Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng tài nguyên tre nứa và vai trò của chúng đối với cộng đồng người dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu - Hoà Bình
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được hiện trạng tài nguyên tre nứa trong khu vực nghiên cứu. Đánh giá được vai trò của tre nứa đối với cộng đồng người Thái tại khu vực nghiên cứu. Xác định được những khó khăn, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn tài nguyên này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng tài nguyên tre nứa và vai trò của chúng đối với cộng đồng người dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu - Hoà Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM THÀNH TRANG ÐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN TRE NỨA VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN VÙNG CAO MAI CHÂU - HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60 62 68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Minh Hợi Hà Nội, 2008
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tre nứa bao gồm các loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Hoà thảo (Poaceae). Việt Nam hiện nay có 1,4 triệu ha rừng tre nứa (cả thuần loại và hỗn giao) đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Miến Điện về diện tích tre nứa. Từ đó có thể thấy tài nguyên tre nứa giữ vị trí rất quan trọng trong tài nguyên rừng nước ta [8]. Do có nhiều đặc tính quý nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Đã thống kê được hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó những công dụng chính là làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khô. Ngoài ra, tre nứa là loài mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật gây trồng tương đối đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hoá, loài đa tác dụng,… nên tre nứa là nguồn tài nguyên phong phú đã và đang được con người sử dụng rộng rãi [9]. Mai Châu là huyện vùng cao tỉnh Hoà Bình nơi sinh sống của cộng đồng người dân tộc Thái, giao thông đi lại khó khăn, nơi có nhiều loài tre nứa mọc tự nhiên như: Bương, Nứa tép, Nứa lá to,... nguồn tài nguyên này đã và đang trở thành nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này đang ngày một suy giảm cả về số lượng và chất lượng; kỹ thuật trồng, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này chưa được chú ý nhiều và đặc biệt là nhận thức của người dân chưa thấy rõ giá trị của nguồn tài nguyên này cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Với những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiện trạng tài nguyên tre nứa và vai trò của chúng đối với cộng đồng người dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu - Hoà Bình”.
- 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRE NỨA Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1. Thành phần và phân bố tre nứa trên thế giới Tre nứa thuộc phân họ Tre – Bambusoideae, họ Hoà thảo - Poaceae. Trên thế giới phân họ Tre có khoảng 1200 loài, 70 chi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số ít loài tre nứa phân bố ở vùng ôn đới. Tre nứa mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thường mọc thành rừng thuần loại hay hỗn giao với cây gỗ. Tổng diện tích rừng tre nứa cả thuần loại và hỗn giao trên thế giới ước tính khoảng 20 triệu ha. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước có thành phần tre phong phú và diện tích rừng tre lớn nhất thế giới (bảng 1.1) [8] Bảng 1.1. Diện tích và số lượng các chi, loài tre nứa của một số nước Tên các Châu hay Diện tích Số loài (gồm cả STT Số chi Quốc gia (1 triệu ha) thứ và dạng) Trung Quốc 7,000 (trong đó rừng 1 50 500 hỗn giao là 3000) 2 Ấn Độ 4,000 19 136 3 Miến Điện 2,170 - 90 4 Thái lan 0,810 13 60 5 Băng la đét 0,600 13 30 6 Campuchia 1,287 - - 7 Việt Nam 1,41 16 92 8 Nhật Bản 0,138 13 230 (660) 9 Inđônêxia 0,060 9 30 10 Malaysia 0,020 10 50
