17
- - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác nhƣ bông, kéo sợi, nhuộm hấp tẩy sẽ có điều kiện phát triển. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ qui mô. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Ngoại thƣơng có thể cho phép một nƣớc có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lƣợng lớn hơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó. - Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cƣờng hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngày nay, mỗi một loại sản phẩm ngƣời ta có thể nghiên cứu thử nghiệm ở nƣớc thứ nhất, chế tạo ở nƣớc thứ hai, lắp ráp ở nƣớc thứ ba, tiêu thụ ở nƣớc thứ tƣ và thanh toán thực hiện ở nƣớc thứ năm. Nhƣ vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mọi nƣớc và tiêu thụ ở nhiều nƣớc khác nhau cho thấy tác động ngƣợc trở lại của hoạt động xuất khẩu đối với việc chuyên môn hoá sản xuất, tạo điều kiện cho chuyên môn sâu hoá. 1.3.2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Đối với việc giải quyết công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân. Với đặc điểm quan trọng là ngoại tệ đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt là đối với những nƣớc chậm phát triển đồng tiền không có khả năng 18
- chuyển đổi thì ngoại tệ có đƣợc nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trƣởng và phát triển kinh tế. 1.3.2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có mối tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo nhƣ du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế. Ngƣợc lại, sự phát triển của các ngành này lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Xuất khẩu nói riêng và ngoại thƣơng nói chung dẫn tới sự thay đổi của những loại hàng hoá có thể tiêu dùng đƣợc trong nền kinh tế bằng hai cách: - Cho phép khối lƣợng hàng tiêu dùng khác với số lƣợng hàng hoá sản xuất ra. - Cho phép một sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia này không giống nhau. 1.3.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp. Ngày nay, mở rộng quan hệ với các thị trƣờng ngoài nƣớc là một xu hƣớng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ đem lại các lợi ích sau: - Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nƣớc có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới về giá cả và chất 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 526 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 263 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn