intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc nghiên cứu đánh giá, đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học cho khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của địa phương, đáp ứng được yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học cho khu bảo tồn nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo được các yêu cầu cho sự phát triển bền vững của khu vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ PTNT Tr­êng ®¹i häc l©m nghiÖp -------------o0o--------------- V¨n Ngäc Th¾ng B­íc ®Çu ®Ò xuÊt kÕ ho¹ch ho¹t ®éng b¶o tån ®a d¹ng sinh häc t¹i khu b¶o tån thiªn nhiªn b¾c h­íng hãa-tØnh qu¶ng trÞ giai ®o¹n 2007-2011 LuËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp Hµ t©y, n¨m 2007
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ PTNT Tr­êng ®¹i häc l©m nghiÖp ---------------o0o---------------- V¨n Ngäc Th¾ng B­íc ®Çu ®Ò xuÊt kÕ ho¹ch ho¹t ®éng b¶o tån ®a d¹ng sinh häc t¹i khu b¶o tån thiªn nhiªn b¾c h­íng hãa-tØnh qu¶ng trÞ giai ®o¹n 2007-2011 Chuyªn ngµnh L©m häc M· sè: 60.62.60 LuËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp Ng­êi h­íng dÉn khoa häc PGS- TS . Lª diªn dùc Hµ T©y, n¨m 2007
  3. Lêi c¶m ¬n §Ò tµi:"B­íc ®Çu ®Ò xuÊt kÕ ho¹ch ho¹t ®éng b¶o tån ®a d¹ng sinh häc t¹i khu b¶o tån thiªn nhiªn B¾c H­íng Hãa- TØnh Qu¶ng TrÞ giai ®o¹n 2007- 2011" ®­îc thùc hiÖn trong khu«n khæ mét b¶n luËn v¨n tèt nghiÖp cao häc t¹i tr­êng §¹i häc L©m nghiÖp ViÖt Nam. Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi, t¸c gi¶ ®· nhËn ®­îc sù gióp ®ì nhiÖt t×nh vµ nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp quý b¸u cña c¸c thÇy, c« gi¸o, L·nh ®¹o Chi côc KiÓm l©m Qu¶ng TrÞ, H¹t KiÓm l©m H­íng Hãa, Uû ban nh©n d©n c¸c x· H­íng LËp, H­íng ViÖt, H­íng Phïng, H­íng S¬n, H­íng Linh cïng c¸c b¹n ®ång nghiÖp. T¸c gi¶ xin ch©n thµnh c¸m ¬n l·nh ®¹o tr­êng §¹i häc L©m nghiÖp ViÖt Nam, c¸c thÇy c« gi¸o ®· tËn t×nh gi¶ng d¹y trong suèt thêi gian theo häc còng nh­ trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. T¸c gi¶ xin ch©n thµnh c¸m ¬n s©u s¾c ®Õn Phã gi¸o s­ TiÕn sü Lª Diªn Dùc, thÇy gi¸o h­íng dÉn trùc tiÕp ®· dµnh nhiÒu thêi gian quý b¸u cho b¶n luËn v¨n nµy. Xin ch©n thµnh c¸m ¬n ban l·nh ®¹o Chi côc KiÓm L©m Qu¶ng TrÞ ®· t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn ®Ò tµi. Xin ch©n thµnh c¸m ¬n Uû ban nh©n d©n c¸c x· H­íng LËp, H­íng ViÖt, H­íng Phïng, H­íng S¬n, H­íng Linh cïng c¸c ban ngµnh cÊp huyÖn ®· gióp t¸c gi¶ cã ®­îc nh÷ng th«ng tin cÇn thiÕt phôc vô cho x©y dùng luËn v¨n. Xin ch©n thµnh c¸m ¬n c¸c b¹n ®ång nghiÖp ®· gióp ®ì t«i vÒ mäi mÆt ®Ó hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T¸c gi¶: V¨n Ngäc Th¾ng
  4. MỞ ĐẦU Vùng Bắc Hướng Hoá nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Trị, thuộc phía Nam của vùng Bắc Trường Sơn có độ cao từ 450 mét đến 1.770 mét. Đây là vùng chuyển tiếp giữa các vùng khí hậu Bắc- Nam và Đông - Tây của dãy Trường Sơn. Do vị trí địa lý đặc biệt nên trong vùng đã hình thành nhiều kiểu rừng như: rừng kín thường xanh nhiệt đới, rừng kín hỗn giao giữa lá rộng-lá kim á nhiệt đới, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi. Các hệ sinh thái rừng ở đây còn ít bị tác động nên còn mang nhiều tính nguyên sinh. Theo điều tra ban đầu của tổ chức chim Quốc tế (Birdlife International), của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thì đây là vùng có tính đa dạng sinh học cao với : 920 loài thực vật, 42 loài thú, 171 loài Chim, 30 loài lưỡng cư, 31 loài bò sát. Trong đó có 17 loài thực vật, 11 loài thú và 12 loài chim được ghi trong sách đỏ Việt Nam; 23 loài thực vật, 11 loài thú và 9 loài chim được ghi trong sách đỏ thế giới. Đây được xem là quê hương của các loài chim trĩ đặc hữu ở Đông Dương, là một vùng chim quan trọng theo các tiêu chí Quốc Tế bởi sự có mặt của các loài chim đặc hữu; các loài thú lớn và linh trưởng đang bị đe dọa mang tính toàn cầu. Khu vực này còn là rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu của 4 con sông là: sông Bến Hải, sông Cam Lộ (sông Hiếu), sông Xê Păng Hiêng (chảy vào sông Mê Kông bên Lào) và đặc biệt quan trọng là sông Rào Quán (sông Quảng Trị) nơi có công trình thủy điện Rào Quán, sắp hoàn thành. Nơi đây cũng có nhiều cảnh quan đặc biệt, có thể xây dựng các điểm, tuyến du lịch sinh thái kết hợp với tuyến đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dọc theo hướng Bắc - Nam qua các bản làng của người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, bổ sung tuyến du lịch các di sản miền Trung như động Sa Mùi, dốc Dân Chủ, động Tri, động Voi Mẹp... Sau nhiều năm chiến tranh ác liệt kéo dài, đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như Vân Kiều, Pa Cô còn rất nhiều khó khăn. Đáng chú ý là sự gia tăng dân số, nạn săn bắt động vật
  5. hoang dã, chặt rừng và phát nương làm rẫy bất hợp pháp… kéo dài trong nhiều năm đã gây áp lực đáng kể lên nguồn tài nguyên rừng trong vùng. Thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV - nhiệm kỳ 2005 - 2010 " Phát triển lâm nghiệp toàn diện theo hướng xã hội hoá nghề rừng. Tập trung bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, chú trọng trồng rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái; rừng kinh tế đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở chế biến lâm sản. Đảm bảo rừng và đất rừng có chủ thực sự, gắn với việc tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của chính phủ giai đoạn 2006 – 2010 (QĐ số 20/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007) ; nâng độ che phủ lên 43% vào năm 2010. Ngăn chặn có hiệu quả nạn khai thác, buôn bán lâm sản trái phép, nạn cháy rừng, đốt phá rừng làm nương rẫy". Nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực rừng Bắc Hướng Hóa trong nhiều lĩnh vực, sau hơn 2 năm triển khai các thủ tục đề nghị, xây dựng và thẩm định, ngày 14/3/2007, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định số 479/ QĐ-UBND phê duyệt Dự án quy hoạch và đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, huyện Hướng Hóa với tổng diện tích là 25.200 ha. Cho đến nay Ban quản lý KBT đang được xúc tiến để thành lập. Tuy nhiên tại đây chưa có một kế hoạch hoạt động bảo tồn nào được xây dựng. Để đáp ứng được yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn nhưng đồng thời cũng đảm bảo được các nhu cầu cho sự phát triển bền vững, tôi đã chọn đề tài “Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa- Quảng Trị giai đoạn 2007-2011”. Yêu cầu hoạt động bảo tồn phải phù hợp với tình hình thực tế, gắn kết với các hoạt động địa phương và phù hợp với các chủ trương chính sách của nhà nước, đòi hỏi mọi hoạt động dù ngắn hạn hay dài hạn đều nhằm tới mục tiêu kết hợp bảo tồn với phát triển bền vững. Kế hoạch hoạt động bảo tồn được xây dựng trên cơ sở đó sẽ góp phần cho Ban quản lý khu bảo tồn và các đối tác liên quan thực hiện có kết quả kế hoạch quản lý của mình trong thời gian tới.
  6. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bảo tồn đa dạng sinh học 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về đa dạng sinh học Công ước đa dạng sinh học năm 1992, định nghĩa đa dạng sinh học (ĐDSH) như sau: " Đa dạng sinh học là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các hệ sinh thái ở đất liền, ở biển, và các hệ sinh thái khác ở môi trường nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài, và các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể , các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của hệ sinh thái, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người"[16, tr.11]. Vậy đa dạng sinh học là sự phong phú về sự sống trên trái đất của hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng với nguồn gen của chúng và các hệ sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học hay tính ĐDSH là một thuật ngữ bao trùm về sự khác nhau trong thế giới hữu sinh. Thuật ngữ này thường được dùng để mô tả về số lượng, sự khác nhau và tính chất biến đổi của các cá thể sinh vật. Thông thường ĐDSH được xác định bởi các gen, loài và hệ sinh thái, tương ứng với ba cấp hạng của tổ chức sinh học, đó là 1) Đa dạng di truyền còn gọi là đa dạng gen, 2) đa dạng loài và 3) đa dạng hệ sinh thái . Đa dạng về di truyền là đa dạng về các kiểu gen. Đột biến gen và nhiễm sắc thể thông qua quá trình tái tổ hợp sẽ tạo ra các biến dị di truyền làm nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá để tạo ra bộ mặt các loài như ngày nay. Đa dạng về loài thường dùng để chỉ sự phong phú về loài cụ thể là số
  7. loài trong một vùng có cùng một điều kiện lập địa hay sinh cảnh. Sự đa dạng về loài trên thế giới được thể hiện đặc trưng bởi tổng số loài trong các nhóm taxon khác nhau. Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú của các hệ sinh thái, đó là những sự tương tác phức tạp giữa các sinh vật với nhau và với các thành phần vô sinh của hệ sinh thái đó. Sự đa dạng này được phản ánh bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong tự nhiên. Từ 3 góc độ này người ta có thể tiếp cận với đa dạng sinh học từ 3 mức độ khác nhau: mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ hệ sinh thái (IUCN,1994). Như vậy, ĐDSH bao gồm sự phong phú của tất cả thế giới sinh vật ở tất cả các dạng, các bậc phân loại, các mức độ và tổ hợp của chúng. Đó không chỉ là tổng số của các hệ sinh thái, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau, với thế giới vô sinh và với xã hội loài người (Vì người cũng được coi là thành phần của HST). Vì vậy, cũng có thể nói rằng ĐDSH là kết quả của sự tương tác giữa hai hệ thống tự nhiên và xã hội. 1.1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới Ngày nay bảo tồn ĐDSH đã trở thành một chiến lược toàn cầu. Đa dạng sinh học có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, trong đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong việc duy trì các chu trình tuần hoàn tự nhiên và sự cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng và bền vững của loài người cũng như của trái đất nói chung. Thế nhưng do dân số và yêu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người ngày càng tăng nên cũng chính con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn ĐDSH, thậm chí hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của
  8. mình. Đến nay đã có hơn 40% diện tích rừng nhiệt đới nguyên thuỷ bị phá huỷ, trung bình hàng năm có khoảng 6-7 triệu hecta đất trồng trọt bị mất khả năng sản xuất do xói mòn. Ước tính 5-10% số loài trên thế giới sẽ biến mất vào khoảng giữa những năm 1990 đến 2020, và số loài bị tiêu diệt sẽ tăng lên đến 25% vào khoảng năm 2050 (IUCN, UNEP, WWF, 1996). Đứng trước tình hình đó nhiều tổ chức quốc tế như IUCN, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), WWF, Viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI) v.v đã hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển ĐDSH trên toàn phạm vi toàn thế giới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của loài người phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của trái đất, nhất là tài nguyên ĐDSH, nếu những tài nguyên đó bị giảm sút thì cuộc sống của chúng ta và con cháu mai sau sẽ bị đe doạ. Con người đã quá lạm dụng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên của trái đất mà không nghĩ đến tương lai, có thể nói đây là một thảm hoạ. Nhận thức được tầm quan trọng của ĐDSH đối với sự tồn tại của xã hội loài người và đứng trước sự suy giảm với tốc độ ngày càng nhanh của ĐDSH, con người đã bắt đầu những hoạt động có hiệu quả để bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Nhiều hội thảo đã được tổ chức và nhiều cuốn sách có nội dung liên quan đã được xuất bản từ những năm đầu thập kỹ 90 của thế kỹ trước. Tất cả các tài liệu đó đều mang tính chiến lược và chương trình hành động nhằm hướng dẫn về bảo tồn ĐDSH, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai. Chính phủ các nước trên thế giới đã thông qua 05 Công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn ĐDSH: - Công ước ĐDSH (CBD) đã được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro tháng 6/1992 và có hiệu lực vào cuối năm 1993, cho đến nay đã được 127 nước phê chuẩn - Công ước về đất ngập nước (RAMSAR) - Công ước buôn bán quốc tế các loài bị đe dọa (CITES) - Công ước di sản Thế giới - Công ước bảo tồn các loài di cư (CMS)
  9. Một trong những nỗ lực mà nhiều nước triển khai đó là giành một diện tích lớn để thành lập các khu bảo tồn nhằm bảo vệ nguyên vị các hệ sinh thái điển hình, các loài động thực vật hoang dã đặc biệt là các loài đặc hữu, có vùng phân bố hẹp, loài quí hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH trên toàn cầu cũng như tại mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay. Năm 1933, hội nghị quốc tế tổ chức tại London đã qui định 4 loại hình khu bảo vệ gồm: Vườn quốc gia (VQG), Khu dự trữ thiên nhiên, Khu dự trữ động vật và Khu dự trữ đặc biệt . Năm 1978, tổ chức bảo tồn thiên nhiên (BTTN) thế giới (IUCN) đã đưa ra một hệ thống phân loại các khu bảo vệ gồm 10 hạng: 1. Khu BTTN toàn phần (hoặc cho khoa học) hay khu bảo tồn nghiêm ngặt (Scientific reserve/Strict Nature Reserve); 2. Vườn quốc gia (National Park); 3. Thắng cảnh tự nhiên (Natural Monument/Natural Landmark); 4. Khu BTTN / Khu BTTN có quản lý / Khu bảo tồn động vật (Nature Conservation Reserve / Managed Nature Reserve / Wildlife Sanctuary); 5. Khu bảo vệ cảnh quan trên đất liền và trên biển (Protected Landscape or Seascape); 6. Khu bảo tồn tài nguyên (Resource Reserve); 7. Khu bảo tồn sinh học tự nhiên/Khu bảo tồn nhân chủng học (Nature biotic Area/Anthropological Reserve); 8. Khu quản lý đa tác dụng/Khu quản lý tài nguyên (Multiple Use Management Area / Managed Resource Area); 9. Khu bảo tồn sinh quyển (Biosphere Reserve); 10.Khu Di sản thiên nhiên thế giới (World Natural Heritage Site) Năm 1994 sau hội nghị của hội đồng khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia tại Caracas, thủ đô của Venezuela, IUCN đã đưa ra hệ thống mới bao gồm các loại hình để quản lý và tùy theo từng loại hình mà mức độ quản lý có
  10. khác nhau, bao gồm: 1. Loại I: Khu BTTN nghiêm ngặt / Khu bảo tồn tính hoang dã (Strict nature Reserve/Wildeness Area). Ia. Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt ( Strict Nature Reserve) Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm mục đích khoa học Ib. Khu bảo tồn tính hoang dã (Wildeness Area) Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ tính hoang dã của tự nhiên. 2. Loại II: Vườn quốc gia (National Park) Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ hệ sinh thái và vui chơi, giải trí. 3. Loại III: Thắng cảnh tự nhiên (Natural Monument) Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt. 4. Loại IV: Khu bảo vệ loài / sinh cảnh (Habitat/Species Management Area): Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho công tác bảo tồn một số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ. 5. Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan (trên đất liền hoặc trên biển) (Protected Landscape or Seascape) Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho mục đích vệ các cảnh quan đẹp trên đất liền hoặc trên biển sử dụng cho giải trí và du lịch. 6. Loại VI: Khu bảo tồn tài nguyên có quản lý (Managed Resource Protected Area) Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm mục đích sử dụng bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) còn có Khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển (MAB), và theo công ước RAMSAR thì còn có khu bảo tồn đất ngập nước RAMSAR. 1.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
  11. Việt Nam được cộng đồng Quốc tế công nhận là một trong những nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao trên thế giới. Nhận thức được vai trò quan trọng của rừng và Đa dạng sinh học nên Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và hành động nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nhiều giá trị này. Quá trình hình thành hệ thống khu BTTN Việt Nam gắn liền với lịch sử đất nước và những giai đoạn phát triển của ngành lâm nghiệp và có thể khái quát như sau: Ngay từ trước năm 1945, Thực dân Pháp đã đề nghị xây dựng 5 khu dự trữ thiên nhiên và bảo vệ toàn phần, trong đó 2 khu ở Sa Pa, 2 khu ở Bà Nà và khu Bạch Mã . Trong thời kỳ chiến tranh diễn ra rất ác liệt, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập khu rừng cấm đầu tiên là rừng cấm Cúc Phương vào ngày 17 tháng 7 năm 1962 . Sau Cúc Phương, 10 khu rừng cấm khác trong phạm vi toàn quốc được công nhận, theo quyết định 41/TTg ngày 24/1/1977 của Thủ Tướng Chính Phủ. Tiếp theo đó, nhiều khu rừng có giá trị BTTN, bảo tồn ĐDSH được phát hiện, tiếp tục trình Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập như Khu BTTN Nam bãi Cát Tiên (1978); Khu BTTN Mom Ray-Ngọc Vin (1982); Khu rừng cấm Côn Đảo (1986). Ngày 9/8/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyết định số 194/CT công nhận tiếp 73 khu rừng đặc dụng , trong đó gồm 2 VQG, 46 khu dự trữ thiên nhiên, 25 khu di tích lịch sử văn hoá . Cho tới tháng 8 năm 1986 một hệ thống các khu rừng cấm, thực chất là những khu Bảo tồn thiên nhiên do ngành Nông - Lâm nghiệp quản lý đã được hình thành bao gồm 87 khu với tổng diện tích trên 900.000ha và được chia làm 3 loại hình: 1. Vườn Quốc Gia (National Park): 7 khu 2. Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên (Nature Reserve): 49 khu
  12. 3.Khu Văn hoá, Lịch sử, Môi trường (Cultural, Historical and Environmental Site ) : 31 khu Ngày 19/12/1986, Bộ Lâm nghiệp (cũ) ra quyết định 1171-QĐ ban hành Qui Chế quản lý 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Lần đầu tiên thuật ngữ “rừng đặc dụng”(RĐD) được sử dụng thay cho thuật ngữ “rừng cấm” một cách chính thức và cũng lần đầu tiên rừng đặc dụng và 3 loại hình (Categories) của nó được định nghĩa và phân cấp quản lý. Rừng đặc dụng (Special use forest) là một thành phần của vốn rừng Quốc gia, được xây dựng nhằm các mục tiêu sau đây: - Bảo tồn các mẫu sinh cảnh rừng khác nhau - Bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật - Bảo tồn các khu rừng có giá trị về cảnh quan, văn hoá lịch sử và bảo vệ sức khoẻ. - Nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo Từ đầu năm 1987, cùng với xu thế của khu vực và thế giới, vấn đề bảo tồn ĐDSH và bảo vệ môi trường nói chung được đặc biệt quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Nhiều khu bảo tồn đã được thành lập và Việt Nam đã ký kết nhiều công ước quốc tế (Công ước di sản thế giới năm 1987, Công ước về đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế năm 1989, Công ước về ĐDSH năm 1993 và Công ước về buôn bán quốc tế các loài bị đe doạ CITES năm 1994). Tiếp theo việc phê chuẩn công ước ĐDSH năm 1994, Chính phủ ta đã xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam nhằm bảo tồn tính ĐDSH của quốc gia một cách có hiệu quả . Đầu năm 2001, trong Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg, ngày 11 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Rừng đặc dụng được chia thành 3 loại : 1.Vườn quốc gia. 2. Khu Bảo tồn thiên nhiên
  13. 2a. Khu dự trữ thiên nhiên 2b. Khu bảo tồn loài hay sinh cảnh 3. Khu rừng văn hoá-lịch sử-môi trường (khu rừng bảo vệ cảnh quan). Do những thay đổi về tình hình kinh tế xã hội của đất nước đòi hỏi phải có những thay đổi trong hệ thống quản lý các loại rừng ở Việt Nam . Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ban hành nhằm thể chế hóa những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước. Để cụ thể hóa cho việc thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng , ngày 14/8/2006 thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý rừng thay cho Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg, ngày 11 tháng 1 năm 2001 trước đây. Rừng đặc dụng được chia thành 4 loại : 1.Vườn quốc gia. 2.Khu Bảo tồn thiên nhiên 2a. Khu dự trữ thiên nhiên 2b. Khu bảo tồn loài hay sinh cảnh 3. Khu bảo vệ cảnh quan 4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học Bảng 1.1: Hệ thống khu rừng đặc dụng ở Việt Nam Phân hạng Số lượng (khu) Diện tích (ha) I. Vườn Quốc gia 30 1.041.956 II. Khu bảo tồn thiên nhiên 60 1.184.372 - IIa. Khu BTTN dữ trữ thiên nhiên 48 1.100.892 - IIb. Khu BTTN bảo tồn loài/sinh cảnh 12 83.480 III. Khu bảo vệ cảnh quan 38 173.764 Tổng cộng: 128 2.400.092 Nguồn: Số liệu thống kê đến 10/2006 - Cục Kiểm lâm Theo hệ thống phân loại rừng đặc dụng Việt Nam khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa được xác định là khu bảo tồn loài và sinh cảnh.
  14. 1.1.4. Đánh giá tình hình tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam. Như vậy, công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đã hình thành, phát triển trong hơn 40 năm qua. Trong quá trình phát triển chúng ta đã từng bước bổ sung, mở rộng, hình thành được một hệ thống khu bảo tồn rừng và đất ngập nước ven biển. Chúng ta cũng đã xây dựng, bổ sung, các quy định của pháp luật, các văn bản có liên quan đến việc quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động bảo tồn. Nếu so hệ thống phân hạng rừng đặc dụng của Việt Nam với hệ thống phân hạng của IUCN, 1994 thì còn có những điểm chưa tương thích. Hệ thống phân hạng của IUCN,1994 được sắp xếp theo mục tiêu bảo tồn giảm dần ( khu bảo tồn thiên nhiên đứng đầu, vườn quốc gia đứng thứ 2...) và các mục tiêu phát triển (sử dụng hợp lý) tăng dần (từ khu quản lý tài nguyên thiên nhiên, đến khu bảo tồn cảnh quan...). Theo hệ thống phân hạng của Việt Nam thì khu bảo tồn loài và sinh cảnh là một phân loại (Sub- category) của khu bảo tồn trong khi theo hệ thống phân hạng của IUCN thì nó là một loại riêng vì có mục tiêu quản lý khác nhau. Như vậy hệ thống phân hạng các khu bảo tồn Việt Nam chưa có sự thống nhất với cách phân hạng quốc tế. Trong quản lý hiện nay vẫn chủ yếu là bảo vệ nghiêm ngặt, chưa gắn kết được các quan điểm hiện đại về bảo tồn là vừa bảo tồn vừa phát triển. Về quản lý, hiện nay việc quản lý hệ thống các khu bảo tồn đang phân chia theo các ngành chức năng nên chưa thống nhất được (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang quản lý các khu bảo tồn liên quan đến môi trường rừng trên đất liền và ven biển, Bộ Thủy Sản quản lý các khu bảo tồn biển, Bộ tài nguyên và môi trường quản lý các khu đất ngập nước). Do chưa phân chia các cấp quản lý cụ thể nên hệ thống quản lý và nguồn đầu tư cho các khu bảo tồn hiện nay chủ yếu dựa vào nhà nước, chưa huy động được sự tham gia của
  15. các thành phần trong xã hội khác tham gia vào lĩnh vực bảo tồn. Bộ NN&PTNT là cơ quan của Chính phủ được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về RĐD trong toàn quốc và hiện nay đang trực tiếp quản lý 8 Vườn quốc gia có vị trí đặc biệt quan trọng hoặc nằm trên nhiều tỉnh. Đối với các KBTTN bao gồm cả RĐD có đất ngập nước và biển, Bộ NN&PTTN phối hợp với bộ Thuỷ sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý theo từng lĩnh vực chuyên ngành. Cục Kiểm lâm là cơ quan được Bộ NN&PTTN giao nhiệm vụ giúp Bộ trưởng giám sát và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ đối với hệ thống RĐD trong toàn quốc. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nứơc về RĐD theo quy định tại Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ “Về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp” và Quyết định số 186/TTg-2006 ngày 14/8/2006 của Thủ Tướng chính phủ ban hành "Quy chế quản lý rừng” ; thông tư 99 ngày 6/11/2006 về hướng dẫn một số điều của Quy chế quản lý rừng. UBND các tỉnh được phân cấp quản lý toàn diện và trực tiếp hầu hết các KBTTN thuộc hệ thống RĐD trên địa phận hành chính của mình. Ban quản lý các khu RĐD là đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ là chủ rừng ở từng Khu BTTN cụ thể. Những khu RĐD chưa có Ban quản lý, UBND các tỉnh thường giao cho các Hạt Kiểm lâm sở tại chịu trách nhiệm quản lý, một số khu khác lại giao cho Sở NN & PTNT hoặc Sở Văn hoá – Thông tin quản lý. Phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý RĐD chưa rõ ràng làm cho việc quản lý lỏng lẻo, chồng chéo, hiệu quả thấp. Chưa có một tổ chức phù hợp để giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quản lý tốt hệ thống RĐD. Hiện nay, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ RĐD đang do lực lượng Kiểm lâm đảm nhiệm là chủ yếu, nhưng so với yêu cầu thì rõ ràng về tổ chức, biên chế và năng lực vẫn còn rất nhiều bất cập, thiếu cán bộ chuyên
  16. trách quản lý hệ thống RĐD. Ranh giới của hầu hết các RĐD chưa được phân định rõ ràng trên trên thực địa. Độ tin cậy của các số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên của các khu rừng đặc dụng còn thấp. Năng lực tổ chức quản lý tại các Ban quản lý RĐD còn yếu. Phần lớn các Ban quản lý RĐD chưa lập được kế hoạch quản lý và kế hoạch bảo tồn ĐDSH tại khu rừng. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban quản lý RĐD còn rất hạn chế, biên chế về nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nguồn vốn đầu tư cho các khu RĐD chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước và nguồn tài trợ từ các dự án hợp tác quốc tế. Tổng mức đầu tư còn thấp, suất đầu tư cho đơn vị diện tích rừng đựơc giao quản lý còn hạn chế, phân bổ vốn đầu tư không đồng đều tùy từng địa phương. Hầu hết các khu RĐD do tỉnh quản lý đều lấy nguồn ngân sách địa phương, nên tổng mức đầu tư thấp và ít nhận được nguồn đầu tư quốc tế. Vấn đề quản lý vùng đệm đang gặp những khó khăn như chưa xác định rõ ranh giới vùng đệm trên bản đồ và trên thực địa. Hầu hết các vùng đệm đều được hoạch định theo địa giới hành chính các xã; chưa có một quy chế thống nhất về quản lý và phát triển vùng đệm; chưa có quy định rõ ràng về nội dụng đầu tư phát triển vùng đệm. 1.2. Cơ sở của kế hoạch quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cơ sở cộng đồng 1.2.1. Quản lý bảo tồn ( Conservation Management) Quản lý bảo tồn có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có ý kiến cho rằng quản lý bảo tồn là "bảo tồn hiện trạng tự nhiên " . Tuy nhiên có ý kiến lại cho rằng quản lý bảo tồn là "bảo tồn tối đa tính đa dạng loài". Điều này được hiểu là bảo tồn các hệ sinh thái và chức năng của chúng. Quản lý một vườn quốc gia hay khu bảo tồn là việc kiểm soát một
  17. cách khôn khéo các chủng quần động, thực vật hoang dã, các sinh cảnh, đất và giám sát các tác động của con người nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể mà ta gọi là mục tiêu quản lý. Mục tiêu quản lý của vườn quốc gia hay khu bảo tồn có thể xem như kim chỉ nam cho những người có trách nhiệm thực thi các biện pháp quản lý. Kế hoạch quản lý một vườn quốc gia hay khu bảo tồn phải thể hiện được mục tiêu mà bản kế hoạch tổng thể (thường là luận chứng kinh tế kỹ thuật) đề ra , một kế hoạch quản lý tốt phải thể hiện được ý kiến của cộng đồng địa phương nhằm hạn chế mâu thuẫn và đảm bảo sự hài hòa về mục tiêu quản lý và lợi ích của cộng đồng, trên cơ sở quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững. Bảo tồn (Conservation) là việc bảo vệ các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên thông qua sử dụng bền vững. Nó khác sự bảo tồn (Preservation) mà ngụ ý là sự bảo vệ nghiêm ngặt mà không sử dụng.[35] Đa dạng sinh học nói riêng và thiên nhiên của nước ta nói chung đã bị xuống cấp đến mức độ báo động do nhiều lý do khác nhau, trong đó khâu quản lý có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, việc quản lý đến nay hầu như vẫn chưa có được những tiến bộ mang tính đột phá là do chưa có sự tham gia “tích cực” của nhân dân nói chung và các cộng đồng địa phương nói riêng. Hay nói một cách khác là cần có một sự thay đổi trong toàn bộ xã hội về quản lý bảo vệ đa dạng sinh học và thiên nhiên. Isobel W. Heathcote (1998) cho rằng quản lý thiên nhiên nói chung là một tiến trình nhằm thiết lập một chương trình về thay đổi xã hội. Tác giả cho rằng “Thay đổi xã hội không thể có nếu những cộng đồng bị tác động không cho thay đổi là cần thiết”. Do đó, công việc lập kế hoạch bảo tồn không chỉ phải quan tâm đến sản phẩm cuối cùng mà còn phải đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là những cộng đồng bị tác động. Bởi vậy việc tham gia vào quá trình lập kế hoạch bảo tồn của các cộng đồng có liên quan (stakeholders) là khâu then chốt. Đó cũng chính là vai trò của cộng đồng có liên quan trong việc bảo đa dạng sinh học, hay nói một cách khác là Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng (Community-based conservation management).
  18. 1.2.2. Quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng 1.2.2.1. Khái niệm cộng đồng xã hội Chỉ một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngưỡng, về tâm lý, về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn (Từ điển Bách khoa Việt Nam tập I - Hà Nội 1995). 1.2.2.2. Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng Trên thế giới quản lý rừng cộng đồng đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu và có đóng góp ở các mức độ khác nhau đối với việc quản lý rừng của từng nước. Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về rừng cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng, v.v. ở từng nước cũng như trên phạm vi quốc tế. Năm 1978, tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc - FAO đã định nghĩa về lâm nghiệp cộng đồng là "Bất cứ hình thức nào mà thu hút người dân địa phương tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp gọi là lâm nghiệp cộng đồng. Khái niệm này bao gồm các hoạt động lâm nghiệp rộng rãi như việc trồng rừng tại các vùng nhất định mà ở đó người dân địa phương thiếu gỗ và các sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu của mình; Trồng cây ở mức độ trang trại để thu hoạch các sản phẩm từ cây trồng; Chế biến gỗ và các sản phẩm khác từ cây để cung cấp thức ăn, và tăng thu nhập; Tạo nguồn thu nhập bằng việc cung cấp các sản phẩm để sản xuất đồ thủ công hoặc cho các xưởng chế biến nhỏ v.v. Nó bao gồm một tỷ lệ lớn các hoạt động về công
  19. nghiệp rừng và các hoạt động khác của lâm nghiệp góp phần vào sự phát triển của cộng đồng thông qua giải quyết việc làm và tăng thu nhập, tuy nhiên nó không bao gồm các xí nghiệp, công ty công nghiệp rừng và những hoạt động dịch vụ lâm nghiệp công cộng, những hoạt động này khuyến khích hoặc giúp đỡ những hoạt động lâm nghiệp ở mức độ cộng đồng". Theo Arnold (1992) lâm nghiệp cộng đồng là: " Một thuật ngữ chung mô tả các hoạt động gắn bó người dân nông thôn với rừng và cây cũng như với các sản phẩm và lợi ích bắt nguồn từ rừng và cây. Nếu có một mặt nào đó cần được nhấn mạnh hơn cả thì đó là phạm vi và tính đa dạng của mối liên kết này, và các lĩnh vực khác nhau liên quan tới các khía cạnh của lâm nghiệp cộng đồng. Do vậy, lâm nghiệp cộng đồng không phải là một mảng riêng biệt hay một chương trình mà là một mặt của lâm nghiệp, nông nghiệp, năng lượng nông thôn và các hợp phần khác của phát triển nông thôn.". Từ một số khái niệm trên đây cho thấy lâm nghiệp cộng đồng có nghĩa là sự tham gia của người dân vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp như trồng, bảo vệ rừng, chế biến lâm sản v.v. và các hoạt động này cũng đã mang lại lợi ích trực tiếp, đáp ứng các nhu cầu của người dân v.v. Quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam đã được nhiều tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu trong thời gian gần đây quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều khái niệm được sử dụng: Theo tài liệu Thuật ngữ lâm nghiệp - Vụ khoa học công nghệ - Bộ Lâm nghiệp, 1996 đã định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng như sau: "Lâm nghiệp cộng đồng là một dạng của lâm nghiệp xã hội, trong đó các nhóm người có chung một mục đích tham gia vào việc quản lý hay cùng hưởng lợi của rừng trên đất Nhà nước đã giao cho quyền sử dụng, có tính đến lợi ích của cộng đồng và của Nhà nước". Luật đất đai mới, đã có những quy định cụ thể liên quan đến cộng đồng và tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho lâm nghiệp cộng đồng phát triển, đã xác định: "Các cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam cư trú
  20. trong cùng một làng xóm hoặc nơi cư trú tương tự với các truyền thống, phong tục giống nhau hoặc trong cùng một đại gia đình đã được giao đất hoặc là những người đang sử dụng đất và đã được Nhà nước công nhận về quyền sử dụng đất". Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) đã đưa ra khái niệm Cộng đồng dân cư thôn như sau: "Cộng đồng dân cư thôn gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, bản, ấp, buôn, phun, sóc và các điểm dân cư tương đương có cùng phong tục tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất". Như vậy các khái niệm về cộng đồng đã từng bước làm rõ đối tượng để áp dụng việc giao đất, giao rừng để quản lý sử dụng có sự đồng nhất tương đối về mặt địa lý và dân tộc, cũng như các mối quan hệ xã hội được xác định. Các khái niệm của Việt Nam và quốc tế không có sự khác biệt nhiều. Các khái niệm về quản lý rừng cộng đồng của Việt Nam đã xác định đối tượng chủ yếu là thôn, bản hoặc nhóm người tương đương cùng chung mục đích trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. 1.2.2.3. Một số chính sách nhà nước có liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng Chính sách lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế - xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng dân cư thôn bản trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là các vùng núi, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chậm phát triển, Nhà nước đã từng bước công nhận về mặt pháp luật đối với quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng. Trước đây trong các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành như Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng năm 1992, luật đất đai 1987, 1993 (được sửa đổi bổ sung vào năm 1998 và 2001), Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 chưa có các quy phạm pháp luật đối với cộng đồng dân cư, không quy định giao đất giao rừng cho cộng đồng. Sau khi có Luật bảo vệ và phát triển rừng Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2