- 3 Tên các Châu hay Diện tích Số loài (gồm cả STT Số chi Quốc gia (1 triệu ha) thứ và dạng) 11 Philipin 0,020 1 (?) 55 12 Hàn Quốc 0,008 10 13 13 Srilanca 0,002 7 14 Châu Đại Dương và 14 các đảo của Thái Bình 0,200* 6 10 Dương Châu Mỹ (Cả Nam 15 1,500* 17 270 Mỹ và Bắc Mỹ) Châu Phi (Gồm cả 16 1,500* 14 50 Madagascar) Nguồn: Zhou Fangchun, 2000 Chú thích: * Ước tính Trung Quốc là một trung tâm tre nứa quan trọng của thế giới. Rừng tre nứa của Trung Quốc (gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên) có diện tích 7 triệu ha, trong đó riêng Trúc sào (Phyllostachys pubescens) chiếm trên 1 triệu ha [40]. Năm 1923, E. G. Camus & A. Camus, đã thống kê được toàn Đông Dương có 13 chi, 72 loài, còn Việt Nam có 12 chi, 54 loài tre nứa (bảng 1.2) [42]. Bảng 1.2. Số chi và loài tre nứa ở Đông Dương và Việt Nam năm 1923 Đông Số loài ở Số loài ở Tên chi Việt Nam Dương Đông Dương Việt Nam Arundinaria + + 5 4 Bambusa + + 22 17
- 4 Đông Số loài ở Số loài ở Tên chi Việt Nam Dương Đông Dương Việt Nam Cephalostachyum + + 2 2 Dendrocalamus + + 12 8 Gigantochloa + + 4 4 Melocalamus + + 1 1 Neohouzeaua + + 2 1 Oxytenanthera + + 11 9 Phyllostachys + + 5 2 Sasa + + 1 1 Schizostachyum + + 5 4 Teinostachyum + 0 1 0 Thyrsostachys + + 1 1 Tổng số 13 12 72 54 Nguồn: E. G. Camus & A. Camus, 1923 Theo thống kê của Cục kiểm lâm (2007) tổng diện tích rừng tre của Việt Nam là 1.438.664ha; trong đó có 1.353.100ha rừng tre nứa tự nhiên (bao gồm 664.860ha rừng tre thuần loại và 688.240ha rừng tre nứa hỗn giao) (Bảng 1.3) [50]. Bảng 1.3. Diện tích rừng tre nứa ở Việt Nam Diện tích Loại rừng (ha) I. Rừng tự nhiên 1.353.100 1. Rừng tre nứa 664.860 2. Rừng hỗn giao (gỗ + tre nứa) 688.240 II. Rừng trồng tre 85.564 Tổng cộng 1.438.664 Nguồn: Cục kiểm lâm, 2007
- 5 Ngoài rừng tre mọc tự nhiên tập trung, còn hàng triệu cây tre được trồng tập trung như Luồng (Thanh Hoá, Nghệ An) hoặc rải rác trong các gia đình ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi cũng tạo một trữ lượng tre nứa đáng kể. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Một số tác giả như: Ohrnberyer D. và J. Georrings (1983) [36], Jean Z. Dah. Dovonon (2000) [34], Zhou Fangchun (2000) [40],... đã thu thập được mẫu vật, mô tả được nhiều loài, chi trong phân họ Bambusoideae, mô tả đặc điểm họ Poaceae, cấu trúc thân ngầm, thân khí sinh, lá quang hợp, mo nang một số chi, loài trong phân họ này. Năm 1960, Koichiro uede (Nhật Bản) đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về tre nứa tại Nhật Bản, đưa ra những kết luận về các quá trình sinh lý của tre nứa và những biện pháp lợi dụng quá trình này [25]. Năm 1994, tổ chức PROSEA (Plant Resources of South - East Asia) đã đưa ra đặc điểm sinh thái học, phân bố, gây trồng, khai thác và sử dụng các loài tre nứa trong khu vực và một số loài của Việt Nam. Tuy nhiên, công trình trên chưa nghiên cứu hết các loài có trong khu vực, trong đó có Việt Nam [37]. Năm 1998, Li D. Z. (Viện Thực vật Côn Minh) cho rằng số loài tre nứa của Trung Quốc đã tăng lên đến 42 chi và 500 loài [35]. Năm 1999, Rao N. và Rao V. Ramanatha đã đưa ra một số kết quả về nghiên cứu có liên quan tới đặc điểm sinh thái, như bảng tổng hợp về chỉ tiêu của một số nhân tố sinh thái: loại đất, hàm lượng mùn trong đất, lượng mưa, số ngày mưa trong năm của 19 loài tre nứa của Trung Quốc [38]. Năm 2000, tác giả Zhu Zhaohua cho biết: ở tỉnh đảo Hải Nam rất gần với Việt Nam đã phát hiện được 46 loài tre nứa, trong đó có 38 loài phân bố tự nhiên, chủ yếu có 3 loài mọc tản thuộc chi Phyllostachys và Sasa; tại tỉnh
- 6 Vân Nam có 250 loài đã được phát hiện, diện tích tre nứa đạt tới 331000 ha, riêng loài Phyllostachys heterocycta var. pubescens chiếm 80% diện tích kể trên [41]. D.N. Tewari (2001) cho rằng Ấn Độ là nước có diện tích tre nứa lớn nhất thế giới, khoảng 2 triệu ha, phân bố từ sát biển lên tới độ cao 3700m sát chân núi Hymalaya. Có 50% số loài tập trung phân bố ở phía Tây Ấn Độ, đa số các loài có thân mọc cụm như Bambusa, Dendrocalamus, Gigantochloa, Oxytenanthera. Tác giả cũng đưa ra dẫn liệu về độ cao phân bố của một số loài cụ thể [39]. Từ đó có thể thấy các loài Tre nứa đang được nhiều nước trên thế giới ngày một quan tâm nhiều hơn và bổ sung vào danh lục các loài Tre nứa. 1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Do tre nứa có giá trị về nhiều mặt đối với đời sống con người nên từ lâu chúng đã được nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về tre nứa là Phạm Văn Tích. Năm 1965, tác giả đã tổng kết kinh nghiệm trồng Luồng Thanh Hoá [27]. Năm 1971 Lê Nguyên và các cộng sự đưa ra các đặc điểm cơ bản của một số loài tre nứa, cách gây trồng và phương thức khai thác chúng [23]. Năm 1978, Vũ Văn Dũng đã công bố 47 loài tre nứa khác nhau ở miền Bắc và nêu công dụng, mùa ra măng, vùng phân bố của các loài này [7]. Năm 1990, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê 19 chi, 95 loài tre nứa và năm 1999, tác giả đã bổ sung số chi và loài tre nứa của Việt Nam là 24 chi và 121 loài [17]. Năm 1994, Ngô Quang Đê đã giới thiệu tóm tắt về đặc tính sinh vật học, đặc điểm sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và sử dụng tre nứa nói chung. Ngoài ra, còn giới thiệu kỹ thuật trồng một số loài tre nứa cụ thể đang được phát triển [10].
- 7 Trần Ngọc Hải (1999), đã theo dõi biến đổi hình thái của Vầu đắng và nghiên cứu quy luật phân bố của Vầu trồng bằng hom thân ngầm. Từ đó có thể xác định được tuổi cây thông qua hình thái bên ngoài và xác định được mật độ trồng hợp lý cũng như thời gian khép tán của lâm phần Vầu đắng sau khi trồng [11]. Trần Ngọc Hải (2000) đã phân tích giá trị dinh dưỡng của măng Vầu đắng và so sánh hàm lượng một số chất (protein, lipit, xenluloza) trong măng của một số loài khác như: Bương, Luồng so với măng Vầu đắng [13]. Năm 2001, Trần Ngọc Hải đã giới thiệu 18 loài tre lấy măng chủ yếu ở Việt Nam [14]. Năm 2001, Nguyễn Ngọc Bích đã đưa ra kết quả nghiên cứu về đất trồng Luồng như tính chất vật lý của đất, động thái độ ẩm đất và ảnh hưởng của các phương thức trồng Luồng đến đất [46]. Năm 2001, Nguyễn Hoàng Nghĩa đã đưa ra 9 loài tre nứa quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay: Luồng Thanh Hoá, Trúc sào, Vầu, Lồ ô, Tre gai, Mạnh tông, Tầm vông, Mai, Diễn. Đồng thời tác giả cũng đưa ra 3 loài tre nứa quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt là: Trúc vuông (Chimonobambusa quadrangularis (Fenzi) Makino), Trúc đen (Phyllostachys nigra (Lodd.) Munro), Trúc hoá long (P. bambusoides Sieb. et Zucc. var. aucro Makino). Ngoài ra tác giả cũng đã nêu ra khu vực Đèo Gió, Ngân Sơn, Cao Bằng là vùng phân bố chính của cả hai loài trúc quý hiếm (Trúc hoá long và Trúc vuông). Tác giả đã đưa ra một số hướng giải pháp để bảo tồn các loài này [45]. Trần Ngọc Hải (2003), đã đưa ra một số nhóm giải pháp để phát triển bền vững LSNG tại một số thôn thuộc vùng đệm VQG Ba Vì - Hà Tây sau khi đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển tre Bương. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở vấn đề nghiên cứu thành
- 8 phần loài, phân bố, kỹ thuật gây trồng, khai thác các loài tre nứa. Việc đánh giá vai trò của chúng thì hầu như chưa được đề cập đến [15]. Năm 2005, Trần Ngọc Hải đã điều tra được 10 loài tre nứa ở 2 xã Ngổ Luông – Tân Lạc và Đồng Bảng – Mai Châu – Hoà Bình và khẳng định 3 loài Bương, Vầu, Mai là những loài thích hợp nên phát triển gây trồng trên diện rộng, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường [16]. Năm 2005 Lê Viết Lâm đã đưa ra bảng định loại chi và loài tre nứa ở Việt Nam với 122 loài, 22 chi, kiểm tra và cập nhật 11 tên khoa học mới, đặc biệt đưa ra được 6 chi và 22 loài tre lần đầu đầu được định tên khoa học ở Việt Nam bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam; đưa ra 22 loài cần được xem xét để xác nhận loài mới. Theo tác giả nếu được thu thập mẫu đầy đủ để định loại thì số loài tre của Việt Nam phải trên 200 loài [20]. Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến đã công bố 7 loài nứa mới thuộc chi Nứa (Schizostachyum) như: Khốp Cà Ná (Cà Ná, Ninh Thuận), Nứa Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu), Nứa đèo Lò Xo (Đắc Glei, Kon Tum), Nứa lá to Saloong (Ngọc Hồi, Kon Tum), Nứa không tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa có tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa Bảo Lộc (Bảo Lộc, Lâm Đồng – mô tả để so sánh). Các tác giả đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái của từng loài cụ thể [44]. Năm 2006, Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải cùng một số tác giả khác đã dịch cuốn “Hỏi đáp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến tre”. Cuốn sách có tổng số 265 câu hỏi liên quan đến tre nứa như: trồng, sử dụng, bảo quản,… tre nứa, giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về vai trò, cách sử dụng tre nứa có hiệu quả [21]. Năm 2006, Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự đã phát hiện ra 6 loài tre quả thịt dựa trên cơ sở cấu tạo hình thái và giải phẫu hoa quả, sáu loài tre quả thịt đã được mô tả và định danh để tạo nên một chi tre mới cho Việt Nam, đó
- 9 là chi Tre quả thịt (Melocalamus). Các loài đã được nhận biết là Dẹ Yên Bái (Melocalamus yenbaiensis), Tre quả thịt Cúc Phương (M. cucphuongensis), Tre quả thịt Kon Hà Nừng (M. kbangensis), Tre quả thịt Lộc Bắc (M. blaoensis), Tre quả thịt Pà Cò (M. pacoensis) và Tre quả thịt Trường Sơn (M. truongsonensis) [47]. Năm 2007, Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến đã đưa ra danh sách về các loài tre nứa hiện có ở Việt Nam bao gồm 194 loài thuộc 26 chi, trong đó có 80 loài đã tạm thời được định danh, còn lại là các loài chưa có tên hoặc có các loài/phân loài mới. Quá trình khảo sát đã phát hiện ra một số chi được coi là mới đối với nước ta là chi Giang (Maclurochloa) với 17 loài, chi Tre quả thịt (Melocalamus) với 10 loài, chi Tre Bidoup (Kinabaluchloa) có 1 loài. Một số loài mới được phát hiện là Tre lông Bidoup (Kinabaluchloa) có đặc điểm ngoại hình giống loài cùng chi ở Malaixia (Wong, 1995); Trúc dây Bidoup (Ampelocalamus) có ngoại hình giống như trúc dây Ba Bể; nhiều loài Nứa (Schizostachyum), Le (Gigantochloa) và Lồ ô (Bambusa). Một số chi có nhiều loài là chi Tre (Bambusa) có 55 loài, chi Luồng (Dendrocalamus) có 21 loài, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài, chi Nứa (Schizostachyum) có 14 loài và chi Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài [48]. Năm 2007, Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến đã phát hiện thêm một loài nứa mới cho Việt Nam có tên là Nứa Sa Pa (Schizostachyum chinense Rendle) được tìm thấy trong rừng lá rộng thường xanh của Vườn Quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), tác giả đã mô tả về đặc điểm hình thái, sinh học của loài [49]. Năm 2007, tập thể các tác giả đã giới thiệu 44 loài cây có sợi trong đó có 35 loài tre nứa. Các tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, phân bố, công dụng, kỹ thuật nhân giống, gây trồng, giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn chúng [9].
