![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra (Docynia indica) giai đoạn kiến
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục tiêu của đề tài là xác định được cơ cấu cây trồng ngắn ngày phổ biến và phù hợp với các mô hình trồng xen với cây Sơn tra trong giai đoạn KTCB tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu; xây dựng mô hình trồng xen cây trồng ngắn ngày với cây Sơn tra trong giai đoạn KTCB; đánh giá được hiệu quả trồng xen cây ngắn ngày tại các mô hình đã được lựa chọn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra (Docynia indica) giai đoạn kiến
- 1i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện Luận văn, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Lưu Bình Khiêm
- ii 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản Luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo Trường Đại học lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Bắc, Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm khuyến nông Sơn La, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thuận Châu, UBND xã Phỏng Lái – Thuận Châu và các đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Xuân Hoàn là người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi thực hiện tốt cho Luận văn. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, anh em, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Lưu Bình Khiêm
- iii 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan......................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................ii Mục lục............................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt...................................................................................vi Danh mục các bảng.........................................................................................vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu về cây Sơn tra ......................................................... 3 1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây Sơn tra ......................................................... 3 1.1.2. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Sơn tra ............................ 4 1.2. Tình hình nghiên cứu về trồng xen ............................................................ 7 1.2.1. Một số luận điểm về trồng xen ................................................................ 7 1.2.2. Cơ sở khoa học của những lợi ích trồng xen ........................................ 10 1.3. Một số vấn đề về canh tác đất dốc bền vững ........................................... 13 1.3.1. Hạn chế của đất dốc .............................................................................. 13 1.3.2. Một số nghiên cứu mô hình canh tác đất dốc trên Thế giới ................. 14 1.4. Nghiên cứu về trồng xen trên Thế giới .................................................... 17 1.5. Nghiên cứu về trồng xen ở Việt Nam ...................................................... 20 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 28 2.2. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 28 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
- iv 4 2.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp........................................................................ 30 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu, thu thâ ̣p số liêụ hiê ̣n trường ........................ 31 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng ............................................ 32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 40 3.1. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội, thời tiết khí hậu và hiện trạng trồng Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Sơn La ..................... 40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội, thời tiết khí hậu.......................................... 40 3.1.2. Hiện trạng trồng Sơn tra tại huyện Thuận Châu ................................... 45 3.2. Kết quả nghiên cứu xác định mật độ và cơ cấu cây trồng xen hợp lý cho từng loại cây trồng xen giai đoạn kiến thiết cơ bản ........................................ 49 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng ngô khác nhau tới sinh trưởng, phát triển và năng suất Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản.......... 49 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng Ngô khác nhau tới sâu bệnh hại Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản....................................... 57 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ khác nhau tới sinh trưởng, phát triển và năng suất Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản ............................. 59 3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ khác nhau tới sâu bệnh hại Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .................................................................. 61 3.3. Đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .............................................................................. 63 3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình Ngô NK54 trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản ................................................ 63 3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình Đỗ đen trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản ................................................ 63 3.3.3. Đánh giá hiệu quả trồng xen đối với sinh trưởng của cây Sơn tra........ 64 3.3.4. Đánh giá hiệu quả môi trường của các mô hình trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản............................................................ 66
- 5v 3.3.5. Đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .................................................................. 68 3.4. Một số đề xuất kỹ thuật trồng xen cây nông nghiệp với Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .............................................................................................. 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 71 1. Kết luận ....................................................................................................... 71 2. Tồn tại ......................................................................................................... 72 3. Khuyến nghị ................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết đầy đủ IPCC Tổ chức liên chính phủ BTTN Bảo tồn thiên nhiên CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân Dt Đường kính tán (m) DtDT Đường kính tán Đông Tây (m) DtNB Đường kính tán Nam Bắc (m) D00 Đường kính gốc (cm) D1,3 Đường kính 1,3m (cm) ĐDSH Đa dạng sinh học FAO Tổ chức nông lương liên hiệp quốc Hdc Chiều cao dưới cành (m) Hvn Chiều cao vút ngọn (m) KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng Chính phủ QĐ-UBND Quyết định Uỷ ban nhân dân PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân TT-BNN Thông tư Bộ nông nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân
- vii 7 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả phân tích thành phần dịch quả Sơn tra ................................ 5 Bảng 3.1. Dân số tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2013 ..................................... 44 Bảng 3.2. Diện tích Sơn tra tại huyện Thuận Châu ........................................ 47 Bảng 3.3. Tình hình sinh trưởng phát triển của Sơn tra tại một số xã của huyện Thuận Châu .......................................................................................... 48 Bảng 3.4. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản ......................................................................... 50 Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản ......................................................................... 52 Bảng 3.6. Các chỉ tiêu và năng suất lý thuyết của Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản ......................................................................... 54 Bảng 3.7. Các chỉ tiêu và năng suất thực thu của Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .............................................................................. 57 Bảng 3.8. Một số sâu bệnh chính hại Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .............................................................................................. 58 Bảng 3.9. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .............................................................................. 59 Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .................................................................. 60 Bảng 3.11. Một số sâu bệnh chính hại Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .............................................................................................. 62 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của mô hình Ngô trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .............................................................................................. 63 Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của mô hình Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .............................................................................................. 64
- viii 8 Bảng 3.14. Hiệu quả của cây trồng xen với sinh trưởng của cây Sơn tra ....... 65 Bảng 3.15. Sâu bệnh hại Ngô, Đỗ đen, Sơn tra .............................................. 67 Bảng 3.16. Hiệu quả xã hội của mô hình Ngô trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản ...................................................................................................... 68 Bảng 3.17. Hiệu quả xã hội của mô hình Đỗ đen trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản .............................................................................................. 69
- 1 MỞ ĐẦU Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mặt nước biển. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.417.444 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 247.684 ha, chiếm 30,09%; khí hậu Sơn La mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông lạnh và khô hanh. Địa hình chia cắt sâu và mạnh, giao thông đi lại khó khăn ảnh lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thuận Châu là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 153.873 ha, dân số 159.292 người thuộc 6 dân tộc sinh sống tại 29 xã, thị trấn. Trong định hướng phát triển của tỉnh, Thuận Châu được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, nằm trên trục Quốc lộ 6 từ Mộc Châu đi Điện Biên – Lai Châu. Thuận Châu có địa hình cao nguyên đá vôi, độ cao trung bình 700m. Đất đai ở Thuận Châu thích hợp trồng các loại cây như: Lúa, Ngô, Sắn, Đậu, Lạc, Cao su, Sơn Tra, Cà phê, Chè, Cam, cây dược liệu... và nghề nuôi ong lấy mật, nuôi trồng thủy sản (cá lồng, tôm càng xanh...). Cây Sơn tra còn gọi là cây Táo mèo (Docynia indica (Wall.) là một trong những cây bản địa đặc hữu chỉ có ở vùng núi cao của các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai… nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1000m. Sơn tra thuộc nhóm cây lâm nghiệp cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, quả Sơn Tra dùng chế biến rượu, nước giải khát. Đặc biệt hơn loại quả này còn có tính năng kỳ diệu trong y học, là một vị thuốc quý. Ngoài sản phẩm chính là quả, cây Sơn tra có tác dụng hạn chế xói mòn bảo vệ tài nguyên đất, rừng nên đã được UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo phát triển từ năm 2003 trong các chương trình trồng rừng theo dự án 661. Sơn tra là cây dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 5 - 6 năm mới cho quả. Trong giai đoạn đầu từ năm thứ nhất tới năm thứ 4 cây chưa khép tán, diện tích che phủ đất thấp, hơn nữa Sơn tra được
- 2 trồng trên những vùng đất có độ dốc lớn. Do vậy, hiện tượng xói mòn rửa trôi xảy ra là tất yếu, gây hiện tượng mất dinh dưỡng đất nghiêm trọng, làm mất khả năng sản xuất của đất và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mặt khác diện tích trồng Sơn tra được chuyển đổi chủ yếu từ đất nương rẫy của bà con, canh tác cây hàng năm nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra càng mạnh. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, khi chưa có thu nhập người dân cần có thêm những khoản thu nhập từ việc trồng xen các cây trồng khác để đảm bảo cuộc sống, yên tâm canh tác, bảo vệ và phát triển vườn rừng. Trồng xen cây ngắn ngày (Ngô, Lúa nương, Đậu tương, Lạc... ) trong vườn cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn kiến thiết cơ bản là một giải pháp có nhiều ý nghĩa thiết thực, các cây trồng xen không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây ăn quả, cây công nghiệp lại tăng độ phì, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, mang lại giá trị kinh tế nhất định tăng thu nhập cho người dân. Để phát triển nền nông nghiệp bền vững, việc trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong vườn cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn kiến thiết cơ bản là hết sức cần thiết vừa góp phần bảo vệ đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhờ việc “lấy ngắn nuôi dài”, đồng thời cũng góp phần làm giảm công lao động cho việc làm cỏ và chăm sóc cây ăn quả, cây công nghiệp trong giai đoạn này. Biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả trồng xen một số cây ngắn ngày trong vườn Sơn tra có thể giúp chúng ta đáp ứng được những nhu cầu này. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra (Docynia indica) giai đoạn kiến thiết cơ bản tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về cây Sơn tra 1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây Sơn tra - Tên gọi, phân loại: Cây Sơn tra hay còn gọi là cây Táo Mèo (Docynia indica (Wall.) Decne, 1874.) Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), Bộ: Hoa hồng (Rosales). Cây gỗ cao 4 - 5 m, cành non có gai và lông nhung màu trắng, khi già nhẵn. Lá hình mũi mác dài 7 - 10cm, rộng 1,5 - 2cm, khi non có 3 - 5 thùy, tròn ở gốc, thuôn nhọn ở đỉnh, mép lá nguyên hoặc có răng cưa, lông nhung màu trắng ở mặt dưới, gân bên 6 - 10 đôi, phân chia tới tận mép lá; cuống lá dài 15 - 20mm. Lá kèm hình mũi dùi, sớm rụng. Cụm hoa chùm 1 - 3 hoa hoặc hơn, có lông, cuống hoa rất ngắn hoặc không có. Đài có lông màu trắng với 5 thùy hình mũi mác nhọn đầu, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn. Cánh hoa 5, màu trắng, mép có mũi nhọn, nhỏ. Nhị có từ 30 – 50 nhị. Bầu nhụy có 5 ô, mỗi ô có 3 - 10 noãn, xếp theo chiều dọc của bầu; vòi nhụy 5, gắn liền với nhau ở gốc, có lông. Quả dạng quả Sơn tra, hạt màu đen. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt, chồi hoặc chiết cành. Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng hoặc thành quần thể thuần loại trong trảng cây bụi, ven đồi, ở độ cao 1000 - 1500 m. Phân bố: Ở Việt Nam: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sa Pa), Cao Bằng, Sơn La (Bắc Yên: Tà Xùa), Yên Bái. Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan.
- 4 Giá trị: Quả chín ăn được. Quả tươi dùng chế rượu vang. Quả phơi khô dùng làm nguồn dược liệu để chế rượu thuốc, nấu cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh tim mạnh, huyết áp cao và kính thích tiêu hóa. Cây non còn dùng làm gốc ghép cho các, loài Sơn tra và Lê để tạo giống cây ăn quả. Gỗ có thể đóng đồ dùng gia đình và nông cụ sản xuất. Tình trạng: Loài hiếm. Quả được sử dụng rộng rãi như là nguồn dược liệu nên được nhân dân địa phương khai thác hàng năm (đôi khi chặt cả cây) để dùng và bán. Chính đó lá nguyên nhân dẫn tới việc giảm số lượng cá thể và thu hẹp khu phân bố. Mức độ đe dọa: Bậc R. 1.1.2. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Sơn tra Thành phần hóa học: Theo sự nghiên cứu Sơn tra Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy trong quả có axit xitric, axit tactric, vitamin C, thấy hydrat cacbon và prôtit [21]. Năm 1957, Viện nghiên cứu thực phẩm của Trung Quốc phân tích quả Sơn tra thấy prôtit 0,7%; chất béo 0,2%; hydrat cacbon 22%; canxi 0,085%; photpho 0,025%; sắt 0,0021%; caroten 0,00082%; vitamin C 0,089% [21]. Theo Dharmananda các tác dụng sinh học của Sơn tra có liên quan đến bốn nhóm hợp chất chủ yếu: các flavonoid (hyperoside, luteolin-7-glucoside, rutin, quercetin, vitexin, vitexin rhamnosides), Oligomeric procyanidins và flavans (catechin, epicatechin polymers), các dẫn xuất Triterpene (oleanolic axit, ursolic axit), các axit hữu cơ (citric, tartaric, ascorbic), các phenolic đơngiản (chlorogenic axit, caffeic axit). Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch vành, giảm xơ vữa động mạch. Sơn tra còn cho tác dụng tốt trong các trường hợp nghẽn mạch máu tim. Kết quả thực nghiệm tại phòng thí nghiệm dược lý – Viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy chiết xuất Sơn tra có đặc tính chống nghẽn mạch rõ rệt;
- 5 cải thiện việc đưa oxy về tế bào cơ tim; giảm cholesterol, triglycerid, độ quánh của máu và fibrinogen… [20]. Sơ bộ nghiên cứu loại Sơn tra Việt Nam (Lào Cai, Hoàng Liên Sơn) thấy trong quả Sơn tra có 2,76% tanin, 16,4% chất đường, 2,7% axit hữu cơ (tactric, xitric tính theo H2SO4). Các chất tan trong nước (cao khô) là 31%, độ tro 2,25% tan hoàn toàn trong HCl (Lê Ánh, bộ môn Dược liệu, 1961). Theo nghiên cứu của Đinh Thị Kim Chung (2010) cho biết khối lượng trung bình của quả Táo mèo tại 2 vùng Yên Bái và Lào Cai là 20,5 ± 0,5 g, nước chiếm tỷ lệ 84,6%, đường 4,81%, axit tổng số 1,47% và pH là 2,9. Theo kết quả khảo sát định tính dịch chiết từ quả Táo mèo thấy có đủ các nhóm hợp chất như: Flavonoit, tannin, ankaloit, glycozit có tác dụng kháng khuẩn rất có hiệu quả. Giấm táo chứa axit malic, axit acetic, hàm lượng enzym cao rất tốt cho tiêu hóa [20]. Theo nghiên cứu của Viện công nghệ thực phẩm Bộ Công Thương (2013) cho thấy trong quả Sơn tra có các các thành phần chủ yếu sau: Bảng 1.1. Kết quả phân tích thành phần dịch quả Sơn tra Đường tổng Axit tổng VTM C Polyphenol Kali Loại quả pH số (%) số (%) (g/l) (g/l) (g/l) Quả nhỏ, vỏ xanh Quả xanh 4,10 1,38 3,1 2,3 0,98 - Quả ương 4,80 1,82 3,3 2,9 1,03 2,250 Quả chín 5,06 1,64 3,0 2,2 0,87 - Quả to, vỏ vàng Quả xanh 4,30 1,40 3,5 2,2 0,88 - Quả ương 4,72 1,62 3,7 2,8 0,94 2,102 Quả chín 5,17 1,68 3,6 2,1 0,95 -
- 6 Tác dụng dược lý: Quả Sơn tra hay Táo mèo được dùng phổ biến trong Đông y, có thể dùng thay thế hay tương tự như vị thuốc. Sơn tra với nhiều tác dụng như làm thuốc bổ tỳ, vị, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, dễ tiêu chống đầy bụng, ợ chua, giúp tăng cường miễm dịch, giảm cholesterol, hạ mỡ máu, đại tiện xuất huyết, chữa toàn thân đau mỏi...dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc tán bột uống. Điều đáng chú ý nhất có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại vi. Mặt khác còn giúp hạ mỡ máu, chống huyết khối làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp của cơ tim, phòng chống tích cực các biến chứng do cao huyết áp gây ra. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng ức chế các trực khuẩn: thương hàn, bạch hầu, lị, tụ cầu vàng, giảm chứng suy hô hấp…. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Loan (2011) cho thấy tác dụng chống béo phì và giảm trọng luợng của dịch chiết quả Táo mèo Docynia indica (Wall.) Decne trên mô hình chuột béo phì thực nghiệm. Theo Vũ Thị Hạnh Tâm nghiên cứu và ghi nhận vai trò hạ lipit và đường huyết của dịch chiết quả Táo mèo trên chuột. Hoàng Thị Minh Tân: quả và lá Táo mèo có khả năng chống rối loạn trao đổi gluxit và lipit. Vũ Thị Huê, Bùi Thị Việt Hà đã có những nghiên cứu sơ bộ ghi nhận về tác dụng kháng khuẩn của dịch lên men quả Táo mèo [19]. Lương y Đinh Công Bảy cho biết: Táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tì, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, giúp tiêu hóa do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em uống sữa không tiêu. Các nghiên cứu mới đây cho thấy Táo mèo có chứa axit citric, axit crataegic, vitamin C, hydrad carbon, protide, lipid, canxi, phốt-pho, choline, acetylcholine, phytosterin. Các công dụng trên của Táo mèo có liên quan đến
- 7 năm nhóm hợp chất: các flavonoid, oligomeric procyanidin, flavan, các dẫn xuất triterpene và các axit hữu cơ. Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch vành và giảm xơ vữa động mạch [21]. Theo một nghiên cứu của khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia, Hà Nội, giấm Táo mèo có hoạt tính kháng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên (moraxella catarrhalis) nhờ hoạt động của hai yếu tố chính. Thứ nhất, chủng vi khuẩn Bacillus altitudinis TM1.2 được phân lập từ nước giấm có thể ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn Moraxellacatarrhalis. Thứ hai, trong Táo mèo có chứa các chất tự nhiên có hoạt tính sinh học, có thể giúp kháng lại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. 1.2. Tình hình nghiên cứu về trồng xen 1.2.1. Một số luận điểm về trồng xen Mục đích chính của các điền chủ là sử dụng đất tối đa và thu được nhiều sản phẩm nhất trên mảnh đất của mình mà vẫn duy trì được độ phì đất. Một trong những khả năng có thể đáp ứng được mục đích này là khai thác đất trong một hệ thống cây trồng gọi là “trồng xen”. Boursard (năm 1982) quan niệm trồng xen tức là sự phối hợp xen kẽ các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích tạo nên một tổng thể thực vật có nhiều tầng, nghĩa là có sự liên kết phù hợp lẫn nhau giữa các cây trồng có vóc dáng và hệ rễ khác nhau, sao cho tổ hợp cây trồng này nhận được năng lượng mặt trời nhiều nhất ở độ cao khác nhau và hệ thống rễ khai thác ở các tầng đất khác nhau. Korikanthimath và cộng sự (năm 1994) cho rằng trồng xen hay trồng phối hợp bằng đa dạng hóa cây trồng thì ngược với trồng thuần. Mục đích chính của đa dạng hóa là tránh lệ thuộc quá nhiều vào một loại sản phẩm của các cây trồng phụ. Hiệu quả của các nguồn cơ bản sản xuất cây trồng như
- 8 không gian, đất, bức xạ mặt trời và nước có thể đạt được tối đa nhờ áp dụng các hệ thống thâm canh như canh tác đa tầng, các hệ thống canh tác đa tầng thực chất là các hệ thống đa canh có thành phần cây trồng khác nhau [29]. Đoàn Văn Điếm (năm 1997) cho rằng trồng xen kẽ các loại cây có yêu cầu cường độ bức xạ khác nhau là biện pháp rất hiệu quả, vừa tranh thủ được không gian vừa không bỏ phí năng lượng. Một số loại cây trồng xen có tương tác có lợi do bổ sung dinh dưỡng cho nhau [1]. Willey (năm 1979) định nghĩa khi hai hay nhiều những cây trồng được trồng cùng nhau trên cùng một mảnh đất, những cây trồng này có thể gieo cùng hoặc thu hoạch cùng thời gian. Trồng xen hay canh tác đa tầng góp phần đa dạng hóa sức sản xuất và thu nhập, giúp duy trì tính đa dạng sinh học, chống lại các rủi ro do biến động về sinh thái và thị trường. Nó cũng giúp cho sự bảo tồn sinh thái và điều này là thiết yếu không những chỉ để duy trì điều kiện sản xuất lý tưởng mà còn bảo vệ môi trường cho các thế hệ con cháu tương lai (Rajendra Hedge, 1995) [34,48]. Thuật ngữ “Canh tác đa tầng” được Patil (năm 1990) sử dụng để chỉ các tổ hợp cây trồng gồm nhiều loài có chiều cao khác nhau, có thời gian cho sản phẩm sớm muộn dài ngắn khác nhau, sống chung với nhau trong cùng một thời gian, trên cùng một mảnh đất, nhưng trong đó luôn có sự hiện diện ít nhất của một loài thân gỗ lâu năm [27]. Hedge (năm 1995) khẳng định canh tác 3 tầng góp phần tối đa hóa sức sản xuất và thu nhập, nó giúp duy trì tính đa dạng sinh học, chống lại các rủi ro do những biến động về sinh thái và thị trường. Nó giúp cho sự bảo tồn sinh thái, điều này thiết yếu không những chỉ duy trì điều kiện sản xuất lý tưởng mà còn bảo vệ môi trường cho các thế hệ con cháu tương lai [25]. Việc có mặt các cây thân gỗ trong các hệ thống trồng trọt làm cho vườn cây trở thành nông lâm kết hợp. Với ý nghĩa này, các hệ canh tác đa tầng là
- 9 các hệ thống nông lâm kết hợp. Các loại cây nông nghiệp hầu hết có bộ rễ ăn nông, khai thác nước và dinh dưỡng khoáng ở tầng đất mặt, trong khi các cây thân gỗ khai thác nước và dinh dưỡng ở tầng đất sâu hơn. Việc đưa nước từ tầng đất sâu lên tầng đất mặt qua bộ rễ của cây thân gỗ thì khác với sự di chuyển nước trực tiếp, vì vậy hạn chế được hiện tượng các ion kim loại như natri, nhôm, sắt di động,… tích lũy dần trong lớp đất mặt gây độc cho cây trồng. Nói cách khác trong các hệ thống nông lâm kết hợp, sự cân bằng nước và dinh dưỡng khoáng sẽ ít bị phá vỡ hơn so với các hệ thống đơn canh hoặc các hệ xen canh không có cây thân gỗ. Nông lâm kết hợp được coi là một phương tiện để đạt được sức sản xuất ổn định của các hệ canh tác. Nó sẽ tránh được nhiều vấn đề về biến động môi trường, sức khỏe cộng đồng và những vấn đề tiềm tàng khác mà nền nông nghiệp chạy theo năng suất cao đã phải gánh chịu. Tuy vậy, hệ thống nông lâm kết hợp cũng có những trở ngại nhất định, ví dụ vấn đề nông dân muốn có được nhiều tiền và sớm hoặc biết các loại cây nào kết hợp với nhau và để giải quyết những trở ngại này cần có sự tham mưu của các nhà khoa học. Những lợi ích và những bất lợi của trồng xen đã được Boursard thảo luận kỹ, ông cũng lưu ý nhiều tới việc chọn các cây trồng tương hợp với nhau trong mỗi phối hợp. Khi chọn một loại cây để đưa vào hệ thống trồng xen phải xem xét tới nhiều yếu tố: - Khả năng thích ứng với khí hậu, đất đai trong vùng của cây trồng chính. - Nhu cầu về nước của cây trồng xen. - Vóc dáng hay tư thế ngoại hình có lấn át cây trồng chính không. - Chu kỳ sinh trưởng, thời gian cho thu hoạch. - Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng xen. - Nguồn nhân công có sẵn. - Giá trị kinh tế.
- 10 Ngoài ra, còn phải chú ý đến khả năng cải tạo đất và khả năng có giới hóa trên vườn cây. 1.2.2. Cơ sở khoa học của những lợi ích trồng xen Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn khi được trồng liên kết cùng nhau, chúng có thể bổ sung lẫn nhau và như thế sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn khi trồng riêng rẽ. Về bổ sung có thể xảy ra là nhịp điệu sinh trưởng của cây trồng xen khác nhau về thời gian, nhờ vậy mà các cây trồng có những yêu cầu về các điều kiện tự nhiên ở những thời gian khác nhau. Loại bổ sung này được Trenbath (năm 1974) và Willey (năm 1979) đặt tên là thời điểm, khái niệm này được nhiều nhà khoa học ủng hộ [40,45]. Rathore và cộng sự (năm 1980) cho rằng cùng mật độ, trồng ngô theo hàng kép (khoảng cách giữa các hàng đơn trong hàng kép là 30cm, khoảng cách giữa hai hàng kép là 90cm) và trồng xen đậu xanh giữa các hàng kép đã thu được 24,9 tạ ngô + 3,3 tạ đậu xanh, trong khi đó trồng ngô theo hàng đơn (hàng cách hàng 60 cm) chỉ thu được 19,2 tạ ngô/ha. Như vậy những tia sáng chiếu trên khoảng cách giữa các hàng được ngô và đậu sử dụng có hiệu quả [35]. Báo cáo hàng năm của ICRISAT năm 1978 – 1979 (trích theo Trenbath, (năm 1979) cho biết việc đo khả năng ngăn chặn ánh sáng đã chỉ ra rằng trồng xen ngăn chặn năng lượng ánh sáng hơn trồng thuần, nhưng năng lượng này chuyển thành chất khô có hiệu quả hơn. Kết quả tính toán cho thấy trồng xen sử dụng ánh sáng phân bổ đều trên các lá và một phần do sự liên kết của cây C4 ở những lớp tán lá trên và ở cây C3 ở những lớp lá thấp hơn [40]. Ghafarzadeh và cộng sự (năm 1994) cho rằng, trồng xen theo băng thích hợp trong sản xuất hiện nay, nó có ý nghĩa về mặt môi trường và lợi ích kinh tế. Sự khác nhau về thời gian trong chu kỳ sống của cây và độ ẩm đất có ảnh hưởng đến sự tương tác của loài trồng xen ở vị trí biên [24].
- 11 * Cải thiện độ phì đất: Giá trị lớn nhất của cây họ dậu là thông qua cố định nitơ tự do từ không khí tạo ra đạm vô cơ trong suốt quá trình sinh trưởng đã làm giàu cho đất và làm lợi cho cây cùng chung sống (Wien và cộng sự, 1976; Willson và Burfen, 1988) [43]. Sau khi thu hoạch hệ thống rễ và tán lá giàu đạm của cây đậu đỗ để lại một lượng N và chất hữu cơ đáng kể cho đất, góp phần tích cực vào việc nâng cao độ phì đất (Heichen, 1987). Sau khi thu hoạch các tàn dư của cây đậu đỗ có thể cung cấp từ 84 – 114kg/ha cho các loại cây trồng sau (Myers và Wood, 1987) [25,31]. Viện nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ khi nghiên cứu về trồng xen ngô với một số cây họ đậu cho rằng: Với lạc đã bổ sung 40kg N/ha và với đậu xanh cho 25kg N/ha. Những kết quả nghiên cứu tương tự cũng đã được các nhà khoa học công bố như trồng xen ngô lạc ở miền Bắc Nigeria (Kassam, 1972); ngô + đậu tương ở Tây Phi (Finlay, 1974); ngô + cove ở Colombia và ngô + đậu mắt ở Nigieriea [28]. * Chống xói mòn rửa trôi bảo vệ độ phì đất: Trồng xen cũng là biện pháp có tác dụng hạn chế xói mòn và tận dụng đất. Paera (năm 1989) cho rằng, trồng xen hỗn hợp nhiều loại cây sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững về môi trường sinh thái. Tuy nhiên, theo Morgan (năm 1984), xói mòn do mưa là nguyên nhân chính gây suy thoái độ phì đất [30,32]. * Khống chế cỏ dại và sâu bệnh: Che bóng được coi như những phương tiện giảm sự phát triển lan rộng của cỏ gấu (Cyperus rotundus). Kết quả nghiên cứu của Willey (năm 1979) chỉ ra rằng trồng xen cao lương + đậu mắt cua, cao lương + đậu xanh và cao lương + đậu triều, như những phương tiện làm giảm đến mức tối thiểu tác hại
- 12 của cỏ dại và giảm số lần làm cỏ bằng tay mà không làm giảm năng suất của cây trồng chính, như vậy tiền lời thực từ những công thức trồng xen cao lương + đậu mắt cua và cao lương + đậu xanh với một lần làm cỏ cao hơn cao lương + đậu triều với hai lần làm cỏ [46]. Bartilan và Harwood (năm 1973) khi nghiên cứu trồng xen ngô + khoai lang, ngô + lạc ở Philippin cho thấy sinh trưởng của cỏ dại trong xen canh ít hơn trồng khoai lang, lạc thuần, nhưng lại lớn hơn ngô thuần. Về tác hại của sâu bệnh, dịch hại trong trồng xen tăng hay giảm còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Sự gây hại của ruồi hại bông cao lương (Calocoris angustatus. L) cực kỳ hiếm khi đậu đỏ được gieo giữa hàng (Raheja, 1973) [33]. Tonhasca, Stinner (năm 1991) trong thí nghiệm đa dạng cấu trúc trồng xen Ohio (Mỹ) đã cho thấy trồng xen theo băng làm giảm một vài dịch hại như sâu đục rễ ngô [39]. * Trồng xen tạo sự ổn định năng suất và tăng thu nhập: Tính toán sự tương quan giữa năng suất thu được với chỉ số môi trường đã cho thấy trồng thuần đậu triều có thể sẽ bị thất thu 1 năm trong 5 năm, trồng thuần cao lương sẽ bị thất thu 1 năm trong 8 năm, luân canh 2 loại cây sẽ bị thất thu 1 năm trong 13 năm, nhưng trồng xen chỉ thất thu 1 năm trong 36 năm (Rao và Willey, 1980). Theo Willey (năm 1979), cơ sở sinh lý chủ yếu của tính ổn định lớn hơn về năng suất của trồng xen là nếu một cây thất bại hoặc sinh trưởng kém, cây khác có thể đền bù và như thế sự đền bù không thể xảy ra nếu những cây trồng được được trồng tách biệt [47]. Weil, Mc Fadden, (năm 1991) đã khẳng định ngô và đậu trồng xen có thể cho năng suất tổng số lớn hơn trồng tách biệt [43].
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p |
1158 |
100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p |
595 |
83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p |
410 |
82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p |
476 |
74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p |
515 |
72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p |
921 |
61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p |
635 |
60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p |
402 |
60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p |
452 |
55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p |
417 |
46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p |
441 |
40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p |
373 |
33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p |
346 |
22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p |
668 |
14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p |
373 |
13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p |
324 |
13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p |
308 |
5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p |
478 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)