- 10 Ngoài giá trị làm thực phẩm tre nứa còn là nguyên liệu để thay thế gỗ sản xuất bột giấy. Từ lâu nhiều nước Đông Nam Á vẫn dùng tre nứa làm nguyên liệu để sản xuất giấy. Ở các nước tiên tiến, mỗi năm bình quân sản xuất giấy theo đầu người là 250-300kg, trong khi đó ở các nước đang phát triển là 2-5kg. Trong tương lai, ngành công nghiệp giấy của Việt Nam sẽ đòi hỏi một số lượng tre và gỗ rất lớn [9]. Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp, đến năm 2010 Việt Nam sẽ sản xuất 2-2,5 triệu tấn giấy và bột giấy/năm. Chắc chắn khi đó chúng ta cần rất nhiều tre nứa để đáp ứng yêu cầu của ngành giấy sợi [5]. Trong 2 năm gần đây nhóm nghiên cứu tre nứa của Viện nghiên cứu Lâm Nghiệp và Viện Điều tra quy hoạch rừng đã phối hợp với 2 giáo sư người Trung Quốc là Hà Niệm Hoà (Xia NiaNhe) của Viện Nghiên cứu Hoa Nam (Quảng Châu) và Li De Zu Viện Thực vật Côn Minh đã đưa số taxon tre nứa của Việt Nam lên 29 chi và 140 loài trong đó có 5 loài mới và 6 chi, 22 loài lần đầu tiên được thống kê ở Việt Nam. Đây được coi là một trong những thành công lớn của các nhà khoa học Lâm nghiệp trong việc tìm ra những loài mới cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam nói chung [8]. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng tre nứa đã và đang được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm. Các tác giả vẫn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về phân loại tre nứa, các loài mới liên tục được phát hiện bổ sung vào danh lục các loài tre nứa của Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, tìm hiểu về vai trò của tre nứa đối với đời sống cộng đồng người dân chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
- 11 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài được tiến hành nhằm bổ sung tư liệu về thành phần loài, phân bố và đánh giá được vai trò của tài nguyên tre nứa tại huyện vùng cao Mai Châu tỉnh Hoà Bình. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng tài nguyên tre nứa trong khu vực nghiên cứu. - Đánh giá được vai trò của tre nứa đối với cộng đồng người Thái tại khu vực nghiên cứu. - Xác định được những khó khăn, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn tài nguyên này. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Thành phần loài và vùng phân bố của nguồn tài nguyên tre nứa tại khu vực nghiên cứu. - Tình hình khai thác, sử dụng và gây trồng và khả năng phát triển nguồn tài nguyên tre nứa của cộng đồng người Thái tại khu vực nghiên cứu. - Vai trò của tre nứa đối với kinh tế hộ tại khu vực nghiên cứu. - Thuận lợi, khó khăn và giải pháp để phát triển tài nguyên tre nứa tại khu vực nghiên cứu. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian và các hạn chế khác, luận văn giới hạn nghiên cứu một số khía cạnh sau đây:
- 12 - Đề tài nghiên cứu hiện trạng thành phần loài, phân bố; tình hình khai thác, sử dụng; kỹ thuật gây trồng tre nứa tại 2 xã Vạn Mai và Đồng Bảng thuộc huyện Mai Châu. - Đề tài tiến hành phân tích đánh giá vai trò của tre nứa đối với người dân tại địa phương. - Đề tài đề cập đến một số giải pháp để phát triển nguồn tài nguyên tre nứa tại khu vực nghiên cứu. * Lý do lựa chọn địa điểm Đề tài chọn điểm nghiên cứu tại 2 xã: Vạn Mai, Đồng Bảng (huyện Mai Châu) vì các lý do sau đây: - Hai xã đều là nơi có các loài cây thuộc phân họ tre nứa sinh trưởng, phát triển tốt và tập trung nhiều nhất trong huyện. - Cả hai xã đều là các xã trọng điểm trong dự án 661, 327 mà cây trồng chủ yếu là cây Luồng, một trong các loài cây thuộc phân họ tre nứa sinh trưởng phát triển tốt. - Hai xã đều là những xã thuộc diện qui hoạch là vùng nguyên liệu cho nhà máy bột giấy HAPACO. - Mỗi xã đại diện cho một điều kiện về giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng. + Xã Đồng Bảng tương đối thuận lợi về giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng. + Xã Vạn Mai có nhiều khó khăn về giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng. - Cả hai xã đều có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái vẫn chiếm chủ yếu (>60%).
- 13 - Nguồn thu chính của các nhóm hộ gia đình ở hai xã là từ tre nứa. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài sử dụng một số phương pháp thu thập và phân tích thông tin sau: - Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): để xác định những yếu tố quan trọng đang thúc đẩy, cản trở, thách thức quá trình quản lý tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên tre nứa nói riêng, lựa chọn các giải pháp ưu tiên, đề xuất những khuyến nghị về quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên này dựa trên cơ sở cộng đồng. - Phương pháp điều tra chuyên ngành để xác định tuyến; lập ô tiêu chuẩn (ÔTC); điều tra đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng của các loài tre nứa v.v... trong khu vực. - Phương pháp chuyên gia để kiểm tra mức chính xác của các thông tin thu được cũng như đưa ra các giải pháp phát triển có hiệu quả. Trong nghiên cứu không phải lúc nào cũng có đủ tư liệu để áp dụng các phương pháp phân tích định lượng theo những phương pháp thống kê học, và cũng không phải vấn đề nào nghiên cứu bằng đánh giá nhanh hay đánh giá nghiên cứu tham gia cũng đưa ra được những giải pháp đúng đắn nhất, đặc biệt là trong tình trạng không đủ thông tin, thiếu thời gian, dân trí quá thấp,... Trong những trường hợp như vậy, để kiểm tra độ chính xác của các thông tin thu được, nâng cao tính đúng đắn của các giải pháp được đề xuất, người ta có thể sử dụng phương pháp chuyên gia. - Phương pháp kế thừa sử dụng các nguồn tài liệu trong và ngoài nước có liên quan. 2.4.1. Công tác ngoại nghiệp Điều tra ngoại nghiệp là công việc quan trọng của đề tài nhằm thu thập thông tin phục vụ phân tích hiện trạng nguồn tài nguyên tre nứa tại khu vực
- 14 nghiên cứu, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong và những giải pháp phát triển nguồn tài nguyên này. a. Nội dung 1 - Hiện trạng nguồn tài nguyên tre nứa tại khu vực nghiên cứu * Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia: cụ thể với công cụ phỏng vấn người dân để tìm hiểu về thành phần và vùng phân bố của các loài tre nứa hiện có tại địa phương. Một số câu hỏi chính: Những loài tre nứa nào hiện có tại địa phương? Chúng phân bố ở khu vực nào? * Phương pháp điều tra chuyên ngành: - Đi tuyến: Do điều kiện địa hình phức tạp nên tôi tiến hành 6 tuyến theo các đường mòn. Tuyến 1: Từ Uỷ ban nhân dân xã Đồng Bảng đến đỉnh Thắng Nỏi (3km). Tuyến 2: Từ Trung tâm học tập cộng đồng thôn Đồng bảng (xã Đồng Bảng) đến đỉnh Pom Chà Mù (3km). Tuyến 3: Đi dọc theo khe Khi Ma đến đỉnh Pù Hin Bắc (4km). Tuyến 4: Từ Trường trung học cơ sở Vạn Mai (Thôn Khán -Vạn Mai) đến đỉnh Pá Kẹn (3km). Tuyến 5: Từ Trường trung học cơ sở Vạn Mai (thôn Khán - Vạn Mai) đến đỉnh Pù Dào (3.5km). Tuyến 6: Từ trung tâm bưu điện xã (thôn Nghẹ - Vạn Mai) đến thung Nghẹ (dài 4km). Trên các tuyến điều tra tiến hành ghi chép đặc điểm các tác động tự nhiên hoặc do con người tác động lên hệ thực vật. Số liệu thu được trên tuyến sẽ bổ sung cho số liệu điều tra trên ô. - Lập ô tiêu chuẩn (ÔTC):
- 15 Các ÔTC được lập bằng thước dây và địa bàn. Tổng số ÔTC là 42 ô được phân bố trên các trạng thái rừng trồng thuần loài và rừng tự nhiên thuần loài. + Diện tích ÔTC: Đối với tre nứa mọc tản: Điều tra trên ÔTC có SÔTC= 100m2(10x10). Trên ÔTC 100m2 (10x10m) tiến hành đếm số cây theo mức độ sinh trưởng tốt, trung bình, xấu; xác định đường kính gốc (D00) và chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước kẹp kính và sào có khắc vạch. Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu 01. Mẫu biểu 01. Điều tra tre nứa (mọc tản) ÔTC số:............. Địa danh: ...................... Người điều tra:................................. Vị trí:..................Độ tàn che: ................... Ngày điều tra: ................................. Trạng thái rừng:..................................Tên loài…………….. Độ cao: .............. Tuổi Chất lượng TT D00 Hvn Ghi Trung Trung cây (cm) (m) Non Già Tốt Xấu chú bình bình 1 2 … Đối với tre nứa mọc cụm: Điều tra trên ô 6 bụi, diện tích của ô điều tra là diện tích đường tròn bán kính bằng khoảng cách trung bình từ tâm ô đến các bụi. Lấy 1 bụi làm bụi trung tâm và đo 5 bụi gần bụi trung tâm nhất. Trên ô 6 bụi tiến hành xác định khoảng cách từ tâm các bụi đến tâm ô. Xác định D00, Hvn, cấp tuổi. Kết quả được ghi theo mẫu biểu 02.
- 16 Mẫu biểu 02. Điều tra tre nứa (mọc cụm): ô 6 bụi Số TT Ô 6 bụi:............ Địa điểm:................ Người điều tra:.............................. Vị trí:......................... .Độ cao:..................... Ngày điều tra:............................... Trạng thái rừng:................................Tên loài:……...………Độ cao:…………. Khoảng cách Tuổi TT D00 Hvn Ghi tới bụi (cm) (m) Tổng chú Non Vừa Già tâm ô (m) số 1 2 … b. Nội dung 2 – Tình hình khai thác, sử dụng, gây trồng và khả năng phát triển nguồn tài nguyên tre nứa của cộng đồng người Thái tại khu vực nghiên cứu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA): Sử dụng công cụ: phân tích lịch mùa vụ, phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm để thu được thông tin chính xác về kỹ thuật khai thác, mùa vụ khai thác, kỹ thuật gây trồng…và mục đích sử dụng nguồn tài nguyên này. Kết quả thu được tổng hợp vào mẫu biểu 03. Sử dụng công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức (sơ đồ VEEN) để tìm hiểu sự tác động và mức độ ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền tới phát triển nguồn tài nguyên tre nứa tại địa phương. Sử dụng công cụ phân loại, xếp hạng cho điểm để người dân đánh giá mức độ cần thiết, ưa thích và ưu tiên một số loài tre nứa trong phát triển nguồn tài nguyên này. Sử dụng phương pháp kế thừa số liệu: Các tài liệu thứ cấp được lấy từ: Hạt kiểm lâm, UBND xã, Nhà máy giấy,…
- 17 Mẫu biểu 03. Điều tra tình hình khai thác, sử dụng tre nứa (Một số loài chủ yếu) Chủ hộ gia đình:................................... ………………………………………. Nhóm hộ:................................................. Xã: ................................................... Mùa Bộ Mục Mức Lượng Dạng vụ phận đích độ Giá Nơi TT Loài khai sản khai sử sử khai bán bán thác phẩm thác dụng dụng thác 1 2 … * Ghi chú: - Lượng khai thác tính bằng kg hay bằng cây. - Mức độ khai thác: Mạnh (+++); Trung bình (++); ít khai thác (+). * Những câu hỏi chính: - Có bao nhiêu loài tre nứa đã và đang được khai thác tại khu vực nghiên cứu? Bộ phận khai thác? Mùa vụ khai thác? Khối lượng khai thác? - Những loài thuộc nhóm tre nứa được sử dụng vào những mục đích gì? - Địa phương đã gây trồng tre nứa bằng phương pháp nào? Số lượng đã gây trồng? c. Nội dung 3 – Vai trò của tre nứa đối với kinh tế hộ và sử dụng lao động tại khu vực nghiên cứu * Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng cũng như sự tác động của tài nguyên tre nứa đối với kinh tế hộ gia đình và cộng đồng người dân địa phương thì sử dụng tài liệu thứ cấp và sử dụng bộ công cụ: - Phân loại hộ gia đình.
- 18 - Phân tích kinh tế hộ gia đình (đề tài phỏng vấn 40 hộ gia đình theo 3 nhóm hộ: Khá, trung bình và nghèo) - Phỏng vấn. * Những câu hỏi chính: - Tại khu vực nghiên cứu gồm có mấy loại nhóm hộ? - Mức thu nhập từ tre nứa? Từ các nguồn thu khác? d. Nội dung 4 – Thuận lợi, khó khăn và giải pháp để phát triển tài nguyên tre nứa tại khu vực nghiên cứu - Sử dụng công cụ: thảo luận nhóm để thấy được những thuận lợi, khó khăn của người dân trong công tác khai thác, sử dụng, gây trồng, chế biến và quản lý nguồn tài nguyên tre nứa. - Sử dụng phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong việc đề xuất các giải pháp để phát triển tài nguyên tre nứa tại khu vực nghiên cứu. * Những câu hỏi chính: - Những loài lâm sản thuộc nhóm tre nứa nào đã và đang được gây trồng ở khu vực nghiên cứu? - Kỹ thuật trồng như thế nào? - Những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình gây trồng? - Phát triển tre nứa có phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trường và nhu cầu của người dân không? - Mức độ ảnh hưởng của các tổ chức đến việc phát triển tài nguyên tre nứa tại khu vực nghiên cứu? 2.4.2. Công tác nội nghiệp Những công việc chính được thực hiện trong quá trình tiến hành nội nghiệp gồm: nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến nội
- 19 dung nghiên cứu của đề tài, xử lý số liệu điều tra, thảo luận về kết quả điều tra. 2.4.2.1. Nghiên cứu tài liệu về tre nứa trong và ngoài nước Mục đích của nghiên cứu tài liệu là nâng cao nhận thức, kiến thức về tre nứa nói chung thông qua học hỏi kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài nước. Quá trình nghiên cứu tài liệu được định hướng theo những vấn đề sau: Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của xã Vạn Mai, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu do Uỷ ban nhân dân UBND xã Vạn Mai và Đồng Bảng, UBND huyện Mai Châu cung cấp [29], [30], [31], [32], [33]. Phương pháp nghiên cứu về tre nứa; Phương pháp điều tra tre nứa; Kỹ thuật khai thác, sử dụng và gây trồng của một số loài tre nứa; Một số kinh nghiệm trong sử dụng, gây trồng, khai thác tre nứa [9], [10], [11], [22], [23],... 2.4.2.2. Xử lý tài liệu điều tra Trong quá trình xử lý tài liệu điều tra, cần thống kê lại các vấn đề đã phát hiện được trong thời gian ngoại nghiệp, sắp xếp thứ tự ưu tiên, thứ tự quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm. Đồng thời phân tích định lượng với một số vấn đề có thể thực hiện được, liên hệ nó với các vấn đề phát hiện bằng điều tra nhanh. Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng ngang nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng đề tài. Các phương pháp xử lý số liệu được sử dụng trong đề tài được tham khảo tại 2 cuốn “Thống kê toán học trong lâm nghiệp” [18] và “Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp” [19]. + Tính số bụi/ ha sử dụng công thức: n.10000 N= S Trong đó: N: số bụi/ ha
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn